Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tiềm năng và giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.37 KB, 7 trang )

TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH
SINH THÁI GẮN VỚI VƯỜN CÂY ĂN TRÁI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Phan Văn Trung1
1. Khoa Cơng nghiệp Văn hóa. Email:

TÓM TẮT
Với nhiều vườn trái cây nổi tiếng như măng cụt, sầu riêng Lái Thiêu, bưởi Bạch Đằng,
cam sành Bắc Tân Un,…Tỉnh Bình Dương có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch
sinh thái gắn với vườn cây ăn trái. Thông qua phương pháp thu thập và xử lý tư liệu và phương
pháp khảo sát thực địa, bài tham luận phân tích tiềm năng phát phát triển loại hình sinh thái
gắn với vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở phân tích tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhóm nghiên cứu
đã đề xuất 3 nhóm giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển của loại hình du lịch này ở
địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Từ khóa: Bình Dương, cây ăn trái, giải pháp, tiềm năng
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Được bao bọc bởi sơng Sài Gịn, Đồng Nai, Thị Tính cũng như các kênh rạch, tỉnh Bình
Dương có cảnh quan sông nước cùng miệt vườn cây trái xanh tốt quanh năm. Địa bàn tỉnh có
nhiều vùng sở hữu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái nổi tiếng như
măng cụt Lái Thiêu (Thuận An), bưởi Bạch Đằng (Tân Uyên), vùng cây ăn quả có múi Hiếu
Liêm (Bắc Tân Un),…
Cuộc sống ơn hịa và bình dị của người dân địa phương, cùng với những lối canh tác nơng
nghiệp truyền thống cịn được lưu giữ bên cạnh những phương pháp hiện đại những không gian
xanh mát trong các vườn trái cây và những sản phẩm từ các loại cây trồng khác nhau là tiềm
năng rất lớn để Bình Dương phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại đây.
Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái,
nhưng Bình Dương chưa phát huy được những tiềm năng sẵn có, bởi chiến lược quảng bá sản
phẩm du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế, tính liên
kết trong hoạt động du lịch chưa cao, nguồn nhân lực còn thiếu và kế hoạch xã hội hóa trong
lĩnh vực du lịch cịn bất cập. Do vậy, phân tích làm rõ tiềm năng và đề xuất các giải pháp góp


phần đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh
bình dương là việc làm rất cần thiết.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: Phương pháp này được vận dụng trong thu
thập các tài liệu liên quan tới phát triển du lịch sinh thái tại các vườn cây ăn trái trên địa bàn
67


tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó tiến hành chọn lọc, phân tích các tài liệu nhằm làm rõ tiềm
năng và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với vườn cây
ăn trái trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2.2. Phương pháp khảo sát thực địa: Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát tiềm năng và
thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở một số vườn cây ăn trái ở địa bàn Lái Thiêu, thị xã Tân
Uyên và huyện Bắc Tân Uyên làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh
Bình Dương
3.1.1. Vườn cây ăn trái Lái Thiêu
Khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu có diện tích 1230 ha, trải rộng trên địa bàn
6 phường, xã của thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương là An Thạnh, An Sơn, Hưng
Định, Bình Nhâm, Lái Thiêu và Vĩnh Phú. Phía Tây tiếp giáp với sơng Sài Gịn, phía Đơng, phía
Bắc giáp với các địa phương có nền kinh tế phát triển của tỉnh Bình Dương như TP Thủ Dầu Một,
Thị xã Dĩ An; phía Nam giáp với TPHCM - một thị trường du lịch lớn, nhu cầu về du lịch đặc
biệt là du lịch sinh thái rất cao (Nguyễn Thị Hiển, 2013).
Lái Thiêu nổi tiếng vốn là dải đất nằm nép mình bên dịng sơng Sài Gịn, trải dài các xã
An Thạnh, Hưng Định, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Phú và An Sơn của thành phố Thuận An.
Trước đây, vùng đất này là miệt vườn của Sài Gòn - Gia Định, cũng là thủ phủ “cây lành trái
ngọt” nức tiếng cả nước. Đến nay, những vườn cây trĩu quả ở Lái Thiêu vẫn là “đặc sản trăm
năm” đi vào ký ức của bao thế hệ người dân Bình Dương.
Lái Thiêu là vùng chuyên canh măng cụt lớn nhất Đơng Nam Bộ, trong đó diện tích măng

cụt trên địa bàn Thuận An là 661 ha, chiếm trên 53,3% diện tích vườn cây ăn trái của thành
phố. Măng cụt cũng là một trong những nơng sản đầu tiên của Bình Dương được tôn vinh bằng
loạt chứng nhận, giải thưởng giá trị. Năm 2012, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam phối hợp
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Hiệp hội trái cây Việt Nam và Cục Sở hữu trí tuệ đã
đưa măng cụt Lái Thiêu vào top 50 loại trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 2013, măng cụt
Lái Thiêu được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học công nghệ Việt Nam công nhận nhãn hiệu
tập thể (Giang Chi Anh và nnk., 2020).
Lái Thiêu không chỉ nổi tiếng về măng cụt mà còn nhiều loại cây trái miền nhiệt đới thơm
ngon khác như sầu riêng, bòn bon, mít tố nữ, chơm chơm, dâu… Từ phường Lái Thiêu đi về
hướng thị xã Thủ Dầu Một, dọc theo con đường nhựa là các vườn cây trải dài hàng cây số qua
các phường Lái Thiêu, An Thạnh, Vĩnh Phú và các xã Bình Nhâm, Hưng Định, An Sơn… trong
đó tập trung nhiều nhất ở xã An Sơn với hơn 400 ha. Đây là tài nguyên du lịch sinh thái đặcthù
(miệt vườn) rất có giá trị của Bình Dương.
Bên cạnh vườn cây ăn trái với nhiều loại trái cây đặc sản là hệ thống sơng Sài Gịn chảy
ven bờ cũng có thể xem là một tài nguyên du lịch đặc sắc, khơng những góp phần làm cho khí
hậu thêm trong lành, mát mẻ mà cịn làm cho loại hình du lịch thêm phong phú.
3.1.2. Vườn bưởi Bạch Đằng
Cù lao Bạch Đằng thuộc thị xã Tân Uyên là một trong những xã được ưu tiên
68


đầu tư phát triển các vườn bưởi, với đặc thù là cù lao trên sông. Bạch Đằng với vị thế địa lý thuận
lợi và được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu khá ơn hịa và trong lành, đất đai trù phú thích hợp với
nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn trái. Từ rất lâu, trên cù lao Bạch Đằng đã hình thành những
vườn chuyên canh cây bưởi trải rộng hầu hết diện tích cù lao. Sản phẩm bưởi Bạch Đằng – Bình
Dương với hương vị đặc trưng riêng đã được phân phối rộng khắp và tạo được uy tín trên thị
trường. Thương hiệu “Bưởi Bạch Đằng” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu tập thể vào ngày 23/06/2011 cho 5 loại bưởi đang được trồng và phát triển tại xã Bạch
Đằng (Tân Uyên) bao gồm bưởi đường da láng (bưởi đường núm), bưởi đường lá cam, bưởi ổi,
bưởi thanh và bưởi da xanh (Nguyễn Thu Cúc, 2016).

Đã từ lâu, cù lao Bạch Đằng được ví như thiên đường của cây bưởi với tổng diện tích đến
tính đến năm 2019 khoảng 3.133 ha (Chi cục thống kê thị xã Tân Uyên, 2020). Ngoài các giống
bưởi chủ lực như: Bưởi da xanh, bưởi đường lá cam, nơi đây còn nổi tiếng với giống bưởi ổi,
bưởi hồng. Do có lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp cho loại cây ăn trái có múi, nhất là
bưởi sinh trưởng. Quả bưởi chín khơng chỉ mọng nước mà vị ngọt thanh, tạo được ấn tượng
cho bất kỳ ai thưởng thức bưởi Bạch Đằng.
Những năm qua, thực hiện việc khôi phục và nâng cao chất lượng vườn bưởi truyền thống,
các hộ trồng bưởi của xã Bạch Đằng được hỗ trợ về giống, phân bón, khoa học kỹ thuật... nên
nhiều diện tích trồng bưởi phát triển tốt, năng suất cao nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng.
Nhiều vườn bưởi còn được các cấp hỗ trợ đầu tư sản xuất theo công nghệ VietGAP, vườn bưởi
công nghệ cao.
3.1.3. Các vườn cây ăn trái khác
Ngoài những vườn trái cây nói trên, ở Bình Dương cịn nhiều vườn trái cây khác, như
vùng chuyên canh măng cụt, sầu riêng ở xã Thanh Tuyền huyện Dầu Tiếng với diện tích 193
ha. Trong vùng chuyên canh này có 9 hộ trồng măng cụt được công nhận sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGAP. Đây là cơ sở giúp cho hoạt động du lịch sinh thái và thưởng thức các trái cây
tại vườn đảm bảo an toàn.
Vùng chuyên canh canh ăn quả ở xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên với diện tích hơn
600 ha với các loại cây trồng chủ yếu là bưởi, cam, quýt. Hiện nay trên địa bàn xã Hiếu Liêm,
Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Dương đang thực hiện đề án phát triển 5 vườn cây ăn trái có quy
mơ 7 ha có múi theo hướng VietGAP, trong đó có 5 ha cam đạt tiêu chuẩn VietGAP.
3.1.4. Nhận xét chung về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái
trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Tồn tỉnh Bình Dương có hơn 7.600 ha trồng cây ăn trái, đây là không gian thuận lợi cho
các hoạt động du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, khung cảnh vườn quê cộng với phong cách phục
vụ thân thiện, món ăn dân dã kiểu gia đình, khơng gian xanh n tĩnh là điều kiện thuận lợi thu
hút du khách đến các vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tại các vườn trái cây du
khách có thể tham gia các hoạt động:
- Tham quan, học hỏi cách trồng cây: hàng chục loại cây ăn trái được trồng với mật độ
vừa phải, giúp khách tham quan có thể chiêm ngưỡng, chụp ảnh. Ngồi ra, khách tham quan có

thể hỏi người trồng cách chăm sóc các loại cây này.
Bên cạnh đó nếu chuyến đi có đơng thành viên, bạn có thể liên với hệ chủ vườn thuê lều
69


trại. Diện tích vườn rộng lớn, rất thích hợp để tổ chức trò chơi teambuidling hoặc các trò chơi
dân gian giúp các thành viên có những phút giây thư giãn.
- Thưởng thức các loại trái cây: Khách đến tham quan sẽ được tự tay hái và thưởng thức
trái cây ngay tại vườn. Tại đây cịn có rất nhiều món đặc sản khác mà bạn nên thử. Ví dụ như
gà nướng sầu riêng, cá lóc nướng, tơm trộn gỏi măng cụt, …
Những năm gần đây tỉnh Bình Dương tăng cường quảng bá nhằm đẩy mạnh phát triển du
lịch tại các vùng chuyên canh cây ăn trái như, lễ hội “Hương bưởi Bạch Đằng”, “Lái Thiêu mùa
trái chín”.
Mặc dù có nhiều lợi thế phát triển du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái ở tỉnh Bình
Dương nhưng số lượng khác đến thăm quan và doanh thu từ loại hình du lịch này còn thấp.
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái ở
tỉnh Bình Dương
3.2.1. Nhóm giải pháp của các cơ quản lý nhà nước
a. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch
Cần đẩy mạnh công tác quảng bá tiềm năng phát triển du lịch loại hình du lịch sinh thái
miệt vườn ở tỉnh Bình Dương. Hỗ trợ các hộ nông dân quảng bá, giới thiệu nông sản và sản
phẩm du lịch của hộ gia đình, giúp họ tiếp cận thị trường phát triển du lịch.
Thường xuyên đưa các thông tin về các điểm, tuyến du lịch liên quan loại hình du lịch
sinh thái miệt vườn ở tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, đài truyền thanh có thể lồng ghép vào các
chương trình về giới thiệu cacsd điểm, tuyến du lịch hiện có và định hướng tuyến mới trên địa
bàn cho người dân và khách du lịch.
Xây dựng trang web, kênh thơng tin, xuất bản các tạp chí hoặc sách, báo, ấn phẩm giới
thiệu về các địa điểm, tuyến, tour du lịch miệt vườn ở tỉnh Bình Dương, đồng thời cần xây đựng
hệ thống bản đồ các địa điểm du lịch sinh thái miệt vườn.
b. Tăng tính liên kết trong hoạt động du lịch

Cần xây dựng các tuyến du lịch cụ thể, bao gồm tuyến du lịch sinh thái miệt vườn nội
tỉnh và các tuyến du lịch sinh thái miệt vườn kết nối với các địa phương khác. Liên kết các địa
điểm du lịch với nhau tạo nên các tuyến du lịch hấp dẫn, tránh sự nhàm chán cho khách du lịch.
Liên kết giữa các nhà vườn với hệ thống nhà nghỉ, các công ty du lịch lữ hành, nhà hàng,
làng nghề,… tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Để tạo ra tính liên kết hiệu quả và bền vững cần phải xây dựng chiến lược dài hạn, phải
có sự tham gia, đồng thuận, chủ động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân,
trong đó các cơ quan quản lí về văn hóa, du lịch đóng vai trị chính trong việc xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện.
c. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
Địa phương cần có kế hoạch, phương án vận động đầu tư xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển du lịch như: cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, khu nghỉ dưỡng,
hệ thống giao thông, hệ thống điện, nước, các trạm dừng chân, …. Đặc biệt là đầu tư cơ sở vật
chất tạo điểm nhấn cho các vùng chuyên canh sản xuất cây ăn trái phục vụ phát triển nông
nghiệp gắn với hoạt động du lịch sinh thái.
70


Phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường bộ, đường thủy dẫn đến các địa điểm du lịch
sinh thái ở các vùng chuyên canh cây ăn trái. Khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển dịch
vụ ăn uống gần các địa điểm du lịch, bán quà lưu niệm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ
du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, thúc đẩy du lịch sinh thái vườn, du lịch
ven sông là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng của Bình Dương. Do vậy, cần chú trọng bổ
sung, hoàn thiện các bến đường thủy dọc theo sơng Sài Gịn và sơng Đồng Nai.
d. Đào tào nguồn nhân lực
Phối hợp với các ban ngành đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn đào tạo chuyên môn và
nghiệp vụ phục vụ du lịch cho các nông hộ. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về du lịch
cho những người nông dân nơi đây, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, thuyết minh, hướng dẫn và
cả tổ chức các hoạt động trong du lịch trải nghiệm vì đây là lực lượng tham gia hoạt động du

lịch tại các vườn trái cây.
Có cơ chế chính sách quản lý đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ nhân tài sử dụng hiệu quả lao
động, đi đôi với việc đẩy công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động đào tạo du lịch. Tăng cường
chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, xã hội hóa cơng tác đào tạo, tạo điều kiện
để các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tự đào tạo nguồn nhân lực. Quan
tâm đầu tư cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao chất lượng đào tạo cho các cơ sở trong
tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo đảm chất
lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Cần tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo
hợp tác với các cơ sở đào tạo nước ngoài, nhất là với các cơ sở đào tạo du lịch trong khối
ASEAN. Tổ chức cho các đối tượng có liên quan tham quan, học tập về kinh nghiệm đào tạo
nguồn nhân lực du lịch ở trong và ngoài nước.
e. Thực hiện chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực du lịch
Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững
thì cơng tác xã hội hóa du lịch nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển là điều cần thiết.
Ngoài ra, xã hội hóa sẽ giúp cho người dân làm quen dần với tính chuyên nghiệp khi làm du lịch,
đồng thời quan tâm đến việc giữ gìn, bảo vệ các yếu tố cảnh quan sinh thái. Để thực hiện chính
sách xã hội hóa trong loại hình du lịch này tỉnh Bình Dương cần thực hiện các giải pháp như:
- Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cụ thể cho từng vùng chun canh cây ăn trái
thơng qua đó kêu gọi các nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án phục vụ du lịch.
- Đưa ra các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại
các vùng chuyên canh cây ăn trái có nhiều lợi thế phát triển loại hình du lịch sinh thái.
3.2.2. Nhóm giải pháp từ cộng đồng dân cư sở hữu vườn cây ăn trái
a. Cải tạo cảnh quan vườn cây ăn trái: Ngồi việc chăm sóc vườn cây ăn trái, các chủ
vườn cần chú trọng đến việc cải tạo cảnh quan cho vườn, tạo khơng gian thơng thống, tạo ra
các điểm nhấn trong vườn giúp du khách thích thú khi tham quan, chụp ảnh.
b. Đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật: Nhà vườn nên xây dựng các lối đi trong vườn,
giúp du khách thuận tiện di chuyển trong khu vực vườn trái cây. Bên cạnh đó, chủ vườn có thể
đầu tư mới hoặc cải tạo nhà hiện có theo mơ hình homestay phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách.
71



c. Tăng cường quảng bá và nâng cao năng lực phục vụ du khách: Các chủ vườn cần tích
cực tham gia các lễ hội, hội chợ qua đó giới thiệu, quảng bá hình ảnh về vườn của mình. Tích
cực tham gia các hội thảo, tập huấn liên quan đến phát triển du lịch tại các nhà vườn nhằm nâng
cao các nghiệp vụ dịch vụ du lịch.
3.2.3. Nhóm giải pháp từ các đơn vị kinh doanh du lịch
a. Tăng tính kết nối giữa các đơn vị kinh doanh du lịch với cơ quan quản lý nhà nước và
các chủ vườn: Các đơn vị kinh doanh du lịch cần liên kết chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà
nước và các chủ vườn nhằm giải quyết những khó khăn trong phát triển du lịch tại các vườn
cây ăn trái. Các đơn vị kinh doanh du lịch có thể đóng vai trị là nhà tư vấn cho các chủ vườn
trong cải tạo cảnh quan, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
b. Chủ động xây dựng các tuyến, điểm du lịch: Các đơn vị kinh doanh du lịch cần chủ
động khảo sát thực tế, chọn lựa các vườn cây ăn trái nổi bật ở Bình Dương xây dựng các tuyến,
điểm du lịch. Triển khai quảng bá và khai thác các tuyến, điểm du liên quan đến các vườn cây
ăn trái đã đề xuất.
c. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật: Doanh nghiệp du lịch cần đẩy mạnh đầu tư xây
dựng, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch tại các vườn trái cây như xây
dựng khách sạn, nhà hàng, xây dựng các khu vực bán hàng lưu niệm, trạm dừng chân,…tạo tiền
đề hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan va nghỉ dưỡng tại các vườn trái cây.
d. Tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng
bá du lịch, ứng dụng công nghệ 4.0 tuyên truyền về loại hình du lịch sinh thái ở các vườn cây
ăn trái góp phần nâng cao hình ảnh du lịch Bình Dương.
Các đơn vị kinh doanh du lịch tích cực tham gia các diễn đàn du lịch, hội thảo khoa học
trong và ngồi tỉnh để đóng góp các ý kiến, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển loại hình
du lịch sinh thái tại các vườn cây ăn trái ở địa bàn tỉnh Bình Dương.
Doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu, sử dụng
thương hiệu, xúc tiến thương hiệu điểm đến trong quảng bá sản phẩm của mình.
Ngồi ra các đơn vị doanh nghiệp còn tham vào các hoạt động khác như: Cung cấp
thông tin và thúc đẩy cơ quan quản lý quy hoạch, định hướng chiến lược phát triển điểm hấp

dẫn. Đề xuất bổ sung các điểm hấp dẫn trong quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tại các
vườn cây ăn trái.

4. KẾT LUẬN
Bình Dương có nhiều lợi thế phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn
trái. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế cần phải hồn thiện. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh Bình
Dương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về quảng bá du lịch; tăng tính liên kết trong hoạt
động du lịch; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; đào tào nguồn nhân lực; thực
hiện chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực du lịch nhằm khai thác hết thế mạnh du lịch của địa
bàn, góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của dân cư.
72


Ngồi ra, khai thác tốt loại hình du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái cũng có ý nghĩa
to lớn trong việc thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh
tế - xã hội nói chung của tỉnh Bình Dương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giang Chi Anh và Anh Nguyễn (2020). Bình Dương phát triển du lịch sinh thái gắn với vườn cây
ăn quả. />2. Chi cục thống kê thị xã Tân Uyên (2020). Niêm giám thống kê thị xã Tân Un năm 2019. Tỉnh
Bình Dương.
3. Cơng ty Cổ phần Truyền thơng Đại Việt (2009). Bản đồ du lịch tỉnh Bình Dương. Hà Nội: Nhà xuất
bản Thông tấn.
4. Nguyễn Thu Cúc (2016). Sản phẩm du lịch vườn bưởi Bạch Đằng,Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương. Science & Technology development, 5(19), 70 – 82.
5. Nguyễn Thị Hiển (2013). Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát
triển du lịch sinh thái khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương. Tạp chí Khoa học
ĐHSP TPHCM, 47, 87 – 97.
6. Phạm Trung Lương (2002). Du lịch sinh thái – những vấn đề về lí luận và
thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất Giáo dục
7. Đặng Thành Sang (2007). Địa lí địa phương tỉnh Bình Dương. Nhà xuất bản Giáo dục

8. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Bình Dương (2011). Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình
Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
9. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2011). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến 2030.
10. UBND tỉnh Bình Dương (2012). Quyết định ban hành một số chính sách hỗ trợ và phát triển vườn
cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2016.

73



×