Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Biến đổi khí hậu và những thích ứng để phát triển bền vững nông nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.62 KB, 9 trang )

QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG THÍCH ỨNG
ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NƠNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Lê Thị Lý*

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hệ sinh thái cũng
như đời sống của con người trên tồn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Sản xuất nơng
nghiệp Việt Nam có mối quan hệ qua lại mật thiết và hết sức phức tạp với các yếu tố khí hậu và
thời tiết. Những hậu quả của biến đổi khí hậu địi hỏi phải thích nghi và ứng phó để phát triển bền
vững nơng nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Bền vững; Nơng nghiệp.
1. Vấn đề biến đổi khí hậu tồn cầu và ảnh hưởng đối với Việt Nam
Biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH):
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) định nghĩa khí hậu là "Tổng hợp các điều kiện thời tiết ở
một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở
khu vực đó".
Biến đổi khí hậu theo UNFCCC (Cơng ước khung về BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu do
sự đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp từ các hoạt động của con người làm thay đổi các thành phần
của khí quyển, bổ sung thêm cho những biến động khí hậu tự nhiên được quan trắc trong một thời
gian khá dài. Như vậy, BĐKH là sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số
hay thống kê khí hậu, trong đó trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định,
thường là vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ. Sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới BĐKH.
Theo NASA Climate, hợp những dấu hiệu rõ ràng của sự thay đổi khí hậu nhanh chóng tồn
cầu là [1].
Nhiệt độ tồn cầu tăng lên.Từ cuối thế kỷ 19, nhiệt độ bề mặt trung bình của hành tinh đã
tăng khoảng 1,18 độ C, chủ yếu do lượng khí thải carbon dioxide tăng lên trong bầu khí quyển và
các hoạt động khác của con người trên thế giới. Trong 40 năm qua, sự nóng lên đã xảy ra, nhất là
7 năm gần đây.

*



Thạc sĩ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

126


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

Đại dương ấm lên. Trái đất dự trữ 90% năng lượng thừa trong đại dương. Đại dương đã hấp
thụ phần lớn lượng nhiệt gia tăng, với 100 mét trên cùng của đại dương đã ấm lên hơn 0,33 độ C
kể từ năm 1969.
Băng tan. Khối lượng các tảng băng ở Greenland và Nam Cực đã giảm. Dữ liệu từ Trung tâm
Thí nghiệm Phục hồi Trọng lực và Khí hậu của NASA có tới 279 tỷ tấn băng tan mỗi năm ở
Greenland từ năm 1993 đến năm 2019, trong khi có 148 tỷ tấn băng mỗi năm ở Nam Cực. Băng ở
biển Bắc cực đang suy giảm. Cả phạm vi và độ dày của băng. Các sông băng đang biến mất hầu
như ở khắp mọi nơi trên thế giới - bao gồm cả ở dãy Alpơ, Himalayas, Andes, Rockies, Alaska và
châu Phi.
Diện tích bị tuyết bao phủ giảm. Các vệ tinh quan sát cho thấy lượng tuyết phủ trong mùa
xuân ở Bắc bán cầu đã giảm trong 5 thập kỷ qua và tuyết tan sớm hơn. Mùa đơng ít tuyết ở khu
vực núi cao trượt tuyết thuộc dãy Alpơ.
Mực nước biển tăng lên. Mực nước biển toàn cầu đã tăng khoảng 20cm trong thế kỷ XX. Tuy
nhiên, tỷ lệ tăng trong hai thập kỷ qua cao gần gấp đôi so với thế kỷ trước và vẫn đang tăng nhẹ
hàng năm.
Thời tiết cực đoan. Các hiện tượng thời tiết trở nên bất thường và khó dự báo hơn. Hoa Kỳ
là quốc gia có nhiều sự kiện nhiệt độ cao kỷ lục, số lượng các sự kiện thiên tai gây mưa dữ dội
ngày càng tăng.
Biển bị acid hóa. Độ axit của nước bề mặt đại dương đã tăng khoảng 30% từ khi bắt đầu cuộc
Cách mạng Công nghiệp. Do con người thải ra nhiều khí cacbonic hơn vào khí quyển và do đó bị
hấp thụ nhiều hơn vào đại dương. Đại dương đã hấp thụ từ 20% đến 30% tổng lượng khí thải
carbon dioxide do con người tạo ra trong những thập kỷ gần đây (7,2 đến 10,8 tỷ tấn mỗi năm)

Vấn đề BĐKH toàn cầu được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm đặc biệt. Công ước
Khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1992 (United Nations Framework Convention
on Climate Change, UNFCCC hoặc FCCC) là một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán
tại Hội nghị Liên Hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), gọi là Hội nghị Thượng đỉnh
Trái Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992. Mục tiêu của hội nghị là
"ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp
nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu".
Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc ở Warsaw, các nước hướng đến một thoả
thuận khí hậu chung vào năm 2015 và bao gồm các thoả thuận mới đáng kể, sẽ cắt giảm phát thải
từ mất rừng.
Hội nghị Thượng đỉnh chống biến đổi khí hậu (COP) lần thứ 20, đại diện 192 quốc gia thơng
qua lời kêu gọi hành động vì khí hậu Lima. Liên Hợp quốc đã đạt một thỏa thuận chống biến đổi
khí hậu tại Hội nghị ở Lima (Peru). Theo đó, chính quyền các nước phải nộp bản cam kết hạn chế
khí thải nhà kính lên Liên Hợp quốc trước ngày 31-3-2015 để tạo nền tảng cho một kế hoạch chống
127


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

biến đổi khí hậu tồn cầu. Đạt thỏa thuận khung tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc
lần thứ 20 (COP 20) ở Lima, Peru, các nhà đàm phán từ hơn 190 nước đã thông qua thỏa thuận
khung, cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Thỏa thuận này lần đầu yêu cầu tất cả các
nước, bao gồm các nước đang phát triển và các nước phát triển, hành động nhằm ngăn chặn tình
trạng biến đổi khí hậu.
Theo thỏa thuận, các nước phải thơng qua chương trình quốc gia cắt giảm khí thải gây hiệu
ứng nhà kính trước hạn cuối ngày 31/5/2015. Thỏa thuận nói rõ các nước phát triển phải hỗ trợ tài
chính cho các nước đang phát triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Cần thay đổi vấn đề
xu hướng Trái đất ấm lên trước khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ C, thế giới cần cắt giảm lượng
khí thải từ 40-70% từ nay tới năm 2050 và lượng khí thải cần trở về số O vào cuối thế kỷ này. Mục
tiêu đầy tham vọng này đòi hỏi các nước phải chung tay thực hiện sự thay đổi bền vững, lâu dài

và mang tính tồn cầu.
Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc (IPCC) xác định đến năm
2050, thế giới phải giảm 40-70% lượng khí thải so với mức của năm 2010 và về 0% hoặc thấp hơn
vào năm 2100. Chỉ khi đó, cộng đồng thế giới mới có thể đạt mục tiêu duy trì nhiệt độ Trái đất
tăng khơng q 2 độ C.
Hội nghị chống biến đổi khí hậu - Paris 2015/ COP21: mục tiêu, tuy tham vọng nhưng cần
thiết, để giới hạn biến đổi khí hậu dưới 2°C.
Trên tổng số 170 quốc gia được khảo sát, có 16 quốc gia lọt vào nhóm “cực kỳ rủi ro”, dẫn
đầu là các nước thuộc vùng Nam Á bao gồm: Bangladesh, Ấn Độ, Madagascar, Nepal, Mozambic,
Philippines, Haiti, Afghanistan, Zimbabwe, Myanmar, Ethiopia, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan,
Malawi và Pakistan.
Trong khi đó, 11 nước được cho là ít bị ảnh hưởng nhất lại nằm ở vùng Bắc Âu, gồm Na Uy,
Phần Lan, Iceland, Ireland, Thụy Điển, và Đan Mạch. Các nước Nga, Mỹ, Đức, Pháp và Anh thuộc
nhóm “rủi ro trung bình”; cịn Trung Quốc, Brazil và Nhật Bản nằm trong nhóm “rủi ro cao”.
Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước những tác động của BĐKH. Báo cáo Việt Nam năm
2035 đã chỉ rõ “Sức ép môi trường cũng đe dọa tăng trưởng bền vững trong dài hạn của Việt Nam.
Tăng trưởng trong 25 năm qua phần nào có được với cái giá phải trả về trường khá lớn… Trong
tương lai, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu,
trong đó dân cư và hoạt động kinh tế tập trung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải chịu
rủi ro cao nhất. Rủi ro còn tăng lên do mức tiêu thụ năng lượng gia tăng và dựa nhiều vào nhiệt
điện than. Những năm gần đây, mức tăng phát thải khí nhà kính của Việt Nam vào loại cao trên
thế giới”[2]
Hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí
hậu tồn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI). Ngày càng gia tăng về tần
128


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

suất và thường khó dự đoán về các hiện tượng thời tiết cực đoan như: “mưa lớn kỷ lục”, “nắng

nóng kỷ lục”, “kỷ lục về lũ lụt”. Theo Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai,
nước ta xuất hiện nhiều hơn các cơn bão và áp thấp nhiệt đới những năm gần đây, nhất là miền
Bắc và Bắc Trung Bộ. Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết: Nhiệt độ trung
bình của các năm tăng cao hơn từ 0,5 -1,0°C trong 30 năm trở lại đây. Những biến đổi nguồn nước
(lượng mưa, mực nước sông) trong năm 2018 tăng đáng kể so với mức trung bình của năm 2017.
Năm 2018 kỉ lục về nhiệt độ cao nhất, có lúc đạt tới 42°C trong vòng 46 năm qua tại Hà Nội.
Nguyên nhân của BĐKH ở Việt Nam
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam xuất phát từ nguyên nhân toàn cầu như: thay đổi quỹ đạo Trái
đất, thay đổi dòng hải lưu đại dương, thay đổi địa chất, các hoạt động phun trào núi lửa, sự thay
đổi phát xạ của Mặt trời. Nguyên nhân riêng ở nước ta, còn do: Kỹ thuật canh tác trong nông lâm
ngư nghiệp một số nơi cịn rất lạc hậu/ Kỹ thuật chăn ni cịn nhiều hạn chế, nhất là những vùng
chăn thả, chạy đồng/ Phân thải chăn nuôi xả trực tiếp ra môi trường/ Tình trạng chặt, phá, đốt rừng
làm nương rẫy chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả/ Hành động thủ công đốt rơm rạ sau mỗi
mùa vụ ở ruộng đồng còn phổ biến ở nhiều nơi/ Việc sử dụng các nguyên liệu thô sơ như: củi,
rơm, than tổ ong để đun nấu ở các vùng quê nghèo còn diễn ra khá phổ biến…./ Khói thải từ
phương tiện giao thơng, sản xuất nơng nghiệp rất lớn/ Chất thải từ nhà máy, xí nghiệp chưa qua
xử lý ơ nhiễm, kiểm sốt ơ nhiễm trước khi xả thải/ Thời tiết nóng nực nên việc dùng quá mức sử
dụng các thiết bị làm lạnh tăng cao….
2. Tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam
BĐKH đã làm thay đổi các điều kiện khí hậu, sinh thái nông nghiệp nước ta. Khi nhiệt độ
tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây trồng, vật nuôi làm cho thay đổi về
năng suất và sản lượng. Khi nhiệt độ tăng làm cho suy giảm tài ngun nước, nhiều vùng khơng
có nước và khơng thể tiếp tục canh tác làm cho diện tích canh tác bị suy giảm. Khí hậu cực đoan:
Khơ hạn và lũ lụt đồng ruộng. Rét đậm, rét hại làm chết cây, con thiệt hại lớn về vật chất. Các hiện
tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật như bão sớm, muộn, mưa khơng đúng mùa sẽ gây
khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ và gây thiệt hại...
Các điều kiện khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến: Chế độ và điều kiện thuỷ văn; điều kiện hình
thành và chất lượng đất nông nghiệp; Các hoạt động trồng trọt, chăn ni, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
thuỷ sản; Các q trình thu hoạch, vận chuyển, tích trữ và thị trường nơng sản; Gây khó khăn cho
cơng tác thủy lợi, tiêu và thốt nước….

Cuối năm 2011, đợt rét hại 36 ngày làm 33.000 con trâu bò bị chết,34.000 ha lúa đã trồng và
hàng vạn ha mạ bị chết, nhiều trang trại nuôi thủy sản ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ bị mất thiệt
hại tới hàng ngàn tỷ đồng. Động thực vật hoang dã bị chết do cháy rừng. Theo Cục Khí tượng thủy
văn và biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam hạn hán xuất hiện với mức độ
khốc liệt ngày càng nhiều và kéo dài.
129


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Đợt hạn hán năm 2015, 2016 đã gây thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp Việt Nam, đặc
biệt là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Kịch bản BĐKH, nếu nước biển dâng 1 m và khơng
có các giải pháp ứng phó, thì sẽ có tới 38,9% diện tích đất tự nhiên và 32,16% diện tích đất nơng
nghiệp bị ngập trong nước biển tại 10 tỉnh ngập nặng nhất vùng Đồng bằng sơng Cửu Long và
Thành phố Hồ Chí Minh. Nước biển dâng làm cho Việt Nam có nguy cơ mất đi khoảng 2 triệu ha
đất trồng lúa trong tổng số khoảng 4 triệu ha hiện nay. Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có nguy
cơ mất đi 7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với 40,52% tổng sản lượng lúa của cả vùng. Số ngày
nắng nóng do biến đổi khí hậu cũng tăng lên đáng kể, kéo dài nhiều ngày. Theo dự báo đến cuối
thế kỷ này số ngày nắng nóng có thể tăng từ 10 đến 20 ngày. Ngược lại, những đợt lạnh cực đoan
với nhiệt độ giảm sâu kèm theo mưa tuyết, băng giá lại có xu hướng gia tăng ở các tỉnh miền núi
phía Bắc. Sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và tác động của các hiện tượng cực đoan khí hậu
như rét đậm, rét hại, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, vv. Khiến năng suất của một số loại cây
trồng như đậu tương, lúa, ngơ... cũng được dự báo là có khả năng suy giảm từ 3,51 đến 18,71%
vào năm 2030.
Năm 2020, theo Thống kê của của Ban Chỉ đạo Trung ương về phịng, chống thiên tai, Việt
Nam đã xảy ra khó lường của thiên tai với 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa
lớn trên 49 tỉnh, thành phố; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ
ngày 06 đến 22/10/2020 tại khu vực Trung Bộ; 86 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm
trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long…
Năm 2020, là năm có nhiều yếu tố bất thường. Hình thái thời tiết chịu ảnh hưởng của hiện

tượng El Nino vào đầu năm, cuối năm lại là hiện tượng La Nina gây những tác động rất lớn. Hệ
quả là nắng nóng gay gắt ngay từ đầu năm, cịn bão và mưa lớn dồn dập vào cuối năm. Từ tháng
10 năm 2020, miền Trung xuất hiện những cơn mưa to bất thường, lượng mưa vượt mức trung
bình từ 100 - 200%, thậm chí có nơi vượt tới 300 - 400%. Những ngày đầu năm 2021, miền Bắc
chịu đợt rét tương đương với trận rét kỷ lục vào tháng 01/2016. Hiện tượng băng giá, mưa tuyết
liên tục xuất hiện tại nhiều vùng núi cao. Việt Nam đã thiệt hại 196.887 ha lúa và hoa màu; 4,11
triệu con gia cầm chết, cuốn trôi do thiên tai khốc liệt, cực đoan, bất thường tính đến đầu tháng
12/2020 [3]
Thay đổi về các điều kiện khí hậu sẽ làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mất cân bằng sinh
thái, đặc biệt là thiên địch và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây trồng và phát sinh dịch
bệnh.BĐKH làm tăng phát triển các loài ngoại lai xâm hại. Do nhiệt độ và lượng mưa biến đổi,
gây suy giảm các loài bản địa, làm tăng sinh sản các lồi ngoại lai thích ứng cao như ốc bươu vàng,
cây mai dương… đe dọa đến an ninh nông nghiệp nghiêm trọng. Xuất hiện nhiều sâu hại tác động
đến chăn nuôi, sâu bệnh hại mùa màng và gia súc như: Cúm gia cầm Lợn tai xanh, dịch tả lợn châu
Phi ở Việt Nam… BĐKH đã ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp: khan hiếm,
nhiễm phèn, nhiễm mặn, nguồn nước ngầm suy giảm…
130


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

3. Thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững nơng nghiệp ở
Việt Nam
Ứng phó với biến đổi khí hậu là yêu cầu bắt buộc và thiết yếu đối với tất cả các nước phát
triển và đang phát triển. Lựa chọn việc ứng phó với BĐKH hay đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển
bền vững. Nếu bỏ một trong hai yếu tố đều sẽ không đạt được cả hai. Vì vậy, xử lý tốt vấn đề ứng
phó với BĐKH cho mỗi nước sẽ hỗ trợ tăng trưởng bền vững và phát triển bền vững. Khoản 3,
Điều 4 Công ước chỉ rõ: Chúng ta cần tận dụng mọi cơ hội "cung cấp các nguồn tài chính mới và
bổ sung, kể cả cho việc chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển, để đáp ứng tồn bộ các chi
phí gia tăng trong việc thực hiện nghĩa vụ ứng phó với BĐKH".

Việt Nam ứng phó với BĐKH bao gồm: Thích ứng và Giảm nhẹ, là hai mặt của một nhiệm
vụ chung có quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau. Nếu làm tốt công tác giảm nhẹ đặc biệt là nếu
các nước cơng nghiệp giảm sử dụng nhiên liệu hố thạch có thể hạn chế được sự nóng lên của trái
đất, khí hậu sẽ bớt khắc nghiệt và tình trạng tổn thương của các khu vực sẽ được giảm nhẹ. Điều
này đồng nghĩa với cơng tác thích ứng dễ dàng hơn và chi phí của thích ứng có thể giảm xuống.
Sự thích ứng với biến đổi khí hậu là một q trình, qua đó con người làm giảm những tác động bất
lợi của khí hậu về sức khoẻ và đời sống, và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà mơi trường khí hậu
mang lại. Sự thích ứng có thể là tự phát hay được lập kế hoạch, và có thể được thực hiện với những
biến đổi trong nhiều điều kiện khác nhau.
Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Trung ương Đảng đã xác định rõ
thực tế nước ta là:“Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài ngun
thiên nhiên, bảo vệ mơi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu cịn thấp. Vai trị, trách nhiệm các
cấp, các ngành, cộng đồng và doanh nghiệp chưa được phát huy đầy đủ. Vẫn để xảy ra một số sự
cố môi trường gây hậu quả nghiêm trọng. Các chế tài để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm
chưa đủ sức răn đe và thiếu hiệu quả. Quản lý nhà nước về tài ngun, mơi trường, thích ứng với
biến đổi khí hậu trên một số mặt cịn lỏng lẻo. Chất lượng công tác quy hoạch, đánh giá, định giá
tài nguyên còn hạn chế. Xu hướng chạy theo lợi nhuận và lợi ích trước mắt trong khai thác tài
nguyên chậm được khắc phục. Chậm chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tiết kiệm,
tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Chất lượng môi trường một số nơi tiếp tục xuống
cấp; thích ứng với biến đổi khí hậu cịn bị động, lúng túng. Các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh
học tiếp tục suy giảm. Ngành công nghiệp và dịch vụ môi trường, tái chế chất thải, xử lý rác chậm
phát triển, còn lạc hậu. Tình trạng nhập khẩu cơng nghệ lạc hậu, máy móc, thiết bị, ngun, nhiên,
vật liệu khơng đạt chuẩn về môi trường chậm được khắc phục”. [4]
BĐKH làm cho Việt Nam gặp những thách thức trong chính sách đầu tư, phát triển kinh tế,
xã hội với yêu cầu "phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững" trong bối cảnh phải ứng phó với những
tác động tiêu cực, những hậu quả trước mắt về ô nhiễm môi trường, thiên tai và các hiện tượng khí
hậu cực đoan gia tăng và những hiểm họa lâu dài có thể xảy ra do BĐKH và nước biển dâng.
Sản xuất nơng nghiệp Việt Nam có mối quan hệ qua lại mật thiết và hết sức phức tạp với các
yếu tố khí hậu và thời tiết, thể hiện qua: năng suất, chất lượng nông sản. Thực tiễn nước ta cho
131



QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

thấy rất cần thiết phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật một cách hợp lý để giảm các ảnh hưởng bất
lợi và tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi của khí hậu, thời tiết đối với nơng nghiệp.
Thách thức đối với chính sách phát triển nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam. Đây là lĩnh vực
nhạy cảm và dễ bị tổn hại nhất do tác động của BĐKH bao gồm những đối tượng nghèo khổ nhất,
ít có cơ hội lựa chọn trong việc ứng phó với BĐKH. Làm thế nào vừa phải phát triển bền vững,
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu, cung cấp nguyên vật liệu và nhân lực cho phát
triển công nghiệp, nhưng đồng thời phải thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng
cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn với yêu cầu hạn chế phát thải khí mêtan, góp phần
giảm nhẹ BĐKH.
Vì vậy, Đảng ta đã xã định nhiệm vụ cấp bách là: “Xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát tài
nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu; dự báo, cảnh báo thiên tai, ô nhiễm và thảm hoạ môi
trường, dịch bệnh... Huy động, ưu tiên các nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp cơng trình
và phi cơng trình để bảo vệ mơi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu…”.[4]
4. Đề xuất một số biện pháp nhằm thích ứng với BĐKH để phát triển bền vững nông
nghiệp ở Việt Nam
BĐKH đã tác động rất lớn đến các lĩnh vực: Nông nghiệp và an ninh lương thực; Lâm nghiệp;
Thủy sản; Thủy lợi; Diêm nghiệp; Hạ tầng nông thôn ở Việt Nam. Để phát triển bền vững nơng
nghiệp, cần thích ứng bằng các biện pháp sau:
Một là, bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh làm tăng bể hấp thụ CO2. Trồng rừng ngập mặn
bảo vệ đê và chắn sóng, chắn bão.
Hai là, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực để duy trì năng suất cây trồng như: nước; dinh dưỡng;
thâm canh; điều chỉnh lịch thời vụ; sản xuất giống cây trồng mới. Có thể thay thế những cây chịu
lũ hay là chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn ở vùng hạn hán. Thay các loại cây trồng
dài hạn bằng các loại cây trồng ngắn hạn để tránh bão lũ, sử dụng nhóm cây có khả năng chịu
phèn, chịu mặn tốt. Thay đổi giống lúa theo hướng tăng tỉ lệ giống ngắn ngày và thay đổi thời vụ.
Đối với thủy sản, phát triển giống tơm, cá,… có chất lượng cao cung ứng kịp thời trong diễn biến

phức tạp của thời tiết đồng thời bố trí lại quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng
nặng bởi BĐKH. Tăng cường các biện pháp phịng chữa cháy; kiểm sốt các đợt bùng phát sâu
bệnh; lai tạo các giống mới chống chịu mặn, hạn và lụt; quy hoạch vùng sản xuất nhiên liệu sinh
học, hình thành các bảo tàng thiên nhiên và lưu giữ gen các giống cây trồng bản địa. Các giống
cây trồng, vật ni bản địa thường có khả năng chống chịu tốt, ít bị dịch bệnh hơn so với các giống
mới và không yêu cầu đầu tư thâm canh cao phù hợp với nhiều người kể cả người nghèo. Sự đa
dạng về hệ thống cây trồng, vật nuôi góp phần cải thiện và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, tăng
cường khả năng thích ứng với BĐKH. Nông nghiệp sinh thái sẽ bảo đảm sự bền vững về môi
trường, công bằng về kinh tế và công bằng về xã hội theo mục tiêu phát triển bền vững của Chương
trình nghị sự 2030. Phát triển nơng lâm nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Sơn La đã thực hiện với chiến
lược chuyển đổi những vùng canh tác ngô trên đất dốc sang trồng cây ăn quả. Viện Khoa học Nông
132


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

nghiệp Việt Nam đang hỗ trợ tỉnh thực hiện các mơ hình nơng lâm kết hợp, canh tác nhiều tầng
trên đất dốc nhằm tăng lớp phủ thực vật, chống xói mịn. Tại Tây Ngun, những vườn độc canh
cà phê đang dần được thay thế bởi mơ hình xen canh với cây che bóng như sầu riêng, tiêu, bời lời,
mắc ca… Ở vùng đồng bằng, tỉnh Thái Bình và một số nơi ở Đồng bằng sơng Cửu Long bắt đầu
thâm canh lúa cải tiến (SRI) hay thâm canh lúa bền vững (SRP) ở quy mô nhỏ. Nghiên cứu bố trí
lại hệ thống trồng trọt theo hướng đa dạng hóa cây trồng, kỹ thuật canh tác, gắn thâm canh tăng
năng suất với bảo vệ tài nguyên môi trường và kiểm soát rủi ro do tác động tiêu cực của BĐKH.
Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến như thực hành nông nghiệp
tốt (VietGAP), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật canh
tác 1 phải 5 giảm, quản lý dịch bệnh tổng hợp (IPM), hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), che phủ
bằng thảm thực vật.
Ba là, chấp nhận những tổn thất là giải pháp “khơng làm gì cả” ngoại trừ chịu đựng hay chấp
nhận tổn thất. “Chia sẻ tổn thất” là làm giảm sự nguy hiểm. Đối với hiểm hoạ mơi trường như lũ
lụt hay hạn hán, phương pháp thích ứng là kiểm soát lũ lụt (đắp đập, đào mương, đắp đê…).

Bốn là, ngăn chặn các tác động: Trong trồng trọt, thay đổi trong việc quản lý mùa vụ, gia tăng
tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm sốt cơn trùng và sâu bọ gây hại. Trong chăn nuôi, quản lý các phụ
phẩm nông nghiệp, ngăn chặn phân thải xả trực tiếp ra mơi trường làm tăng khí metan gây hiệu
ứng nhà kính là hiểm họa cho mơi trường bằng cách xây hầm ủ bioga, hoặc chế tạo động cơ chạy
bằng khí bioga…
Năm là, chuyển đổi mơ hình trồng trọt, chăn ni và phương thức canh tác mới. Trong phát
triển kinh tế ở khu vực nơng thơn, cần tiếp cận mơ hình sản xuất mới nhất là mơ hình giảm thiểu,
tái sử dụng, tái chế chất thải (3R), mơ hình kinh tế tuần hồn, kết hợp lợi ích kinh tế và xử lý ô
nhiễm. Phát triển và chuyển giao các giống cây trồng mới (lúa, ngô, lạc, đậu tương, rau màu, cà
phê, chè) có năng suất, chất lượng cao thích nghi điều kiện canh tác (chịu mặn, chịu hạn, chịu
phèn), chế độ canh tác (ngập lụt, hạn hán) phục vụ sản xuất hàng hóa theo mơ hình canh tác nơng
nghiệp thơng minh với khí hậu (CSA). Ở Việt Nam, diện tích đất hoang hóa chưa được khai phá,
hoặc canh tác theo phương pháp truyền thống không hiệu quả ở vùng trung du, miền núi phía Bắc,
vùng Tây Nguyên, ven biển miền Trung có thể được cải tạo để chuyển sang nơng nghiệp sinh thái.
Với nhiều vùng núi tự nhiên, chủ yếu canh tác quảng canh và chưa bị ô nhiễm phù hợp cho việc
phát triển chăn nuôi và trồng trọt các sản phẩm hữu cơ cũng là những lợi thế rất lớn. Thích nghi
với BĐKH theo vùng đối với vùng núi và Trung du Bắc Bộ ở Việt Nam thì khả năng phát triển
cây thuốc và cây á nhiệt đới sẽ giảm đi và phải dịch chuyển lên các đai cao hơn hiện nay chúng
đang sống. Ngược lại, số lượng cây nhiệt đới sẽ hình thành và phát triển. Ở đồng bằng sơng Hồng,
các cây rau màu vụ đơng có nguồn gốc ôn đới và á đới sẽ được thay thế bởi một loạt các cây trồng
nhiệt đới điển hình khác. Vùng Tây Nguyên, sản xuất cà phê, cao su, ca cao... và các cây cơng
nghiệp nhiệt đới điển hình khác sẽ không bị giới hạn do nhiệt độ thấp. Vùng đồng bằng sơng Mê
Kơng, ứng phó với tình trạng tần suất xuất hiện hạn hán, xâm nhập mặn sẽ tăng ảnh hưởng xấu
cho sản xuất nông nghiệp của vùng, nên việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp như kết hợp nuôi
133


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

trồng thủy sản với trồng lúa là biện pháp thích ứng hiệu quả với điều kiện nước mặn, nước lợ hiện

nay. Kết hợp với các dải cây trồng chắn gió như phi lao, keo hoặc trồng cây ăn quả vào các đường
bao để ngăn chặn sự di chuyển của cát và giữ ẩm độ cho đất ở các bãi cát, cồn cát và đất cát ven
biển Nam Trung Bộ.
Sáu là, tăng cường nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích
ứng. Đi đơi với giáo dục, thơng tin và khuyến khích thay đổi hành vi như: hạn chế sử dụng các
nguyên liệu hóa thạch, khai thác các nguồn năng lượng sạch, sử dụng tiết kiệm điện, tích cực sử
dụng phương tiện giao thơng cơng cộng, hạn chế sử dụng túi lilon, thực hiện những hành động
trực tiếp tham gia bảo vệ mơi trường...).
Ngồi ra, cần lồng ghép BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, địa
phương là giải pháp quan trọng và có tính chiến lược gồm 4 bước chính: nhận dạng, sàng lọc, tích
hợp và lồng ghép. Sự đồng thuận nhằm hướng tới mục tiêu bền vững về môi trường và phát triển
nơng nghiệp địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan quản lý về bảo vệ
môi trường và cơ quan phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc quan trọng là phân tích tìm
ra hạn chế chính sách, hay điểm nghẽn của cơ chế, chính sách để tháo gỡ, đồng thời chú trọng phát
huy vai trò của các cơ quan quản lý, chủ doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong việc thích nghi
ứng phó với BĐKH và phát triển kinh tế nông thôn. Tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng khả
năng nghiên cứu, ứng dụng các kinh nghiệm, kiến thức, cơng nghệ mới về BĐKH.
Ứng phó với (BĐKH) để phát triển nơng nghiệp là nhiệm vụ của tồn xã hội, các cấp, các
ngành, các tổ chức và cộng đồng dân cư. Thực hiện đồng bộ các giải pháp thích ứng với BĐKH
phải đúc rút kinh nghiệm từ sản xuất nông - lâm nghiệp, thực tế sinh hoạt, quản lý tài nguyên và
quản lý cộng đồng để phát triển sinh kế bền vững.
Tài liệu tham khảo
1. Http://phongchongthientai.mard.gov.vn/Page
hau.aspx đăng ngày 01/02/2021.

cac-dau-hieu-ro-rang-cua-bien-doi-khi-

2. Báo cáo Việt Nam năm 2035.
3. Http://www.kttvqg.gov.vn/public/index.php/cong-tac-pctt-tkcn-130/chu-dong-doi-pho-voithien-tai-ngay-cang-cuc-doan-di-thuong-8777.html đăng ngày 13/01/2021
4. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại

biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII (năm 2021).

134



×