Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Chợ truyền thống - ‘nơi chốn’ - hiện hữu của người Việt ở đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.07 KB, 13 trang )

RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

CHỢ TRUYỀN THỐNG - ‘NƠI CHỐN’ - HIỆN HỮU
CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐƠ THỊ

Lê Đình Phước *
Đỗ Minh Huyền**

Tóm tắt: Nơi chốn - một thuật ngữ đã trở nên phổ biến từ những năm 1970 trong nghiên cứu
địa lý nhân văn ở các nước phương Tây. Từ đó đến nay, có thể nói đây là một thuật ngữ liên ngành
quan trọng bậc nhất trong thế kỷ 21 - thời đại của tồn cầu hóa, phát triển bền vững và tiến bộ
của khoa học kỹ thuật. Thơng qua q trình khảo cứu thuật ngữ nơi chốn từ các cơng trình nghiên
cứu khoa học của các nhà địa lý nhân văn, xã hội học và đô thị học, tác giả muốn thảo luận ý
nghĩa và tầm quan trọng của việc nghiên cứu nơi chốn trong nghiên cứu phát triển chợ truyền
thống bền vững ở Việt Nam. Mặc dầu nghiên cứu về chợ truyền thống đã phát triển từ khi nền kinh
tế mở cửa với sự góp mặt của các hình thức mậu dịch tồn cầu khác như siêu thị và trung tâm
thương mại nhưng qua khảo lượt thuật ngữ nơi chốn đồng hành với việc khảo cứu các nghiên cứu
về chợ cũng như chưa thấy được vị thế quan trọng của nơi chốn trong việc duy trì và phát triển
bản sắc của chợ truyền thống. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả mong muốn trước hết cung cấp
khung lý thuyết nơi chốn, bản sắc nơi chốn và cảm giác nơi chốn cho nghiên cứu liên ngành dựa
trên nền tảng tư tưởng xã hội kiến tạo kết hợp với các lập trường của hiện tượng học. Sau đó thơng
qua việc thảo luận ý nghĩa của nơi chốn, tác giả nêu lên các hướng nghiên cứu cũng như các vấn
đề phức tạp trong nghiên cứu phát triển chợ truyền thống bền vững trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Từ khóa: Bản sắc nơi chốn; Chợ truyền thống; Hiện tượng học; Nơi chốn; Xã hội kiến tạo.
1. Đặt vấn đề
Quá trình tồn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường Việt Nam. Hội nhập quốc tế dưới sự tác động của các yếu tố như kinh tế thị
trường và khoa học công nghệ đã khiến cho cuộc sống của con người có vẻ như ‘dễ thở’ hơn. Hàng
loạt các trung tâm thương mại, siêu thị lớn nhỏ, chợ điện tử xuất hiện, giúp giải quyết nhanh gọn
nhu cầu mua sắm của người dân. Tuy nhiên, giữa hàng nghìn tiện ích đó, chợ truyền thống trong
lịng các đô thị (gọi vắn tắt là chợ truyền thống) vẫn luôn tồn tại, vẫn đông đúc, không vội vã. Đối
*



Thạc sỹ, Giảng viên, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, email:
Thạc sỹ, Giảng viên, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, email:

**

287


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

với người Việt, chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa đơn thuần, mà cịn mang bản sắc văn hóa
đặc trưng của văn hóa dân tộc, chợ gắn liền với cuộc sống, là không gian mua bán kết nối nhiều
thành phần trong xã hội. Chợ truyền thống - mang đến cảm xúc quen thuộc nhất, gần gũi - bình dị
nhất, ln tồn tại trong kí ức và cách sống của mỗi người dân Việt.
Chợ truyền thống nói chung là tên gọi tập hợp cho nhiều loại chợ khác nhau. Tuy nhiên có
thể phân chợ truyền thống thành hai loại dựa trên nghiên cứu của Maruyama và Trung (2007): chợ
chính thống và chợ khơng chính thống. Chợ chính thống được quy hoạch và xây dựng có quy củ,
trên phạm vi nhất định dưới sự đồng ý của chính quyền địa phương, ví dụ chợ Lớn, chợ đầu mối
hay các chợ dân sinh theo từng quy mô của điểm dân cư đơ thị. Chợ khơng chính thống: rất đa
dạng, bao gồm chợ được xây dựng tự phát khơng có quy hoạch hoặc cơ chế quản lý thành văn,
gắn với nhu cầu của từng địa phương và thường mang đậm bản sắc vùng miền, ví dụ như: chợ
‘cóc’, chợ xanh, chợ Rồng (bán tơm cá), chợ Viềng (Nam Định), chợ Tình khâu vai (Hà Giang),
chợ nón (Gị Găng), chợ đan lát (Bình Định), chợ nổi miền Tây, chợ âm phủ (Đà Lạt), chợ chiếu
Định n (Đồng Tháp) và cịn hàng nghìn loại chợ với nhiều tên gọi đặc trưng khác nhau.
Mặc dù các chợ hiện đại mang đến cho người ta sự tiện dụng, tiết kiệm quỹ thời gian mua
sắm thì nó lại thiếu đi phần ‘hồn’. Phần ‘hồn’ này lại luôn sống trong các chợ truyền thống. ‘Hồn’
trong chợ truyền thống là sự trao đổi giữa người bán kẻ mua, sự trao đổi ở đây không đơn thuần
là mua - bán, mà là sự nấn ná trong mỗi câu chuyện, ở trong chợ, đối tượng mua và bán như là hai
người bạn. Người đi chợ có khi khơng phải vì muốn mua, mà đơi khi, là tìm người nói chuyện,

giải tỏa cho nhau những áp lực thường ngày, hay chỉ đơn giản là thói quen tìm đến một nơi thân
thuộc và gần gũi ngồi nhà. ‘Hồn’ của chợ truyền thống cịn là khơng gian mở gắn bó với đời sống
thiên nhiên, khiến người ta khi nghĩ về là có thể thấy được sự nhộn nhịp, hít hà được thứ mùi vị
hỗn độn khơng đâu có được, rất sảng khối, rất thư giãn, mùi vị đó cứ thế in đậm trong tiềm thức
của mỗi người dân Việt Nam.
‘Hồn’ của chợ truyền thống hội tụ đầy đủ các yếu tố của một ‘nơi chốn’ thể hiện sự gắn kết
phức tạp giữa con người với môi trường xung quanh. Hồn ở đây là bản sắc của nơi chốn và có
được hồn của nơi chốn chốn chính là có cảm giác nơi chốn. Hồn - bản sắc của nơi chốn hay nơi
chốn đều là sản phẩm kiến tạo của xã hội, nhưng là một sản phẩm xã hội kiến tạo để nhìn, hiểu và
chiêm nghiệm thế giới xung quanh. Sự liên hệ này là lí do bài viết đưa ra nghiên cứu về ý nghĩa
của nơi chốn chợ truyền thống ở các đô thị Việt Nam.
2. Khái niệm cơ bản
2.1. Xã hội kiến tạo nơi chốn
Trong tập sách ‘Giới thiệu chung về nơi chốn’, Cresswell (2014) đồng ý với quan điểm của
nhiều nhà nghiên cứu khác, cho rằng thuật ngữ nơi chốn đóng vai trị quan trong bậc nhất trọng
nghiên cứu liên ngành ở thế kỷ 21. Chính vì có sức ảnh hưởng liên ngành như vậy nên nơi chốn
được nhận định là thuật ngữ rất phức tạp và có nhiều liên đới, rất khó để đưa ra một khái niệm bao
gộp đầy đủ các khía cạnh của thuật ngữ này. Tuy nhiên nhiều thập niên gần đây, nhận định: nơi
288


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

chốn là sản phẩm xã hội kiến tạo trở nên phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hóa, và ngày
càng có nhiều nhà nghiên cứu sử dụng nhận định này làm nền tảng lý thuyết cho các nghiên cứu
và tham luận của họ (Doreen Massey, David Harvey, Jonh Agnew).
Nói rằng nơi chốn được kiến tạo một cách xã hội hóa có nghĩa rằng nó là một sản phẩm của
một xã hội tồn tại và phát triển. Con người tích cực kiến tạo nơi chốn gắn liền với cuộc sống hằng
ngày để phục vụ cho nhu cầu sinh tồn, an sinh và phát triển cân bằng nhiều khía cạnh tâm lý, văn
hóa, kinh tế, chính trị, mơi trường và thẩm mỹ. Tuy nhiên ở đây nơi chốn khơng phải được kiến

tạo mang tính chất chủ quan hoàn toàn theo ý niệm tuyệt đối của một cá thể hay tổ chức, mà chịu
ảnh hưởng mang tính hệ thống bởi yếu tố vật lý, chính trị và thể chế xã hội. Đứng dưới góc độ quy
hoạch, nơi chốn thường được hiểu đơn thuần là tạo dựng không gian vật lý hay vật thể để gợi nên
cảm giác về nơi chốn cho người sử dụng. Tuy nhiên đó là một cách hiểu phiến diện. Massey and
Jess (1995) cho rằng, môi trường vật thể tất nhiên là một yếu tố không thể thiếu của nơi chốn tuy
nhiên các yếu tố vật thể luôn luôn được cảm nhận, giải thích, suy luận và nhận thức ở mỗi xã hội
bởi mỗi cá nhân khác nhau. Và tất nhiên mỗi cá nhân không thể tự ý xây dựng nơi chốn độc lập
trên ý niệm tuyệt đối của bản thân. Harvey (1996) cho rằng, việc xã hội kiến tạo nơi chốn cần phải
phản hồi tới các yếu tố khách quan của mỗi xã hội khác nhau mà cá nhân hoặc tổ chức hiện hữu
trong đó. Nói một cách triết lý như Malpas (1999) và xã hội hóa kiến tạo nơi chốn là một kiến tạo
cốt lõi trong sự hiện hữu của con người.
Xây dựng lý thuyết về nơi chốn xã hội kiến tạo cần phải đề cập đến thuật ngữ “không gian”
(space). Có rất nhiều cuộc tranh luận về nguồn gốc triết học của hai cụm từ nơi chốn và không
gian bởi tính phức tạp của hai thuật ngữ này. Tác giả vận dụng theo suy nghĩ của Agnew (1987)
rằng, nơi chốn là một không gian đã được gắn nghĩa hoặc là một địa điểm có ý nghĩa. Agnew
(1987) đưa ra một khung tham chiếu lý thuyết về thuật ngữ nơi chốn, bao gồm: địa điểm tọa độ
địa lý (location), vật thể hiện hữu (locale) và cảm giác nơi chốn (sense of place). Khung tham
chiếu này gần giống như thuật ngữ không gian xã hội (social space) của (Lefebvre, 1991). Trong
quyển sách ‘Sự sản xuất không gian’, Lefebvre cho rằng không gian xã hội được sản xuất
(producted) và kiến tạo (constructed) trên hai phương diện vật thể (physical materials) và ý nghĩa
(meaning). Nói một cách khác, khơng gian xã hội của Lefebvre chính là một tên gọi khác của nơi
chốn (place). Như vậy, nơi chốn là một bước phát triển của không gian bởi tất cả mọi sự vật, hiện
tượng đều diễn ra trong khơng gian. Hay nói cách khác, nơi chốn là một trật tự khác của không
gian và không thể dùng thay cho nhau được (Easthope, 2004).
Nơi chốn, tới đây được quan niệm ở hai phương diện tồn tại song song: phương diện vật thể
vật lý và phương diện ý nghĩa. Có thể dùng định lượng và định tính trong việc hình dung về nơi
chốn như Barque (trích trong Sepe, 2013) thừa nhận. Theo Barque, nói đến nơi chốn là nói đến
hai khía cạnh cùng tồn tại. Một khía cạnh là định lượng (quantitative) mang tính vật thể, sinh thể
và có thể tính tốn lượng hóa được. Khía cạnh cịn lại là định tính (qualitative) mang tính chất
phi vật thể, hiện tượng, ý nghĩa và khó có thể tính tốn lượng hóa được. Cùng phân tích trong

hai phương diện này, Soja (1999) đưa ra các thuật ngữ không gian thứ nhất (firstspace) là không
289


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

gian vật thể hay không gian thật ‘real’ và không gian thứ hai (secondspace) là khơng gian tưởng
tượng mang tính chủ quan. Thông qua hai phương diện này, ông đưa ra thuật ngữ khơng gian
thứ ba (thirdspace) đó là khơng gian sống, không gian thực hành và không gian của con người
luôn phát triển. Ý tưởng này của Soja đưa ra một hướng nhìn nhận mới về nơi chốn trong bối
cảnh chính trị liên đới,đĐó là việc nghiên cứu nơi chốn vượt ra khuôn khổ của tư duy nhị nguyên
(dualistic thinking), không chỉ đơn thuần là vật thể/tinh thần mà là sự sống, thực hành và khơng
bao giờ ‘hồn thành tuyệt đối’.
2.2. Bản sắc nơi chốn và cảm giác nơi chốn
Xã hội luôn kiến tạo, vận hành và phát triển, nơi chốn cũng vậy. Nơi chốn luôn sống động,
được kiến tạo và kiến tạo lại theo từng thăng bậc của quá trình phát triển. Nơi chốn là cách mà con
người xây dựng thế giới quan, nhìn nhận sự vật theo từng lớp ý nghĩa và nhiều cung bậc cảm xúc,
tâm tư và tình cảm khác nhau. Nơi chốn cũng đồng thời là cách mà con người trải nghiệm thế giới,
và ở một mức độ cơ bản, nơi chốn là không gian được chúng ta “đầu tư” với ý nghĩa và chiêm
nghiệm trong một ngữ cảnh quyền lực nhất định (Cresswell, 2014). Chính vì vậy, trong việc nghiên
cứu quy hoạch phát triển bền vững chợ truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa, nơi chốn được
xem như một nền tảng lý thuyết cơ bản, cung cấp các giả thuyết, luận đề và các khung tham chiếu
giải thích mối liên hệ và sự kết nối giữa con người với không gian môi trường bên ngoài. Hai trong
những thuật ngữ then chốt trong nghiên cứu nơi chốn đó là cảm giác về nơi chốn “sense of place”
và bản sắc của nơi chốn “pace identity”. Hai khía cạnh này cũng là trọng tâm nghiên cứu trong
quy hoạch không gian ở nhiều tỉ lệ khác nhau. Quy hoạch một không gian đậm đà bản sắc và gợi
lên được cảm giác về nơi chốn đã đi vào các lý thuyết quy hoạch xây dựng, các văn bản pháp lý
quy hoạch và các chính sách quy hoạch ở Việt Nam, cũng như được thực hành rộng rãi.
Tương tự như thuật ngữ nơi chốn, bản sắc và cảm giác nơi chốn so về mức độ phức tạp cũng
không kém nhau là mấy. Tuy nhiên ở một góc độ căn bản, có thể hiểu là bản sắc của nơi chốn và

cảm giác về nơi chốn đều phản chiếu mối liên kết giữa con người với thế giới bên ngoài. Hay nói
cách khác là sự liên kết giữa cái tinh thần (the mind) và môi trường xung quanh (material
environment) thông qua các trải nghiệm của các giác quan của từng cá thể (the body). Hầu hết các
nghiên cứu về nơi chốn đều thừa nhận rằng, sự gắn kết tinh thần của con người đối với một khơng
gian nào đó chính là căn nguyên của sự hình thành bản sắc nơi chốn cũng như cảm giác nơi chốn
(Cresswell, 2014; Easthope, 2004; Tuan, 1974). Tuan (1974) đã xây dựng thuật ngữ “topophilia”
để thể hiện mối liên kết về mặt cảm xúc và tình cảm của con người (the bond) với một địa điểm
nào đó. Chính nhờ sự liên kết này mà mỗi cá nhân có thể phân biệt sự khác nhau giữa các không
gian, cảm nhận và hiểu được được bản sắc của nơi chốn.
Trong việc truyền tải và gìn giữ những giá trị kiến tạo trong quy hoạch, cảm giác về nơi chốn
đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Nếu đứng trên quan điểm nơi chốn là xã hội hóa kiến tạo thì quá
trình hình thành cảm giác nơi chốn và khai thác các yếu tố làm tăng thêm cảm giác đó chính là
bước căn bản của sự kiến tạo xã hội nơi chốn. Một địa điểm hoặc một không gian về bản chất
290


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

khơng có có bất cứ ý nghĩa tiền sinh nào khi khơng có sự hiện hữu của con người (Harvey, 1996).
Ở đây cần phải hiểu là cảm giác nơi chốn hình thành, thăng hoa hay phai mờ gắn liền với cuộc
sống hằng ngày và quá trình này theo như Rose (trích trong Easthope, 2004) đan xen một cách vô
thức trong trải nghiệm thường ngày của mỗi cá nhân. Rose lập luận rằng hình thành cảm giác nơi
chốn: một, là bản năng sinh tồn của mỗi cá nhân; hai, là sự nhận thức về đặc trưng văn hóa mà cá
nhân hình thành để tương phản, chiêm nghiệm với thế giới xung quanh, và ba là một đặc tính thể
hiện bản lĩnh chính trị mà cá nhân dùng để thể chứng tỏ sự hiện hữu, cá tính của bản thân so với
cá nhân khác trong xã hội. Như vậy cảm giác nơi chốn mang tính trừu tượng và cũng rất đa dạng
bởi mỗi cá nhân khác nhau về giới tính, tơn giáo, trải nghiệm thế giới, trình độ văn hóa… sẽ có
những trải nghiệm khác nhau về cảm giác, nhận thức về cùng một địa điểm. Tuy nhiên Rose (1995)
cho rằng mặc dù cảm giác về nơi chốn mang tính cá nhân như vậy nhưng nó được chi phối và định
hình bởi các yếu tố cấu trúc hệ thống như: bối cảnh xã hội - chính trị và thể chế văn hóa - kinh tế.

Như vậy có thể thấy rằng, để hình thành nên sợi dây liên kết giữa cá nhân với mơi trường
xung quanh hay nói cách khác để biến một không gian vô nghĩa thành một nơi chốn có ý nghĩa
đối với mỗi cá nhân, cần phải có ba thành tố, theo Relph (1976) đó là: đặc điểm diện mạo vật lý dạng thức và hình thể; chức năng của khơng gian và các hoạt động trong không gian; và các ý
nghĩa và biểu trưng. Hay tạm hiểu theo cách của Southworth and Ruggeri (2010) đó là ba thành tố
liên quan đến giá trị về trực giác (visual significance), cá nhân (individuals) và các giá trị kiến tạo
của xã hội (social meanings). Theo hai tác giả bản sắc hay đặc trưng của nơi chốn được thể hiện
toàn diện và thuyết phục nhất khi ba thành tố này hội tụ và thể hiện phạm quy ảnh hưởng tương
đương nhau. Tuy nhiên, để cân bằng sự đầu tư cho ba thành tố trên không hề dễ, đặc biệt là dưới
sự tác động của q trình tồn cầu hóa. Thực tế là xây dựng được cảm giác mạnh mẽ về nơi chốn
sẽ đem lại cho mỗi cá nhân hoặc mỗi cộng đồng sự an toàn, kết nối, sự thoải mái và cảm giác thuộc
về. Những giá trị tích cực này một mặt đem lại cho cá nhân và cộng đồng động lực và quyền năng
để bảo vệ nơi chốn, nơi đã mang lại cho họ những lợi ích to lớn. Mặc khác cũng chính những giá
trị kiến tạo này có thể sẽ khiến cho cá nhân và cộng đồng khó thích ứng được với những thay đổi
mà q trình tồn cầu hóa dẫn đến. Điều này hình thành nên các tư tưởng định kiến cho rằng quá
trình thay đổi sẽ làm xói mịn cảm giác nơi chốn và các giá trị về bản sắc nơi chốn trong trường
hợp này sẽ được dùng để kiến tạo sự khác biệt giữa “chúng tôi” (us) và “họ” (them).
Relph (1976) cho rằng, tình trạng khơng nơi chốn “placelessness” làm suy thối bản sắc nơi
chốn trong bối cảnh xã hội - kinh tế phương Tây dưới lực tác động liên tục của sự đồng hóa
(homogeneity), tiêu chuẩn hóa (standardisation) và các ràng buộc kinh tế - chính trị. Đồng quan
điểm với Relp, Tsing (trích trong Cresswell 2014) lập luận rằng, q trình tồn cầu hóa hoạt động
dựa trên nguyên tắc phổ biến khoa học toàn cầu, cấp nguồn vốn lưu động và lan truyền hệ tư tưởng
tự chính trị dân chủ tự do. Tsing đưa ra ví dụ là để trở nên phổ biến quy mơ tồn cầu, nguồn vốn
lưu động (mobile capital) phải được rải khắp mọi nơi, và để thấy được sự lan tỏa nguồn vốn này,
nó phải được chuyển tải thành vật chất hiện hữu ở một nơi nào đó. Quá trình này theo Tsing sẽ tạo
ra lực “ma sát” (friction), là sự cọ xát giữa sản phẩm vật chất tồn cầu hóa ví dụ các siêu thị, các
291


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG


trung tâm thương mại bao gồm các chuỗi cửa hàng thương hiệu và các phức hợp cao ốc văn phòng,
với một địa điểm cụ thể ở các quốc gia tiếp nhận. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc
vào chính sách nơi chốn của quốc gia tiếp nhận. Relp lo sợ rằng các không gian sản sinh ra từ các
vật chất tồn cầu hóa, ví dụ như thiết kế của một cơng trình cho đến một khu dân cư, một thành
phố trở nên giống nhau về thị giác lẫn cảm nhận.
Như vậy có thể thấy ở đây có sự phát triển mang tính đối lập và tính bài trừ. Đặc biệt ở các
quốc gia đang phát triển thì hiện tượng này đang diễn ra mạnh mẽ hơn hết. Một mặt các quốc gia
này phải tạo điều kiện để q trình tồn cầu hóa diễn ra nhanh chóng - giảm lực “ma sát” - thông
qua việc xây dựng các khơng gian theo các tiêu chuẩn tồn cầu và tất nhiên sẽ vấp phải tư tưởng
“cái của chúng tôi” và “cái của họ”, mặt khác phải đối diện thử thách phát triển bền vững các giá
trị truyền thống cụ thể là sự xói mịn của bản sắc nơi chốn và cảm giác nơi chốn.
Đến đây, bài viết đã thảo luận những vấn đề thuộc về bản chất của nơi chốn và sự kiến tạo xã
hội hóa của nơi chốn trong bối cảnh tồn cầu hóa và phát triển bền vững thơng qua hai thuật ngữ
hiện hữu của nơi chốn đó là bản sắc nơi chốn và cảm giác nơi chốn. Qua đó làm tiền đề để thảo
luận ý nghĩa hết sức quan trọng của nơi chốn trong việc nghiên cứu về quy hoạch phát triển chợ
truyền thống ở Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa và phát triển bền vững.
3. Ý nghĩa của nơi chốn trong nghiên cứu chợ truyền thống
3.1. Chợ truyền thống - nơi chốn hiện hữu với cộng đồng tưởng tượng ‘Tổ quốc’
Trong lãnh hội quan điểm nơi chốn là một không gian đã được gắn nghĩa thơng qua q trình
xã hội kiến tạo, thì chợ truyền thống hội tụ đầy đủ các yếu tố là một không gian được xã hội kiến
tạo, là một nơi chốn quen thuộc tạo nên bản sắc của của người Việt. Chợ truyền thống được ra đời
cùng với sự hiện hữu của các dân tộc Việt Nam. Nhu cầu trao đổi, buôn bán các nhu yếu phẩm cơ
bản, nhu cầu giao tiếp và kết nối là những nhu cầu sinh tồn căn bản của con người (Maslow, 1943).
Chợ hình thành là bởi sự cần thiết cho sự sinh tồn của các cộng đồng người Việt dù là ở khu vực
nông thôn, làng, bản hay trong các khu dân cư ở các đơ thị hay thậm chí các cộng đồng người Việt
sinh sống ở nước ngồi. Ví dụ Cabramatta là một địa điểm người Việt tập trung nhiều nhất ở bang
New South Wale nước Úc, là một chợ nổi tiếng mang sắc thái riêng của người Việt sinh sống tại
quốc gia này (Conroy, 2004). Hoặc chợ ‘Sài Gòn thu nhỏ’ (Little Sài Gịn) nổi tiếng vì đậm bản
sắc người Việt ở các tiểu bang tại Mỹ, Canada và Pháp (Bui, 2013; Kim, 2020). Cho dù đi đến
đâu, định cư ở bất cứ địa điểm nào thì nhu cầu họp, nhóm chợ vẫn là một đặc tính hiện hữu khơng

thể thiếu của người Việt.
Giá trị của chợ truyền thống như một nơi chốn cấu thành nên bản sắc của đất nước, con người
Việt Nam. Theo Anderson (2006), bản chất của ‘đất nước’ (nation) là một cộng đồng tưởng tượng
(immagined community). Theo ông, ‘đất nước’ được xã hội hóa kiến tạo thơng việc cá nhân khơng
có bất cứ một điểm chung nào trong cộng đồng tin rằng hay ‘tưởng tượng’ rằng họ được kết nối
với nhau bằng ý tưởng một quốc gia như một nơi chốn, thơng qua sự đồng lịng, hợp tác và tin
tưởng lẫn nhau. Ở Việt Nam, cộng đồng tưởng tượng ở đây có thể là ‘Tổ quốc’. “Tổ quốc” được
292


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

kiến tạo trong tâm trí của người Việt để củng cố hình ảnh, đất nước con người và 54 dân tộc thống
nhất nhờ các thủ pháp bao gồm quốc cờ, quốc ca, quốc ngữ, tiền tệ, ngày quốc tổ, ngày quốc khánh
và ngày quốc lễ. Trong ngữ cảnh này, chợ nên được xem là nơi chốn củng cố sức tưởng tượng
cộng đồng thống nhất Việt Nam. Chợ là một nơi chốn trong nơi chốn ‘nước nhà’. Chợ xuất hiện
trên mọi vùng miền của Tổ quốc, là nơi mà tất cả các thủ pháp kiến tạo cộng đồng tưởng tượng
hiện hữu và thể hiện quyền năng.
3.2. Chợ truyền thống - nơi chốn phản chiếu lối sống và cách hiểu của người Việt
Trong nghiên cứu quy hoạch chợ truyền thống, điều quan trọng là các nhà thực hiện công tác
quy hoạch xác định giá trị của chợ truyền thống và tiếp cận các không gian gán nghĩa này như thế
nào. Tiếp cận chợ truyền thống trên quan điểm đó là một khơng gian được hình thành và quy hoạch
như một không gian chức năng trong đô thị hoặc vùng, hay là một nơi chốn cần thiết cho động lực
phát triển kinh tế - xã hội hoàn toàn khác với việc tiếp cận chợ truyền thống là hiện hữu cùng với
sự hiện hữu của cộng đồng người Việt. Cách tiếp cận thứ nhất phản chiếu môi trường quyết định
luận (environmental determinism) - môi trường vật lý hoặc môi trường xây dựng quyết định sự
hình thành và phát triển hành vi văn hóa và xã hội (Brooke, 2019; Taylor, 1998). Dưới cách tiếp
cận này, chợ truyền thống được xem như là một không gian kiến trúc cảnh quan (landscape) được
sắp xếp và quy hoạch theo phương pháp tổng thể hợp lý. Bản chất của phương pháp này là thiết
kế chợ (design out), là công tác tổ chức và sắp xếp cảnh quan trên bề mặt của một không gian

trống hoặc chiếm hữu, và không gian này sẽ được nghiên cứu, định hình và xây dựng bằng cách
áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đúc kết từ các lý thuyết về kinh tế - môi trường - kỹ thuật. Với
cách tiếp cận này, chợ được xem là một đối tượng có thể quan sát thiết kế từ ‘bên ngồi’
(outsideness). Chỉ cần phân tích hợp lý các yếu tố: hành vi, văn hóa, kinh tế - xã hội và tuân thủ
các nguyên tắc thiết kế hợp lý cùng với các tiêu chuẩn kinh tế xã hội và kỹ thuật là các nhà nghiên
cứu quy hoạch có thể xây dựng nên một không gian chợ được xem là phù hợp với nhu cầu của
người sử dụng.
Tuy nhiên, việc tiếp cận và xem chợ như một ‘thứ’ (thing) như trên sẽ đem lại huệ lụy nghiêm
trọng đó là sản sinh ra những khơng gian “khơng nơi chốn” (placelessness). Bởi vì về căn bản, bản
sắc của nơi chốn không được truyền tải do các thành tố của nơi chốn không được thể hiện vai trị
tương đương nhau. Như đã phân tích ở mục 3, bản sắc của nơi chốn được cấu thành bởi ba thành
tố căn bản: vật thể - trực giác, hoạt động - chức năng quan sát được, và ý nghĩa của xã hội. Nhưng
với cách tiếp cận như trên đã đưa thành tố vật thể trực giác làm thành tố nền trong khi hai thành tố
còn lại chỉ được gán vào một cách lỏng lẻo. Đặc biệt, trong bối cảnh của tồn cầu hóa khi mà các
vật thể tồn cầu như siêu thị và trung tâm thương mại được cho là khơng gian phù hợp hơn trong
nhịp sống hiện đại, thì hai thành tố còn lại thường bị xem nhẹ.
Chợ truyền thống đồng thời bị đem ra so sánh với các siêu thị và trung tâm thương mại. Các
tiêu chí thiết kế của các không gian, các hành vi sử dụng không gian và các hành vi tương tác giữa
các cá nhân trong các khơng gian tồn cầu này được áp dụng nghiên cứu cho công tác cải tạo chợ
truyền thống hoặc ngược lại các tiêu chí này được dùng để tăng lợi ích kinh tế cho các siêu thị và
293


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

trung tâm thương mại. Tuy nhiên, về bản chất không thể lập phép so sánh và nếu cố gán ép việc
so sánh này thì khơng gian “khơng nơi chốn” sẽ tiếp tục được nhân bản. Bản sắc nơi chốn chợ
truyền thống dần biến mất trong khi ‘tính khơng đích thực’ (inauthenticity) của không gian siêu
thị và trung tâm thương mại trở nên phổ biến. Ví dụ việc xây dựng mới chợ Cửa Nam và chợ Hàng
Da trên địa bàn thành phố Hà Nội (Geertman, 2011). Mặc dầu tên gọi vẫn là chợ nhưng thực tế

bản sắc nơi chốn của hai khơng gian này đã khơng cịn là một nơi chốn chợ truyền thống đích thực
(authenticity).
Để tránh hiện tượng này, cách tiếp cận thứ hai bền vững hơn là nên xem chợ truyền thống như
một nơi chốn phản chiếu cách sống, cách hiểu con người và văn hóa Việt. Khi ta bác bỏ quan niệm
chợ là một ‘thứ’ không gian chức năng thay vào đó nội thức hóa chợ truyền thống là lối sống của
người Việt (a Viet’s way of life), là lăng kính mà cá nhân có thể dựa vào đó để nhìn, biết và hiểu thế
giới (a Viet’s way of knowing) thơng qua đó kiến tạo ý nghĩa cuộc sống hằng ngày. Điều đó đồng
nghĩa với việc tiếp cận chợ truyền thống qua lăng kính của hiện tượng học: chợ là một hiện tượng
đặc trưng của người Việt, tạo nên bản sắc hiện hữu (existential identity) của con người Việt Nam. Ở
đây hiện tượng học nơi chốn là phương pháp nhấn mạnh những sự miêu tả và giải thích chân thật
sống động các kinh nghiệm, nhận thức và ý nghĩa của con người trong nơi chốn mà thường không
được chú ý hoặc xem là điểu hiển nhiên, đại chúng (Seamon, 2018). Theo Cresswell (2014) khi ta
nhìn thế giới là sự bao gộp nhiều nơi chốn khác nhau ta sẽ hiểu thế giới ở một nghĩa khác theo. Suy
ra nếu ta nhìn chợ truyền thống là một nơi chốn tổng hòa (assembling place) các mối quan hệ tương
tác giàu ý nghĩa giữa con người và môi trường xung quanh, kết tụ thành sản phẩm tinh hoa văn hóa
và cảm giác thuộc về, sẽ giải phóng chúng ta khỏi các suy nghĩ về sự tương tác mang tính chức năng
tầm thường, các thông số kinh tế hợp lý và sự kiện hằng ngày hời hợt.
Khi nghiên cứu chợ truyền thống câu hỏi đặt ra ở đây không phải là chợ này có đặc trưng gì
cần gìn giữ, hay bản sắc, linh hồn của chợ này là gì, mà câu hỏi ở đây phải là điều gì đã kiến tạo
nên đặc trưng, bản sắc và linh hồn của chợ và điều gì duy trì quá trình kiến tạo này. Với cách tiếp
cận hiện tượng học thì khi nghiên cứu quy hoạch chợ truyền thống, gìn giữ bản sắc của chợ cũng
như là liên tục kiến tạo nên cảm giác nơi chốn của chợ phải tiếp cận đa chiều và tích hợp, nghiên
cứu song song trên cả ba thành tố cấu thành bản sắc nơi chốn. Đặc biệt là sự hịa mình của người
nghiên cứu văn hóa và hành vi tương tác của cá nhân trong chợ trong quá trình nghiên cứu và đồng
thời kết hợp với những phương pháp quan sát tương phản, phỏng vấn chuyên sâu, phản tư và chiêm
nghiệm các hiện tượng thông thường trong không gian chợ. Thực tế là cơng tác quy hoạch ở Việt
Nam nói chung thường bỏ qua, hoặc cơng tác này chỉ mang tính chất hình thức. Phải xác định rằng
những trải nghiệm sống (lived experience) hoặc ý nghĩa kiến tạo của các trải nghiệm sống
(experientally lived meanings) chỉ có những người trong cuộc (insiders) mới cảm nhận, hiểu và
lĩnh hội được.

3.3. Vị trí của người nghiên cứu trong chợ truyền thống
Trên quan điểm của xã hội hóa kiến tạo nơi chốn thì bản sắc của nơi chốn cũng là sản phẩm
kiến tạo của xã hội. Điều đó có nghĩa là cả ba thành tố của bản sắc của chợ đều là sản phẩm kiến
294


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

tạo xã hội. Mỗi cộng đồng sẽ kiến tạo bản sắc riêng của chợ nơi cộng đồng đó sinh sống và bản
sắc này thể hiện qua hình thức cơng trình kiến trúc, vật thể xây dựng, qua cảnh quan không gian,
thể hiện qua hành vi và văn hóa, đặc tính của mỗi cá nhân và thể hiện qua các tập hợp ý nghĩa của
cộng đồng bao gồm các thể chế thành văn như các quy định pháp luật, các quy định của tổ chức
đến những thể chế, quy tắc không thành văn như những thể lệ địa phương, định kiến xã hội, hay
những mẩu chuyện thường này. Cho nên quy hoạch phát triển bền vững chợ truyền thống chính là
quy hoạch bảo tồn, duy trì và phát huy bản sắc của chợ truyền thống trong bối cảnh liên tục vận
động, phát triển của xã hội và tồn cầu hóa.
Với nhận định như vậy, vị trí của người nghiên cứu cần phải được xác định rõ ràng trong mối
liên hệ với ba thành tố của bản sắc nơi chốn. Vị trí của người nghiên cứu ở đây là làm rõ người
nghiên cứu là ai và đứng trên quan điểm nào để tiếp cận chợ. Relph (1976) đã phân biệt sự khác
nhau căn bản giữa sự trải nghiệm bên trong và bên ngoài của những trải nghiệm nơi chốn của con
người. Ông đưa ra hai thái cực là hiện hữu bên ngoài (existential outsideness) và hiện hữu bên
trong (existential insideness) và nằm giữa hai thái cực này còn nhiều trải nghiệm bản sắc nơi chốn
khác. Hiện hữu bên trong một nơi chốn là thuộc về nó, nhận dạng với và cấu thành nên bản sắc
nơi chốn và có được cảm giác nơi chốn một cách vơ thức. Trong khi hiện hữu bên ngồi là khơng
có sự gắn kết nào đến nơi chốn nghiên cứu, xem nơi chốn như là một không gian nền cho các hoạt
động trong cuộc sống và khơng có bất cứ ý nghĩa gắn kết giữa khơng gian với cá nhân. Ví dụ, một
người phụ nữ bán hàng trong chợ là người có trải nghiệm hiện hữu bên trong trong khi một du
khách lần đầu tiên đến mua đồ tại chợ là người có trải nghiệm hiện hữu bên ngoài. Tuy nhiên, đấy
mới chỉ là cách suy luận hời hợt dựa trên những phán đốn duy lý bởi vì khi đào sâu vào luận điểm
trên thì có nhiều khả năng khác.

Ví dụ như người phụ nữ bán hàng tại chợ có thể đây là lần đầu tham gia buôn bán tại chợ,
trong khi người du khách tuy là lần đầu vào chợ nhưng đã có cả một quãng thời gian dài trải
nghiệm chợ, nhận thức về chợ và am hiểu về chợ. Có thể tìm ra rất nhiều giả thuyết khác nữa.
Nói như vậy để thấy được rằng nếu người nghiên cứu quy hoạch chợ có trải nghiệm sống khác
nhau sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Một nhà quy hoạch là phụ nữ thể hiện hai vị trí
vừa là người hiện hữu bên trong xem chợ là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc gia
đình, vừa là người tiếp cận chợ trên quan điểm là một nhà quy hoạch chuyên nghiệp và có thể
có nhiều yếu tố khác như: niềm tin tơn giáo, tín ngưỡng, truyền thống gia đình và các giá trị
chính trị - xã hội - mơi trường mà bản thân tơn trọng. Vậy cịn đối với các đối tượng khác nhau
về độ tuổi, môi trường sống (đơ thị và nơng thơn), dân tộc, trình độ văn hóa, giới tính, tín
ngưỡng… thì trải nghiệm bản sắc của chợ như thế nào? Và làm thế nào để duy trì cảm giác nơi
chốn trong từng cá nhân như vậy?
Để trả lời câu hỏi này, hiện tượng học nơi chốn đưa ra tính ý hướng (intentionality) và tính
đích thực (authenticity). Nói như Relph (1976), chúng ta trải nghiệm và cảm nhận bản sắc nơi chốn
như thế nào phụ thuộc vào ý định (intention) của chúng ta và các ý định này có thể chồng chéo
ảnh hưởng lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là trong việc lựa chọn các giá trị nào của chợ để trân trọng,
295


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

nâng niu, cải tạo và bảo tồn, quyết định như thế nào là phụ thuộc vào ý hướng chủ quan của nhà
quy hoạch. Nếu xem chợ là không gian chức năng, là nền cho các hoạt động trong cuộc sống khác
diễn ra và vị trí của người nghiên cứu là quan sát từ bên ngồi thì đồng nghĩa với việc chấp nhận
hình thành các khơng gian chợ khơng đích thực cũng như cổ vũ các thái độ và nhận thức “khơng
đích thực” (inauthentic attitude) hời hợt và nơng cạn và kết quả là khơng gian “khơng nơi chốn”
hình thành (chợ Hơm, chợ Cửa Nam, chợ Hàng Da). Cịn nến xem chợ là hiện hữu cùng với hiện
hữu của người Việt địi hỏi sự “ngâm mình” (immersion) của người nghiên cứu và xem đóng góp
của từng cá nhân trong cộng đồng về chợ là điều không thể thiếu, đồng nghĩa với việc kiến tạo
tính đích thực (authnticity) trong nhận thức, thái độ và hành vi trong mối liên hệ với nơi chốn và

bản sắc của nơi chốn.
3.4. Chợ truyền thống - nơi chốn được kiến tạo và kiến tạo lại liên tục
Massey (2008) đã nhận định, nơi chốn và bản sắc nơi chốn không phải là cố định hay bất biến
mà ln là một q trình tiến hóa cấp tiến (progressive place) cùng với thời gian. Khai thác quan
điểm này, Cresswell (2014) cho rằng nơi chốn ln có tính mở - hội nhập, được thực hành và sống
cùng với sự phát triển của xã hội. Rõ ràng, chợ truyền thống là nơi tổng hòa các tập hợp mối quan
hệ giàu ý nghĩa và phức tạp giữa người mua với người bán và giữa người với vật thể xếp đặt trong
chợ và giữa người với môi trường xung quanh. Những mối quan hệ này khơng phải bất động hoặc
bị đóng băng trong khung thời gian tĩnh tại mà luôn luôn vận động, biến đổi và tiến hóa dưới tác
động của nền kinh tế thị trường - hàng hóa, biểu hiện qua sự giao thoa văn hóa đại chúng (mass
culture), cơng nghệ truyền thơng (mass communication), quyền năng của các nhóm lợi ích, thậm
chí các hiện tượng cực đoan như đại dịch.
Sự phát triển của các siêu thị trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi thương hiệu toàn
cầu và sự thay đổi lối sống và hành vi mua sắm của cá nhân có tác động đến sự phát triển cục bộ
của chợ, tuy nhiên những tác động này không nên xem là tiêu cực mà xác định đó là xu thế tất yếu
của q trình hịa nhập. Và đơi khi như Easthope (2004) và Relph (1976) cho rằng bản sắc và cảm
giác nơi chốn sẽ được thể hiện trung thực và rõ nét hơn khi có sự tương tác, cọ xát giữa nhiều trải
nghiệm khơng gian khác nhau. Do đó, Massey (2008) và Soja (1999) cho rằng cần phải xem xét
lại tính đích thực của bản sắc nơi chốn trong bối cảnh phức tạp của tồn cầu hóa và khơng nhất
thiết phải tạo ra ranh giới rõ ràng giữa các thái cực như bên trong/bên ngoài
(insideness/outsideness) hay chúng ta/bọn họ (us/them) bởi vì việc tạo ra những ranh giới như vậy
sẽ đưa ra thông điệp rằng bản sắc nơi chốn dễ bị tổn thương và tạo ra định kiến rằng quá trình phát
triển là sự đe dọa nghiêm trọng đến bản sắc nơi chốn.
Chính vì nơi chốn có tính mở, sống và được kiến tạo liên tục như vậy nên bản sắc hay đặc
trưng của nơi chốn khơng chỉ có một mà đa dạng và ln có sự xung đột và thỏa hiệp. Bản sắc của
nơi chốn được kiến tạo bởi các “lớp” xếp chồng chéo lên nhau theo các cách kết hợp đa dạng
(Massey, 2008). Trong ngữ cảnh này có thể thấy được bản sắc nơi chốn của chợ truyền thống ln
có sự xung đột và cọ xát giữa các quan điểm của các cộng đồng khác nhau. Nhà thiết kế xây dựng
296



RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

đô thị muốn tạo ra không gian vật thể theo các thông số kinh tế kỹ thuật duy lý, nhà quản lý đô thị
mong muốn tạo ra cơ chế hoạt động chợ hiệu quả, quản lý và điều tiết các hoạt động trong chợ,
nhà nghiên cứu bảo tồn chợ mong muốn giữ những giá trị lịch sử cố hữu của chợ, các vật thể hoặc
công trình biểu trưng của chợ, xem chợ như một bảo tàng lưu giữ các giá trị cổ truyền, các nhà
đầu tư hay các tập đồn kinh tế ln ưu tiên giữ lợi nhuận và các cơ hội sinh lời trong các quyết
định đầu tư phát triển chợ, trong khi các nhà hoạt động xã hội nhấn mạnh vào các quan hệ xã hội
phức tạp trong chợ và trong mối liên hệ với chợ, hay các nhà nghiên cứu quyền phụ nữ có thể cho
rằng bản sắc của chợ chính là được tạo ra từ những người phụ nữ Việt, gắn với phụ nữ Việt và đôi
khi cho rằng chợ là khởi nguồn của bất bình đẳng giới gắn vai trị của người phụ nữ với cơng việc
“chợ búa”, chăm sóc gia đình hoặc xem rằng sự lơn xộn, bừa bãi và ồn ào của chợ cũng chính là
đặc tính của nữ tính (feminine identities). Tất cả những ý tưởng trên đều đóng góp cho bản sắc của
chợ và tất cả đều khơng bất biết, ln tiến hóa theo nhịp phát triển của thời đại.
4. Kết luận
Vai trò hiện hữu của nơi chốn - chợ truyền thống trong sự hiện hữu của người Việt được thảo
luận trong bài viết thông qua lăng kính của hiện tượng học và xã hội hóa kiến tạo. Tác giả đã phân
tích, gạn lọc và tổng hợp những kết quả nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi trong lĩnh vực triết
học, địa lý nhân văn, xã hội học từ các học giả nổi tiếng như Eward Relph, Doreen Massey, Malpas
J. E., Martin Heddigers, Yi-Fu Tuan và Tim Cresswell. Thêm vào đó là các cơng trình nghiên cứu
và các bài tham luận về các vấn đề đô thị và trong phạm vi con người - môi trường tương tác từ
đó đưa ra một khung lý thuyết cơ bản bao gồm các thuật ngữ, khái niệm và các thành tố cấu thành
về nơi chốn, bản sắc nơi chốn và cảm giác nơi chốn cho các nghiên cứu quy hoạch phát triển chợ
truyền thống bền vững trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Thơng qua đó, tác giả đã phát hiện ra nhiều vấn đề trong công tác quy hoạch chợ truyền thống
hiện tại cần phải xem xét. Đó là vấn đề về xác định giá trị của chợ truyền thống để từ đó có hướng
tiếp cận quy hoạch theo mơi trường quyết định luận hay theo hiện tượng học; vấn đề về vị trí của
người nghiên cứu trong mối liên hệ với chợ truyền thống; các vấn đề trong nhìn nhận chợ truyền
thống ln vận động tiến hóa cùng với sự tiến hóa của xã hội và con người Việt Nam; và các vấn

đề về sự đa dạng của bản sắc chợ, bản sắc đích thực của chợ trong sự bùng nổ của nền kinh tế thị
trường và toàn cầu hóa. Do đó, bài viết mong muốn trong tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu duy
trì, bảo tồn, tơn tạo và phát triển chợ truyền thống khai thác ‘nơi chốn’ để làm căn cứ lý thuyết
khoa học cũng như khuyến khích các nhà nghiên cứu tiếp cận vấn đề trên quan điểm hiện tượng
học và xã hội hóa kiến tạo nơi chốn để thấy được sự đa dạng, nhiều màu sắc và giàu ý nghĩa nhân
văn của thuật ngữ mang tính ‘hiện hữu’ (existential) này.

297


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Tài liệu tham khảo
1. Agnew, J. A. (1987). Place and politics the geographical mediation of state and society.
2. Anderson, B. (2006). Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of
Nationalism. London and New York: Verso.
3. Brooke, J. L. (2019). Environmental determinism. In Oxford Bibliographies.
4. Bui, V. P. (2013). 25 năm Little Saigon. Retrieved 16/08/2021, from BBC Vietnam
/>5. Conroy, S. (2004). Cabramatta common. Australian Planner, 41(3), 23-26.
6. Cresswell, T. (2014). Place: an introduction. USA: Wiley-Blackwell.
7. Easthope, H. (2004). A place called home. Housing, Theory and Society, 21(3), 128-138.
8. Geertman, S. (2011). Hà Nội - Chợ dân sinh, lối sống và sức khỏe cộng đồng bị đe dọa
Retrieved from />9. Harvey, D. (1996). Space, time and place. In Justice, Nature and the Geography of
Difference (pp. 207-328). Cambridge: Blackwell Publishers.
10. Kim, C. K. (2020). Little Saigon - A Cultural Heritage Site. Retrieved 16/08/2020, from
Preserve orange county />11. Lefebvre, H. (1991). The Production of Space. Oxford: Blackwell Publishing.
12. Malpas, J. E. (1999). Introduction: the influence of place. In Place and Experience: A
philosophical Topography (pp. 1-18). Cambridge: Cambridge University Press.
13. Maruyama, M., & Trung, L. V. (2007). Traditional bazaar or supermarkets: a probit
analysis of affluent consumer perceptions in Hanoi. International Review of Retail, Distribution

and Consumer Research, 17(3), 233-252.
14. Maslow, A. H. (1943). A theory of human motivation. Psychological Review, 50(4),
370-396.
15. Massey, D. (2008). A global sense of place. In T. S. Oakes & P. L. Price (Eds.), The
Cultural Geography Reader (pp. 257-263). London and New York: Routledge.
16. Massey, D., & Jess, P. (1995). Places and cultures in an uneven world. In A Place in the
World?: Places, Cultures and Globalization (pp. 215-239): Oxford: Oxford University Press.
17. Relph, E. (1976). Place and placelessness. London: Pion Limited.

298


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

18. Rose, G. (1995). Place and identity: a sense of place. In D. Massey & P. Jess (Eds.), A
Place in the World?: Places, Cultures and Globalization (pp. 87-132). Oxford: Oxford
University Press.
19. Seamon, D. (2018). Premilinaries for phenomenology of place: principles, concepts
and method. In Life Takes Place: Phenomenology, Lifeworlds and Place Making (pp. 8-19).
London and New York: Routledge.
20. Sepe, M. (2013). Place and place identity as key concepts. In Planning and place in
the city (pp. 1-24). London and New York: Routledge.
21. Soja, E. W. (1999). Thirdspace: Expanding the scope of the geographical imagination.
In D. Massey, J. Allen, & P. Sarre (Eds.), Human Geography Today (pp. 260-278). Cambridge:
Polity.
22. Southworth, M., & Ruggeri, D. (2010). Beyond placelessness: place identity and the
global city. In T. Banerjee & A. Loukaitou-Sideris (Eds.), Companion to Urban Design (pp.
495-509). London and New York: Routledge.
23. Taylor, N. (1998). Urban Planning Theory Since 1945. London: SAGE Publications Ltd.
24. Tuan, Y.-F. (1974). Topophilia and environment. In Topophilia: A Study of Environmental

Perception, Attitudes and Values (pp. 92-112). New York: Columbia University Press.

299



×