Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.67 KB, 4 trang )

Chăm sóc vườn cây ăn trái
đầu mùa mưa




1. Chăm sóc:
Cần cắt tỉa cành trên vườn cây ăn trái ngoài mục đích giúp vườn
thông thoáng, hạn chế sâu bệnh còn tạo cành lá cho vườn cây ra
hoa kết trái trong vụ tới.
Trong thực tế có bà con xôm đất rải phân trước rồi sau đó mới
cắt tỉa, vì sau khi thu hoạch hoặc đầu mùa mưa cần làm cho mặt
đất tơi xốp rồi cắt tỉa những cành lá rơi xuống đất góp phần đậy
mặt liếp, phân bón không bị bốc hơi tạo thời gian cho cây hấp
thu tốt hơn. Cũng có bà con cắt tỉa cành trước để thông thoáng
dễ quan sát, dễ kiểm tra những cành lá chưa vừa ý rồi mới bón
phân. Cả hai cách làm đều cho hiệu quả tạo chồi và bảo đảm
năng suất. Tuy nhiên tính hiệu quả không cao và chưa đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật. Tốt nhất bà con nên tiến hành cắt tỉa trước rồi
dùng cuốc ba răng xới mặt liếp cho xốp sau đó rải phân nhằm
giúp phân bón tiếp cận cây trồng dễ dàng hơn; đồng thời hạn
chế gây tổn thương rễ cây.
Để tránh hiện tượng rửa trôi thì việc cắt bớt cỏ chỉ giữ lại gốc là
rất hợp lý. Bà con có thể chọn loại cỏ họ hoà bản như cỏ sả hay
cỏ rusi để vừa kết hợp cho đất liếp vườn được tốt vừa tận dụng
cho chăn nuôi. Nhiều nơi bà con còn bồi sình trả lại lớp đất mặt
cho liếp, có thể làm hàng năm hoặc hai năm một lần. Tuy nhiên
khi vét lấy bùn ở dưới mương đem lên chú ý đến tầng phèn vì
lớp đất đó nằm cận tầng phèn, nếu bỏ lên trên mặt liếp thì chắc
chắn mặt liếp sẽ bị phèn. Bề dày của lớp sình bồi phải vừa phải
(khoảng 5 phân) không nên quá dày vì thời gian để lớp đất này


khô rất lâu làm phần đất bên dưới không được thông thoáng, cây
thiếu oxi sẽ xuống lá ngay.
Mặt khác hiện tượng thấm lậu cũng sẽ kéo theo một số dưỡng
chất : Ca, Mg, K làm cho đất bị chua. Do đó bà con cần bón
thêm vôi để vừa hạ phèn vừa cung cấp thêm chất canxi đồng
thời giảm đi mầm bệnh trong đất. Chất hữu cơ như rơm rạ, phân
chuồng bón trộn vào trong đất sẽ bị vi sinh vật tấn công tạo ra
chất mùn. Chất mùn nếu gặp Canxium sẽ kết chặt lại với nhau
gọi đó là canxi- mùn, khi đó canxi sẽ không còn tác dụng cải tạo
đất như mong muốn và chất mùn này cũng không là chất dinh
dưỡng cho đất. Do đó nếu bón hai loại phân này với nhau thì sẽ
không tác dụng, vì vậy nên bón vôi trước rồi sau một thời gian
bón thêm chất hữu cơ hoặc ngược lại. Tuy nhiên nếu trong điều
kiện thời gian cấp bách vẫn có thể sử dụng hai loại phân này
cùng lúc, nhưng sau khi bón vôi nên tưới nước, cho nước rút rồi
mới bón phân hữu cơ và xới xáo bên trên.
2. Phòng trừ dịch hại:
Trong điều kiện thời tiết giao mùa, cây trồng đang rất háo nước
nên khi mưa xuống lượng nước dư bất ngờ sẽ gây ra hiện tượng
sốc nước ở cây ăn trái. Có thể gây nên một số bệnh cụ thể như
loét trên cây có múi. Bệnh này do vi khuẩn gây ra, thường tấn
công vào thời điểm giao mùa rất nặng; đồng thời lượng nước
thừa còn làm cho trái bị nứt ra.
Bệnh xì mủ gốc trên cây có múi, sầu riêng, hoặc bệnh vàng lá
thối rễ trên cây có múi sẽ xảy ra nếu trên vườn không có hệ
thống thoát nước tốt. Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng do nấm
Phytopthora gây ra, bào tử nấm có khả năng lây lan rất mạnh
theo nguồn nước mưa, nước tưới, kênh rạch chúng tấn công
vào đất, rễ cây qua những vết thương do kỹ thuật chăm sóc làm
tổn thương bộ rễ hoặc do côn trùng cắn phá Mùa mưa cũng là

lúc cỏ dại phát triển mạnh, để hạn chế cỏ bà con nên dùng thuốc
Gramoxone làm cháy bộ lá, giữ lại phần gốc làm thảm thực vật
cho vườn cây được êm hơn. Nếu vườn có nhiều cỏ dại, cỏ
hoang: Cỏ củ, cỏ tranh hoặc vườn mới kiến thiết bà con có thể
sử dụng thuốc Glyphosan để huỷ diệt phần gốc rễ

×