Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Biến đổi khí hậu toàn cầu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đói nghèo ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.43 KB, 26 trang )


1
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN SUY THOÁI CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN VÀ ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM

I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Biến đổi khí hậu là gì?
“Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.
2. Biểu hiện của thay đổi khí hậu
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các
hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
- Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 9/5/1992 và đã
thông qua Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. Công ước
này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được
sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức phải đạt nằm trong
một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự
thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả
năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững.


3. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu

2
Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, tiêu biểu là sự
nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử
dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch
(than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí
gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất. Những
số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõi băng
được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tan
băng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ
khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ
tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1.800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu
tăng lên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng
khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên
trong khoảng 650 nghìn năm qua.



Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũng
tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên
1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí
chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn

3
cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới
có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa
mỹ phẩm phát triển. Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH
(IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các

ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng
góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng
góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất
(CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác. Từ năm 1840
đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu chiếm tới 70% tổng
lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bình mỗi
người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở Ấn
Độ. Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng
khoảng 20% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu. Trung Quốc là nước phát
thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3
tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn,
Vương quốc Anh 580 triệu tấn. Các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12
tỷ tấn CO2, chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990
(29% tổng lượng phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các
nước này tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nước phát triển dựa
vào đó để yêu cầu các nước đang phát triển cũng phải cam kết theo Công ước
Biến đổi khí hậu.
Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2. Năm 2004, phát thải
98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn/năm (trung bình
của thế giới là 4,5 tấn/năm, Singapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn,
Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2 tấn, Lào
0,2 tấn). Như vậy, phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15
năm qua, song vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong
khu vực. Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt
233,3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998.

4
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15%
dân số thế giới, nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm 45% tổng lượng phát
thải toàn cầu; các nước châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát

thải 2%, và các nước kém phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7%
tổng lượng phát thải toàn cầu. Đó là điều mà các nước đang phát triển nêu ra về
bình đẳng và nhân quyền tại các cuộc thương lượng về Công ước khí hậu và
Nghị định thư Kyoto.
Chính vì thế, một nguyên tắc cơ bản, đầu tiên được ghi trong Công ước
Khung của Liên hợp quốc về BĐKH là: “Các bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu
vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công
bằng, phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và bên các nước phát
triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống BĐKH và những ảnh hưởng có hại
của chúng”.
Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính
Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm 78% khối lượng,
khí oxy chiếm 21%, còn lại khoảng 1% các khí khác như argon, đioxit cacbon,
mêtan, ôxit nitơ, nêon, hêli, hyđrô, ôzôn,… và hơi nước. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ, các khí vết này, đặc biệt là khí CO2, CH4, NOx, và CFCs - một loại khí
mới chỉ có trong khí quyển từ khi công nghệ làm lạnh phát triển, là những khí có
vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Trước hết, đó là vì các chất
khí nói trên hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát ra, sau đó, một phần
lượng bức xạ này lại được các chất khí đó phát xạ trở lại mặt đất, qua đó hạn chế
lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ và giữ
cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban đêm khi không có bức xạ
mặt trời chiếu tới mặt đất.

5



Các chất khí nói trên, trừ CFCs, đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và được
gọi là các khí nhà kính tự nhiên. Nếu không có các chất khí nhà kính tự nhiên,
trái đất của chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 33oC, tức là nhiệt độ trung

bình trái đất sẽ khoảng 18oC. Hiệu ứng giữ cho bề mặt trái đất ấm hơn so với
trường hợp không có các khí nhà kính được gọi là “Hiệu ứng nhà kính”. Ngoài
ra, khí ôzôn tập trung thành một lớp mỏng trên tầng bình lưu của khí quyển có
tác dụng hấp thụ các bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới trái đất và thông qua
đó bảo vệ sự sống trên trái đất.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp về trước, ít nhất khoảng 10.000 năm, nồng
độ các chất khí nhà kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO2 chưa bao giờ vượt quá
300ppm. Chỉ riêng lượng phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã
tăng hàng năm trung bình tỷ lệ từ 6,4 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 23,5 tỷ tấn CO2)
trong những năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 45,9 tỷ tấn CO2) mỗi
năm trong thời kỳ từ 2000 – 2005. Các nhân tố khác, trong đó có các sol khí
(bụi, cacbon hữu cơ, sulphat, nitrat…) gây ra hiệu ứng âm (lạnh đi) với lượng
bức xạ cưỡng bức tổng cộng trực tiếp là 0,5W/m2 và gián tiếp phản xạ của mây
là 0,7W/m2; thay đổi sử dụng đất làm thay đổi suất phản xạ bề mặt, tạo ra lượng
bức xạ cưỡng bức tổng cộng được xác định bằng 0,02W/m2; trái lại, sự gia tăng

6
khí ôzôn trong tầng đối lưu do sản xuất và phát thải các hóa chất và sự thay đổi
trong hoạt động của mặt trời trong thời kỳ từ năm 1750 đến nay được xác định
là tạo ra hiệu ứng dương đối với tổng lượng bức xạ cưỡng bức lần lượt là 0,35
và 0,12W/m2. Như vậy, tác động tổng cộng của các nhân tố khác, ngoài khí nhà
kính, đã tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức âm. Vì thế, trên thực tế, sự tăng lên của
nhiệt độ trung bình toàn cầu quan trắc được trong thời gian qua đã bị triệt tiêu
một phần, nói cách khác, sự tăng lên của riêng hàm lượng khí nhà kính nhân tạo
trong khí quyển làm trái đất nóng lên nhiều hơn so với những gì đã quan trắc
được, và điều đó càng khẳng định sự biến đổi khí hậu hiện nay là do các hoạt
động của con người chứ không phải do quá trình tự nhiên.
Nguyên nhân của nước biển dâng



Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong
đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào
đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau
về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực nước biển được đo thông qua
hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các trạm hải văn hoặc các máy đo độ cao vệ
tinh.
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH
(IPCC), sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông

7
qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ
nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm
tăng mực nước biển trung bình toàn cầu. Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế
nóng lên do sự đóng góp của các thành phần chứa nước trên toàn cầu được ước
tính gồm: giãn nở nhiệt của các đại dương, các sông băng trên núi, băng
Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứa nước trên đất liền.
Các kết quả nghiên cứu gần đây đưa ra dự báo mực nước biển sẽ cao hơn
từ 0,5 – 1,4m vào cuối thế kỷ XXI.
Hiểm họa biến đổi khí hậu toàn cầu đã được Liên hiệp quốc quan tâm, thể
hiện ở việc đưa ra Nghị định thư Kyoto (1997) nhằm giảm khí thải gây ra hiệu
ứng nhà kính, đẩy nhanh tốc độ nóng lên của khí hậu, mà nguyên thủ 165 nước,
trong đó có Việt Nam, đã phê chuẩn. Hiện tượng lạnh đi và nóng lên của khí
hậu Trái đất dẫn đến sự hình thành các thời kỳ băng hà và gian băng trong lịch
sử Trái đất kỷ Đệ tứ, đã được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam ghi
nhận với nhiều bằng chứng cụ thể. Nếu con người không hạn chế các tác động
xấu đến môi trường, không quan tâm nghiên cứu nhằm đề ra các biện pháp
phòng tránh hữu hiệu cho dân tộc mình, thì hệ lụy có thể nói là khôn lường.
Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động bất
thường của khí hậu toàn cầu. Trên bề mặt Trái đất, khí quyển và thủy quyển
không ngừng nóng lên làm xáo động môi trường sinh thái, đã và đang gây ra

nhiều hệ lụy với đời sống loài người. Các công trình nghiên cứu quy mô toàn
cầu về hiện tượng này đã được các nhà khoa học ở những trung tâm nổi tiếng
trên thế giới tiến hành từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX. Hội nghị quốc tế do Liên
hiệp quốc triệu tập tại Rio de Janeiro năm 1992 đã thông qua Hiệp định khung
và Chương trình hành động quốc tế nhằm cứu vãn tình trạng “xấu đi” nhanh
chóng của bầu khí quyển Trái đất, vốn được coi là nguyên nhân chủ yếu của sự
gia tăng hiểm họa. Tổ chức nghiên cứu liên chính phủ về biến đổi khí hậu của
Liên hiệp quốc (IPCC) đã được thành lập, thu hút sự tham gia của hàng ngàn
nhà khoa học quốc tế. Tại Hội nghị Kyoto năm 1997, Nghị định thư Kyoto đã
được thông qua và đầu tháng 2/2005 đã được nguyên thủ 165 quốc gia phê

8
chuẩn. Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực từ 10/2/2005. Việt Nam đã phê
chuẩn Nghị định thư Kyoto ngày 25/9/2005. Mới đây, hội nghị lần thứ 12 của
159 nước tham gia hiệp định khung về khí hậu, phiên họp thứ 2 của các bên
tham gia Nghị định thư Kyoto đã được Liên hiệp quốc tổ chức tại Nairobi, thủ
đô Kenya.
4. Hiện tượng và bản chất tăng nhiệt độ bề mặt trái đất
Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu
trên thế giới công bố trong thời gian gần đây cung cấp cho chúng ta nhiều thông
tin và dự báo quan trọng. Theo đó, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm
lên gần 1°C trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong
khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến 2005). Mới đây, ông Mark Lowcok, quan chức
của Bộ Phát triển Quốc tế Anh đã đến thăm Việt Nam và có buổi thuyết trình về
“Báo cáo Stern” do các nhà khoa học Anh xây dựng, được chính phủ Anh công
bố về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Báo cáo cho rằng nếu không thực hiện
được chương trình hành động giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị
định thư Kyoto, đến năm 2035 nhiệt độ bề mặt địa cầu sẽ tăng thêm 2°C. Về dài
hạn, có hơn 50% khả năng nhiệt độ tăng thêm 5°C.


Hiện tại, Trái đất đang từng ngày từng giờ nóng lên với tốc độ như vậy
với chiều hướng có thể còn nhanh hơn nữa. Vậy, nguyên nhân nào đã gây ra

9
hiện tượng vỏ Trái đất ấm lên ? Dưới đây tổng hợp những kiến giải chính rút ra
từ các công trình nghiên cứu và kết quả thảo luận ở các hội nghị quốc tế.
Loại ý kiến thứ nhất được đại đa số các nhà khoa học nhất trí, đó là việc
tăng hàm lượng khí CO
2
và các loại khí thải tạo hiệu ứng nhà kính do hoạt động
con người gây ra trong bầu khí quyển Trái đất. Nguyên nhân này chiếm 90,
thậm chí 99% mức gia tăng của nhiệt độ bề mặt Trái đất hiện đang được báo
động. Rõ ràng mối liên quan giữa quá trình gia tăng hàm lượng CO
2

và các khí
thải gây hiệu ứng nhà kính do con người gây ra với sự gia tăng nhiệt độ bề mặt
Trái đất đã được minh chứng qua các số liệu mấy thế kỷ và nhất là trong vài
thập kỷ gần đây. Nhiệt độ bề mặt Trái đất có được là nhờ hấp thụ nhiệt từ Mặt
trời và nhận dòng nhiệt của chính mình tỏa ra từ bên trong lòng đất. Sự có mặt
của một hàm lượng khí CO
2

cần thiết trong bầu khí quyển vốn là tấm áo giáp
ngăn chặn bức xạ nhiệt (bức xạ hồng ngoại) từ Trái đất thoát vào vũ trụ mênh
mông lạnh lẽo. Thiếu nó thì mặt đất sẽ không có được một nhiệt độ điều hòa cho
sự sinh sôi phát triển sự sống. Các công trình nghiên cứu áp dụng công nghệ
hiện đại cho chúng ta biết suốt thiên niên kỷ trước khi có cuộc cách mạng công
nghiệp, hàm lượng khí CO
2


trong khí quyển dao động ở mức 280 phần triệu
(ppm). Tuy nhiên, tính từ đầu thế kỷ XIX đến nay hàm lượng đó đã tăng liên tục
đến 360 ppm. Số liệu quan trắc trong 4 thập kỷ gần đây cho thấy, cứ mỗi thập kỷ
hàm lượng CO
2

trong khí quyển lại tăng 4%. Nói cách khác, hiệu ứng nhà kính
do khí CO
2

gây ra là quá mức cần thiết, gây tăng nhanh nhiệt độ bề mặt địa cầu
kéo theo nhiều hệ lụy như đã nêu trên. Tôi cho rằng những cứ liệu và luận giải
đã được nêu ra là đầy sức thuyết phục. Điều đáng tiếc là cho đến nay, Hoa Kỳ là
nước xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính

nhiều nhất vào khí quyển (trên 30% tổng
khí thải công nghiệp) vẫn chưa phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.
Loại ý kiến thứ hai tuy thừa nhận vấn đề gia tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà
kính, song cho rằng cần nhấn mạnh hơn đến chu kỳ nóng lên của Trái đất do
hoạt động nội tại. Hiện tượng nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là
hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển
của Trái đất. Không phải chỉ bây giờ, lịch sử Trái đất hàng triệu triệu năm đã trải

10
qua nhiều lần nóng lên rồi lại lạnh đi kéo theo những biến động to lớn trong đời
sống sinh vật trên Trái đất, làm thay đổi cả diện mạo địa hình lục địa và đại
dương. Tính từ 1,6 triệu năm đến nay đã có 5-6 chu kỳ biến động lớn. Đó là các
thời kỳ băng hà kéo theo mực nước biển hạ thấp (biển lùi) và các thời kỳ gian
băng (băng tan) kéo theo mực nước biển dâng cao (biển tiến). Vào các thời kỳ

băng hà, nhiệt độ bề mặt Trái đất khô lạnh. Vào thời kỳ gian băng nhiệt độ bề
mặt Trái đất đan xen giữa nóng ẩm và khô hạn. Vào các thời kỳ đó, biên độ dao
động của nước biển (dâng, hạ) lên đến hàng chục, hàng trăm mét. Mỗi chu kỳ
kéo dài hàng vạn, chục vạn năm. Mỗi chu kỳ như vậy còn được chia ra các chu
kỳ ngắn hơn với thời gian kéo dài nhiều trăm năm đến nghìn năm với biên độ
dao động mực nước biển 2-3 m hoặc hơn. Khí thải CO
2

làm tăng hiệu ứng nhà
kính là hiện tượng do con người gây ra trong mấy trăm năm gần đây. Vì vậy,
theo tôi cả hai nguyên nhân trên đều có cơ sở thực tế và chúng cùng tác động
gây ra tình trạng Trái đất nóng lên một cách bất thường như hiện nay. Do đó,
cần phải nhìn nhận hiện tượng nóng lên của Trái đất hiện nay bằng quan điểm
biện chứng: chu kỳ nóng ấm của Trái đất mang tính nội sinh và ngoại sinh tự
nhiên được đẩy nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn do những tác động của khí
thải công nghiệp và hiệu ứng nhà kính.
5. Hiện tượng và bản chất dâng cao mực nước đại dương
Hệ quả đồng hành với việc bề mặt Trái đất nóng lên luôn luôn là sự tan
những khối băng vĩnh cửu ở hai đầu địa cực và trên đỉnh những dãy núi cao.
Nhưng có lẽ chưa bao giờ tốc độ tan băng lại diễn ra với tốc độ nhanh và quy
mô lớn như ngày nay. Thử điểm một vài tin chính: ở Nam Cực, tháng 3/2002,
các nhà khoa học tận mắt chứng kiến khối băng 500 tỷ tấn tan rã thành hàng
nghìn mảnh; ở Bắc Cực, mùa hè 2002, lượng băng tan ở Greenland cao gấp đôi
so với 1992, diện tích băng tan đã lên tới 655.000 m
2
. Hơn 110 sông băng và
những cánh đồng băng vĩnh cửu ở bang Montana đã biến mất trong vòng 100
năm qua. Các sông băng sẽ hầu như biến mất khỏi dãy Alpes vào năm 2050 (nếu
độ tan chảy duy trì như hiện nay). Mùa hè 2002, các nhà khoa học ghi nhận một
khối băng 3,5 triệu tấn tách ra, gây ra lũ băng từ dãy núi Mali trên đỉnh Kavkaz

×