Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.37 KB, 11 trang )

ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC
CHO NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Nguyễn Xuân Tý1, Mai Văn Hoàng1
1. Khoa Đào tạo kiến thức chung
TÓM TẮT
Lực lượng lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Ở thành phố Thủ Dầu Một nói riêng và Bình Dương nói chung
thì lực lượng này chiếm tỷ lệ khá cao nhất là nữ, Ngồi ra lực lượng nằm trong độ tuổi lao
động thì nữ cũng chiếm tỉ lệ lớn hơn nam. Vì thế vấn đề quan tâm đến sức khỏe cũng như thể
lực cho lực lượng lao động nữ là hết sức cần thiết. Do đó chúng tơi nghiên cứu một số bài tập
nhằm phát triển thể lực cho sinh viên nữ Đại học Thủ Dầu Một. Trên nền tảng phân tích tổng
hợp các tài liệu cũng như phỏng vấn các chuyên gia, sữ dụng phương pháp thực nghiệm, tốn
thống kê. Chúng tơi đã tìm ra được một số bài tập nhằm nâng cao, cải thiện thể chất cho sinh
viên, học sinh của mình.
Từ khố: Bài tập, phát triển thể lực, thể chất
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển sức khỏe, nâng cao thể lực cho các tầng lớp nhân dân đã được các cấp chính quyền,
các ban ngành đồn thể thực hiện từ rất sớm. Trên cơ sở có được sức khỏe tốt sẽ giúp tạo nên một
đội ngũ lao động dồi dào đủ tiêu chuẩn về trí tuệ lẫn thể lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Do đó cơng tác giáo dục thể chất tại các trường Đại học, Cao
đẳng đã có được những sự chuyển biến tích cực chính nhờ những quan tâm đó. Mặc dù vậy nhưng
trình độ phát triển thể lực của sinh viên các trường Đại học - Cao đẳng chưa đồng đều. Trường Đại
học Thủ Dầu Một cũng khơng nằm ngồi ngoại lệ. Là một trường đại học số lượng sinh viên nữ
khá nhiều vì vậy so với mặt bằng chung của các trường Đại học – Cao Đẳng lân cận thì thể lực
của sinh viên nói chung và nữ sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một có phần thấp hơn.
Xuất phát từ tiễn trên, với mong muốn góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào việc
cải thiện thể lực cho nữ sinh viên của trường cũng như là góp phần vào việc giáo dục con người
phát triển toàn diện để cho những thế hệ sinh viên ra trường đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về
thể lực cũng như trí tuệ mà xã hội hiện đại đang cần. Từ những yêu cầu từ lý luận cũng như
thực tiễn nêu trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng
cao thể lực cho nữ sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một”.


2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong qua trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp tổng
hợp và phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương
pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán thống kê.
184


3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đối tượng nghiên cứu, thời gian, khách thể nghiên cứu.
Thực trạng thể lực của nữ sinh viên và một số bài tập được ứng dụng nhằm nâng cao thể
lực cho nữ sinh viên trường Đại học Thủ Dâu Một, tỉnh Bình Dương.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020.
Thời gian thực nghiệm: 7 tháng
Gồm 2 nhóm:
- Nhóm I (nhóm thực nghiệm): 100 nữ sinh viên năm 2 khóa 2019 – 2022 của trường Đại
học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Nhóm II (nhóm đối chứng): 120 nữ sinh viên năm 2 khóa 2019 – 2022 của trường Đại
học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
3.2. Phương pháp tiến hành
3.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Được sử dụng trong suốt quá trình
nghiên cứu nhằm tổng hợp các tài liệu, tư liệu, hệ thống kiến thức liên quan đến đề tài nghiên
cứu, hình thành cơ sở lý luận, xây dựng giả định khoa học, xác định nhiệm vụ nghiên cứu và
bàn lụân kết quả trong quá trình thực hiện luận văn.
3.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Bằng phương pháp phỏng vấn gián tiếp thông qua phiếu
phỏng vấn khảo sát trực tiếp những vấn đề có liên quan đến đề tài, nhằm xác định hệ thống các
chỉ tiêu đánh giá thể lực và hệ thống bài tập thể chất nhằm phát triển thể lực cho nữ sinh viên.
3.2.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm: Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi lựa chọn và
tiến hành kiểm tra 06 nội dung đánh giá thể lực cho nữ sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một:
Chạy 30m XPC (s); Bật xa tại chỗ (cm); Lực bóp tay thuận (kg); Chạy con thoi 4x10m (m);
Chạy 5 phút tùy sức (m); Dẻo gập thân (cm).

Đây là các test sư phạm được lựa chọn thông qua phỏng vấn và đã được sử dụng trong
cơng trình nghiên cứu thể chất người VN của viện khoa học TDTT, có độ tin cậy, tính thơng
báo, trong việc phản ánh, đánh giá thể lực cho sinh viên. (Aulic I.V, 1982)
3.2.3.1. Bật xa tại chỗ (cm): Kiểm tra sức mạnh tốc độ của nhóm cơ chân.
- Dụng cụ kiểm tra: thước dây, trang cào cát, hố cát (cát cào phẳng ngang bằng với vị trí
bật nhảy).
Cách tiến hành: Người được đo hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay thả lõng. Sau đó hơi
khụy gối, hai tay đưa ra sau để tạo đà, tiếp đó bật nhảy về trước đồng thời hai tay vung lên cao,
rồi hai chân rơi xuống mặt đất (không ngã hoặc chống tay về phía sau). Mỗi sinh viên thực hiện
3 lần, lấy thành tích ở lần cao nhất. Kết quả được tính bằng cm.
3.2.3.2. Chạy 30m xuất phát cao: Kểm tra sức nhanh.
- Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây hiệu casio loại 10 láp, súng phát lệnh.
- Phương pháp kiểm tra: sinh viên xuất phát ở tư thế cao từ vạch xuất phát theo khẩu lệnh
của người phát lệnh. Thành tích ghi nhận từ tín hiệu xuất phát bắt đầu đến khi hoàn thành cự ly.
3.2.3.3. Lực bóp tay thuận: Nhằm đánh giá sức mạnh của cơ tay-vai.
185


- Dụng cụ: Lực kế, bút, giấy ghi thành tích.
- Cách tiến hành: Đối tượng được kiểm tra đứng hai chân rộng bằng vai, tay thuận cầm lực
kế đưa sang bên, tạo thành góc 45o so với trục dọc của cơ thể. Tay còn lại duỗi thẳng tự nhiên,
song song dọc theo thân người. Bàn tay cầm lực kế sao cho đồng hồ lực kế hướng vào lòng bàn
tay. Các ngón tay nắm chặt than lực kế, bóp mạnh và gắng sức trong 02 giây. Khơng bóp giật cục
và có những động tác hỗ trợ khác, bóp 02 lần nghỉ giữa 15s lấy kết quả lần cao nhất.
3.2.3.4. Dẻo gập than: Nhằm đánh giá độ dẻo của cột sống.
- Dụng cụ: Bục hình hộp có gắn thướt dài 50cm có chia độ ở hai phía, thướt có con trượt
để ghi thành tích.
- Cách tiến hành: Đối tượng kiểm tra đứng chân đất trên bục, hai bàn chân song song, gối
thẳng, người từ từ cúi xuống dung ngón tay cố gắng đẩy con trượt sâu xuống dưới. Khi đã cúi người
hết mức, con trượt dừng ở đâu thì đó là kết quả của độ dẻo thân mình. Khi con trượt vượt qua mặt

phẳng của bục thì kết quả đó là dương (+) tương ứng với độ dẻo tốt, nếu không vượt qua mặt phẳng
bục thì đó là kết quả âm (-) tương ứng với độ dẻo kém. Mỗi người thực hiện hai lần tính lần cao nhất.
3.2.3.5. Chạy con thoi 4x10m (giây): Nhằm đánh giá khả năng phối hợp vận động.
- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, thướt dây 10m, cờ đánh dấu.
- Cách tiến hành: Người được kiểm tra thực hiện theo hiệu lệnh vào chỗ và xuất phát của
người chỉ huy, khi một chân chạm vạch giới hạn lập tức quay người lại chạy về vạch xuất phát,
cứ như thế thực hiện đến khi nào hết quãng đường. Người kiểm tra đứng ở hai vị trí phải hơ to
cho người thực hiện biết số lần thực hiện của mình. Kết quả sẽ được ghi nhận ở lần chạy cuối
cùng, tổng cộng 2 vòng với 03 lần quay.
3.2.3.6. Chạy 5 phút tùy sức: Nhằm đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí).
- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, bục xuất phát, đường chạy rộng ít nhất 2m, dài tối thiểu
50m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, có khoảng trống ít nhất 1m để quay vịng. Trên đường chạy
đánh dấu từng đoạn 1 - 10m để xác định phần lẽ quãng đường sau khi hết thời gian.
- Cách tiến hành: Khi có lệnh chạy, đối tượng được điều tra chạy trong ơ chạy, hết đoạn
đường 50m thì vịng bên trái qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5 phút. Người chạy
cần có sự phân phối sức đều trong suốt cự ly, nếu mệt có thể đi bộ đến hết thời gian. Mỗi người
kiểm tra có một số đeo ở ngực và tay cầm tích – kê có số tương ứng. Khi có lệnh dung chạy
cấm tích – kê của mình xuống chân tiếp đất để đánh dấu phần lẻ quãng đường chạy. Sau đó
người chạy có thể chạy chậm lại hoặc đi bộ thả lỏng.
3.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp thực nghiệm sư phạm được tiến
hành theo phương pháp tự thực nghiệm so sánh song song đơn trong đó gồm 2 nhóm là: nhóm
thực nghiệm gồm 100 nữ sinh viên đại học năm 2 khóa 2019 – 2022 và nhóm đối chứng gồm 120
nữ sinh viên đại học năm 2 khóa 2019 – 2022 của trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương.
3.2.5 Phương pháp toán thống kê: Phương pháp này dùng để xử lý các số liệu thu thập
được trong quá trình nghiên cứu. Trong luận văn đã sử dụng các tham số và các thuật tốn sau
(Dương Nghiệp Chí, 1991).
X =

 Giá trị trung bình X :
186


1
n

n


i =1

Xi


 Độ lệch chuẩn S:
1

n

 (X
n

S=

− X)

i

2

i =1


 Kiểm định t-student hai mẫu độc lập (n≥30)
t=

X

A

−X

2

B
2

SA

SB

+

nA

nB

 Kiểm định t-student hai mẫu liên quan (n≥30)
d n

t=

n  30


n

 (d

i

− d)

2

i =1

n

Trong đó:
- di là hiệu số giữa các cặp giá trị di = XAi - XBi
-

d là giá trị trung bình của di. d =

1
n

n

d

i


i =1

- n là số cặp giá trị
 Đánh giá mức độ tăng tiến (W%) (S. Brody): W =

Lập thang điểm C: C = 5+2

100 x ( X 2 − X 1 )
0 .5 x ( X 1 + X 2 )

X1 − X
S

3.3. Hệ thống các bài tập phát triển thể lực
Qua các tài liệu đề tài đã hệ thống được 88 bài tập có thể áp dụng ở mức độ thích hợp để
phát triển thể lực cho nữ sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Qua phỏng
vấn các chuyên gia và giảng viên GDTC trong và ngồi trường chúng tơi đưa ra kết quả bảng 3.1
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn bài tập phát triển thể lực
MỨC ĐỘ
STT

Phát
triển sức
nhanh

Rất
thường
dùng

BÀI TẬP

Chạy nâng cao đùi tại chổ 15s
Chạy nhanh tại chổ 15s
Chạy tại chổ đá chân về trước 15s
Chạy tại chỗ đá chân về sau 15s
Nằm ngữa gập bụng 15s
Bật nhảy đổi chân 15s
Chạy 30m tốc độ cao

20
16
16
17
1
2
15

187

Thường
dùng
1
4
3
3
11
13
5

Không
hường

dùng
0
1
2
1
8
5
1


Phát
triển sức
mạnh

Phát
triển sức
bền

Phát
triển khả
năng
PHVĐ

Phát
triển khả
năng
mềm
dẻo
Một số
bài tập

khác do
GV đưa
ra

Chạy 60m xuất phát cao
Chạy đạp sau 30m
Bật xa tại chỗ
Bật cao tại chổ
Bật nhảy co gối
Bật cóc 15m
Lị cị một chân 15m
Bật nhảy trên cát 15s
Chạy việt dã 40 – 65% sức
Chạy biến tôc 50 + 50
Chạy lặp lại cự ly 400m
Chạy 5 phút tùy sức
Chạy zic zac chạm vật cố định
Chạy biến tốc theo còi
Nhảy dây nhiều kiểu
Lò cò một chân+chạy nhanh 30m
Chạy con thoi 4x10m
Chạy tại chỗ, chạy nhanh theo còi
Chạy nhanh, xuất phát quay lưng
Ngồi duỗi chân gập bụng về trước
Ngồi dạng chân gập người về trước và hai bên
Đứng gập thân theo nhịp
Xoạt ngang
Xoạt dọc
Nằm sấp chống đẩy
Chạy luồn cọc

Nhảy dây tốc độ 15s
Ngồi xổm đi bộ 10m
Đứng lên ngồi xuống hai chân 15s
Bóp lị xo tay

15
5
15
5
17
2
4
11
18
2
7
11
18
3
4
6
16
2
7
9
5
10
17
3
4

11
16
5
3
10
5
8
16
1
18
2
6
12
16
3
11
4
17
2
16
3
16
3
Sức mạnh
Khéo léo
Sức mạnh nhanh
Sức mạnh
Sức mạnh bền
Sức mạnh


1
1
2
6
1
3
0
10
3
2
4
1
6
0
8
8
4
1
3
2
7
2
2
2

Kết quả phỏng vấn ở bảng 3.1 cho thấy, đa số các bài tập đều được các nhà chuyên môn
đánh giá, đồng ý ở mức rất thường dùng và thường dùng, bài tập nào được đồng ý ở mức rất
thường dùng và thường dùng với tổng số điểm đạt từ 80% số điểm tối đa của mỗi bài tập trở
lên sẽ được đưa vào trong hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên. Theo
nguyên tắc này, từ 31 bài tập đã được liệt kê, chúng tôi đã loại được 09 bài tập , còn lại 22 bài

tập đảm bảo đạt tỷ lệ trên 80% ý kiến tán thành nên được chọn vào hệ thống các bài tập phát
triển thể lực chung cho nữ sinh viên. Ngoài 22 bài tập được đề xuất, cịn có một số bài tập thể
lực được bổ sung vào hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nữ sinh viên. Chúng tôi đã tổng
hợp các bài tập đưa vào thực nghiệm bảng 3.2
Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn bài tập phát triển thể lực
STT

Phát triển sức
nhanh

BÀI TẬP
Chạy nâng cao đùi tại chổ 15s
Chạy nhanh tại chổ 15s
Chạy tại chổ đá chân về trước 15s
Chạy tại chỗ đá chân về sau 15s
Chạy 30m tốc độ cao

Ghi chú

188


Phát triển sức
mạnh

Phát triển sức
bền
Phát triển khả
năng PHVĐ
Phát triển khả

năng
mềm dẻo

Một số bài tập
khác do GV
đưa ra

Chạy 60m xuất phát cao
Chạy đạp sau 30m
Bật xa tại chỗ
Bật nhảy co gối
Bật cóc 15m
Lị cị một chân 15m
Chạy việt dã 40 – 65% sức
Chạy biến tôc 50 + 50
Chạy 5 phút tùy sức
Chạy biến tốc theo còi
Chạy tại chỗ, chạy nhanh theo còi
Chạy nhanh, xuất phát quay lưng
Ngồi duỗi chân gập bụng về trước
Đứng gập thân theo nhịp
Xoạt ngang
Xoạt dọc
Nằm sấp chống đẩy
Bóp lị xo tay
Chạy luồn cọc
Nhảy dây tốc độ 15s
Ngồi xổm đi bộ 10m
Đứng lên ngồi xuống hai chân 15s


Sức mạnh
Sức mạnh
Khéo léo
Sức mạnh + sức nhanh
Sức mạnh
Sức mạnh + sức bền

3.4. Xây dựng và triển khai kế hoạch tập luyện nâng cao thể lực cho nữ sinh viên
trường Đại học Thủ Dầu Một
Việc xây dựng kế hoạch tập luyện cho sinh viên được căn cứ vào kế hoạch giảng dạy và
chương trình mơn học của nhà trường theo từng học kỳ của năm học, đồng thời phải căn cứ vào
thời gian học tập cụ thể của các em
Việc thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong thời gian học thực hành giáo dục thể
chất. Tổng số buổi là 15 buổi, mỗi buổi 150 phút. Đề tài xác định được hệ thống bài tập (22 bài)
phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên, đồng thời việc xây dựng kế hoạch giảng dạy cùng
tiến trình giảng dạy dựa vào kế hoạch giảng dạy của Bộ mơn và chương trình khung đã quy
định. Bằng phương pháp thực nghiệm song song trên đối tượng là nữ sinh viên năm 2 khóa
(2019 – 2022) của trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh BÌnh Dương. Nhóm thực nghiệm (nhóm
I) gồm 100 nữ sinh viên năm nhất khóa (2019 – 2022) tập theo kế hoạch giảng dạy tổng số buổi
là 15 buổi, mỗi buổi 150 phút, mỗi tuần 01 buổi x 3 tiết. Nhóm đối chứng (nhóm II) gồm 120
nữ sinh viên năm nhất khóa (2012 – 2022), tập theo kế hoạch giảng dạy của bộ môn. Tổng số
buổi là 15 buổi, mỗi buổi 150 phút, mỗi tuần 01 buổi x 3 tiết.
3.5. Thực trạng thể lực của nữ sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Thủ Dầu Một
Việc đánh giá thực trạng của bất kỳ một hiện tượng sự vật nào luôn phải được tiến hành
trên cơ sở so sánh với một chuẩn hay một đối tượng cùng dạng khác. Trong nghiên cứu này
chúng tôi đánh giá thực trạng thể chất của 220 nữ thanh niên trường Đại học Thủ Dầu Một chủ
yếu thơng qua so sánh với các giá trị trung bình của người Việt Nam cùng độ tuổi, cùng giới
tính thời điểm 2001. Trong so sánh chúng tôi áp dụng kiểm định t-student cho trường hợp 2
mẫu độc lập. Khi sự khác biệt giữa giá trung bình của hai đối tượng so sánh có ý nghĩa thống
189



kê chúng tôi mới cho là ưu thế hơn hay kém hơn. Nói cách khác, khi được nhận xét là ưu thế
hơn hoặc kém hơn nghĩa là sự khác biệt giữa chúng có ý nghĩa thống kê (t >1.96 hay p 0.05).
Cịn khi giữa giá trung bình của hai đối tượng so sánh có khác biệt nhưng sự khác biệt đó khơng
có ý nghĩa thống kê (t <1.96 hay p>0.05) thì chỉ được coi là tương đương. Số liệu thu thập
được từ điều tra khảo sát sau khi xử lý bằng phương pháp toán thống kê được thể hiện ở bảng
2.3. Số liệu ở bảng bên dưới cho ta một số nhận xét sau:
+ Nữ thanh niên trường Đại học Thủ Dầu Một lứa tuổi 18 tuổi kém hơn mức trung bình
của người VN cùng độ tuổi (VN) ở 04 chỉ số: mềm dẻo (dẻo gập thân), sức mạnh (lực bóp tay),
khả năng phối hợp vận động và sức nhanh (chạy con thoi 4x10m), sức bền (chạy 5 phút tùy
sức). Cụ thể là:
+ Thành tích chạy 5 phút tùy sức trung bình của nữ sinh viên 18 tuổi là 713.11m, kém hơn
mức trung bình người VN cùng độ tuổi (VN) 8.89m. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05).
+ Khả năng mềm dẻo trung bình của nữ sinh viên 18 tuổi là 8.16cm, kém hơn mức trung
bình người VN 3.84cm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.001).
Bảng 3.3. So sánh trình độ thể lực chung của nữ sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
với nữ thanh niên Việt Nam
Chỉ số
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Dẻo gập thân (cm)
Lực bóp tay (kg)
Chạy con thoi 4x10m(s)
Chạy 5 phút tùy sức(s)

X VN
6.23
160
12

28.96
12.58
722

SVN

X TDNM

STDM

t

p

±0.643
±18.232
±5.809
±5.086
±1.171
±102.26

6.17
161.08
8.16
25.27
13.21
713.11

±0.56
±3.94

±5.54
±3.92
±0.85
±42.72

1.45
1.95
9.49
12.42
9.65
2.24

>0.05
>0.05
<0.001
<0.001
<0.001
<0.05

Ghi chú:
- X VN : Giá trị trung bình của người VN cùng độ tuổi.
- SVN :độ lệch chuẩn của người VN cùng độ tuổi.
- X TDM : Giá trị trung bình của SV ĐH TDM.
- STDM: độ lệch chuẩn của SV ĐH TDM.
+ Khả năng phối hợp vận động & sức nhanh (chạy con thoi 4 x10 m) thành tích trung
bình của nữ sinh viên là 13.21s kém hơn mức trung bình người VN là 0.63s. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê (p<0.001).
+ Test đánh giá sức mạnh của nhóm cơ tay (lực bóp tay) trung bình của nữ sinh viên là
28.96kg, kém hơn mức trung bình người VN 3,24kg. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0.001).

+ Nữ thanh niên trường Đại học Thủ Dầu Một lứa tuổi 18 tuổi tương đương mức trung
bình của người VN cùng độ tuổi ở 02 chỉ số: chạy 30m XPC và bật xa tại chỗ.
Qua bảng so sánh trình độ thể lực chung của nữ sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một với
tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển thể chất người Việt Nam 6-20 tuổi , có thể nhận thấy rằng
tuyệt đại đa số các chỉ số thể lực của nữ sinh đều ở mức trung bình của bảng phân loại. Tuy vậy,
190


sau khi kiểm tra 220 nữ sinh, một số lượng tương đối lớn, chúng tôi nhận thấy rằng mức độ biến
thiên các số liệu cũng khá lớn. Các hệ số biến thiên của các test dẻo gập thân, lực bóp tay thuận
đều vượt quá 10%, cụ thể ở test dẻo gập thân là 67.89%, lực bóp tay thuận là 15.51%, điều này
cho thấy một điều rằng độ dao động của tập hợp số liệu là rất cao và không đồng nhất. Còn ở các
test chạy 5 phút tùy sức, bật xa tại chỗ, chạy 30m XPC và chạy con thoi 4x10m thì có hệ số biến
thiên Cv<10%, điều này cho thấy rằng ở những test này thì tập hợp số liệu của mẫu tương đối
đồng đều và có độ đồng nhất cao. Thí dụ hệ số biến thiên ở test chạy 5 phút tùy sức là 5.99%, test
bật xa tại chỗ là 2.45%, chạy 30m XPC là 9.08% và test chạy con thoi 4x10m là 6.43%.
 Nhận xét: Từ kết quả có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Lựa chọn cách đánh giá thể lực dựa vào Dự án chương trình điều tra thể chất người Việt
Nam (2001) là phù hợp vì có thể đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các năng lực thể chất của
nữ sinh viên với các bài tập khơng cầu kì, phức tạp dễ thực hiện mà mang lại những kết quả, số
liệu tin cậy, chính xác.
- Kết quả kiểm tra đánh giá 220 sinh viên của trường Đại học Thủ Dầu Một cho thấy rằng
đa số các chỉ tiêu về thể lực chung của nữ sinh viên đều thấp hơn nữ thanh niên Việt Nam cùng
độ tuổi 18 ở các test chạy 5 phút tùy sức, dẻo gập thân, lực bóp tay thuận, và chạy con thoi
4lx10m và đạt độ tin cậy thống kê ở mức 0.05(5%). Test bật xa tại chỗ và test chạy 30m XPC
thì thành tích của nhóm nữ sinh tương đương với nữ thanh niên Việt Nam cùng độ tuổi. So với
tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất người Việt Nam độ tuổi 6-20, ở lứa tuổi 18 nhìn chung
tuyệt đại đa số chỉ số các test về thể lực chung của nữ sinh viên đều ở mức trung bình so với
người Việt Nam do vậy quan tâm phát triển thể lực cho nữ sinh viên là việc làm cần thiết và
quan trọng nhằm giúp các em có đầy đủ sức khỏe để học tập, cơng tác cũng như thực hiện tốt

vai trị thiên bẩm của mình sau này. (Dương Nghiệp Chí, 2003)
- Sự biến thiên của số liệu ở một số bài thử vượt quá ngưỡng cho phép 10% cho thấy rằng
tập hợp số liệu không đồng đều, ẩn chứa một số lượng khơng nhỏ nữ sinh có trình độ thể lực
tốt và một số nữ sinh có trình độ yếu kém cần áp dụng các biện pháp tập luyện với các bài tập
thích hợp nhằm nâng cao dần trình độ thể lực.
3.6. So sánh thực trạng thể lực chung trước thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng:
Bảng 3.4: Thể lực chung trước thực nghiệm của hai nhóm
TT
1
2
3
4
5
6

Test
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (m)
Dẻo gập thân (cm)
Bóp lực kế (kg)
Chạy con thoi 4x10m (s)
Chạy 5 phút tùy sức (m)

Nhóm thực
nghiệm(n=100)
6.09±0.51
161.8±6.297
8.66±6.403
24.77±3.925

13.29±0.84
707.20±42.38

Nhóm đối
chứng(n=120)
6.23±0.59
160.48±5.75
7.75±5.84
25.69±4.142
13.14±0.87
718.03±41.05

t

p

1.83
1.62
1.09
1.69
1.32
1.91

P > 0.05
P > 0.05
P > 0.05
P > 0.05
P > 0.05
P > 0.05


Phân tích số liệu bảng 3.4 cho thấy: nhìn chung sự khác biệt về thể lực của hai nhóm đều
khơng có ý nghĩa thống kê, các giá trị ttính đều nhỏ hơn t05, P>0.05. Ví dụ, thành tích trung bình
chạy 30m XPC ở nhóm đối chứng là 6.09”, của nhóm thực nghiệm là 6.23”. Tuy nhiên sự khác
biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Thành tích trung bình ở test dẻo gập thân của
191


nhóm thực nghiệm là 8.66±6.403, thành tích này ở nhóm đối chứng có phần kém hơn là
7.75±5.84, nhưng sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0.05) vì ttính=1.09<t05, P>0.05.
Tương tự ở test chạy con thoi 4x10m thành tích ở nhóm thực nghiệm đạt trung bình là
13.29±0.84 cịn ở nhóm đối chứng thành tích đó là 13.14±0.87, chênh lệch khơng lớn, ttính=1.32,
P>0.05. Ở test chạy 5 phút tùy sức thành tích trung bình ở nhóm thực nghiệm là 707.20±42.38,
cịn ở nhóm đối chứng thành tích đó có phần cao hơn 718.03±41.05, ttính=1.91<t05, P>0.05. Hai
test lực bóp tay và bật xa tại chỗ thành tích trung bình của hai nhóm cũng khơng đạt mức ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P<0.05, test bật xa tại chỗ có ttính=1.62<t05=1.96, P>0.05 cịn
test bóp lực kế thì chỉ tiêu ttính=1.69<t05=1.96, P>0.05
Thơng qua các test, có thể nhận thấy rằng trình độ thể lực của hai nhóm trước thực nghiệm
là tương đối đồng đều, tương đương nhau đủ điều kiện để áp dụng thực nghiệm sư phạm nhằm
chứng minh hiệu quả của các phương pháp tập luyện và tổ hợp bài tập đã được chọn lựa.
3.7. So sánh thực trạng thể lực chung sau thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng
Bảng 3.5: Thể lực sau thực nghiệm của hai nhóm (t05=1.96; t01=2.576; t001=3.291)
Nhóm
Test
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Dẻo gập thân (cm)
Lực bóp tay (kg)
Chạy con thoi 4x10m (s)
Chạy 5 phút tùy sức (m)


Nhóm
thực nghiệm

Nhóm
đối chứng

5.67±0.32
164.45±5.613
11.96±4.52
26.18±3.71
12.77±0.564
727.36±37.632

6.16±0.58
160.36±6.613
10.57±4.37
27.46±3.65
12.89±0.595
716.49±40.10

Ý nghĩa
thống kê
t
7.91
4.96
2.31
2.57
1.49
2.07


p
<0.001
<0.001
<0.05
<0.05
>0.05
<0.05

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy: Thành tích trung bình chạy 30m XPC ở nhóm thực nghiệm
là 5.67” của nhóm đối chứng là 6.16”. Thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn 0.49”. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Thành tích trung bình ở test dẻo gập thân của nhóm thực
nghiệm là 11.96cm, của nhóm đối chứng là 10.57cm. Thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn
1.39cm, Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Tương tự ở test chạy con thoi 4x10m
thành tích ở nhóm thực nghiệm đạt trung bình là 12.77”, của nhóm đối chứng là 12.89”. Thành
tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn 0.12”, tuy nhiên sự khác biệt này không mang ý nghĩa thống
kê, (p>0.05), mặc dù chỉ số này ở hai nhóm đều được rút ngắn. Lý do giải thích cho điều này
chính là do tập luyện, thành tích ở cả hai nhóm đều tăng gần như nhau vì chương trình học của
hai nhóm đều có nội dung chạy cự ly ngắn và chạy cự ly trung bình. Ở test chạy 5 phút tùy sức
thành tích trung bình ở nhóm thực nghiệm là 727.36m, của nhóm đối chứng là 716.49m. Thành
tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn 10.87m. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05).
3.8. So sánh nhịp tăng trưởng các test thể lực của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng
Bảng 3.6 nhịp tăng trưởng các test thể lực của hai nhóm thực nghiệm
Chỉ số

Nhóm

Chạy 30m
XPC (s)
BXTC (cm)


TN
ĐC
TN

X TRUOC
6.09
6.23
161.8

SAU

d

w

t

p

5.67
6.16
164.45

-0.42
-0.07
2.65

7.14
1.13

1.62

7.42
0.87
9.5

<0.001
>0.05
<0.001

X

192


Dẻo
gập thân (cm)
Lực bóp tay
(kg)
Chạy
4x10m (s)
Chạy 5 phút
(m)

ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN

ĐC
TN
ĐC

160.48
8.66
7.75
24.77
25.69
13.29
13.14
707.2
718.03

160.36
11.96
10.57
26.18
27.46
12.77
12.89
727.36
716.49

-0.12
3.3
2.82
1.41
1.77
-0.52

-0.25
20.16
-1.54

-0.07
32.01
30.79
5.53
6.66
3.99
1.92
2.81
-0.21

0.14
9.16
4.18
6.6
3.37
7.65
2.797
6.63
0.31

>0.05
<0.001
<0.05
<0.001
<0.05
<0.001

<0.05
<0.001
>0.05

(n=100; t0.05=1.984, t01=3.390). (n=120; t0.05=1.980, t01=2.617, t001=3.373).
Nhìn chung sau giai đoạn thực nghiệm thì thành tích của hai nhóm đều có những biến đổi
rõ rệt và được mô tả chi tiết trong bảng. Ở nhóm thực nghiệm thành tích ở tất cả các bài thử đều
tăng và đạt mức ý nghĩa thống kê ở mức rất cao P<0.001, (0.1%). Thành tích sau thực nghiệm
tăng hơn đáng kể so với trước và so với cả nhóm đối chứng. Cịn ở nhóm đối chứng thành tích
ở các bài thử cũng tăng nhưng khơng cao so với nhóm thực nghiệm.

35.00

30.79

32.01

Biểu đồ 3.1: Nhịp độ tăng trưởng của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm.

30.00
25.00

Chạy
30m
XPC (s)

2.81

3.99


5.53
6.66

Bật xa
tại chỗ
(cm)

Nhóm đối chứng

-0.21

-5.00

-0.07

0.00

Nhóm thực nghiệm

1.92

5.00

1.62

10.00

1.13

15.00


7.14

20.00

Dẻo gập Bóp lực
Chạy
Chạy 5
thân
kế (kg) con thoi phút tùy
(cm)
4x10m sức (m)
(s)

- Đa số các chỉ số thể lực chung (6/6 test) của nhóm thực nghiệm tăng vượt trội hơn so
với nhóm đối chứng. Điều này cho thấy rằng các bài tập được ứng dụng thực nghiệm đã mang
lại hiệu quả tương đối tốt.
4. KẾT LUẬN
Thể lực của nữ giới nhìn chung là yếu nên việc quan tâm phát triển là hết sức cần thiết
điều này khơng có gì phải bàn cãi. Nhưng để làm được điều này cần có một chương trình, kế
hoạch được hoạch định sẵn và cần có những đề tài nghiên cứu tìm ra những phương pháp để
nâng cao thể lực cho lực lượng này. Qua quá trình tổng hợp tài liệu, cũng như phỏng vấn các
chuyên gia và sữ dụng phương pháp thực nghiệm, toán thống kê. Đề tài đã lựa chọn những bài
tập nhằm phát triển hiệu quả thể lực của nữ sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một, bao gồm:
- Các bài tập phát triển sức nhanh: Chạy nâng cao đùi tại chổ 15s, Chạy nhanh tại chổ 15s,
Chạy tại chổ đá chân về trước 15s, Chạy tại chỗ đá chân về sau 15s, Chạy tốc độ 30m. Nhảy
dây tốc độ 15s.
193



- Các bài tập phát triển sức mạnh: Chạy 60m xuất phát cao; Chạy đạp sau 30m; Bật xa tại
chỗ; Bật nhảy co gối; Bật cóc 15m; Lị cị một chân 15m, Nằm sấp chống đẩy; Ngồi xổm đi bộ
10m; Đứng lên ngồi xuống hai chân 15s; Bóp lị xo tay.
- Các bài tập phát triển sức bền: Chạy việt dã 40 – 65% sức; Chạy biến tôc 50 + 50; Chạy
5 phút tùy sức.
- Các bài tập phát triển khả năng phối hợp vận động: Chạy biến tốc theo còi; Chạy con
thoi 4x10m; Chạy tại chỗ; chạy nhanh theo còi; Chạy nhanh xuất phát quay lưng; Ngồi duỗi
chân gập bụng về trước; Chạy luồn cọc.
- Các bài tập phát triển khả năng mềm dẻo: Đứng gập thân theo nhịp, xoạc ngang, xoạc dọc.
Hi vọng trong quá trình giảng dạy của mình giảng viên, giáo viên giáo dục thể có thể áp
dụng hình thức và phương pháp tập luyện mà đề tài đã nghiên cứu vào việc phát triển thể lực
cho nữ sinh viên, học sinh. Hoặc trên nền tảng tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm ra những cách
thức, phương pháp mới hiệu quả hơn áp dụng vào tập luyện giúp tăng cường thể chất cho nữ
sinh viên ở các trường ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aulic I.V - 1982– Đánh giá trình độ tập luyện TDTT – NXB TDTT Hà Nội.
2. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp– 1983 – Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao –
NXB TDTT TP HCM.
3. Dương Nghệp Chí - Đo lường thể thao – NXB TDTT Hà Nội.
4. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hữu Hiệu – 1991- Lý luận và phương pháp huấn luyện thể
thao – NXB TDTT TP HCM.
5. Dương Nghiệp Chí – 2003 - Thực trạng thể chất người Việt Nam 6 – 20 tuổi thời điểm 2001 – NXB
TDTT Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Cừ – 1996- Y học TDTT – Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ bác sĩ thể thao – Tâp 1, 2,
Hà Nội.
7. Nguyễn Thành Cao (2008), “Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao trình độ thể lực cho nữ sinh
viên có thể lực yếu của trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan”. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học.
8. Hồng Cơng Dân (1999), “Nghiên cứu cải tiến tiêu chuẩn đánh giá thể lực sinh viên mỏ địa chất”,
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Bắc Ninh.
9. D. Harre – 1996– Học thuyết huấn luyện, người dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển – NXB

TDTT Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Hiệp – 2011– Sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1945 – 2007 – NXB
Chính trị quốc gia – Sự thật.
11. Lưu Quang Hiệp, Lê Quý Phượng (2000), Y sinh học thể thao, NXB TDTT Hà Nội.

194



×