Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.17 KB, 9 trang )

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Phan Văn Trung1, Phạm Văn Đức2
1. Khoa Cơng nghiệp Văn hóa. Email:
2.Trường THCS Phú An, Bến Cát, Bình Dương. Email:
TĨM TẮT
Thị xã Tân Un có tiềm năng phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du
lịch làng nghề, du lịch về nguồn, ... Tuy nhiên, hiện trạng phát triển du lịch ở thị xã Tân uyên
chưa tương xứng với tiềm năng, khách du lịch và doanh thu từ hoạt động du lịch còn thấp, sản
phẩm du lịch chưa đa dạng, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Dựa vào phương pháp thu thập,
xử lý tư liệu và phương pháp khảo sát thực địa nhóm nghiên cứu phân tích làm rõ hiện trạng phát
triển du lịch và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cho thị xã Tân Un, tỉnh Bình Dương.
Từ khóa: Giải pháp, du lịch, hiện trạng, thị xã Tân Uyên
1. MỞ ĐẦU
Thị xã Tân Un, tỉnh Bình Dương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, gồm nguồn tài
nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn như các vườn trái cây, cơng trình kiến trúc cổ, làng
nghề, sân golf, ... Đây là cơ sở phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái miệt vườn
tham quan các trang trại, các vườn cây ăn trái; du lịch văn hóa tham quan các di sản văn hóa;
du lịch tham quan các làng nghề; du lịch thể thao cao cấp. Bên cạnh đó thị xã được bao bọc bởi
sông Đồng Nai và hệ thống kênh rạch giúp khu vực này có khí hậu khá mát mẻ tạo điều kiện
thuận lợi phát triển du lịch.
Tuy nhiên trong những năm vừa qua, ngành du lịch của thị xã Tân Uyên phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng hiện có, thể hiện qua số lượng và doanh thu từ hoạt động du lịch còn
thấp, cơ sở lưu trú đạt chuẩn chưa cao, nguồn nhân lực phục vụ du lịch cịn thiếu.
Do đó, phân tích làm rõ thực trạng phát triển du lịch và đề xuất các giải pháp phát triển
du lịch giúp cho các nhà hoạch định chính sách ở địa phương có những căn cứ thực tiễn và tin
cậy về phát triển du lịch là việc làm cần thiết. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho địa phương đề
xuất định hướng phát triển du lịch ở thị xã Tân Uyên trong thời gian tới hiệu quả hơn.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu
Phương pháp này được vận dụng trong thu thập các tài liệu liên quan tới phát triển du lịch


tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó tiến hành chọn lọc, phân tích các tài liệu,
đồng thời thành lập bảng thống kê, xây dựng các biểu đồ nhằm làm rõ thực trạng phát triển du
lịch tại địa bàn nghiên cứu.
58


2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thực trạng một số yếu tố liên quan đến tài nguyên
tự nhiên, tài nguyên nhân văn và cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch thị xã Tân Uyên theo
các tuyến đường chính như ĐT 742, ĐT 746, ĐT 747 A, ĐT 747B và tuyến đường sông thuộc
thị xã Tân Uyên dài khoảng 18km.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng phát triển du lịch thị xã Tân Uyên
3.1.1. Sản phẩm du lịch
Du lịch sinh thái miệt vườn: đã được hình thành và khai thác phục vụ du khách ở cù lao
Bạch Đằng là các vườn bưởi. Tổng diện tích trồng bưởi ở cù lao Bạch Đằng đến năm 2019 là
340 ha với nhiều giống bưởi nổi tiếng. Cù lao Rùa với các vườn rau xanh, nơng sản sạch. Hiện
nay đã có nhiều tuyến du lịch trải nghiệm trên địa bàn thị xã Tân Uyên, thu hút lượng khách
khá lớn đến với các vườn cây ăn quả và nông sản nơi đây.
Du lịch tâm linh: Trong những năm gần đây được sự quan tâm của sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch tỉnh đối với thị xã Tân Uyên nên các địa điểm du lịch tâm trên địa bàn cù lao Rùa
và cù lao Bạch Đằng được khai thác và trùng tu thu hút khách du lịch đến tham quan, tín ngưỡng
và nghiên cứu như: Đình Tân Trạch, chùa Khánh Sơn, đình Nhựt Thạnh, …..
Du lịch thể thao cao cấp: Tại thị xã Tân Uyên có sân gofl Mê Kơng là địa điểm thể thao
cao cấp thu hút khá nhiều khách đến tham quan và tham gia thể thao khơng chỉ là khách trong
nước cịn có cả khách quốc tế.
Du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, vui chơi giải trí: Nhìn chung các di tích
lịch sử, văn hóa trên địa bàn xã Thạnh Hội và xã Bạch Đằng khá phong phú từ các di tích khảo
cổ học, di tích kiến trúc tơn giáo và các cơng trình kiến trúc nhà cổ, cơng trình văn hóa mang
tính giáo dục lịng u nước đã và đang được đầu tư, nâng cấp khai thác phát triển phục vụ

khách du lịch đến tham quan như di tích khảo cổ cấp Quốc gia cù lao Rùa, nhà cổ ông Đỗ Cao
Thứa, con đường bản đồ gốm sứ cù lao Rùa,…. Hằng năm thu hút nhiều du khách đến tham
quan, học tập và nghiên cứu.
Du lịch đường sông: Hai cù lao ở Tân Uyên được sông Đồng Nai bao quanh, độ dốc của
sông thấp, nước chảy chậm nên thuận lợi cho giao thơng đường thủy giữa Bình Dương, Đồng
Nai và các tỉnh lân cận. Hiện nay, do thiếu cơ sở hạ tầng nên mơ hình này vẫn đang trong giai
đoạn thử nghiệm, các bến tàu đang được xây dựng tại Bạch Đằng và Thạnh Hội.
Qùa lưu niệm: Với sản phẩm du lịch chính là bưởi, trái cây có múi nên các sản phẩm làm
quà tặng và lưu niệm cũng xuất phát từ bưởi, cam,... Các sản phẩm chế biến từ bưởi như: rượu
bưởi, tinh dầu bưởi, các món ăn chế biến từ bưởi như chè bưởi, gỏi bưởi, bị nướng lá bưởi ở
Bạch Đằng và nơng sản rau sạch tại Thạnh Hội.
3.1.2. Khách du lịch
Trong những năm vừa qua thị xã Tân Uyên đã nỗ lực phấn đấu đưa ra nhiều kế hoạch, dự
án thu hút đầu tư vào ngành du lịch tại địa phương nên khách tham quan ngày càng tăng lên,
nhất là khách đến hai cù lao. Giai đoạn 2015 - 2019 các di tích trong thị xã có hơn 38.500 lượt
khách tham quan, lễ hội “Hương bưởi Bạch Đằng” qua 2 lần tổ chức thu hút hơn 20.000 du
59


khách tham gia, đặc biệt những ngày diễn ra lễ hội có thể thu hút 3.500 – 4.000 lượt khách đến
với cù lao Bạch Đằng. Di tích khảo cổ học cù lao Rùa cũng thu hút khá đông du khách, giai
đoạn 2015 – 2019 có hơn 2.500 du khách đến tham quan (Chi cục thống kê thị xã Tân Uyên,
2020; Ủy ban nhân dân thị xã Tân Uyên, 2019).
Ngoài lễ hội “Hương bưởi Bạch Đằng” là điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với cù lao
Bạch Đằng với nhiều đối tượng khách du lịch tham gia. Các địa điểm khác ở hai cù lao, khách
du lịch chủ yếu là các nhà khoa học, sinh viên, học sinh.
3.1.3. Doanh thu du lịch: Đối với các cù lao tại thị xã Tân Uyên phần lớn các địa điểm
du lịch chưa thu vé như: di tích khảo cổ cù lao Rùa, nhà cổ ơng Đỗ Cao Thứa, Đình Tân
Trạch,… nên doanh thu hoạt động du lịch của cù lao chưa được thống kê cụ thể. Tuy nhiên, du
khách đến đây sử dụng dịch vụ ăn uống và mua sắm góp phần tăng doanh thu cho người dân

và chủ các cơ sở kinh doanh. Doanh thu dịch vụ năm 2019 của toàn thị xã đạt được 10.600 tỷ
đồng tăng 20,73 % so với kế hoạch (Chi cục thống kê thị xã Tân Uyên, 2020).
3.1.4. Cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống: Trong những năm gần đây dịch vụ ăn uống và
lưu trú của thị xã Tân Uyên ngày càng tăng lên năm 2015 số doanh nghiệp hoạt trong lịch vực
này là 32 doanh nghiệp, đến năm 2019 là 82 doanh nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi cho du
khách khi đến thăm quan các địa điểm ở thị xã Tân Uyên.

Hình 1. Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống
của thị xã Tân Uyên giai đoạn 2015 – 2019
Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Tân Uyên, 2020
Thị xã Tân Uyên đã có một số cơ sở lưu trú, nhà hàng, tiêu biểu là các cơ sở sau đây:
Bảng 1. Một số cơ sở lưu trú và ăn uống thị xã Tân Uyên
TT

Cở lưu trú, ăn uống

1

Khách sạn Mộc Xum

2

Nhà nghỉ Ngọc Lý

3

Nhà hàng sen Hồ Tây

4
5

6
7
8

Nhà nghỉ Rừng Xanh
Quán ăn Bờ Sông
Nhà hàng Bạch Đằng
Thạnh Hội Quán
Bánh Xèo Nhà Em

Địa chỉ

Số điện thoại

Ấp Tân Hóa, xã Tân Vĩnh Hiệp, TX. Tân Uyên
(0650) 3 631 433.
Số 72, khu phố Khánh Long, P. Tân Phước Khánh, TX.
(0650) 3 658 666
Tân Uyên
đường ĐT747 (cầu rạch tre), P. Uyên Hưng,TX. Tân Uyên 0923 323 939 –
0274 3639 179
Tổ 3 Khu 5, P. Uyên Hưng, TX. Tân Uyên
(0650) 2 217 198
Xã Bạch Đằng, TX. Tân Uyên
0933815728
Xã Bạch Đằng, TX. Tân Uyên
0938548993
Xã Thạnh Hội, TX. Tân Uyên
0898680878
215 C khu phố Bình Hịa 2, Tân Phước Khánh, TX.Tân Un 0918 265 448


Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu
60


Hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống ở các cù lao thị xã Tân Uyên đa dạng và phong
phú, tuy nhiên hệ thống nhà hàng và khách sạn đạt tiêu chuẩn cao rất ít.
3.1.5. Cơ sở du lịch – lữ hành
Theo điều tra của nhóm nghiên cứu, số công ty dịch vụ du lịch và lữ hành tại thị xã Tân
Un cịn ít, hiện nay chỉ có 4 cơng ty sau:
Bảng 2. Các đơn vị lữ hành và địa điểm phục vụ khách ở thị xã Tân Uyên
STT

Tên công ty lữ hành

1

Công ty TNHH Grandtour

2

Công ty TNHH Thương mại Du lịch
Thiên Hồng Sa

3

Cơng ty TNHH MTV Travel Center

4


Một số vườn bưởi tại xã Bạch Đằng phục
vụ tham quan, thưởng thức trái cây.

Địa chỉ
Số 34B, khu phố, phường Uyên Hưng,
thị xã Tân Uyên
Số 88, khu phố Khánh Long, phường
Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên
Số 349/C, đường ĐT 746, khu phố 8,
phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên
1. Vườn bưởi anh Hai Hùng
2. Vườn bưởi anh Tâm
3. Vườn bưởi chú Hai Dương

Số điện thoại
(0274)3656609
(0274) 3 906 078
(0274) 3 641 119
0962415166
0792231602
0767744157

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu
3.1.6. Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch
Theo số liệu thống kê của chi cục thống kê thị xã Tân Uyên cho thấy, lực lượng lao động
ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống của toàn thị xã tăng lên khá nhanh năm 2015 là 3.489 người
tăng lên 4.855 người năm 2019. Lực lượng này đáp ứng tốt các nhu cầu của du khách, ngay cả
những ngày diễn lễ hội lớn tại Bạch Đằng (Hương bưởi Bạch Đằng) năm 2019 bình qn mỗi
ngày đón tiếp 3.500 – 4.000 lượt khách tham quan.


Hình 2. Số lao động hoạt động trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống ở thị xã Tân Uyên
giai đoạn 2015 – 2019 (Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Tân Uyên, 2020)
Về hướng dẫn viên du lịch, đa phần các địa điểm du lịch ở các cù lao đều do Phịng Văn
hóa –Thơng tin quản lý, khi du khách đến các địa điểm tham quan rất khó liên hệ hướng dẫn viên
chuyên nghiệp. Hướng dẫn viên ở đây chủ yếu là những người địa phương, cán bộ đoàn hoặc là
chủ các cơ sở sản xuất thủ công, chủ vườn cây ăn trái, do họ chưa qua đào tạo bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ của du lịch, vì vậy nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật
của nhiều địa điểm trên cù lao Bạch Đằng và cù lao Rùa chưa được truyền tải đến du khách.
3.2. Nhận xét chung về hiện phát triển du lịch tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Điểm mạnh: Thị xã Tân Un có tiềm năng lớn phát triển nhiều loại hình du lịch như
61


tham quan, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch thể thao cao cấp,… Cơ sở hạ tầng và cơ
sở vật chất kĩ thuật ngày càng được cải thiện, số lượng khác và doanh thu từ hoạt động du lịch
có xu hướng ngày càng tăng, lực lượng tham gia hoạt động du lịch ngày càng đông.
Hạn chế: Số lượng khách đến với thị xã Tân Uyên có xu hướng tăng lên, tuy nhiên tốc độ
gia tăng chậm. Cơ sở hạ tầng được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu lực lượng
hướng dẫn viên chuyên nghiệp, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thị xã Tân Uyên
chưa được đầu tư đúng mức.
Cơ hội: Phát triển du lịch đang được chính quyền thị xã Tân Uyên quan tâm, đẩy mạnh
phát triển trong thời gian tới thông qua xây dựng “Đề án phát triển du lịch thị xã Tân Uyên đến
năm 2025 định hướng đến năm 2030”. Trong đề án xác định các sản phẩm du lịch chính như
du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch đường sông, du lịch nông nghiệp, du lịch văn
hóa tâm linh, du lịch ẩm thực, du lịch mu sắm.
Thách thức: Khách du lịch ngày càng yêu cầu cao về chất lượng phục vụ, các sản phẩm du
lịch mang tính đặc trưng của vùng miền hoặc các sản phẩm du lịch khác biệt. Bên cạnh đó, du
khách còn yêu cầu các dịch vụ đi kèm như các trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí, ẩm thực,…
3.2. Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng, đa dạng các sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch ở thị xã Tân Uyên còn khá đơn điệu, vì vậy có thể đa dạng hóa sản phẩm
du lịch thơng qua các hình thức khác như câu cá giải trí, ẩm thực đặc sản quê hương gắn liền với
cây bưởi nơi dây như chè bưởi, gỏi bưởi, mức bưởi, tinh dầu bưởi, giao lưu đờn ca tài tử miệt
vườn trong vườn cây ăn trái, hay các dịch vụ kèm theo tại nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa như thuê
trang phục áo bà ba, áo dài của người Nam Bộ xưa, chụp hình tại nhà cổ kết hợp ẩm thực, tổ chức
các trò chơi dân gian tại đình Tân Trạch tái hiện lại khơng gian lễ hội tại đình. Ngồi ra, có thể
cho du khách tham quan mơ hình trồng rau sạch, cơng tác gieo trồng và thu hoạch, hoạt động trải
nghiệm làm nông dân, trồng rau và mua rau sạch về làm quà cho người thân gia đình sử dụng.
Tập trung các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp, hoa, cây kiểng
tại các điểm dừng chân, khu du lịch nghỉ dưỡng, kết nối các đơn vị lữ hành trong và ngoài thị
xã, kết nối tuyến du lịch ven sông Đông Nai. Xây dựng các tour du lịch sinh thái, tham quan
kết nối với các điểm di tích lịch sử - văn hóa và các đình, chùa, miếu trên địa bàn, các cơ sở sản
xuất thủ công, tham quan và mua nông sản tại vườn rau sạch xã Thạnh Hội,…
3.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Địa phương cần có kế hoạch, phương án vận động đầu tư xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất
– kỹ thuật để phát triển du lịch như: cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, khu nghỉ dưỡng, hệ thống
giao thông, hệ thống điện, nước, các trạm dừng chân, …. Đặc biệt là đầu tư cơ sở vật chất làm
sao để tạo điểm nhấn của vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp phục vụ phát triển nông
nghiệp và cả du lịch nơi đây.
Mời gọi xã hội hóa để đầu tư hệ thống hạ tầng các tuyến đường giao thông, bổ sung phòng
trưng bày với trang thiết bị âm thanh, ánh sáng trang trí hiện đại tạo điểm nhấn cho phịng trưng
bày lịch sử - văn hóa, kinh tế xã hội của địa phương, bổ sung các điểm dừng chân cho du khách
có thể đến tham quan và nghỉ ngơi thuận lợi hcho việc chuyển sang các địa điểm du lịch khác
trong địa phương hoặc địa điểm du lịch các địa phương lân cận, đầu tư các bãi đỗ xe cho các
62


địa điểm du lịch có khả năng thu hút khách du lịch lớn như nhà Cổ, di tích khảo cổ Cù Lao Rùa,
tại các vườn cây ăn trái đồng thời bố trí người giữ xe khi khách đến tham quan hoặc tham gia
các hoạt động du lịch ở địa phương.

Ban hành cơ chế, chính sách thu hút các “ơng lớn du lịch” tham gia xây dựng khách sạn,
chuỗi nhà hàng hoặc quán ăn có những món ăn mang nét truyền thống của người dân Nam Bộ
nói chung từ đó sẽ tạo ấn tượng sâu sắc cho khách du lịch khi đến nhà hàng thưởng thức món
ăn. Đặc biệt là những món ăn mang nét đặc trưng hay đặc sản của địa phương như Cù Lao Bạch
Đằng kết hợp và sáng tạo các món ăn từ quả bưởi, Cù Lao Rùa kết hợp những món ăn dân dã
miệt vườn từ nơng sản nơi đây như cây hành lá một cây trồng lâu đời của cù lao từ dó xây dựng
thương hiệu gắn với dịch vụ ăn uống.
3.2.3. Phát triển nguồn lực: Phối hợp với các ban ngành đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn
đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ, quản lý cho các thuyết minh viên phục vụ tại các điểm du
lịch tham quan di tích của cù lao. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ cho đội
ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên đáp ứng được nhu cầu tham quan du lịch, thưởng
ngoạn của du khách trong và ngoài tỉnh kể cả người nước ngoài khi đến với cù lao ở thị xã Tân
Uyên. Có chính sách đãi ngộ cho nguồn nhân lực tại địa phương, cần phải bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng cơ bản về du lịch cho những người nông dân nơi đây, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp,
thuyết minh, hướng dẫn và cả tổ chức các hoạt động trong du lịch trải nghiệm vì đây là lực
lượng tham gia hoạt động du lịch trên cù lao khá nhiều.
3.2.4. Tăng cường liên kết trong phát triển du lịch
Liên kết các các sản phẩm du lịch ở các vùng trong thị xã và giữa du lịch sinh thái với các
sản phẩm du lịch khác đặc biệt là du lịch “miệt vườn” để nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch.
Có thể liên kết giữa các đơn vị, công ty lữ hành trong thị xã Tân Uyên và tỉnh Bình Dương
với các tỉnh lân cận như kết nối tuyến du lịch ven sông Đồng Nai qua 2 cù lao ở Tân Uyên. Xây
dựng các tour du lịch tâm linh (các chùa, đình ở cù lao), du lịch sinh thái các vườn bưởi ở Bạch
Đằng hay các mơ hình trồng nơng sản ở Thạnh Hội, du lịch tham quan các địa điểm di tích trên
địa bàn 2 cù lao (nhà Cổ - di tích khảo cổ). Có thể ký hợp đồng với các đơn vị lữ hành tổ chức
phục vụ, hướng dẫn viên để hướng dẫn các đoàn khách du lịch đến các địa tham quan ở địa phương.
Liên kết các tour, tuyến du lịch với cơng ty lữ hành trong và ngồi địa phương hình thành
tuyến du lịch đường sơng kết hợp với đường bộ đưa khách tham quan du lịch sông nước (sông
Đồng Nai) với tham quan du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp tham quan các di tích văn hóa,
các làng nghề truyền thống cùng các điểm du lịch, khu du lịch như khu vực dọc theo sông Đồng
Nai, sông Bé thuộc các địa phương sau thị xã Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên và huyện Phú

Giáo, có thể phát triển các loại hình du lịch như sau:
Du lịch thể thao cao cấp kết hợp giữa các khu, địa điểm du lịch ở cù lao với đánh golf
tại sân golf MêKông (Cù Lao Bạch Đằng).
Phát triển du tuyến du lịch văn hóa tham quan các di sản văn hóa (Di tích khảo cổ Cù Lao
Rùa, Chiến khu Đ, nhà cổ ơng Đỗ Cao Thứa, Đình Tân Trạch,….). Du lịch sinh thái trên sông
Đồng Nai kết hợp tham quan cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng,..
Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn: Tham quan các vườn cây ăn trái có múi như cam,
quit, bưởi và các trang trại phục vụ khách đến tham quan thưởng ngoạn và thưởng thức đặc sản
63


miệt vườn nơi đây. Kết hợp với du lịch tham quan các làng nghề truyền thống như: làng gốm
Tân Phước Khánh, nghề mây đan tre,….
Liên kết các địa điểm du lịch với nhau tạo nên các tuyến du lịch hấp dẫn, tránh sự nhàm
chán cho khách du lịch khi đến với cù lao nhưng phải có điểm nhấn đặc thù của địa phương
như: Liên kết các di tích với các cơ sở sản xuất thủ công (cơ sở đan lát mây tre,….), tham quan
và mua các loại nông sản tại vườn rau sạch xã Thạnh Hội.
Cù lao Thạnh Hội, có thể tổ chức các tour tham quan để đưa khách tham quan đến các
điểm di tích trên địa bàn thị xã như di tích ở Cù Lao Bạch Đằng rồi về Cù lao Rùa tham quan
di tích khảo cổ, con đường bản đồ, hịa mình cùng người dân bên luống rau,…
3.2.5. Đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch
Cần đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu nâng cao hình ảnh về du lịch Tân Un nói
chung, các giá trị và tiềm năng phát triển du lịch thị xã Tân Uyên một cách rộng rãi hơn.
Phát triển hệ thống các đường dây nóng về du lịch trên địa bàn để có thể tư vấn cho khách
du lịch khi đến với thị xã Tân Uyên về các địa điểm du lịch hay các tour du lịch song song với
việc tiếp nhận các thơng tin đóng góp ý kiến của khách du lịch để hoàn thiện hơn về hệ thống
hoạt động du lịch.
Xây dựng trang web, kênh thông tin, xuất bản các tạp chí hoặc sách, báo, ấn phẩm thơng
tin cơ bản về các địa điểm du lịch, dịch vụ du lịch cho khách du lịch có thể nắm bắt thơng tin,
lựa chọn điểm đến phù hợp khi đến với thị xã, đồng thời cần xây đựng hệ thống bản đồ các địa

điểm du lịch của lao, những biển giới thiệu, quảng cáo địa điểm du lịch cũng những nét đặc
trưng trong du lịch khi đến với cù lao.
Đưa ra kế hoạch và xây dựng các chương trình du khảo, hoạt động về nguồn kết hợp với
tổ chức trải nghiệm cho Thanh thiếu nhi từ đó tạo điều kiện giới thiệu các điểm đến tham quan
ở thị xã Tân Uyên.
3.2.6. Xây dựng các tuyến và tour du lịch cụ thể
Cần xây dựng các tuyến du lịch phù hợp với địa phương với sản phẩm du lịch đặc thù nơi
đây, đặc biệt là các tuyến du lịch xanh, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái dựa trên tài nguyên
du lịch sẵn có của địa phương có thể xây dựng các tuyến du lịch ngắn ngày hay lưu trú lưu dài
ngày khác nhau, kết nối các điểm đến trong và ngoài địa phương. Sau đây là một số lịch trình
tuyến du lịch có thể thực hiện:
Tuyến du lịch một ngày kết nối các điểm đến tại 2 cù lao trên địa bàn thị xã Tân Uyên:
Thủ Dầu Một – Cù Lao Rùa – Cù Lao Bạch Đằng (Ngọc xanh - miệt vườn cù lao):
Buổi  Thời gian
6h00
6h30 – 7h30

Sáng

 Địa điểm
Xe ôtô và hướng dẫn viên du lịch đến điểm hẹn đón đoàn.
Đoàn di chuyển ghé địa điểm ăn sáng ở thị Tân Uyên

Đoàn đến điểm tham quan đầu tiên tại Cù Lao Rùa: là
một cù lao nằm trên gò đất giữa sông Đồng Nai ẩn chứa
nhiều giá trị về lịch sử - văn hóa vùng đất Nam Bộ thuộc
7h30 – 10h30 xã Thạnh Hội – thị xã Tân Uyên.
Đoàn tham quan các địa điểm sau: Di tích khảo cổ học
cấp Quốc gia Cù Lao Rùa – Chùa Khánh Sơn (Trên ngọn
đồi cao 15m so với địa hình chung), Đình Nhựt Thạnh


64

 Ghi chú
Đón đồn + xe khởi hành
1 Món ăn và 1 đồ uống
tùy chọn
Nghe thuyết minh
Tham quan, Trải nghiệm,
Trò chơi hoạt náo, giao lưu
trên xe


Trưa

được cơng nhận di tích cấp tỉnh, Con đường bản đồ gốm
sứ nói về chủng quyền Biển Đảo Việt Nam. Tham quan
mơ hình trồng rau sạch tại cù lao. Câu cá giải trí.
Đồn di chuyển đến cù lao Bạch Đằng và dùng cơm trưa
tại quán ăn tại thị xã Tân Uyên: Cù Lao Bạch Đằng cũng
11h30 – 13h00
nằm giữa dòng sơng Đồng Nai. Đến qn ăn thưởng thức
món ăn bưởi, từ nơng sản đặc trưng cả 2 cù lao.
Đồn di chuyển đến các địa điểm du lịch tại Cù Lao Bạch
Đằng: Đến nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa ngôi nhà cổ mang
dáng vóc nhà Nam Bộ xưa trên xứ cù lao. Tham quan
13h00 -16h30 vườn bưởi Bạch Đằng sẽ được chia sẽ và đón tiếp tận
tinh chủ vườn bưởi đặc biệt hơn thưởng thức bưởi, ngồi
dưới tán bưởi nghe và giao lưu Đờn ca tài tử miệt vườn
cuối cùng được mua các đặc sản từ bưởi về làm quà.


Chiều 17h00 – 18h00 Trả khách về điểm đến ban đầu.

Ăn trưa và chuẩn bị tham
quan các địa điểm tiếp
theo

Nghe thuyết minh
Trải nghiệm
Giao lưu văn hóa
Mua đặc sản
Kết thúc chuyến tham
quan

Tuyến du lịch hai ngày một đêm kết nối du lịch cù lao ở thị xã Tân Uyên với điểm đến
tại tỉnh Đồng Nai: Thủ Dầu Một – Cù Lao Bạch Đằng, Cù Lao Rùa – Khu du lịch Bửu Long
(Đồng Nai).
NGÀY 01: Cù Lao Bạch Đằng – Đồng Nai  Ăn sáng, trưa, chiều
Buổi

 Thời gian
6h00

Xe ôtô và hướng dẫn viên du lịch đến điểm hẹn đón
đồn.

6h30 – 7h30

Đồn di chuyển ghé địa điểm ăn sáng ở thị Tân Uyên


Sáng
7h30 – 10h30

11h30 – 13h00
Trưa
13h00 -16h30

Chiều

 Địa điểm

Đoàn di chuyển đến các địa điểm du lịch tại Cù Lao
Bạch Đằng: Đến nhà cổ ơng Đỗ Cao Thứa ngơi nhà
cổ mang dáng vóc nhà Nam Bộ xưa trên xứ cù lao.
Tham quan vườn bưởi Bạch Đằng sẽ được chia sẽ và
đón tiếp tận tinh chủ vườn bưởi đặc biệt hơn thưởng
thức bưởi, ngồi dưới tán bưởi nghe và giao lưu Đờn
ca tài tử miệt vườn cuối cùng được mua các đặc sản
từ bưởi về làm quà.
Đoàn dùng cơm trưa tại quán ăn tại thị xã Tân Uyên:
Đến quán ăn thưởng thức món ăn bưởi, từ nơng sản
đặc trưng cả 2 cù lao.
Đồn đến điểm tham quan đầu tiên tại Cù Lao Rùa:
Đoàn tham quan các địa điểm sau: Di tích khảo cổ
học cấp Quốc gia Cù Lao Rùa – Chùa Khánh Sơn
(Trên ngọn đồi cao 15m so với địa hình chung), Đình
Nhựt Thạnh được cơng nhận di tích cấp tỉnh, Con
đường bản đồ gốm sứ nói về chủng quyền Biển Đảo
Việt Nam. Tham quan mơ hình trồng rau sạch tại cù
lao. Câu cá giải trí.


17h00 – 18h00

Đi chuyển đến Đồng Nai đến khách sạn, ghé nhà hàng
ăn cơm tối.

Sau 20h00

Cả đoàn tự do tham quan khám phá Đồng Nai về đêm

 Ghi chú
Đón đồn + xe khởi
hành Nghe thuyết minh
+ Trị chơi hoạt náo.
1 Món ăn và 1 đồ
uống tùy chọn

Nghe thuyết minh
Trải nghiệm
Giao lưu văn hóa
Mua đặc sản
Ăn trưa và chuẩn bị
tham quan các địa
điểm tiếp theo

Nghe thuyết minh
Tham quan
Trải nghiệm
Trò chơi hoạt náo,
giao lưu trên xe

Nhận phòng tắm rửa
18h ăn tối tại nhà
hàng
Tự do tham quan

NGÀY 02: Khu du lịch Bửu Long – Bình Dương  Ăn sáng, trưa
Buổi
Sáng

 Thời gian
6h30 – 7h30

 Địa điểm
Đoàn ăn sáng tại khách sạn và làm thủ tục trả phòng

65

 Ghi chú
Ăn buffer
Trả phòng


7h30 – 10h30

Trưa

11h00 – 16h00

Chiều


16h00 – 17h30

Đoàn di chuyển đến địa điểm du lịch khu du lịch Bửu
Long: Khu du lịch có nhiều hạng mục rất hấm dẫn
núi, chùa, phong cảnh, sở thú,….
Đoàn dùng cơm trưa tại khu du lịch Bửu Long và
giao lưu GALA: Sau đó tiếp tục khám phá tự do tại
Bửu Long một Vịnh Hạ Long thu nhỏ.
Đưa khách du lịch về điểm đón ban đầu.

Nghe thuyết minh
Trải nghiệm, khám
phá khu du lịch Bửu
Long
Ăn trưa
Trải nghiệm, khám
phá khu du lịch Bửu
Long
Kết thúc chuyến tham
quan

Trên đây là hai lịch trình tham quan minh họa, có thể khai thác đưa vào các tuyến du lịch
phục vụ nhu cầu du lịch của khách, khách du lịch có thể lựa chọn phù hợp với thời gian và mục
đích chuyến đi của mình. Ngồi ra cịn có thể xây dựng các tuyến du lịch đường sông Đồng Nai
tham quan các địa điểm du lịch trên cù lao tại thị xã Tân Uyên liên kết với các điểm đến tại
Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.
4. KẾT LUẬN
Thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương đa dạng về tài nguyên du lịch, từ tài nguyên du lịch tự
nhiên đến tài nguyên du lịch nhân văn, tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù
với nhiều loại hình du lịch. Tuy vậy, thực trạng phát triển du lịch cho thấy số lượng khách,

doanh thu, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế do vậy, các giải
pháp nêu trên là các gợi ý với mong muốn góp phần phát triển du lịch thị xã Tân Uyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục thống kê thị xã Tân Uyên (2020). Niêm giám thống kê thị xã Tân Uyên năm 2019.
2. Nguyễn Thu Cúc (2016). Sản phẩm du lịch vườn bưởi Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương. Science & Technology development, 5(19), 70 – 82.
3. Phịng văn hóa và thơng tin thị xã Tân Uyên (2020). Báo cáo Kết quả thực hiện Đề án “Bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn thị xã Tân Uyên.
4. Đặng Thành Sang (2007). Địa lí địa phương tỉnh Bình Dương. TP HCM: Nhà xuất Giáo dục.
5. Uỷ ban nhân dân thị xã Tân Uyên (2015). Đề án: Điều tra khảo sát hiện trạng môi trường Thị xã
Tân Uyên.
6. Uỷ ban nhân dân thị xã Tân Uyên (2019). Kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Tân Uyên
giai đoạn 2019 – 2020.

66



×