Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đại cương về CƠ QUAN PHÂN TÍCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.33 KB, 5 trang )

CƠ QUAN PHÂN TÍCH
1. Đại cương về cơ quan phân tích
Cơ quan phân tích là cơ quan tiếp nhận và phân tích các tác nhân kích thích tác
động vào cơ thể gây ra cảm giác.
Cảm giác là hình ảnh của thế giới khách quan được phản ánh vào não thông qua các
cơ quan phân tích
Một cơ quan phân tích gồm 3 phần:
- Phần thụ cảm: tiếp nhận các tác nhân kích thích và biến kích thích thành xung
động thần kinh
- Phần dẫn truyền là các sợi thần kinh hướng tâm dẫn truyền các xung động thần
kinh từ thụ quan vào vỏ não.
- Phần trung ương thần kinh: gồm các trung khu cảm giác nằm ở vỏ não và các phần
dưới vỏ có chức năng phân tích xung động thần kinh gây ra cảm giác.
Các quy luật chung của cơ quan phân tích
Mã hố thơng tin giác quan: mỗi loại kích thích cho một loại cảm giác tương ứng.
Điều đó chứng tỏ xung động thần kinh từ các giác quan gửi về não có những đặc điểm
khác nhau, nghĩa là xung động thần kinh mang trong nó những mật mã nhất định.
Sự tác động lẫn nhau giữa các cơ quan phân tích: khi một cơ quan phân tích
hoạt động sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan phân tích khác một cách đồng
thời hay nối tiếp.
2 Các cơ quan phân tích cơ bản
2. 1. Cơ quan phân tích thị giác (mắt).
2.1.1. Cấu tạo cơ quan phân tích thị giác.
Cấu tạo cơ quan phân tích thị giác gồm:
- Phần thụ cảm: cầu mắt nằm trong hốc mắt, có các cơ bám vào xương sọ làm cho
mắt cử động, đường kính cầu mắt khoảng 24mm, gồm 3 lớp màng:
+ Màng cứng: nằm ngồi cùng có chức năng bảo vệ mắt, phần trước của màng cứng
trong suốt gọi là giác mạc
+ Màng mạch: nằm giữa, chứa nhiều mạng máu nuôi cầu mắt. Phần trước mằng
mạch biến thành thể mi và mống mắt. Giữa mống mắt có một lỗ hở gọi là con ngươi. Con
ngươi có thể mở rộng hoặc thu nhỏ để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt.


+ Màng lưới (võng mạc): nằm trong cùng chứa các tế bào thần kinh và các thụ quan
thị giác. Thụ quan thị giác là những tế bào que có chứa Rodopsin và tế bào nón có chứa
Iodopsin.
+ Hệ thống quang học của mắt gồm: giác mạc, thủy tinh thể, thủy tinh dịch (chất
dịch trong suốt chứa đầy cầu mắt). Hệ thống này hoạt động thống nhất có tác dụng hội tụ
ánh sáng để tạo thành hình ảnh trên võng mạc, trong đó thủy tinh thể có dạng thấu kính lồi
2 mặt có khả năng đàn hồi, đòng vai trò chủ yếu.


- Phần dẫn truyền: dây thần kinh thị giác
- Phần trung ương thần kinh: vùng thị giác trên vỏ não
2. 1.2. Cơ chế thụ cảm ánh sáng.
Quá trình thụ cảm ánh sáng diễn ra ở võng mạc.
- Khi ánh sáng chiếu vào mắt, hệ thống quang học có tác dụng làm cho ánh sáng bị
khúc xạ trước khi đến võng mạc, kết quả ánh sáng được tập trung ở điểm vàng đáy mắt, tại
đây hình ảnh của vật được thu nhỏ, rõ nét và ngược so với vật thật.
- Võng mạc là nơi tập trung các tế bào thụ cảm ánh sáng: tế bào que, tế bào nón.
+ Dưới tác dụng của ánh sáng trong tế bào que Retinen chuyển từ dạng 11 – cix
(dạng cong) sang dạng all – trans (dạng thẳng) và tách khỏi opsin (Rodopsin trong tế bào
que phân giải thành opsin và retinen) làm thay đổi điện thế của tế bào que gây ra xung
động thần kinh. Xung động được gửi về não và não phân tích cho cảm giác.
+ Hoạt động của Iodopsin trong tế bào nón cũng tương tự như Rodopsin. Có 3 loại
Iodopsin khác nhau, mỗi loại nhạy cảm nhất với một bước sóng nhất định: loại nhạy cảm
với bước sóng 445nm (màu lam); loại nhạy cảm với bước sóng 535nm (màu lục) và loại
nhạy cảm với bước sóng 579nm (màu đỏ). Các màu khác là sự pha trộn của 3 màu này với
tỷ lệ khác nhau. Tùy từng màu mà thành phần, tỷ lệ tế bào nón tham gia thụ cảm khác
nhau. Não nhận được các loạt xung động, mã hóa, phân tích và tổng hợp để cho cảm giác
về màu đó.
2.1.3. Sự điều tiết mắt.
Để thấy rõ vật ở những khoảng cách khác nhau thì mắt phải điều tiết bằng sự thay

đổi độ hội tụ ánh sáng của thủy tinh thể. Nếu khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp thì ảnh
của vật hiện đúng trên võng mạc nên nhìn rõ vật.
- Nếu vật ở xa, thì ảnh của vật hiện trước võng mạc. Muốn ảnh hiện đúng võng mạc
thì độ hội tụ của ánh sáng phải giảm nên thủy tinh thể phải xẹp.
- Nếu vật ở gần hơn thì ảnh hiện sau võng mạc, do đó muốn ảnh hiện đúng võng
mạc thì độ hội tụ ánh sáng phải tăng lên nên thủy tinh thể phải phồng thêm.
Khả năng điều tiết của mắt có giới hạn và mắt chỉ có thể nhìn thấy rõ vật ở giữa 2
điểm: điểm xa (viễn điểm) và điểm gần (cận điểm). Khả năng này thay đổi theo lứa tuổi vì
tính đàn hồi của thủy tinh thể yếu dần theo lứa tuổi.
Ví dụ: cận điểm của trẻ 10 tuổi là 7cm, 20 tuổi là 20 cm, 30 tuổi là 17cm, 60 tuổi là
1m.

Nếu mắt luôn phải điều tiết sẽ bị mệt mỏi và tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến


cận thị hoặc viễn thị
- Cận thị chỉ có khả năng nhìn được các vật ở rất gần. Nguyên nhân do cầu mắt
quá dài hoặc thủy tinh thể quá phồng, muốn khắc phục phải đeo kính lõm. Nếu trẻ em
nhìn vật ở quá gần, mắt phải thường xuyên điều tiết thì thể thủy tinh phải ln phồng,
lâu dần thành qn tính có thể gây ra cận thị.
- Viễn thị chỉ có thể nhìn vật ở khá xa. Ngun nhân do trục cầu mắt quá
ngắn, muốn khắc phục phải dùng kính lồi 2 mặt. Ở người già. Viễn thị là do giảm
tính đàn hồi của thủy tinh thể.
2.2. Cơ quan phân tích thính giác.
2.2.1. Cấu tạo cơ quan phân tích thính giác.
- Phần thụ cảm : tai gồm 3 phần :
+ Tai ngoài gồm : vành tai và ống tai ngoài có chức năng dẫn truyền sóng âm.
Đầu trong tai ngồi được bịt kín bởi màng nhĩ. Màng nhĩ rất mỏng (0,1mm), có tính
đàn hồi cao, hình phễu, đỉnh hướng vào trong, tiếp giáp với xương búa.
+ Tai giữa gồm : khoang tai giữa, hệ thống xương (xương búa, xương đe,

xương bàn đạp) và vịi Eustachio thơng với họng để đảm bảo sự cân bằng áp lực hai
bên màng
nhĩ.
+ Tai trong có cấu tạo phức tạp gồm: mệ lộ xương bên ngoài, mê lộ màng bên
trong và các dịch chúa đầy các xoang. Tai trong có bộ máy tiền định, ba ống bán
khuyên và ốc tai. Trong ốc tai có cơ quan corti làm nhiệm vụ thụ cảm âm thanh.
* Cấu tạo cơ quan corti gồm:
Màng cơ sở : có khoảng 24.000 sợi dài ngắn khác nhau
Năm hàng tế bào thính giác có khoảng 23.500 tế bào
Màng mái, phủ trên các tế bào thính giác
Hạch corti.
- Phần dẫn truyền: dây thần kinh thính giác
- Phần trung ương thần kinh: vùng thính giác trên vỏ não
2.2.2. Cơ chế thu nhận âm thanh
Tai người có khả năng thu nhận âm thanh có tần số 16-20.000Hz đến 30.000Hz.
Âm thanh từ bên ngoài theo ống tai ngoài đến tác động đến màng nhĩ làm
rung động màng nhĩ và được truyền qua hệ thống xương tai giữa theo nguyên tắc đòn
bẩy đến màng cửa sổ bầu dục (Khi vào tai giữa sóng âm được khuếch đại lên 22 lần


2
nhờ sự chênh lệch giữa diện tích màng nhĩ (72mm ) và màng của sổ bầu dục
2
(3,2mm )).Màng cửa sổ bầu dục rung động lõm vào tác động lên ngoại dịch ở khoảng
tiền đình làm dồn ép dịch xuống thang nhĩ (thông qua lỗ Hélicotrema), dịch trong ống
thang nhĩ bị nén sẽ đẩy cửa sổ trịn lồi ra về phía tai giữa. Ngược lại khi màng bầu dục
lồi về phía tai giữa sẽ làm cho ngoại dịch thang màng nhĩ rút lên tiền đình làm cho
màng của sổ trịn lõm vào. Như vậy khi có sóng âm tác động thì cả cửa sổ bầu dục và
của sổ tròn lồi rung động ngược chiều nhau và ngoại dịch thang tiền đình và thang
màng nhĩ cũng rung theo. Vì màng tiền đình phía trên mỏng nên dao động của ngoại

dịch trong thang tiền đình cũng làm nội dịch trong màng ống và màng cơ sở dao động
theo. Sự rung động của nội dịch và màng cơ sở là những kích thích tác động lên các tế
bào thính giác của cơ quan corti là nơi phát sinh xung động điện. Từ đó xung động điện
được truyền đi theo các sợi thần kinh từ hạch xoắn ốc Corti nằm ở trung tâm ốc tai
truyền theo dây thần kinh số VIII và trung ương thần kinh. Tại trung ương thần kinh
xảy ra quá trình phân tích phức tạp và kết quả cho ta nhận biết cảm giác về âm thanh.
- Sự cảm thụ tần số của âm thanh phụ thuộc vào sự hoạt động của các nhóm
sợi khác nhau trên màng cơ sở. Phần gốc của ốc nhĩ nhận cảm nhận các âm cao và
phần đỉnh cảm thụ các âm thấp.
- Sự cảm thụ cường độ âm thanh phụ thuộc vào số hàng tế bào thính giác. Các
hàng nằm gần màng ốc tai cảm thụ âm thanh to, các hàng ở phía trong ốc nhĩ cảm thụ
âm thanh nhỏ.
2.2.3. Cơ quan phân tích vận động:
Trong việc xác định vị trí và hướng di chuyển của cơ thể có nhiều cơ quan
khác nhau tham gia, trong đó bộ máy tiền đình của tai giữ một vị trí đặc biệt.
Bộ máy tiền đình là cơ quan thu nhận vị trí và cử động của cơ thể, cũng như
kiểm soát sự thăng bằng. Mọi sự thay đổi vị trí thăng bằng của cơ thể đều kích
thích các thụ quan của bộ máy tiền đình và gây phản xạ co dãn những nhóm cơ nhất
định để điều chỉnh cho cơ thể ngay ngắn.
Bộ máy tiền đình gồm 2 bộ phận: tiền đình và các ống bán khuyên.
Tiền đình chứa đầy nội dịch, trong đó có những hạt nhỏ là muối photpho, gọi là
nhĩ thạch hay bình thạch.
Sự thay đổi vị trí của cơ thể, đặc biệt là của đầu, kéo theo sự thay đổi của
bình thạch nằm trên các thụ quan của tiền đình. Các thụ quan đó nối liền với nhánh tiền


đình của dây thần kinh thính giác. Sự thay đổi vị trí của bình thạch kích thích các
thụ quan, gây hưng phấn ở các thụ quan. Nhờ các hưng phấn này mà có sự thay đổi
phản xạ cường tính của các nhóm cơ xác định.
Ba ống bán khuyên nằm trên 3 mặt phẳng thẳng góc với nhau. Đầu tận cùng

của mỗi ống phình ra làm thành hình cái bầu. Trong bầu có đầu mút của các sợi tiền
đình của dây thần kinh thính giác. Khi ta thay đổi vị trí, đặc biệt là khi đầu chuyển
động, thì các ống bán khuyên cũng quay theo. Trong khi đó, do độ quánh và quán
tính, nội dịch nằm yên như cũ, kết quả là áp lực trên các thụ quan thay đổi. Điều đó
gây kích thích đối với thụ quan của nhánh thần kinh tiền đình và do đó, gây ra một loạt
phản xạ như phản xạ thay đổi cường tính của các cơ ở thân, ở cổ, ở mặt, ở các chi.
Sự co các cơ đó góp phần vào việc giữ tư thế của đầu một vị trí nhất định và vào việc
làm thay đổi vị trí của tồn thân.
Những người vừa câm vừa điếc thường bị hỏng bộ máy tiền đình, nên khi
nhào xuống nước, họ mất khả năng định hướng trong khơng gian, do đó thường bị chết
đuối.
Trong điều kiện bình thường, việc thiếu bộ máy tiền đình có thể bổ khuyết
bằng các giác quan khác.
Các chứng say sóng, chóng mặt khi đi tàu biển, ô tô…là biểu hiện của sự
tăng cường hưng tính của cơ quan tiền đình.
3. Đặc điểm phát triển các cơ quan phân tích ở học sinh tiểu học
Lúc 7 tuổi, thể tích các vùng vỏ não của các cơ quan phân tích vận động
tổng cộng gần bằng 80% so với thể tích ở người lớn. Sự tăng trưởng nhanh của
cơ quan phân tích vận động diễn ra lúc 7 và 12 tuổi. Sự phân hoá của vùng vỏ não
của cơ quan phân tích thị giác diễn ra đặc biệt nhanh vào lúc 7 – 12 tuổi.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các chức năng của các cơ quan phân tích đạt tới sự
hồn thiện rõ rệt. Lúc 10 tuổi, điểm nhìn thấy rõ gần nhất nằm ở khoảng cách 7 cm
từ mắt, và thể tích điều tiết bằng 14 diop. Mức độ mở rộng của đồng tử trong bóng tối
đạt tới độ lớn trung bình ở người lớn. Thành của ống tai được cốt hoá khi tới 10 tuổi
và sự phát triển của các cơ quan thính giác nói chung được kết thúc vào lúc 12 tuổi.
Lúc 8 – 10 tuổi thì ngưỡng thời gian của thính giác là lớn nhất.




×