Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đạo Tưởng ở An Giang - Hiện tượng tôn giáo mới ở Tây Nam bộ vào nửa đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.41 KB, 11 trang )

ĐẠO TƯỞNG Ở AN GIANG - HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI
Ở TÂY NAM BỘ VÀO NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Nguyễn Văn Tiến1, Ngô Minh Sang1
1. Khoa Đào tạo Kiến thức chung. Email:
TĨM TẮT
Bài viết phân tích các vấn đề về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hoá và tôn giáo của vùng
đất An Giang những năm đầu thế kỷ XX để từ đó làm rõ bối cảnh và ngun nhân xuất hiện của
Đạo Tưởng. Ngồi ra, dưới góc nhìn lịch sử làm rõ những ảnh hưởng của Đạo Tưởng đối với
đời sống tín ngưỡng của người dân An Giang vào những năm đầu thế kỷ XX.
Từ khóa: An Giang, Đạo Tưởng, Ơng Đạo, tơn giáo mới
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu các Ơng Đạo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở Tây
Nam Bộ Việt Nam. Về mặt phương diện lịch sử, nghiên cứu sự ra đời và quá trình tồn tại của các
Ông Đạo sẽ làm phong phú thêm bối cảnh xã hội Tây Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX; đồng thời góp
phần đánh giá lại những đóng góp của các Ông Đạo trong tiến trình lịch sử Tây Nam Bộ.
Sự ra đời của hiện tượng tơn giáo các Ơng Đạo làm nổi bật nét đặc trưng văn hoá của
người Việt Tây Nam Bộ trong bối cảnh chung văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Sự ra đời
của các Ông Đạo phản ánh tích hợp của nhiều yếu tố lịch sử, văn hố, tơn giáo và điều kiện tự
nhiên ở Tây Nam Bộ. Và quan trọng hơn với sự ra đời của các Ông Đạo đã tác động đến nhiều
phương diện trong đời sống của người dân Tây Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu. Nguồn tư liệu sử dụng chủ yếu từ các cơng trình nghiên
cứu, những bài viết có đề cập đến vùng đất An Giang, các Ông Đạo, Đạo Tưởng ở Tây Nam
Bộ Việt Nam. Những nguồn tư liệu lưu trữ, tư liệu ký ức, lời kể từ những nhân chứng còn sống
kết hợp kiến thức thực địa cũng được sử dụng trong bài viết này.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tổng quan nghiên cứu
Cho đến nay chưa có công nghiên cứu cụ thể về Đạo Tưởng ở Tây Nam Bộ Việt Nam,
phần nhiều là những tập biên khảo, du ký hay những bài viết đăng trên các tập san ghi chép về
hiện tượng xuất hiện các Ông Đạo. Tuy nhiên đây là nguồn tư liệu giá trị giúp chúng tơi bước


đầu nhìn nhận về bối cảnh ra đời và những ảnh hưởng của các Đạo Tưởng ở Tây Nam Bộ.
255


Trong tác phẩm Tân Châu xưa của hai tác giả Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh đã đề
cập nhiều vấn đề về Đạo Tưởng như bối cảnh ra đời, quá trình phát triển và những sinh hoạt
giáo lý,… Bằng phương pháp đi thực địa, hai tác giả đã thu thập nhiều tư liệu về Đạo Tưởng từ
các tín đồ và những nhân chứng sống ở Tân Châu nên đã phản ánh được phần nào bối cảnh ra
đời và ảnh hưởng của nó đối với vùng đất An Giang nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, tác phẩm
dừng lại ở mức độ sưu khảo nên nhiều vấn đề về Đạo Tưởng chưa được phân tích sâu.
Tác phẩm Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười của tác giả Nguyễn Hiến Lê viết về sự xuất
hiện kỳ dị của các Ông Đạo như Đạo Cao, Đạo Nằm, Đạo Ớt, Đạo Rắn, Đạo Chó, Đạo Câm...
Tác giả cho rằng các Ơng Đạo phần đơng là những người ngu dốt hoặc có tinh thần điên loạn,
thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Hiến Lê còn nêu lên
những mặt tiêu cực của các Ơng Đạo là lợi dụng lịng tín ngưỡng của người dân Nam Bộ để vụ
lợi. Tuy nhiên, đây là tác phẩm du ký nên Nguyễn Hiến Lê chưa làm nổi bật được bối cảnh và
những ảnh hưởng của các Ơng Đạo đối với văn hố Nam Bộ.
Toan Ánh với tác phẩm Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam cũng nhắc đến hiện tượng các
Ông Đạo, tác giả cho rằng đây là vấn đề tâm linh lý thú của người Việt Nam Bộ. Tác phẩm
trình bày vắn tắt quá trình ra đời, giáo lý, tín đồ và cách truyền đạo của Đạo Dừa, Đạo Kiểng,
Đạo Cậy và Đạo Thứ. Đặc biệt, thông qua tác phẩm Toan Ánh đã bước đầu nêu lên khái niệm
về Ông Đạo. Tuy nhiên, tác phẩm cũng chưa đi sâu phân tích bối cảnh ra đời và những ảnh
hưởng của các Ông Đạo đối với văn hoá Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX.
Với chuyến du khảo vào vùng đất An Giang, Nguyễn Văn Hầu với tác phẩm Nửa tháng
trong miền Thất Sơn đã cung cấp cho độc giả nhiều tư liệu về đặc điểm tự nhiên, văn hố, tơn
giáo và con người ở vùng đất An Giang. Qua cách ghi chép theo lối trò chuyện trong suốt cuộc
hành trình nên nhiều sự kiện lịch sử được tác giả giải thích sâu, cung cấp cho độc giả nhiều luận
cứ khoa học. Vấn đề Đạo Tưởng cũng được Nguyễn Văn Hầu đánh giá và nêu lên trong tác phẩm
này. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ dừng lại ở một vài chi tiết nhỏ nên chưa phản ánh đầy đủ bối cảnh
ra đời và ảnh hưởng của Đạo Tưởng đối với văn hoá vùng đất An Giang nửa đầu thế kỷ XX.

Sơn Nam với tác phẩm Lịch sử đất An Giang cung cấp những nét đặc trưng về điều kiện
tự nhiên, con người và văn hóa ở vùng đất An Giang. Thông qua tác phẩm, tác giả nhấn mạnh
đến yếu tố miền biên giới quy định nên những nét đặc trưng về lịch sử, văn hóa, xã hội ở đây.
Với thể loại biên khảo, Sơn Nam sử dụng phương pháp đi thực địa cộng thêm niềm tâm huyết
về vùng đất Nam Bộ đã phân tích một cách sâu sắc về vùng đất An Giang. Tác phẩm cũng đề
cập đến sự ra đời của Đạo Tưởng và những tác động đến đời sống người dân ở An Giang nửa
đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh nhỏ về Đạo Tưởng, và
cũng chưa đề cập đến bối cảnh ra đời và ảnh hưởng của Đạo Gị Mối đối với văn hố An Giang
nửa đầu thế kỷ XX.
Tác giả Nguyễn Phương Thảo với tác phẩm Văn hoá dân gian Nam bộ những phác thảo
(1997), trong chương mở đầu: Làng Việt Nam bộ và văn hoá dân gian của người Việt đề cập
đến hiện tượng các Ơng Đạo với tên gọi lý thú “tơn giáo dị biệt”. Trong khuôn khổ chưa đầy 3
trang, tác giả bước đầu giải thích vấn đề Ơng Đạo dưới góc độ tâm lý dân gian trong khung
cảnh làng Việt Nam Bộ. Với nét sinh hoạt vô tư trong việc kiếm sống kết hợp khơng có ruộng
trong tay nên cư dân Nam Bộ sinh ra tâm lý hẫn hụt, họ tìm đến một niềm tin mới. Những luận
điểm trong tác phẩm bước đầu cung cấp cơ sở để lý giải về sự ra đời các “tôn giáo dị biệt” và
256


hiện tượng Ông Đạo ở Nam Bộ. Tuy nhiên, tác phẩm chưa đề cập đến bối cảnh ra đời và những
ảnh hưởng của các Ơng Đạo đối với văn hố Nam Bộ.
Tác phẩm Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa (Bửu Sơn Kỳ Huơng-Cao Đài – Hoà Hảo)
của tác giả Phạm Bích Hợp cũng đề cập đến hiện tượng các Ơng Đạo ở Nam Bộ. Tiếp cận dưới
góc độ nhân học tâm lý theo chiều sâu tâm lý dân tộc, tâm lý vùng miền, tâm lý tôn giáo, tác
giả lý giải đức tin cùng những giá trị mà các tôn giáo bản địa nhằm thoả mãn nhu cầu của người
dân Nam Bộ. Thông qua tác phẩm, tác giả bước đầu đề cập đến khái niệm Ông Đạo với những
khả năng đặc biệt như chữa bệnh, tập hợp quần chúng, khả năng huyền linh và dẫn dắt mọi
người theo một chủ thuyết nào đó. Đây là quyển sách nghiên cứu dưới góc độ tơn giáo tính và
đặt trong mối gian hệ giữa tâm tính người Việt Nam Bộ với sự ra đời các tôn giáo bản địa nên
chưa cập nhiều đến bối cảnh ra đời và những ảnh hưởng của các Ơng Đạo đối với văn hố Nam

Bộ nửa đầu thế kỷ XX.
Với các bài viết Ảnh hưởng của một số Đạo giáo trong nông dân Đồng bằng sông Cửu
Long (Tạp chí Khoa học xã hội, số 9, 1991), Những Đạo giáo ở Nam Bộ (Nguyệt san Giác Ngộ,
số 30-32, 9/1998), tác giả Phan Lạc Tiên bước đầu lý giải nguyên nhân xuất hiện các tôn giáo
bản địa và hiện tượng các Ông Đạo ở Nam Bộ. Tác giả cho rằng do bối cảnh chính trị và khơng
gian xã hội Nam Bộ đã sinh ra những Đạo giáo và các hình thức thần quyền của các Ơng Đạo.
Bài viết cũng bước đầu nêu lên những ảnh hưởng của các Đạo giáo trong nông dân vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long, song chưa đề cập sâu bối cảnh ra đời và ảnh hưởng của các Ơng Đạo đối
với văn hố Nam Bộ.
Trong Kỷ yếu Hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu khoa học xã hội Nam Bộ năm 2008
có bài tham luận của tác giả Phan An với nội dung Người Việt Nam Bộ (từ góc nhìn tơn giáo) đã
phân tích sâu về khái niệm Ông Đạo và lý giải nguyên nhân ra đời của các Ông Đạo ở Nam Bộ.
Với góc nhìn tơn giáo, tín ngưỡng, bài viết cung cấp nhiều điểm lý thú về sự ra đời các tôn giáo
bản địa và các Ông Đạo xuất phát từ tâm lý người Việt Nam Bộ trong quá trình mở đất về phương
Nam. Tuy nhiên, bài viết chưa đi sâu vào các vấn đề địa – chính trị, địa –văn hóa để lý giải những
nét riêng về bối cảnh ra đời và những ảnh hưởng của các Ông Đạo đối với văn hóa Nam Bộ.
Các cơng trình nghiên cứu trên bước đầu đã làm rõ những vấn đề:Đạo Tưởng không phải
là những tôn giáo bản địa ở Nam Bộ, là hiện tượng tôn giáo xuất hiện trong giai đoạn lịch sử
nhất định; những yếu tố cấu thành Đạo Tưởng là sự chắp vá của nhiều yếu tố văn hóa, tơn giáo
ở vùng đất biên giới An Giang; chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cùng với
những biến đổi về đời sống kinh tế, văn hóa, tơn giáo ở An Giang nửa đầu thế kỷ XX; tính chất
phức tạp của vùng biên giới là những nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Đạo Tưởng; sự
ra đời của Đạo Tưởng ảnh hưởng chủ yếu trong đời sống chính trị, sinh hoạt văn hố, tơn giáo
của người dân An Giang nửa đầu thế kỷ XX.
3.2. Bối cảnh ra đời của Đạo Tưởng
3.2.1. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở An Giang
Chính sách khai hoang lập đồn điền, chính sách này triển khai ở các tỉnh Nam Kỳ từ năm
1890, đến năm 1900 mới được triển khai ở An Giang. Thực dân Pháp đã du nhập nhiều phương
tiện, thiết bị vào Nam Kỳ và An Giang phục vụ cho biện pháp nạo vét các con kênh. Năm 1902,
chính quyền Pháp hồn thành việc cải tạo xong kênh Long Xuyên chảy từ sông Bassac đến Rạch

257


Giá nâng tổng chiều dài kênh lên 50m. Năm 1905 hồn thành việc cải tạo rạch Ơng Chưởng,
1908 hồn thành cơng việc cải tạo rạch Thốt Nốt. Chính quyền Pháp còn tiến hành đào những
kênh rạch mới để tới nước những vùng hoang hoá tỉnh An Giang như kênh Lấp Vò năm 1905,
kênh Rạch Sỏi – Bassac năm 1922, kênh Mạc Cân Dung, khai thông kênh Vĩnh Tế, Vĩnh An.
Bên cạnh biện pháp nạo vét và đào mới nhiều kênh rạch, chính quyền Pháp tiến hành mở
rộng khai hoang ở An Giang. Khác với các tỉnh Nam Kỳ là chính quyền trực tiếp hoặc cho đấu
thầu các nhà tư bản xuống khai hoang, nhưng riêng An Giang thì chính quyền Pháp không đứng
ra thực hiện khẩn hoang như thời nhà Nguyễn. Họ khuyến khích các điền chủ ở An Giang tự mở
rộng khai phá đất hoang và chỉ thực hiện nộp thuế. Chính điều này đã tạo ra hệ quả về mặt xã hội,
diện tích đất của điền chủ ngày càng tăng và số lượng tá điền ngày càng nhiều ở An Giang.
Quy chế chuyển nhượng đất đai của thực dân Pháp được nới lỏng ở An Giang. Chính quyền
thực dân giao cho địa chủ tự khẩn hoang và chuyển nhượng đất đai ở An Giang. Người giàu bỏ
vốn khai hoang, sau đó tìm cách sang nhượng đồn điền cho người khác để kiếm lời. Việc làm này
được chính quyền Pháp ủng hộ vì mỗi lần sang nhượng thì phải đóng thuế cho chính quyền Pháp.
Hệ quả của chính sách trên, người nông dân ở An Giang xin nộp tô để hưởng qui chế tá
điền. Với qui chế này, người nông dân được hưởng quyền khai thác trên miếng đất mình khai
phá. Những tác động của chính sách khẩn hoang đã làm cho đời sống nông dân rất bấp bênh,
miếng đất mà họ khai hoang rất dễ rơi vào tay địa chủ.
Chính sách độc canh cây lúa, với mục tiêu vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, chính quyền Pháp
tập trung mở rộng diện tích trồng lúa. Ở Long Xuyên, diện tích trồng lúa từ năm 1899 – 1929
lên 193.499 ha, ở Châu Đốc từ năm 1888 – 1930 tăng lên 114.920 ha. Số lượng nhà tư bản
trưng thu lập đồn điền trồng lúa cũng tăng đáng kể, từ năm 1912 – 1916 có 12.563 đơn xin cấp
phát đồn điền ở Châu Đốc. Việc độc canh cây lúa đã ràng buộc người nông dân An Giang với
thị trường lúa gạo, phụ thuộc vào địa chủ và những nhà tư bản Pháp. Diện tích trồng lúa của
nơng dân ngày càng bị thu hẹp, số lượng tá điền khơng có ruộng để cày tăng lên đã ảnh hưởng
đến đời sống người dân An Giang khi thiên tai xảy ra (Võ Thị Hồng, 1997, tr.61).
Chính sách phát triển tơ tằm, do nhu cầu về nguyên liệu tơ sống của nước Pháp nên từ

khi thiết lập bộ máy trực trị lên đất Nam Kỳ, chính quyền Pháp đã chú ý đến vấn đề về mở rộng
diện tích trồng dâu ni tằm. Đồn khảo sát đầu tiên ở các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần Thơ
nhưng không đạt kết quả. Tiếp theo nghị định 17-3-1907, Thống đốc Nam Kỳ giao quyền khảo
sát cho Bùi Quang Chiêu, chủ yếu tập trung nghiên cứu ở khu vực người Khmer. Kế hoạch
khảo sát cũng không thành công ở các vùng Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang cho tới khi Bùi
Quang Chiêu đặt chân tới đất Long Xuyên và Châu Đốc. Tại đây, đồn khảo sát của ơng nghiên
cứu khá kỹ điều kiện tự nhiên, xã hội và các ngành nghề dệt tơ truyền thống ở đây.
Tháng 8 – 1907, Bùi Quang Chiêu đề nghị chính quyền Pháp cho thành lập một Viện tằm
tơ ở Tân Châu, với nhiệm vụ phổ biến kỹ thuật và tiến hành ươm nhiều giống dâu mới để kích
thích ngành tằm tơ Tân Châu phát triển. Nhiệm vụ đầu tiên là mở rộng diện tích trồng dâu, thời
kỳ này chủ yếu tập trung ở các vùng Long Phú, Long Thuận, Long Khánh, Thường Thới (Tân
Châu). Ngồi ra, thành lập các nhà ni tằm kiểu mẫu ở Tân Châu vào năm 1910 – 1914, tổ
chức các cuộc thi tuyển giống tằm.
Nghề tơ tằm vốn giữ vai trị quan trọng trong mối thơng thương giữa An Giang với
Campuchia. Việc thành lập Viện tằm tơ ở Tân Châu đã can thiệp sâu vào nghề dệt truyền thống
258


của người Khmer (Võ Thị Hồng, 1997, tr.89), chính quyền Pháp áp dụng biện pháp cưỡng chế
các thợ thủ công ở đây vào làm việc trong Viện. Điều này đã gây ra sự bất bình trong nhân dân,
họ ngấm ngầm chống lại chính sách can thiệp thơ bạo vào nền sản xuất tự nhiên ở Tân Châu.
Thêm đó, chính quyền Pháp đã đặt tham vọng quá nhiều vào việc mở rộng diện tích trồng dâu,
tăng sản lượng tơ, tạo ra nhiều lỗ hỏng trong ngành sản xuất tơ và hệ quả là Viện tơ tằm Tân
Châu phá sản vào năm 1929.
Chính sách cải tạo hệ thống giao thơng, đặc trưng hệ thống giao thông ở các tỉnh Nam
Kỳ là đường thuỷ, cùng với quá trình khẩn hoang lập đồn điền nên những nhu cầu về vận chuyển
hàng hố nơng thổ sản bằng đường bộ cao, chính quyền Pháp đã bắt tay vào việc cải tạo và xây
dựng hệ thống đường bộ liên tỉnh, liên phủ. Năm 1903, đường bộ từ Long Xuyên đến Thốt Nốt
được xây dựng lại đã khôi phục được nhiều đoạn đứt đoạn. Năm 1905, toàn tỉnh Long Xuyên
có 54,5 km đường bộ, trong đó có 6,6 km được lát đá còn lại là đường đất đắp ven kênh rạch.

Quan trọng, chính quyền đã bước đầu xây mới hai đoạn đường liên tỉnh: Long Xuyên - Cần
Thơ và Long Xuyên – Châu Đốc, hai đoạn đường này có nghĩa trong việc giao lưu kinh tế - xã
hội ở An Giang. Việc mở rộng hệ thống giao thông đường bộ đã tác động đến đời sống người
dân An Giang thơng qua đóng thuế và lao dịch.
Chính sách thuế ở An Giang, cốt lõi của nền kinh tế thực dân là thuế, chính sách thuế bao
gồm nhiều loại thuế thân, thuế điền thổ, thuế chợ, thuế đò,… Những loại thuế chủ yếu mà thực
dân Pháp đánh vào người dân ở An Giang là thuế đất công điền công thổ, thuế chợ và thuế đị.
Ngồi ra, chính quyền Pháp cịn tăng mức thuế thân tuỳ thuộc vào việc xây dựng những cơng
trình cơng cộng ở An Giang. Chính sách thuế của Pháp ở An Giang triển khai trên nhiều mặt đã
tác động đến đời sống nhân dân, nhất là những tá điền, họ không đủ khả năng để thuê đất để cày
giờ phải gặp nhiều thứ thuế đã dẫn đến chỗ họ bị bần cùng và cuộc sống không mọi lối thốt.
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nhiều thay đổi trên nhiều mặt
kinh tế, văn hoá, xã hội, trực tiếp hơn làm biến đổi đời sống của người dân An Giang những
năm đầu thế kỷ XX.
3.2.2. Đời sống chính trị, văn hố, tơn giáo của người dân An Giang
Trong những năm đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở An Giang có nhiều
biến đổi đã tác động đến nhiều mặt về đời sống của người dân ở đây, và có ý nghĩa nhất định
dẫn đến sự ra đời của Đạo Tưởng.
Phong trào yêu nước chống Pháp, vào thời kỳ này ở An Giang nổi lên nhiều phong trào
yêu nước chống Pháp dưới nhiều ngọn cờ khác nhau, tựu chung xu hướng mượn giáo thuyết
tơn giáo với mục đích lơi kéo lực lượng chiếm vai trò chủ đạo, nhưng bên cạnh đó xuất hiện
nhiều phong trào yêu nước chống Pháp dưới tác động của nhiều tư tưởng tiến bộ vô sản.
Phong trào Hội kín Nam Kỳ mang màu sắc Thiên địa hội của Trung Quốc diễn ra vào
những năm 20 thế kỷ XX. Vùng đất An Giang là nơi nuôi dưỡng cho sự phát triển của các tổ
chức Hội kín Nam Kỳ như Phan Phan Phát Sanh, Nguyễn Hữu Trí. Phong trào Hội kín An
Giang nổi lên nhân vật Cao Văn Long ở chùa Phật Lớn núi Cấm. Ông được xem là linh hồn
của Hội kín Châu Đốc, nhân dân tôn ông là ông Thầy núi Cấm, từng đi nhiều nơi khuyến cáo
với nhân dân, thu nạp hội viên trong đó có người Khmer.
Phong trào rao giảng thuyết Tận thế đổi đời vẫn cịn như thời này có Sư Vãn Bán Khoai.
Những câu sấm vãn khó hiểu của ơng Ba Thới năm 1926 trong bộ Kim Cổ Kỳ Quan vẫn nhằm

259


đánh đuổi thực dân Pháp, vẫn theo chuỗi sự kiện trước khi tận thế những điều kỳ lạ, luân thường
đạo lý sẽ thay đổi và xuất hiện Minh vương.
An Giang là một trong những nơi tổ chức cộng sản Việt Nam ra đời sớm nhất ở Nam Kỳ,
tiếp nối truyền thống yêu nước, từ khi có Đảng cộng sản lãnh đạo, nhân dân An Giang đã tích cực
tham gia phong trào đấu tranh nông dân vùng Chợ Mới, Tân Châu trong phong trào cách mạng
1930 – 1931 và 1936 – 1939. Phong trào đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, điển hình là
phong trào địi đất của nơng dân ở làng Thạnh Quới, Ba Thê, Bình Thạnh, đã cho thấy ảnh hưởng
mạnh mẽ của phong trào đấu tranh vô sản đến người dân An Giang nửa đầu thế kỷ XX.
Biến đổi đời sống văn hoá, thời kỳ này nhiều loại sách báo và truyện Tàu được dịch và phát
hành rộng rãi ở An Giang. Sự ảnh hưởng của truyện Tàu được nhà văn Bình Nguyên Lộc nhận
xét trong bài viết Thời vàng son của nghề xuất bản tại Sài Gòn đăng trên Nguyệt San Tân Văn
như sau: “Dân Nam kỳ Lục tỉnh vì mê truyện Tàu mà bị nhiễm nhân sinh quan của người Tàu rất
đậm, những anh trạo phu, những anh tướng cướp cũng muốn có tác phong của Đơn Hùng Tín,
của Quan Cơng, trong khi ở đất Bắc chỉ có các nhà Nho mới bị ảnh hưởng này mà thôi”.
Sự thay đổi về hệ thống giáo dục, cùng với sự du nhập của nhiều loại ngành nghề mới đã
tác động đến những thay đổi về mặt nhu cầu văn hoá trong đời sống nhân dân An Giang nửa
đầu thế kỷ XX.
Đời sống tôn giáo, sự xuất hiện của nhiều hiện tượng tôn giáo đã tác đến đời sống tâm
linh của người dân An Giang nửa đầu thế kỷ XX (Trần Thị Bích Ngọc, 1997). Nhiều tơn giáo
khơng thích nghi với hồn cảnh thực tế đã tự biến thể sao cho phù hợp với tâm lý người dân An
Giang, điển hình như Lão giáo với thuyết “tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi”, lập am, tịch cốc,
tu tiên, luyện phép trường sinh bất tử. Bên cạnh đó có nhiều hiện tượng tơn giáo mới xuất hiện
như các Ông Đạo với những phương thức bốc thuốc chữa bệnh, rao giảng câu sấm để thu hút
các tín đồ. Hàng loạt các yếu tố tín ngưỡng, tơn giáo đan xen, tiêu cực có, tích cực có, ai cũng
muốn lập đạo để cứu vớt nhân dân khỏi cuộc sống lầm thang, cơ cực.
3.2.3. Tính chất vùng biên giới An Giang
Tính chất đặc biệt của vùng biên giới An Giang là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn

đến sự ra đời của Đạo Tưởng vào nửa đầu thế kỷ XX. Miền biên giới An Giang có nhiều nét
đặc thù so với các miền biên giới khác ở Việt Nam.Biên giới An Giang hình thành theo địa lý
hết sức đặc biệt, có hai con sơng Tiền, sơng Hậu chảy từ Lào, Campuchia. Phía Tân Châu, kinh
Vĩnh Tế, biên giới là cánh đồng bằng phẳng dễ qua lại. Trong lịch sử, đây là nơi giao lưu kinh
tế, văn hoá giữa Việt Nam, Campuchia và cả Thái Lan. Đạo sĩ núi Tà Lơn dễ gặp thầy bùa
Xiêm, nghề khai thác ở Biển Hồ cần nhiều công nhân Việt Nam, dân Biển Hồ thường đến biên
giới Xiêm mua bán hoặc định cư. Thái Lan từng là nước phong kiến mạnh, ln nhìn về Lào,
Campuchia và phía An Giang, Hà Tiên để phát triển địa bàn (Sơn Nam, 2003).
Biên giới An Giang trong lịch sử là nơi lưu đày tù nhân oan, người xấu, người tốt lẫn lộn,
nơi gặp gỡ của tiêu cực và tích cực, nơi bảo lưu nhiều dạng tôn giáo. Thời kỳ này, chính quyền
thực dân Pháp thực hiện chính sách cơ lập các vùng biên giới nên sự giao lưu giữa An Giang
với bên ngồi khơng nhiều. An Giang phải tự cung tự cấp về kinh tế, trở thành thế giới riêng
của văn chương truyền khẩu. Nhiều huyền thoại, mê tín cổ sơ của cư dân Đông Nam Á gom về
đây, trói buộc con người vào quỹ đạo của thần quyền, với truyện Tàu, sấm văn, bùa chú. Trong
buổi đầu kháng Pháp, giáo phái nào cũng đưa ra khẩu hiệu chống ngoại xâm để thu hút tín đồ.
260


Vùng biên giới An Giang trở thành túi chứa của nhiều vấn đề về chính trị, kinh tế, văn
hố, xã hội thời Pháp thuộc, bao gồm các yếu tố tích cực và tiêu cực. Chính sách cơ lập về biên
giới ở An Giang đi ngược lại với yếu tố mở của vùng đất này, đã phần nào tác động đến sự nảy
sinh nhiều vấn đề ở đây. Thêm vào đó là những điều kiện về địa hình, thiên nhiên xa triều chính,
nên các luật lệ nới lỏng, con người tự do làm theo ý riêng của mình. Sự tích hợp của nhiều yếu
tố về chính trị, kinh tế, văn hố, tơn giáo kể cả những yếu tố tích cực, lẫn tiêu cực đã ảnh hưởng
đến sự ra đời của Đạo Tưởng vào những năm đầu thế kỷ XX (Sơn Nam, 2003, tr.323).
3.3. Quá trình ra đời, phương thức hành đạo và hoạt động của Đạo Tưởng
3.3.1. Quá trình ra đời
Theo ghi chép của Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh, Đạo Tưởng tên thật là Lâm Văn
Quốc, tự Ba Quốc quê quán ở Cái Cùng, xã Long Điền (Bạc Liêu). Sách Tân Châu xưa mô tả
về con người Lâm Văn Quốc: “Thân hình cân đối vạm vỡ, ngực nở nang, lưng lớn vai rùa, mặt

vuông, đôi mắt long lanh, tay chân gân guốc. Ơng có bộ đi hiên ngang và giọng nói sang sảng.
Bao nhiêu cái đặc biệt đó tạo cho ông thành một võ tướng, đầy đủ khí phách ngang tàn bất
khuất”(Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh, 2003, tr.164)
Sau khi thân sinh qua đời, Lâm Văn Quốc lên Campuchia, Lào và Thái để học các thuật bùa
ngãi. Đến năm 1925, ông đến Tân Châu làm quản gia cho cụ Nguyễn Chánh Sắt, đảm nhiệm công
việc trông coi nhà cửa và đồng áng. Thời gian sống ở đây, Lâm Văn Quốc có nhiều biểu hiện lạ
hay thường xuyên có những giây phút trầm tưởng và ngơ ngát, “bỗng nhiên ông cảm thấy trong
người bần thần rã rượi, biếng nói, biếng cười, rồi trở nên đi lừng khừng, lúc lờ đờ làm cho mất
hồn, đôi mắt lúc nào cũng đỏ ngầu” (Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh, 2003, tr.164). Biểu hiện
kỳ lạ đã thu hút sự tò mò của những người dân Tân Châu, họ gọi ơng là Tướng Núi, Ơng Lèo.
Vào năm 1928, Lâm Văn Quốc lập một cái am bằng tre trên phân đất ông Nguyễn Chánh
Sắt thuộc xã Long Phú (Tân Châu). Tại đây ông tu tâm dưỡng tánh, thu hút tín đồ và khai sinh
ra Đạo Tưởng. Theo người dân ở đây gọi con đường đến am Đạo Tưởng là Đường Chùa. Trong
khoảng thời gian 1925 – 1939, số tín đồ của Đạo Tưởng ngày càng lớn mạnh, thu hút hơn
10.000 người ở khắp các vùng Tân Châu như kinh Thần Nông, giồng Trà Dên, Long Thuận,
Long Sơn, Phú Lâm, Thường Phước,…
Ảnh hưởng của Đạo Tưởng ngày càng lớn mạnh trong khắp vùng Tân Châu đã đe doạ
đến an ninh của chính quyền thực dân Pháp. Những buổi thuyết giảng của Đạo Tưởng không
chỉ đơn thuần về những bài học đạo đức mà dần chuyển sang những buổi nói chuyện về chính
quyền Pháp và tội các của họ. Đạo Tưởng cho rằng đất nước cần phải có một người lãnh đạo
để đánh đuổi thực dân Pháp, và người đó chính là Đạo Tưởng. Ơng tự xưng là Minh Hồng
Quốc, lãnh đạo các tín đồ khởi binh chống thực dân Pháp ở Tân Châu vào năm 1939.
Tên gọi Đạo Tưởng, trong tác phẩm Bảy ngày trong miền Thất Sơn, Nguyễn Văn Hầu lý
giải về tên gọi Đạo Tưởng như sau: Ngồi mơ tưởng đâu đâu, nên có tên là Đạo Tưởng.(Nguyễn
Văn Hầu, 2006, tr.59). Hai tác giả Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh cũng giải thích Đạo
Tưởng theo lối “trầm tưởng” để chữa bệnh cho các tín đồ. Nhưng về sau do hoạt động chống
Pháp của Đạo Tưởng, cùng với thu thập lời kể của các tín đồ và nhân chứng sống thời đó, hai
ơng mở rộng ý nghĩa của Đạo Tưởng, cho rằng trầm tưởng là mơ tưởng về giang sơn tổ quốc,
chứ không phải là ngồi tưởng cho bệnh nhân hết bệnh. Những nghi thức ấy nhằm mục đích thu
hút tín đồ chống thực dân Pháp.Theo chúng tôi, tên gọi Đạo Tưởng đúng với nghĩa thứ nhất

261


hơn, vì theo lối trầm tưởng hay tưởng tượng để hành đạo, về sau do gắn với nhiều mục đích
chống Pháp nên người ta xem Đạo Tưởng là tưởng về giang sơn tổ quốc.
3.3.2. Phương thức hành đạo
Cách thờ phụng, Đạo Tưởng không thờ tôn chỉ riêng. Trong am của Đạo Tưởng ơng bố
trí bàn thờ một cách cầu kỳ, từ cột của am trở vào ở chính giữa là một cái gác thờ Quan Đế
Thánh Quân tức Quan Vân Trường, gọi là bàn thờ Tổ hay bàn thờ Thầy. Bên cạnh bàn thờ
Thầy, ơng bố trí hai bàn thờ: thờ thần bên tả, thờ thánh bên hữu. Đối diện bàn thờ Quan Công
là cái khám lớn thờ Chư Vị Năm Ơng.Trên gác bố trí một cái liêu kín để ông tịnh, tu niệm và
có đưa ra cái thiên thai để tiếp nhận những người tuyệt thực. Phía trong am ông giành hẳn một
phòng thờ Sơn Thần để chữa bệnh. Tại giữa sân ông bày một bàn thông thiên thờ trời theo tín
ngưỡng dân gian Nam Bộ.
Cách thờ phụng của Đạo Tưởng cho thấy hội tụ nhiều yếu tố tôn giáo (Phật giáo, Đạo
giáo), tín ngưỡng dân gian Nam Bộ, thể hiện sự tích hợp của nhiều yếu tố văn hố, tơn giáo của
vùng biên giới An Giang.
Nghi thức hành đạo, theo ghi chép của Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh, Đạo Tưởng
cũng có kinh và bài nguyện, nhưng do lâu ngày đệ tử không nhớ. Kinh này ông mang từ Thất
Sơn về nên các đệ tử xem ông là một chi nhánh của Bửu Sơn Kỳ Hương. Cách cúng của Đạo
Tưởng cũng đơn giản gồm nước lạnh, hoa quả và nhan, không đốt giấy vàng bạc.Đạo của ông
hành lễ mỗi ngày ba lần vào các giờ khuya, ngọ và chiều, mỗi khi hành đạo kèm theo tụng kinh
gõ mõ như bên Phật giáo. Cách lạy của Đạo Tưởng theo thứ tự: bàn Thầy, bàn Thánh, bàn Thần,
rồi đến bàn Chư Vị Năm Ông, mỗi bàn 12 lạy, tổng cộng 48 lạy. Sau đó, ơng ra bàn thơng thiên
lạy đủ bốn hướng: “Đơng, Tây, Nam, Bắc”, mỗi hướng 12 lạy.
Hình thức ăn mặc theo kiểu Phật giáo, Ba Quốc cạo trọc đầu, mặc đồ vàng. Đối với đệ tử
và tín đồ của ông không bắt buộc cạo đầu chỉ mặc đồ vàng.
Ngày chay lạt, Đạo Tưởng khơng bắt buộc tín đồ ăn chay lạt theo thời gian cố định.
Thường các tín đồ ăn chay nhiều nhất là nửa tháng, ít nhất là 2 ngày. Thức ăn quen thuộc của
Đạo Tưởng là sả ớt, trái cây và khoai lang.

Điều kiện vô đạo, tín đồ của Đạo Tưởng là những người mến đức độ ông, khi gia nhập
đạo phải làm lễ trước bàn thờ Thầy, người mới vào đạo phải đọc câu thờ: “Đệ tử xin nguyện
không phản Thầy phản Đạo”
Cách truyền đạo, Đạo Tưởng thu hút tín đồ chủ yếu bằng đức độ và tài năng của mình
thể hiện qua việc bốc thuốc chữa bệnh và tài thuyết giáo.
3.3.3. Hoạt động chống Pháp của Đạo Tưởng
Sau quá trình truyền đạo của Đạo Tưởng, số tín đồ ngày càng nhiều, phân bố rải khắp tỉnh
An Giang. Các buổi thuyết pháp của ông dần chuyển sang nói về tội ác của người Pháp, về mơ
hình nhà nước mới do ơng làm vua, những lúc đó ơng tự xưng là Minh Hồng Quốc. Các tín đồ
dần ủng hộ Đạo Tưởng, thường xuyên kéo về am về nghe ông thuyết giảng. Lâm Văn Quốc kết
hợp thuyết giảng lý tưởng đánh Pháp với luyện tập võ nghệ cho các tín đồ. Nhiều món võ mà
thời niên thiếu ông học được như Thiếu Lâm Tự, phép sĩnh tả dạy cho các tín đồ.
Ba Quốc tổ chức một bộ máy hoạt động dưới sự chỉ huy của ông gồm các chức vụ Quân
sư, Định Phan vương, Đô đốc, Tiên phng, Ngự đệ, Ngun sối và hàng loạt các chức vụ
262


khác. Trong số đó có hai người trở thành đệ tử đắc lực của ông là Ngự đệ Út và Ngun sối
Năm. Hai ơng này giỏi võ nghệ, tục truyền ông Năm có một cây giản để “tiền đả hôn qn, hậu
đả loạn thần”.Ngồi ra Ba Quốc cịn lơi kéo các tầng lớp thân hào ở Tân Châu như Hương tuần
Hiếm, Hương quản Huỳnh Công Minh, Mai Văn Du, Mai Văn Lang,…trở thành tín đồ của ơng.
Đạo Tưởng cịn liên kết với các tổ chức kháng Pháp ở vùng Thất Sơn.
Với lực lượng tín đồ hùng mạnh, phần đơng là những người nông dân cường tráng, dũng
cảm, sẵn sàn hy sinh cho đại cuộc của Đạo Tưởng, đã làm cho chính quyền Pháp dần nghi ngờ
về hoạt động trá hình của ơng. Trước tình hình đó, Ba Quốc xin cử 36 đệ tử tùng chinh sang
Pháp đánh đuổi phát xít Đức, với mục đích vừa tỏ rõ tinh thần trung thành với chính quyền
Pháp, vừa làm nội ứng cho cuộc khởi binh của ơng.
Chính quyền Pháp tại Tân Châu khơng đồng ý đề nghị của Đạo Tưởng, họ cho rằng Đạo
Tưởng quá hoang tưởng khi bảo những đệ tử của ông có khả năng đặc biệt súng đạn bắn không
thủng. Đạo Tưởng nghi ngờ Hương tuần Hiếm đã mật báo tồn bộ những ý đồ của ơng cho

chính quyền thực dân Pháp. Điều này gây hoang mang cho Đạo Tưởng khi cho rằng tồn bộ kế
hoạch của mình đã bị bại lộ. Trước tình hình đó, Đạo Tưởng quyết định khởi binh sớm hơn kế
hoạch dự định.
Theo kế hoạch, trước giờ bạo động, Đạo Tưởng cùng các tín đồ của mình họp mặt tại am,
ơng tổ chức thuyết giáo để kích thích tinh thần chống Pháp của tín đồ. Ba Quốc không thuyết
giáo giáo lý từ bi, đức hy sinh cao cả của Phật Thích Ca nữa mà ơng chuyển sang nói về tội ác
của thực dân Pháp, đạo của chúng ta phải lãnh đạo nhân dân đánh đuổi bọn người cướp nước
kia. Ba Quốc tự xưng mình là Chính Vì Vương, có phép thần thơng quảng đại súng đạn của
Pháp bắn không trúng.
Buổi thuyết pháp của Đạo Tưởng lôi kéo số lượng lớn nhân dân vùng Tân Châu tham gia,
bọn mật thám lo sợ nên đã báo về cho nhà cầm quyền Tân Châu. Sau buổi thuyết giáo, Đạo
Tưởng làm lễ tế cờ theo nghi thức uống máu ăn thề nên cần đến một con vật sống. Đạo Tưởng
đã nghĩ ngay đến Hương tuần Hiếm, một kẻ phản Đạo phản Thầy cấu kết với chính quyền Pháp,
xứng đáng làm vật hiến tế cho đạo của ông.
Cuộc bạo động nổ ra vào đêm 26-2-1939, Đạo Tưởng cùng với tín đồ của mình hạ sát hai
vợ chồng Hương tuần Hiếm lấy máu tế cờ, tiếp theo là lời tuyên bố của bổn đạo hưởng ứng làm
vang dội cả đường chùa. Đạo Tưởng với trang phục nhà Phật, theo sau là 60 tín đồ cạo trọc đầu
chuẩn bị xuất trận tiến về huyện lỵ Tân Châu. Dọc hai bên bờ kênh Vĩnh An và chợ bờ Tân
Châu, thuyền ghe của bổn đạo và những người hưởng ứng giả làm lái thương buôn bán chuẩn
bị tiếp tế lương thảo cho cuộc khởi binh của Đạo Tưởng.
Trước tình hình đó, quan phủ Nguyễn Văn Lễ cùng với một tiểu đội do cò Laffont dẫn đầu
tiến thẳng về xã Long Phú nơi xảy ra bạo động của Đạo Tưởng. Dọc theo bờ kinh Vĩnh An, quân
Pháp bao vây am của Đạo Tưởng. Nguyễn Văn Lễ ra lệnh cho Ba Quốc cùng tín đồ bỏ vũ khí
xuống và yêu cầu Ba Quốc cử người về phủ Tân Châu để thương thuyết. Những lời đề nghị trên
càng làm cho Đạo Tưởng và tín đồ cuồng tín thêm. Khí thế mỗi lúc lên cao, Đạo Tưởng và tín đồ
của mình bất chấp lời kêu gọi đầu hàng của chính quyền Pháp tiến thẳng về phủ Tân Châu.
Quan phủ Nguyễn Văn Lễ ra lệnh cho lính bắn chỉ thiên và bắn dưới đất để cảnh cáo, nhưng
không ngờ Đạo Tưởng và các tín đồ của ơng cho rằng phép thuật đã phát huy tác dụng. Khí thế
mỗi lúc lên cao, các tín đồ tiến thẳng về tiểu đội lính Pháp ở bờ kinh Vĩnh An. Tình thế nguy cấp,
263



lính Pháp nổ súng vào hàng ngũ các tín đồ của Đạo Tưởng, lần lượt ngã gục dưới súng đạn hiện
đại của Pháp. Cuộc hỗn chiến chỉ kết thúc khi Ba Quốc ngã gục trước viên đạn của cò Laffont,
các tín đồ hoang mang trước bùa phép chống Tây của thầy, lần lượt tìm cách thốt thân. Chính
quyền Pháp bắt gần 30 người, trong đó có hai đệ tử của ông là Nguyên soái Năm và Quân sư
Hương. Về sau họ bị giải về phủ Tân Châu để điều tra, rồi chuyển xuống toà án ở Cần Thơ xét
xử. Toà án Pháp tuyên án khổ sai cho toàn bộ những người tham gia vụ bạo động Đạo Tưởng.
3.4. Ảnh hưởng của Đạo Tưởng đối với người dân An Giang
Sự ra đời của Đạo Tưởng đã ảnh hưởng đến đời sống chính trị, văn hố, tơn giáo ở An
Giang nửa đầu thế kỷ XX. Cuộc bạo động của Đạo Tưởng nổ ra mang đậm màu sắc thần quyền,
thể hiện trong việc tổ chức lực lượng, vũ khí và lời hiệu triệu chống Pháp của Lâm Văn Quốc.
Về mặt cách thức khởi nghĩa và mơ hình nhà nước mà Ba Quốc hướng đến mang màu sắc tôn
giáo nhưng ngọn cờ khởi nghĩa của ông hết sức tiến bộ, xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp.
Phải chăng có mối liên hệ giữa cuộc khởi binh của Đạo Tưởng với các phong trào kháng Pháp
ở An Giang trong thời kỳ này.
Đến nay, ngoài hai cuốn Tân Châu xưa của hai tác giả Huỳnh Minh, Nguyễn Văn Kiềm và
Lịch sử đất An Giang của nhà văn Sơn Nam, chúng tôi chưa tiếp cận các nguồn tư liệu khác viết
về cuộc bạo động của Đạo Tưởng. Năm 1954, Nguyễn Văn Kiềm trở về quê Tân Châu dạy học.
Để có một bộ giáo trình về đất nước, con người địa phương phục vụ giảng dạy, Nguyễn Văn
Kiềm cùng với Huỳnh Minh tiến hành sưu tầm và viết một bộ địa chí về vùng đất Tân Châu vào
năm 1964. Những nguồn tư liệu sưu tầm trong tác phẩm chủ yếu thực hiện bằng phương pháp đi
thực địa, nên chứa đựng độ tin cậy cao. Tuy nhiên, đây cũng là nhận định theo mạch lơgíc cho
việc nghiên cứu vấn đề Đạo Tưởng trong mối liên hệ với các phong trào chống Pháp ở An Giang.
Đáng chú ý nhất là lời kêu gọi của Đạo Tưởng trong buổi thuyết giáo trước giờ khởi binh
vào đêm 26-2-1939: “Hỡi đồng bào! Dân tộc ta đã bị người Lang Sa cai trị nhục nhã gần một
thế kỷ! Nay khi số chúng nó sắp mãn, vậy đồng bào hãy đồn kết chặt chẽ sau lưng chúng tôi
để đánh đuổi quân thù cướp nước, hầu đem lại hạnh phúc cho toàn dân”. Những từ đồng bào,
dân tộc, đoàn kết, hạnh phúc cho toàn dân phù hợp với ngọn cờ chống Pháp từ khi Đảng cộng
sản Việt Nam ra đời. Mặc dù về ý tưởng chống Pháp thì Đạo Tưởng có, nhưng những ý tưởng

đem lại hạnh phúc, lãnh đạo dân tộc thì có thể Đạo Tưởng khơng có, chỉ căn cứ vào triều đại
và cách xưng Minh Hoàng Quốc cũng đủ những suy nghĩ của Đạo Tưởng. Chính những lời này
minh chứng cho một ý nghĩ con đường cứu nước cứu dân tộc theo ngọn cờ vô sản đã len lỏi
vào cuộc khởi binh của Đạo Tưởng.
Những ảnh hưởng của Đạo Tưởng đối với đời sống chính trị ở An Giang có một vị trí nhất
định, ơng đã lơi kéo một phận quần chúng tham gia vào cuộc khởi nghĩa. Những câu khẩu hiệu
trên phần nào tác động đến tư tưởng chống Pháp của người dân ở Tân Châu. Mơ hình nhà nước
do Minh Hồng Quốc đứng đầu là niềm hy vọng khơng chỉ riêng tín đồ của ơng mà cịn cả một
bộ phận không nhỏ nhân dân An Giang. Và sự thất bại của Đạo Tưởng cũng tác động đến sự lựa
chọn một con đường giải phóng bản thân, giải phóng đất nước của nơng dân An Giang.
Ngồi ra, những hoạt động của Đạo Tưởng mang tính chất thiết thực, ơng là người thông
cảm và thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân. Phương thức truyền đạo chủ yếu bằng con đường nhất
cử lưỡng tiện, là bốc thuốc chữa bệnh kèm theo giảng thuyết các vấn đề đạo đức. Đạo Tưởng
không chỉ là chỗ dựa tâm linh của tín đồ, ơng cịn ra sức làm kinh tế để phụ giúp bổn đạo. Trong
264


khoảng thời gian này, ở An Giang xuất hiện nhiều mối đạo thu hút nhiều người tham gia và trỏ
thành tín đồ, chính điều này tạo ra sự phân hố và a dua theo đạo để không bị lạc lõng giữa
vùng biên giới. Theo đạo có nhiều cái lợi, mình khơng bị cơ lập và có chỗ dựa về nhiều mặt
trong cuộc sống, bởi các Ông Đạo muốn hành nghề được phải hội tụ các điều kiện dũng cảm,
giỏi võ nghệ, chữa bệnh được và có tài thuyết giáo. Yếu tố này đảm bảo cho cuộc sống của
người nông dân nghèo An Giang, họ tình nguyện tìm đến ơng Đạo Tưởng để tìm chỗ dựa về
đời sống kinh tế, văn hố, tơn giáo.
4. KẾT LUẬN
Trên cơ sở những vấn đề được nghiên cứu, có thể nhận thấy Đạo Tưởng khơng phải là
những tôn giáo bản địa ở Tây Nam Bộ, chỉ là hiện tượng tôn giáo xuất hiện trong giai đoạn lịch
sử nhất định. Những yếu tố cấu thành Đạo Tưởng là sự chắp vá của nhiều yếu tố chính trị, kinh
tế, văn hóa, tơn giáo ở vùng đất biên giới An Giang. Chính sách khai thác thuộc địa của thực
dân Pháp cùng với những biến đổi về đời sống kinh tế, văn hóa, tơn giáo ở An Giang nửa đầu

thế kỷ XX, tính chất phức tạp của vùng biên giới là những nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời
của Đạo Tưởng. Sự ra đời của Đạo Tưởng ảnh hưởng chủ yếu trong đời sống chính trị, sinh
hoạt bình dân của người dân An Giang nửa đầu thế kỷ XX.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.
10.
11.

Nguyễn Hiến Lê (2002). Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười. Hà Nội: Nxb. Văn hố thơng tin.
Nguyễn Văn Kiềm, Huỳnh Minh (2003). Tân Châu xưa. TP. Hồ Chí Minh: Nxb. Thanh niên.
Nguyễn Văn Hầu (2006). Nửa tháng trong miền Thất Sơn. TP. HCM: Nxb. Trẻ.
Phạm Bích Hợp (2007). Người Nam bộ và tôn giáo bản địa. Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo.
Phan An (2008). Người Việt Nam Bộ (từ góc nhìn tơn giáo). Kỷ yếu hội thảo Hội nghị khoa học xã
hội Nam Bộ tháng 12/2008, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ và Đại học khoa học xã hội và
nhân văn TP. HCM.
Phan Lạc Tiên (1991). Ảnh hưởng của một số Đạo giáo trong nông dân đồng bằng Sơng Cửu Long.
Tạp chí Khoa học xã hội, số 9, III/1991.
Sơn Nam (2003). Tìm hiểu đất Hậu Giang và Lịch sử đất An Giang. TP. Hồ Chí Minh: Nxb. Trẻ.
Trần Thị Bích Ngọc (1997). Bửu Sơn Kỳ Hương một viễn tưởng xã hội tích cực (Tây An – cổ tự ở
An Giang). Tạp chí Xưa và nay, 12/1997, tr.11.
Trần Thị Bích Ngọc (2008). Sử học hiện đại và lịch sử xã hội. Tạp chí Khoa học xã hội, số 10/2008.

Toan Ánh (1968). Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam (Quyển hạ). Nam Chi Tùng Thư xuất bản.
Võ Thị Hồng (1997). Tình hình kinh tế An Giang thời Pháp thuộc, 1867 – 1929. Luận án Tiến sĩ
bảo vệ tại Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ.

265



×