Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thực trạng quản trị dữ liệu trong Ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.31 KB, 9 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DỮ LIỆU
TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Lê Thị Kim Thoa
Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing
Email:

Tóm tắt: Dữ liệu và quản trị dữ liệu có vai trị vơ cùng quan trọng đối với mọi tổ chức trong
nền kinh tế. Đối với ngành ngân hàng tài chính, một trong những ngành sở hữu khối lượng dữ liệu
lớn, cũng là ngành đi đầu trong hành trình chuyển đổi mơ hình hoạt động theo xu hướng số thì
quản trị dữ liệu trở thành vấn đề sống còn. Đặc biệt, trong thời đại cách mạng cơng nghiệp 4.0,
dữ liệu có thể trở thành tài ngun mới cho phát triển kinh tế tồn cầu.
Từ khóa: Quản trị dữ liệu, giải pháp, ngân hàng thương mại

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong trong kỷ nguyên công nghệ số, dữ liệu trở thành tài sản chiến lược và quản trị
dữ liệu là yêu cầu cấp thiết đối với mọi tổ chức trong nền kinh tế. Đối với ngành tài chính,
ngân hàng, một trong những ngành sở hữu khối lượng dữ liệu lớn, cũng là ngành đi đầu
trong hành trình chuyển đổi mơ hình hoạt động theo xu hướng số thì quản trị dữ liệu trở
thành vấn đề sống còn. Dữ liệu được tận dụng triệt để nhằm tối ưu hóa hành trình và trải
nghiệm khách hàng trên các điểm tiếp xúc số cũng như tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ,
quản trị nội bộ của ngân hàng.
Bài viết đã giới thiệu về quản trị dữ liệu và nêu ra thực trạng quản trị dữ liệu và một
số giải pháp xây dựng hệ thống quản trị dữ liệu trong ngân hàng thương mại Việt nam.
2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ DỮ LIỆU
2.1. Khái niệm về quản trị dữ liệu
Quản trị dữ liệu (data governance) là thành phần cốt lõi của quản lý dữ liệu (Data
management). Theo IBM Global Business Services, quản trị dữ liệu bao gồm các chính
sách, quy tắc, quy trình, cấu trúc tổ chức và cơng nghệ được đưa vào như một phần của
chương trình quản trị, cho phép ngân hàng tận dụng dữ liệu như một tài sản của ngân hàng.
Cùng chung quan điểm này, Stringfellow (2018) cho rằng quản trị dữ liệu là thuật ngữ được
sử dụng để mơ tả tất cả các quy trình và quản lý dữ liệu của một tổ chức nhất định, bao gồm


105


chất lượng dữ liệu, bảo vệ dữ liệu và sử dụng dữ liệu. Rene Abraham và cộng sự (2019)
cho rằng quản trị dữ liệu xác định một khung chức năng chéo để quản lý dữ liệu như một
tài sản chiến lược của tổ chức bằng việc làm rõ các quy định và trách nhiệm giải trình cho
việc ra quyết định của tổ chức về dữ liệu của mình. Hơn nữa, quản trị dữ liệu chính thức
hóa các chính sách, tiêu chuẩn, quy trình dữ liệu và giám sát việc tuân thủ. Khung quản trị
đưa ra những giải thích cụ thể về sứ mệnh/nhiệm vụ và mục tiêu của chương trình, những
cơng cụ và tiêu chí để đo lường mức độ thành cơng của chương trình, cũng như những quy
định cụ thể về nhiệm vụ đưa ra quyết định ….
Quản trị dữ liệu có 2 mục tiêu chính, bao gồm: (i) Hài hịa dữ liệu trong tồn hệ thống
thơng qua quy trình phối hợp và chia sẻ giữa các bộ phận trong ngân hàng; (ii) Đảm bảo dữ
liệu được sử dụng đúng cách bằng việc tránh đưa lỗi dữ liệu vào hệ thống và hạn chế khả
năng lạm dụng dữ liệu cá nhân về khách hàng và thông tin nhạy cảm.
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm phần lớn các ngân hàng sử dụng dữ liệu rải rác từ
khắp các bộ phận trong hệ thống. Các bộ phận riêng biệt triển khai các hệ thống xử lý giao
dịch chuyên biệt mà khơng có sự phối hợp tập trung với dữ liệu tồn ngân hàng. Chính vì
vậy, quản trị dữ liệu được hình thành nhằm tập hợp và thống nhất dữ liệu trong toàn hệ
thống ngân hàng. Hơn nữa, quản trị dữ liệu sẽ thiết lập các chính sách thống nhất về việc
sử dụng dữ liệu cũng như thiết lập cơ chế phân quyền và giám sát việc sử dụng dữ liệu
nhằm đạt được sự cân bằng giữa việc thu thập, sử dụng dữ liệu và nhiệm vụ bảo mật. Ngoài
ra, quản trị dữ liệu cịn chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu và các báo cáo phân
tích cũng như tính tuân thủ trong việc thu thập, xử lý và sử dụng dữ liệu.
Rouse (2007) cho rằng lợi ích của quản trị dữ liệu mang lại cho ngân hàng là rất lớn,
bao gồm: (i) Chất lượng dữ liệu được cải thiện; (ii) Chi phí quản lý dữ liệu thấp hơn; (iii)
Tăng quyền truy cập vào dữ liệu cần thiết cho những người có liên quan; (iv) Cải thiện việc
ra quyết định kinh doanh bằng cách cung cấp các báo cáo phân tích chất lượng, từ đó sẽ
dẫn đến lợi thế cạnh tranh và tăng doanh thu và lợi nhuận. Như vậy, quản trị dữ liệu ngày
càng trở nên quan trọng hơn khi các ngân hàng ngày càng dựa vào phân tích dữ liệu để tối

ưu hố hoạt động, thúc đẩy quá trình ra quyết định kinh doanh cũng như thúc đẩy đổi mới,
hiện đại hoá tất cả các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, và đặc biệt các ngân
hàng phải đối mặt với các quy định bảo mật dữ liệu.

106


2.2 Yêu cầu dữ liệu và vai trò của quản trị dữ liệu
Dữ liệu đang trở thành tài sản quý giá nhất trong mọi doanh nghiệp trên thế giới.
Bằng chứng là các doanh nghiệp công nghệ thông tin đang dần trở thành những ơng chủ
mới của nền kinh tế tồn cầu. Trong lĩnh vực tài chính, các NHTM được mơ tả là các cơng
ty cơng nghệ có các bảng cân đối kế tốn đặc biệt. Bởi vì, chúng được phép thu thập thông
tin của khách hàng khi thực hiện giao dịch, từ đó, có được kho dữ liệu khổng lồ của các
khách hàng. Khi công nghệ mới được sử dụng rộng rãi, khả năng kiếm lợi nhuận từ dữ liệu
của các NHTM tăng lên đáng kể. Song, để làm được điều này, các NHTM phải giải quyết
được 4 vấn đề cốt lõi về đặc điểm của dữ liệu.
- Tính sẵn có. Các NHTM cần chắc chắn rằng các dữ liệu được lưu trữ, phân loại và
đảm bảo được duy trì ổn định theo cách thức giúp truy cập thuận tiện nhất. Các công đoạn
xử lý phải được thiết lập một cách chi tiết, cẩn thận rõ ràng tránh việc phải thường xuyên
làm sạch và cấu trúc lại dữ liệu trên từng ứng dụng để phục vụ các công tác phân tích, đánh
giá. Nếu mọi cơng đoạn được thực hiện đúng, đảm bảo tính sẵn có của dữ liệu thì việc thu
thập, tiếp nhận các dữ liệu từ nhiều kênh khác nhau sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
- Tính khả dụng. Cùng với việc đảm bảo tính sẵn có, các NHTM cần đảm bảo rằng
dữ liệu được định dạng phù hợp với mục tiêu sử dụng của nhiều bộ phận khác nhau. Yêu
cầu khả dụng này phải đáp ứng đối với mọi dữ liệu của bản thân NHTM cũng như các dữ
liệu thu thập từ các đơn vị bên ngồi để có thể kết hợp sử dụng một cách dễ dàng trong các
hoạt động của ngân hàng.
- Tính tồn vẹn. Tính tồn vẹn dữ liệu được định nghĩa là dữ liệu phải được lấy từ
nguồn hợp pháp và được quản lý theo cách thích hợp để tránh sai lệch, đảm bảo tính tin
cậy. Độ chính xác và chất lượng của dữ liệu là các thuộc tính bắt buộc với dữ liệu để đảm

bảo đầu ra đúng. Để đảm bảo tính tồn vẹn của dữ liệu trong q trình xử lý, các NHTM
nên theo dõi và thống kê được các dịng dữ liệu cũng như kiểm sốt việc chỉnh sửa/thay đổi
dữ liệu khơng làm mất đi tính tồn vẹn của dữ liệu.
- Tính bảo mật. Tính bảo mật của dữ liệu được đảm bảo nếu quyền truy cập dữ liệu
được quản lý nghiêm ngặt cùng với đẩy mạnh việc phòng/chống truy cập dữ liệu trái phép.
Các bộ phận tạo ra dữ liệu là chủ sở hữu của các bộ dữ liệu được hình thành và có thể có
quyền cho phép các đơn vị khác truy cập/chia sẻ bộ dữ liệu đó. Các NHTM phải phân định

107


trách nhiệm rõ ràng đối với việc bảo mật dữ liệu tại các bộ phận khác nhau và tại các thời
điểm khác nhau trong quá trình tạo và xử lý dữ liệu.
Để đáp ứng được các tiêu chuẩn về dữ liệu này, các NHTM phải xây dựng quy trình
quản trị dữ liệu phù hợp. Quản trị dữ liệu giúp các NHTM đạt được những mục đích sau:
-

Quản trị dữ liệu giúp các NHTM tuân thủ đúng được các quy định pháp lý. Hiện nay,
các quy định mới ngày càng tập trung vào vấn đề quản lý dữ liệu, đặc biệt liên quan
đến việc đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật đối với các thơng tin của khách hàng. Do
đó, quản trị dữ liệu giúp các NHTM đáp ứng được các yêu cầu pháp lý này để tồn tại.

-

Quản trị dữ liệu tạo điều kiện để các NHTM đảm bảo an toàn trong hoạt động khi
đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý về xây dựng hệ thống dữ liệu, thơng tin nội bộ.
Đặc biệt là giúp kiểm sốt các rủi ro liên quan đến không gian mạng. Các loại rủi ro
ngày càng gia tăng, mở rộng phát triển và bản chất của rủi ro thay đổi nhanh chóng.
Nhất là khi các rủi ro này còn đi kèm với rủi ro về danh tiếng do sự phát triển mạnh
mẽ của truyền thông trong giai đoạn hiện nay.


-

Quản trị dữ liệu làm thay đổi đến lực lượng lao động, mơ hình kinh doanh… Bởi vì,
các cơng nghệ như trí tuệ nhân tạo, sổ cái phân tán, tự động hóa q trình giao dịch…
sẽ làm thay đổi nhanh chóng vai trị của thơng tin trong hoạt động của các doanh
nghiệp nói chung và các tổ chức tài chính nói riêng. Khi đó, các doanh nghiệp nói
chung và các NHTM nói riêng sẽ trở thành một tổ chức quyết định dựa trên dữ liệu.

-

Quản trị dữ liệu giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các tổ chức tài chính. Trong
xu hướng các doanh nghiệp của nền kinh tế đều phát triển để trở thành các tổ chức
vận hành, quyết định dựa trên thơng tin thì khai thác được dữ liệu hiệu quả hơn chính
là thế mạnh cạnh tranh mới của các NHTM. Bởi vì, khi đó, các NHTM sẽ ra quyết
định nhanh hơn, tiết kiệm được chi phí hơn cũng như mang đến nhiều giá trị hơn cho
khách hàng.
Do đó, quản trị dữ liệu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ tổ chức tài chính vì

vậy các tổ chức phải có chiến lược rõ ràng đối với quản trị dữ liệu ở mọi cấp độ. Mỗi NHTM
cần dựa vào đặc điểm về chiến lược kinh doanh, mơ hình tổ chức, thiết kế hệ thống công
nghệ, đầu tư vốn, cũng như ảnh hưởng đến thay đổi trong cấu trúc quản lý, báo cáo và vận
hành… để xây dựng khung quản trị dữ liệu riêng.
108


3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DỮ LIỆU TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Tại Việt Nam, một số NHTM bắt đầu chú ý tới việc quản trị dữ liệu từ trước năm
2010. Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện nay, phần lớn các ngân hàng vẫn đang ở giai đoạn
đầu của lộ trình triển khai quản trị dữ liệu tồn ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng hiểu giá

trị của dữ liệu, tuy nhiên việc coi dữ liệu là “tài sản chiến lược” cũng chưa được định hình
rõ nét, dẫn đến chưa hình thành được văn hóa sử dụng dữ liệu trong hoạt động kinh doanh.
Theo báo cáo của PwC (2016), 69% các định chế tài chính khơng có quy trình cụ thể
để đảm bảo việc sử dụng hết thông tin. Các dữ liệu của ngân hàng phần lớn vẫn còn ở tình
trạng phân tán, lượng thơng tin rác khá lớn, chất lượng dữ liệu vẫn cịn chưa cao; mơ hình
tổ chức, hiện tại phần lớn các ngân hàng đang chưa có một đơn vị độc lập, chuyên trách
quản trị và khai thác dữ liệu…
Khảo sát của PwC năm 2019 cũng cho thấy, chưa đến một nửa số NHTM có chính
sách và quy trình quản lý dữ liệu tồn hàng hay quy định vai trị của các bên có liên quan
đến dữ liệu. Hơn 66% trong số 33 lãnh đạo của các NHTM cho biết quy định các tiêu chí
đánh giá để đo lường chất lượng dữ liệu chưa được vận hành. Chỉ 18% NHTM đã xây dựng
kiến trúc công nghệ (nền tảng, công cụ…) để hỗ trợ quản lý dữ liệu tồn hàng.
Quy mơ và chất lượng dữ liệu chưa đủ lớn/tốt; đội ngũ lãnh đạo am hiểu về dữ liệu
và nghệ thuật kinh doanh; thay đổi tư duy kinh doanh theo hướng quyết định, hoạt động
trên cơ sở thông tin, dữ liệu cũng là những thách thức trong khai thác dữ liệu được TS. Cấn
Văn Lực đề cập tới.
Bên cạnh những hạn chế về quản trị dữ liệu, các NHTM cũng đã đạt được những
thành tựu nhất định bước đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới để cải thiện hiệu quả hoạt
động như: Nhằm tăng cường các điểm tương tác và tiếp cận khách hàng, hầu hết các NHTM
đều đã, đang ứng dụng công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm
tăng tốc độ thanh tốn, tăng cường an tồn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài
lòng của khách hàng như: Xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); Thanh toán trên nền
mã phản hồi nhanh (QR code); Thanh tốn an tồn, thuận tiện qua mã hóa thơng tin thẻ;
Thanh toán phi tiếp xúc; Giải pháp chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động...
Hàng loạt NHTM triển khai các hoạt động hướng đến ngân hàng số và việc quản trị
dữ liệu như: Vietcombank thử nghiệm mô hình kinh doanh số, thúc đẩy nhanh q trình số
hóa, chuyển đổi số và đa dạng các dịch vụ ngân hàng điện tử; TPBank triển khai LiveBank
109



giúp khách hàng đăng ký vân tay và nhận diện khn mặt trong vịng 1 phút và cơng nghệ
định danh điện tử (eKYC) giúp khách hàng đăng ký, đăng nhập tài khoản trong vịng 5 giây;
VIB ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn vào quy trình phát hành thẻ tín dụng dành
riêng cho mua sắm trực tuyến Online Plus...
Tính đến cuối tháng 8/2020, số tài khoản cá nhân đạt 95,6 triệu, tăng 45,5% so với
cùng kỳ năm 2016; Tổng lượng thẻ lưu hành đạt 109 triệu thẻ. Mạng lưới ATM, POS phủ
sóng đến tất cả địa bàn tỉnh trên cả nước với 19.541 ATM và 274.539 POS. Số lượng và
giá trị thanh toán qua kênh Internet đạt 282,4 triệu giao dịch với 17,4 triệu tỷ đồng (tăng
262,5% và 353,1% so với cùng kỳ năm 2016); Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh điện
thoại di động đạt 682,3 triệu giao dịch với gần 7,2 triệu tỷ đồng (tăng 980,9% và 793,6%
so với cùng kỳ năm 2016); Thanh tốn qua POS đạt hơn 218 triệu món với 382,86 nghìn tỷ
đồng (tăng tương ứng 176,45% và 139,52% so với cùng kỳ năm 2016); Thanh toán qua
ATM đạt 660 triệu món với 1.818,58 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 38,65% và 53,77% so
với cùng kỳ năm 2016)…
Hiện nay, Việt Nam hiện có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân
hàng qua internet mỗi ngày. Tốc độ tăng trưởng về lượng giao dịch trên mobile banking tại
Việt Nam là 200%. Giá trị giao dịch tiền với riêng kênh điện thoại di động hiện đạt khoảng
300 nghìn tỷ đồng/ngày.
4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUẢN TRỊ DỮ LIỆU TRONG TÀI CHÍNH - NGÂN
HÀNG VIỆT NAM
4.1. Đối với các cơ quan quản lý
Tiếp tục hồn thiện hệ thống khn khổ pháp lý cho các dịch vụ ngân hàng mới sẽ
nhanh chóng hồn thiện trong thời gian tới, để các ngân hàng có đầy đủ hành lang pháp lý
nhằm phát triển các sản phẩm số kết hợp dữ liệu thông minh để khách hàng có thể ra quyết
định nhanh chóng. Đặc biệt, việc hoàn thiện các hành lang pháp lý để đảm bảo an ninh, an
tồn thơng tin, dữ liệu khách hàng là vô cùng quan trọng trong công tác quản lý dữ liệu lĩnh
vực ngân hàng, tài chính; tạo nền tảng cho việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới sự phát triển vững mạnh, hiện đại của ngân hàng
trong tương lai.
Tạo những cơ sở dữ liệu lớn, dữ liệu thông minh nhờ mức độ tích hợp dịch vụ cao

trong hệ sinh thái tài chính và thực hiện chuyển đổi dữ liệu vào đám mây giúp đẩy nhanh
110


quá trình chuyển đổi. Đồng thời, cần xây dựng tiêu chuẩn thống nhất về mã QR cho thị
trường, xây dựng hệ thống chia sẻ thơng tin liên ngân hàng, hồn thiện các công nghệ liên
quan đến việc sử dụng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy, đẩy mạnh ứng dụng chữ ký
điện tử.
4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Trong bối cảnh quản trị dữ liệu là xu hướng tất yếu đối với các NHTM, NHNN đã
bước đầu quan tâm đến vấn đề này. Các nội dung yêu cầu đối với hệ thống quản trị dữ
liệu được lồng ghép trong các quy định về an toàn hoạt động của các NHTM tại Thông tư
41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi và Thơng tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 quy định
về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mặc dù vậy, để các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể thực thi hiệu quả, NHNN có thể cân
nhắc đưa ra thêm các hướng dẫn về xây dựng hệ thống quản trị dữ liệu cho các TCTD.
Trong đó, quy định hướng dẫn của NHNN nên tập trung vào việc gợi mở các đặc điểm thiết
yếu đối với quản trị dữ liệu của các TCTD:
Thứ nhất, yêu cầu các NHTM xây dựng bộ máy quản trị dữ liệu hiệu quả. Theo đó,
chức năng về quản trị dữ liệu nên được nhìn nhận như một phần không thể thiếu trong hoạt
động kinh doanh của NHTM. Bởi vì, trên thực tế triển khai tại các quốc gia khác, các chức
năng này không chỉ nhằm đáp ứng các yêu cầu về quy định an toàn mà còn giúp các NHTM
tạo ra được các lợi thế kinh doanh mới.
Thứ hai, yêu cầu NHTM phải đảm bảo được chất lượng các dữ liệu mà họ sở hữu, sử
dụng. Đây là nội dung rất quan trọng để đảm bảo rằng các dữ liệu của từng NHTM nói
riêng và của hệ thống nói chung có chất lượng. Kho dữ liệu của từng NHTM có thể góp
phần tạo thành được hệ thống dữ liệu quốc gia, giúp ích cho hoạt động ra quyết định điều
hành của NHNN.
Thứ ba, khuyến khích các NHTM thực hiện ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới

trong quản trị dữ liệu. Các NHTM sẽ có thể hưởng lợi rất lớn khi dựa vào công nghệ mới
để dần dần thay đổi được mô thức kinh doanh cũ, tiết giảm đáng kể chi phí ra quyết định,
tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt và am hiểu khách hàng để thiết kế được các sản phẩm
cạnh tranh hơn.

111


4.3. Đối với các ngân hàng thương mại
Hoạt động quản trị dữ liệu là mang lại lợi ích đầu tiên và lớn nhất đối với bản thân
các NHTM. Trong bối cảnh cạnh tranh nội ngành đang ngày càng gay gắt và cả nước đang
xây dựng các cơ sở dữ liệu chung về dân cư, doanh nghiệp…, các NHTM cần nhanh chóng
tận dụng được lợi thế từ dữ liệu để có thể tìm ra được thế mạnh mới cho hoạt động kinh
doanh. Dựa trên nghiên cứu về hệ thống quản trị dữ liệu tại phần trên, một số đề xuất với
các NHTM được gợi ý như sau:
Hiểu được và ý thức rõ ràng về tầm quan trọng, vai trò cũng như các yêu cầu về quản
trị dữ liệu trong tương lai dài hạn của NHTM. Từ đó, các quyết định về việc phân bổ nguồn
lực, xây dựng chiến lược dài hạn về công nghệ, kinh doanh… sẽ được thực thi trên cơ sở
cân nhắc đầy đủ các yếu tố. Khi đó, các NHTM mới có thể sẵn sàng cho những sự thay đổi
cần thiết trong hoạt động để tận dụng được các giá trị của dữ liệu có thể mang lại.
Triển khai việc quản trị dữ liệu trong NHTM theo đúng nhu cầu, địi hỏi thực tế tại
từng NHTM. Q trình triển khai quản trị dữ liệu của NHTM nên bao gồm bốn bước là:
Thiết lập cấu trúc quản trị; xây dựng các chính sách, quy trình; vận hành và thực thi các
chính sách; kiểm sốt hiệu quả của quản trị dữ liệu. Tùy theo đặc điểm của từng NHTM,
các lãnh đạo của NHTM sẽ cân nhắc vào nguồn lực để xây dựng được bộ máy, quy trình
quản trị dữ liệu một cách phù hợp với mục đích sử dụng. Trong q trình đó, các NHTM
nên tham khảo những phương thức thực hiện quản trị dữ liệu của các NHTM quốc tế đi liền
với tuân thủ các quy định pháp lý về an tồn, bảo mật thơng tin khách hàng…
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản trị dữ liệu tại các NHTM giúp khai thác
hiệu quả tài nguyên dữ liệu. Các NHTM Việt Nam đang có nhiều lợi thế để khai thác được

các dữ liệu từ cả các nguồn bên ngoài, bên cạnh các dữ liệu nội bộ. Nhưng để tận dụng
được chúng, không chỉ yêu cầu các NHTM quản trị dữ liệu tốt mà cịn cần đẩy mạnh các
cơng nghệ mới như học máy, trí tuệ nhân tạo… vào q trình xử lý và ra quyết định. Khi
đó, thế mạnh của quản trị dữ liệu tốt mới thật sự được phát huy tối đa.
5. KẾT LUẬN
Với xu hướng phát triển của nền kinh tế nói chung, quản trị dữ liệu tốt đang dần trở
thành công cụ giúp hoạt động của các doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn. Trong đó, các
NHTM cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này cịn bởi u cầu về an tồn, bảo mật với dữ liệu
khách hàng. Do đó, đầu tư cho quản trị dữ liệu cũng nên được xem là một khoản đầu tư
112


mang tính chiến lược đối với các NHTM và cần được thực hiện một cách bài bản, nghiêm
túc ngay từ đầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />[2] />[3] />[4] />[5] />
113



×