Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự: Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.89 KB, 12 trang )

TẠM ỨNG LỆ PHÍ, LỆ PHÍ GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Chu Thị Hương1
1. Email:
TÓM TẮT
Trong nội dung bài viết, tác giả nêu ra và phân tích một số vấn đề lý luận và quy định
của pháp luật Việt Nam về tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự. Trên cơ sở một số bất
cập trong quy định pháp luật hiện hành, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy
định của pháp luật về vấn đề này.
Từ khóa: lệ phí giải quyết việc dân sự, lệ phí Tịa án, tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự,
tạm ứng lệ phí Tịa án.
Đặt vấn đề: Tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự chỉ chiếm một phần không đáng
kể trong tổng nguồn thu của ngân sách Nhà nước, nhưng không thể phủ nhận vai trị của chúng.
Các khoản tiền này khơng chỉ hỗ trợ chi trả cho các hoạt động tố tụng, giảm bớt gánh nặng cho
ngân sách Nhà nước mà còn khiến đương sự thận trọng hơn khi yêu cầu Tòa án giải quyết việc
dân sự, hạn chế được những yêu cầu khơng có căn cứ. Tuy có vai trị quan trọng trong đời sống
xã hội, nhưng từ trước đến nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này, trong khi
thực trạng quy định pháp luật hiện hành vẫn cịn một số bất cập. Do đó, việc nghiên cứu một
cách có hệ thống quy định của pháp luật về tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự là cần
thiết, nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về vấn đề
này, đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giải quyết việc dân sự.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp khi nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về tạm ứng lệ phí,
lệ phí giải quyết việc dân sự.
1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA TẠM ỨNG LỆ PHÍ, LỆ PHÍ GIẢI QUYẾT VIỆC
DÂN SỰ
Tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự là khoản tiền mà đương sự phải tạm nộp khi yêu
cầu Tòa án giải quyết việc dân sự hoặc khi kháng cáo. Tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự
bao gồm: Tạm ứng lệ phí sơ thẩm; Tạm ứng lệ phí phúc thẩm. Trong đó, tạm ứng lệ phí sơ thẩm
là số tiền mà người nộp đơn yêu cầu phải tạm nộp vào ngân sách nhà nước khi yêu cầu Tòa án
giải quyết việc dân sự, cịn tạm ứng lệ phí phúc thẩm là số tiền mà người kháng cáo phải tạm


nộp vào ngân sách nhà nước khi kháng cáo. Nhà nước thu tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân
sự nhằm trang trải những chi phí ban đầu cho việc giải quyết việc dân sự, đồng thời bảo đảm
việc yêu cầu giải quyết việc dân sự là có căn cứ.
339


Về nguyên tắc, tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự chỉ là khoản tiền mà đương sự tạm
nộp khi yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự hoặc khi kháng cáo. Việc nộp tạm ứng lệ phí giải
quyết việc dân sự là cơ sở để Tòa án thụ lý yêu cầu giải quyết việc dân sự. Còn sau khi việc dân
sự đã được Tòa án giải quyết bằng quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật thì
đương sự phải nộp một khoản tiền gọi là lệ phí giải quyết việc dân sự.
Lệ phí giải quyết việc dân sự là một loại lệ phí Tịa án, cũng là một loại lệ phí được quy
định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí năm 2015, là khoản tiền
được ấn định mà đương sự phải nộp vào ngân sách Nhà nước khi được Tòa án giải quyết việc
dân sự. Lệ phí giải quyết việc dân sự bao gồm lệ phí sơ thẩm và lệ phí phúc thẩm. Lệ phí sơ
thẩm giải quyết việc dân sự là khoản tiền mà người nộp đơn yêu cầu phải nộp vào ngân sách
Nhà nước được Tòa án xác định trong quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật.
Lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự là khoản tiền mà người kháng cáo phải nộp vào Ngân
sách Nhà nước được Tòa án xác định trong quyết định phúc thẩm giải quyết việc dân sự trong
trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ khơng được Tịa án chấp nhận. Việc thu lệ phí giải quyết
việc dân sự khơng chỉ có ý nghĩa bù đắp một phần các chi phí cho việc giải quyết việc dân sự,
giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, mà còn khiến các đương sự phải suy nghĩ thận
trọng trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, tránh trường hợp đương sự yêu cầu
khơng có căn cứ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, tiết kiệm
thời gian, công sức và tiền bạc cho các đương sự lẫn cơ quan tiến hành tố tụng (Nguyễn Thị
Hồng Nhung (chủ biên), 2016).
2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TẠM ỨNG LỆ PHÍ, LỆ PHÍ GIẢI
QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
2.1. Mức tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự
Mức tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 7 Nghị quyết số

326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mức
thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án (sau đây gọi là Nghị quyết
số 326/2016), dựa trên lệ phí giải quyết việc dân sự. Theo đó, mức tạm ứng lệ phí sơ thẩm
giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự, mức tạm ứng lệ phí phúc
thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự. Vậy muốn xác
định được mức tạm ứng giải quyết việc dân sự thì trước đó phải xác định được mức lệ phí giải
quyết việc dân sự.
Bản chất của việc dân sự là khơng có tranh chấp, người nộp đơn u cầu chỉ u cầu Tịa
án cơng nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa
vụ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác; u cầu Tịa án cơng nhận cho mình quyền về dân sự, hơn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Do đó, thủ tục giải quyết việc dân sự đơn giản và nhanh
chóng, chi phí thực hiện cũng ít hơn so với thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Điều này dẫn đến
lệ phí giải quyết việc dân sự được Nhà nước ấn định không căn cứ vào giá trị tài sản tranh chấp
và thấp hơn nhiều so với án phí dân sự. Mức lệ phí giải quyết việc dân sự cụ thể được quy định
tại Danh mục lệ phí Tịa án ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016 như sau:
340


Tên lệ phí

Mức thu

I

Lệ phí giải quyết việc dân sự

1

Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh,

thương mại, lao động

300.000 đồng

2

Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động

300.000 đồng

Stt

Ngoài ra, tại Nghị quyết này cũng ấn định cụ thể mức lệ phí Tịa án khác như: Lệ phí u
cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi; phán quyết
của trọng tài nước ngồi; Lệ phí giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt
Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại; Lệ phí nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản; Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng; Lệ phí bắt giữ tàu biển;
Lệ phí bắt giữ tàu bay; Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam; Lệ
phí ủy thác tư pháp ra nước ngồi; Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tịa án.
2.2. Chủ thể có nghĩa vụ nộp tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự, trừ
trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân
sự. Chủ thể nào có nghĩa vụ nộp tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự được quy định cụ
thể tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết số 326/2016.
Chủ thể có nghĩa vụ nộp tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều
146 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 36 Nghị quyết số 326/2016. Theo đó, chủ thể có
nghĩa vụ nộp tạm ứng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự là người nộp đơn yêu cầu Tòa án
giải quyết những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27; các khoản
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29; khoản 1 và khoản 6 Điều 31; khoản 1 và khoản 5 Điều

33 của Bộ luật tố tụng dân sự, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng lệ phí
giải quyết việc dân sự. Cịn đối với u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con,
chia tài sản khi ly hơn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí Tịa án,
trừ trường hợp được miễn hoặc khơng phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tịa án theo quy định của
pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí Tịa án
thì mỗi người phải nộp 50% mức tiền tạm ứng lệ phí Tịa án. Chủ thể có nghĩa vụ nộp tạm ứng
lệ phí phúc thẩm là người kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự quy định tại các khoản
1, 2, 3, 4, 6, 8, 9 và 10 Điều 27; các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29; khoản 1 và khoản
6 Điều 31; khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự, trừ trường hợp được miễn
hoặc khơng phải nộp tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự.
Trong khi đó, chủ thể có nghĩa vụ nộp lệ phí giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều
149 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 37 Nghị quyết số 326/2016. Cụ thể: Người yêu cầu
Tòa án giải quyết việc dân sự phải chịu lệ phí sơ thẩm khơng phụ thuộc vào việc Tịa án chấp nhận
hay không chấp nhận đơn yêu cầu của họ, trừ trường hợp khơng phải chịu lệ phí Tịa án hoặc được
miễn nộp tiền lệ phí Tịa án theo quy định của Nghị quyết số 326/2016. Người kháng cáo khơng
phải chịu lệ phí phúc thẩm trong trường hợp u cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận;
phải chịu lệ phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ khơng được Tịa án chấp
nhận. Đối với u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hơn thì
vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí Tịa án, trừ trường hợp được miễn, hoặc khơng phải
341


chịu lệ phí Tịa án theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng khơng thỏa thuận được
người có nghĩa vụ chịu lệ phí Tịa án thì mỗi người phải chịu 50% mức lệ phí Tịa án.
2.3. Trình tự, thủ tục nộp tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự
Theo quy định tại Điều 10 Nghị quyết số 326/2016 thì cơ quan thi hành án dân sự, Tịa
án, Bộ Ngoại giao có thẩm quyền thu tạm ứng lệ phí Tịa án, lệ phí Tịa án. Trong đó, Cơ quan
thi hành án dân sự có thẩm quyền thu tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết yêu cầu về dân sự, hơn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và

11 Điều 29; khoản 1 và khoản 6 Điều 31; khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân
sự và một số loại lệ phí Tịa án khác tại điểm b khoản 2, các khoản 4, 5 và 8 Điều 4 của
Nghị quyết này. Tòa án thu lệ phí Tịa án quy định tại điểm a khoản 2, các khoản 3, 6 và 9 Điều
4; khoản 4 Điều 39 của Nghị quyết này. Bộ Ngoại giao thu lệ phí Tịa án quy định tại khoản 7
Điều 4 của Nghị quyết này.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì sau khi nhận
đơn yêu cầu, nếu xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì
Thẩm phán thực hiện như sau:
“a) Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người
đó được miễn hoặc khơng phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
b) Tịa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí
yêu cầu giải quyết việc dân sự;
c) Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc khơng phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ
lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu” .
Trong khi đó, Điều 17 Nghị quyết số 326/2016 thì quy định như sau:
“3. Thời hạn nộp tiền tạm ứng lệ phí Tịa án:
a) Tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự: Người phải nộp tiền tạm ứng lệ phí có nghĩa vụ
nộp tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm, phúc thẩm và nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng lệ phí
Tịa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thơng báo của Tịa án về việc
nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
b) Tạm ứng lệ phí Tịa án khác: Người kháng cáo quyết định của Tòa án quy định tại
khoản 5 Điều 38, khoản 4 Điều 39 của Nghị quyết này phải nộp tiền tạm ứng lệ phí kháng cáo
trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền
tạm ứng lệ phí kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
4. Trường hợp có lý do chính đáng theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này là
những trường hợp có trở ngại do hồn cảnh khách quan tác động hoặc những sự kiện xảy ra
một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép làm cho người có nghĩa vụ nộp tiền tạm
ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tịa án khơng thể thực hiện được việc nộp tiền tạm ứng án phí, tạm

ứng lệ phí Tịa án trong thời hạn quy định.
342


5. Thời hạn nộp tiền án phí, lệ phí Tịa án:
a) Người có nghĩa vụ nộp tiền án phí, lệ phí Tịa án phải nộp tiền án phí, lệ phí Tịa án
khi bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật;
b) Người yêu cầu Tòa án giải quyết các việc quy định tại các điều từ Điều 38 đến Điều
45 của Nghị quyết này phải nộp tiền lệ phí cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 10
của Nghị quyết này trong thời hạn do pháp luật quy định”.
Rõ ràng, có sự mâu thuẫn giữa thời hạn nộp tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự
trong hai văn bản quy phạm pháp luật này. Tại Điều 17 Nghị quyết số 326/2016 thì thời hạn nộp
tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thơng báo
của Tịa án về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng, cịn lệ phí giải
quyết việc dân sự phải nộp khi quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật. Còn khoản
4 Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự lại xác định thời hạn nộp lệ phí giải quyết việc dân sự là 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn
hoặc khơng phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Tịa án thụ lý đơn u cầu
khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Bên cạnh đó, biểu mẫu số 5 - Thơng báo nộp tiền tạm ứng lệ phí yêu cầu giải quyết việc
dân sự (ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09/8/2018 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự) có căn
cứ ban hành là khoản 2 Điều 146 và khoản 4 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự; khoản 5 Điều
7, Điều 17 và Điều 36 Nghị quyết số 326/2016 xác định thời hạn nộp tạm ứng lệ phí giải quyết
việc dân sự là trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thơng báo này, trừ trường
hợp có lý do chính đáng. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi nhận được biên lai thu tiền tạm ứng lệ
phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Về mặt lý luận, tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự là khoản tiền mà người nộp đơn yêu
cầu phải tạm nộp khi yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự hoặc người kháng cáo phải tạm nộp
khi kháng cáo, là khoản tiền nhằm trang trải những chi phí ban đầu cho việc giải quyết việc dân

sự. Cịn lệ phí giải quyết việc dân sự là khoản tiền được ấn định mà người yêu cầu phải nộp vào
ngân sách Nhà nước khi được Tòa án giải quyết việc dân sự, được nộp khi quyết định giải quyết
việc dân sự có hiệu lực pháp luật. Thực tiễn áp dụng, các Thẩm phán cũng xác định và áp dụng
thời hạn nộp tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự theo tinh thần của Nghị quyết 326/2016
và Nghị quyết 04/2018 nói trên. Do đó, theo tác giả quy định tại Điều 17 Nghị quyết số 326/2016
là chính xác, phù hợp về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết số 326/2016 thì thủ
tục nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự như sau:
(1) Khi xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì
Thẩm phán gửi Thơng báo nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự cho người nộp đơn
yêu cầu.
(2) Người phải nộp tiền tạm ứng lệ phí phải liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự để nộp
tiền tạm ứng lệ phí và nộp cho Tịa án biên lai nộp tiền tạm ứng lệ phí Tịa án trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tịa án về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ
trường hợp có lý do chính đáng.
343


(3) Người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự
để Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Còn trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp
lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn u cầu.
Cịn lệ phí giải quyết việc dân sự được nộp khi quyết định giải quyết việc dân sự của Tịa
án có hiệu lực pháp luật.
Có ý kiến cho rằng thủ tục nộp tạm ứng lệ phí Tịa án đều được thực hiện thủ cơng (hiện
nay một số cơ quan thi hành án dân sự cung cấp số tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước để đương
sự tiến hành nộp tạm ứng lệ phí bằng hình thức chuyển khoản qua internet banking/moblie
banking. Tuy nhiên, để cung cấp biên lai cho đương sự thì cơ quan thi hành án dân sự phải đến
Kho bạc để nhận chứng từ rồi mới ghi lại Biên lai). Việc nộp tiền tạm ứng lệ phí như trên dẫn
đến một số bất cập như sau (Nguyễn Thị Hoàn và nnk., 2021):
- Tốn kém về thời gian, chi phí: Đương sự phải đến tận trụ sở cơ quan ra thông báo nộp

tiền tạm ứng lệ phí để nhận thơng báo, sau đó đến cơ quan có thẩm quyền thu tạm ứng lệ phí
giải quyết việc dân sự để nộp tiền, điều này tốn kém về thời gian, chi phí cho đương sự. Đồng
thời, cơ quan có thẩm quyền thu tạm ứng lệ phí tốn thời gian, nhân sự cho việc nhận tiền, ghi
biên lai, quản lý và nộp lại khoản tiền trên vào tài khoản Kho bạc. Đối với hình thức đương sự
chuyển khoản qua tài khoản Kho bạc, cơ quan có thẩm quyền thu tạm ứng lệ phí lại tốn thời
gian, nhân sự khi phải liên hệ với Kho bạc để nhận chứng từ rồi mới tiến hành ghi biên lai.
- Rủi ro cho đương sự khi phải nộp tiền, quản lý biên lai: Trong quá trình đi nộp lệ phí,
việc đương sự bảo quản tiền mặt đem đến trụ sở cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí cũng có
những rủi ro nhất định. Bên cạnh đó, đương sự trong q trình quản lý biên lai có thể sơ suất
làm mất/chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng lệ phí. Theo quy định của pháp luật, đương sự
khơng nộp hoặc nộp biên lai không đúng thời gian quy định thì Tịa án khơng thể thụ lý giải
quyết việc dân sự. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền, nghĩa vụ của đương sự trong giải
quyết vụ việc dân sự. Đối với trường hợp làm mất biên lai, đương sự phải liên hệ lại các cơ
quan có thẩm quyền thu tạm ứng lệ phí để đề nghị giải quyết việc làm thất lạc biên lai. Đối với
trường hợp chậm nộp biên lai, đương sự phải liên hệ lại từ đầu với Tòa án và cơ quan thi hành
án dân sự để nộp tạm ứng lệ phí để tiếp tục yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự hoặc nhận
lại tiền đã nộp án phí/lệ phí khi khơng cịn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 422/QĐ-TTg ngày
04/4/2022 phê duyệt danh mục dịch vụ cơng trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ cơng
quốc gia năm 2022. Trong đó, dịch vụ “Thu, nộp tạm ứng án phí, lệ phí tịa án” phải được Bộ Tư
pháp chủ trì, phối hợp với Tịa án nhân dân tối cao, Văn phịng Chính phủ tái cấu trúc quy trình,
tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ cơng quốc gia, dự kiến hồn thành vào q III năm 2022.
2.4 Các trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tạm ứng lệ phí, lệ phí giải
quyết việc dân sự
Điều 11 Nghị quyết 326/2016 quy định các trường hợp khơng phải nộp tiền tạm ứng lệ phí
Tịa án; khơng phải chịu lệ phí Tịa án bao gồm: Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 2 Điều 5, điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật phá sản; Ban
chấp hành cơng đồn cơ sở u cầu Tịa án xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng; Đại diện tập
thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng; Cơ quan, tổ chức, cá
344



nhân có thẩm quyền u cầu Tịa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi
con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5
Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 2 Điều 119 của Luật hơn nhân và gia đình; cơ quan nhà nước
u cầu Tịa án cung cấp bản sao, trích lục bản án; Viện kiểm sát kháng nghị quyết định của Tòa
án theo thủ tục phúc thẩm; Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tịa án, lệ
phí Tịa án mà pháp luật có quy định. Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết các việc quy định
tại khoản 1 Điều 74; khoản 1 và khoản 2 Điều 75 của Luật thi hành án dân sự thì khơng phải nộp
tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tịa án; khơng phải chịu án phí, lệ phí Tịa án.
Trong khi đó, trẻ em, cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, người khuyết
tật, người có cơng với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn, thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng
nhận gia đình liệt sĩ được miễn các khoản tạm ứng lệ phí giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy
định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11
Điều 29; khoản 1 và khoản 6 Điều 31; khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự
(khoản 2 Điều 12 Nghị quyết 326/2016).
Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến khơng có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án
phí, tạm ứng lệ phí Tịa án, lệ phí Tịa án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người
đó cư trú thì được Tịa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tịa án, lệ phí
Tịa án mà người đó phải nộp. Những người nêu trên vẫn phải chịu tồn bộ án phí, lệ phí Tịa
án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có căn cứ chứng minh người được giảm tạm
ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tịa án, lệ phí Tịa án khơng phải là người gặp sự kiện bất
khả kháng dẫn đến khơng có tài sản để nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tịa án,
lệ phí Tịa án; Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án thì họ có tài sản để nộp
tồn bộ tiền án phí, lệ phí Tịa án mà họ phải chịu (Điều 13 Nghị quyết 326/2016).
Theo quy định của Nghị quyết số 326/2016, đối với các trường hợp khơng phải nộp tiền
tạm ứng lệ phí, khơng phải chịu lệ phí tại Điều 11 thì đương nhiên khơng phải nộp tiền tạm ứng

lệ phí, khơng phải chịu lệ phí mà khơng cần có đơn đề nghị và các tài liệu, chứng cứ chứng
minh. Tuy nhiên, các trường hợp được miễn, giảm tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí tại Điều 12 và
Điều 13 Nghị quyết này thì phải có đơn đề nghị nộp cho Tịa án có thẩm quyền kèm theo các
tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm. Trên cơ sở đơn đề nghị và
các tài liệu, chứng cứ do đương sự giao nộp thì Thẩm phán hoặc Hội đồng giải quyết việc dân
sự có thẩm quyền xét miễn, giảm lệ phí Tịa án giải quyết việc dân sự cho đương sự có yêu cầu
khi ra quyết định giải quyết nội dung việc dân sự (Điều 16 Nghị quyết số 326/2016). Do đó,
những đối tượng thuộc trường hợp được miễn, giảm tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí quy định tại
Điều 12 và Điều 13 của Nghị quyết số 326/2016 nhưng khơng có đơn đề nghị, hoặc không giao
nộp được các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm thì sẽ thì sẽ
khơng được miễn, giảm tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí. Tinh thần này cũng được thể hiện tại Cơng
văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Tồ án nhân dân tối cao thông báo kết quả giải
đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử. Quy định nêu trên phù hợp với quyền tự định
đoạt của đương sự, cho phép đương sự lựa chọn quyết định thực hiện quyền được được miễn,
345


giảm tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự của bản thân qua việc nộp đơn đề nghị và tài
liệu, chứng cứ chứng minh. Bên cạnh đó, nếu tài liệu chứng cứ chứng minh không chứng minh
được đương sự thuộc các đối tượng được miễn, giảm tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân
sự tại Điều 12, 13 Nghị quyết số 326/2016 cũng tránh được việc miễn, giảm tiền tạm ứng lệ phí
và lệ phí khơng đúng, gây thất thốt cho ngân sách.
Điều 14 Nghị quyết số 326/2016 quy định chung về hồ sơ đề nghị miễn, giảm tạm ứng
án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tịa án, lệ phí Tịa án. Có ý kiến cho rằng khơng có quy định cụ
thể về các loại tài liệu, chứng cứ chứng minh đương sự thuộc trường hợp miễn, giảm tiền tạm
ứng án phí, án phí, dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất (Nguyễn Đức Hùng, 2021).
Tương tự như vậy, đối với tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự, Điều 14 Nghị quyết số
326/2016 chỉ xác định nội dung đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí, lệ phí mà khơng có quy
định cụ thể nào về các loại tài liệu, chứng cứ chứng minh đương sự thuộc trường hợp miễn,
giảm tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí gây khó khăn cho những người tiến hành tố tụng, có thể dẫn

đến tình trạng mỗi Tịa án áp dụng quy định này khác nhau.
Mặt khác, không phải đương sự nào cũng hiểu biết pháp luật, biết mình thuộc trường hợp
được miễn, giảm tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí để nộp đơn đề nghị và các tài liêu, chứng cứ cho Tòa
án, đặc biệt đương sự là trẻ em; người cao tuổi; người khuyết tật; đồng bào dân tộc thiểu số ở các
xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn… Trong khi đó, khơng có quy định nào buộc
người tiến hành tố tụng phải giải thích hướng dẫn cho đương sự về các trường hợp được miễn,
giảm tạm ứng lệ phí, lệ phí (Ngơ Thị Mỹ, 2021). Điều này dẫn đến nhiều trường hợp thuộc đối
tượng được miễn, giảm tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí nhưng khơng làm đơn đề nghị hoặc khơng cung
cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh không đúng,
không đầy đủ nên khơng được xét miễn, giảm tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự.
2.5. Xử lý tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự
Điều 144 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về việc xử lý tiền tạm ứng lệ phí, lệ
phí giải quyết việc dân sự thu được. Quy định này được chi tiết hóa tại Điều 19 Nghị quyết số
326/2016. Theo các quy định này, toàn bộ lệ phí giải quyết việc dân sự thu được phải nộp đầy
đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền thu tạm ứng lệ phí, lệ phí giải
quyết việc dân sự sử dụng chứng từ thu theo quy định. Cơ quan thu lệ phí giải quyết việc dân
sự mở tài khoản tạm thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cùng cấp để tổ chức thu
tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất đến ngày 05 của tháng
sau, cơ quan thu tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự phải nộp 100% tiền tạm ứng lệ phí giải
quyết việc dân sự thu được vào tài khoản tạm thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước.
Tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự được nộp vào ngân sách nhà nước khi bản án, quyết định
của Tịa án có hiệu lực pháp luật tun người đã nộp tiền tạm ứng phải chịu lệ phí giải quyết
việc dân sự. Cơ quan thu lệ phí giải quyết việc dân sự thực hiện khai, nộp tiền lệ phí giải quyết
việc dân sự thu được hàng tháng vào ngân sách nhà nước và quyết toán năm theo quy định của
Luật quản lý thuế. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tịa án được trả lại một
phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật
thì cơ quan thu được trích từ tài khoản tạm thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước để trả
lại số tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tịa án đã thu, thực hiện khai và quyết tốn án phí, lệ phí Tịa
án với cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
346



Điều 18 Nghị quyết số 326/2016 còn quy định về xử lý tạm ứng lệ phí Tịa án, lệ phí Tòa
án trong từng trường hợp cụ thể:
“1. Trường hợp giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính bị tạm đình chỉ thì số tiền
tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tịa án đã nộp được xử lý khi vụ việc được tiếp tục giải quyết.
2. Trường hợp Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm
a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu
tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, khoản 2 Điều 312
của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 143, khoản 5 Điều 241 của Luật
tố tụng hành chính thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào cơng quỹ nhà nước.
Trường hợp Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu trong vụ án dân sự vì lý do
bị đơn có u cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được
triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào
cơng quỹ nhà nước.
3. Trường hợp Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện
rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân
sự và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng
dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi theo quy định tại khoản 1 Điều
472 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại điểm
b, c, e, d, g và h khoản 1 Điều 143 của Luật tố tụng hành chính thì tiền tạm ứng án phí được
trả lại cho người đã nộp.
Trường hợp Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu trong vụ án dân sự vì lý do
bị đơn có u cầu phản tố rút yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có u
cầu độc lập rút u cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
Trường hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm, phúc
thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án, nếu Tịa
án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do đương sự rút đơn khởi kiện, rút u cầu
thì tiền tạm ứng án phí, án phí được trả lại cho người đã nộp.
4. Trường hợp Tòa án xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để

giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm do xác định sai tư cách tố tụng của đương sự, thì Tịa án cấp
sơ thẩm khi thụ lý phải ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí, án phí cho đương sự đã nộp
nhưng đã được xác định lại không thuộc đối tượng phải nộp; đồng thời xác định lại đương sự
phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí.
5. Trường hợp Tịa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo quy định tại điểm
c khoản 2 Điều 366, Điều 382, khoản 3 Điều 388, khoản 3 Điều 392 của Bộ luật tố tụng dân
sự thì tiền tạm ứng lệ phí Tịa án đã nộp được sung vào cơng quỹ nhà nước.
6. Trường hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định phúc thẩm, giữ nguyên
bản án, quyết định sơ thẩm đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa thì phải
xem xét, quyết định về án phí, lệ phí Tòa án.
Trường hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định của Tòa án đã
xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án thì phải xem xét, quyết định về án phí, lệ phí Tịa án.
347


7. Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm có hiệu lực pháp luật bị Tịa án xét
xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm mà tiền tạm ứng án phí, án phí đã
được trả lại cho người khởi kiện, người kháng cáo thì khi Tịa án cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm
thụ lý lại vụ án phải yêu cầu người khởi kiện, người kháng cáo nộp lại tiền tạm ứng án phí”.
Như vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị quyết số 326/2016 thì trường hợp đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn có yêu cầu phản tố rút
yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có u cầu độc lập rút u cầu thì trong
bất kỳ giai đoạn tố tụng nào, toàn bộ tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp. Cịn
trong trường hợp đình chỉ giải quyết việc dân sự do người yêu cầu giải quyết việc dân sự rút
đơn yêu cầu tại điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì theo quy định tại
khoản 5 Điều 18 Nghị quyết số 326/2016 tiền tạm ứng lệ phí Tịa án đã nộp khơng được trả lại
mà được sung vào công quỹ nhà nước. Ở đây, có sự khơng cơng bằng cho người rút đơn yêu
cầu giải quyết việc dân sự. Vì giải quyết một vụ án dân sự phức tạp và tốn thời gian hơn nhiều
giải quyết việc dân sự, chi phí dành cho việc giải quyết các vụ án dân sự cũng cao hơn nhiều
hơn việc dân sự. (Võ Thị Minh Phượng, 2021).

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Từ những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết
việc dân sự nêu trên, qua tham khảo một số tài liệu, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này như sau:
Thứ nhất, như đã phân tích tại tiểu mục 2.3, có sự mâu thuẫn giữa thời hạn nộp tạm ứng
lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự tại khoản 4 Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và
Điều 17 Nghị quyết số 326/2016, biểu mẫu 05 của Nghị quyết 04/2018. Theo tác giả quy định
tại Điều 17 Nghị quyết số 326/2016, biểu mẫu 05 của Nghị quyết 04/2018 là chính xác, phù
hợp về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng. Do đó, cần chỉnh sửa khoản 4 Điều 363 Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015 như sau:
“4. Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ
lý thì Thẩm phán thực hiện như sau:
a) Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp tạm ứng lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân
sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tạm ứng lệ phí, trừ
trường hợp người đó được miễn hoặc khơng phải nộp tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp
luật về phí, lệ phí;
b) Tịa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng
lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự;
c) Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc khơng phải nộp tạm ứng lệ phí thì Thẩm
phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu”.
Cùng với việc chỉnh sửa quy định tại khoản 4 Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015,
quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 364 Bộ luật tố tụng dân sự này cũng cần chỉnh sửa lại cho
thống nhất như sau:
“1. Tòa án trả lại đơn yêu cầu trong những trường hợp sau đây:
348


… đ) Người yêu cầu không nộp tạm ứng lệ phí trong thời hạn quy định tại điểm a khoản
4 Điều 363 của Bộ luật này, trừ trường hợp được miễn hoặc khơng phải nộp tạm ứng lệ phí
hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan; …”

Thứ hai, pháp luật hiện hành khơng có quy định cụ thể hướng dẫn về các loại tài liệu, chứng
cứ chứng minh đương sự thuộc trường hợp miễn, giảm tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí dẫn đến tình
trạng mỗi Tịa án áp dụng khác nhau. Vì vậy, cần có quy định hướng dẫn về các loại tài liệu,
chứng cứ chứng minh đương sự thuộc trường hợp miễn, giảm tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tịa án
tại Điều 14 Nghị quyết 326/2016 giúp đương sự dễ dàng thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ
chính xác và các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất trên thực tế, tiết kiệm thời gian và
công sức, chi phí cho cả đương sự và người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ ba, không phải đương sự nào cũng hiểu biết pháp luật để nộp đơn đề nghị miễn, giảm
tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí và các tài liệu, chứng cứ cho Tịa án, trong khi pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam không có quy định nào buộc người tiến hành tố tụng phải giải thích hướng dẫn
cho đương sự về vấn đề này. Nhằm tránh trường hợp đương sự không hiểu biết pháp luật, khơng
được giải thích, hướng dẫn rõ về quyền lợi được miễn, giảm tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết
việc dân sự nên không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng quyền lợi được miễn, giảm tạm
ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ,
cần phải có quy định ràng buộc trách nhiệm đối với người tiến hành tố tụng phải giải thích
hướng dẫn cho đương sự về các trường hợp được miễn, giảm tạm ứng lệ phí, lệ phí.
Thứ tư, như đã đề cập tại tiểu mục 2.5, trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do
người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn có yêu cầu phản tố rút yêu cầu phản tố, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có u cầu độc lập rút u cầu thì trong bất kỳ giai đoạn tố tụng
nào, toàn bộ tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp. Cịn trong trường hợp đình chỉ
giải quyết việc dân sự do người yêu cầu giải quyết việc dân sự rút đơn u cầu thì tiền tạm ứng
lệ phí Tịa án đã nộp không được trả lại mà được sung vào công quỹ nhà nước.
Để đảm bảo công bằng giữa người rút đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự và người rút
đơn khởi kiện, rút yêu cầu trong vụ án dân sự nên quy định trường hợp đình chỉ việc xét đơn
yêu cầu do người nộp đơn yêu cầu rút đơn yêu cầu tại điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015 cũng được trả lại tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đã nộp. Vì tại thời
điểm này, việc dân sự mới được thụ lý và đang chuẩn bị xét đơn yêu cầu, chưa tiến hành mở
phiên họp giải quyết việc dân sự. Thời gian, cơng sức, chi phí cho các hoạt động trước đó khơng
cao so với các trường hợp đình chỉ vụ án dân sự vì người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn
rút yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút yêu cầu độc lập mà được trả lại

tạm ứng án phí đã nộp.
Tương tự, có thể xem xét trường hợp đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tại Điều 382 (trong
thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, người bị yêu cầu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi
cư trú trở về và u cầu Tịa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu), khoản 3 Điều 388 (đang chuẩn
bị xét đơn yêu cầu, người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và u cầu Tịa án đình chỉ việc
xét đơn yêu cầu), khoản 3 Điều 392 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (đang chuẩn bị xét
đơn yêu cầu, người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và
thơng báo cho Tịa án biết) thì người đã nộp tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự cũng được
trả lại tiền tạm ứng lệ phí đã nộp.
349


KẾT LUẬN
Các quy định của pháp luật Việt Nam về tạm ứng lệ phí, lệ phí giải quyết việc dân sự vẫn
cịn một số bất cập nhất định, gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật, làm ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giải quyết việc dân sự. Do đó, cần phải sửa đổi, bổ
sung, hướng dẫn chi tiết một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết
326/2016 để việc áp dụng các quy định pháp luật về vấn đề này đạt hiệu quả, đảm bảo hoạt động
tố tụng được chính xác, nghiêm minh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hoàn, Hà Xuân Dũng (2021), Thủ tục tư pháp dân sự nhìn từ việc nộp án phí/lệ phí
trong giải quyết các vụ việc dân sự, truy cập ngày 28/4/2022, từ trang web: />2. Nguyễn Đức Hùng (2021), Một số bất cập và hạn chế trong quy định về án phí dân sự và án phí
hình sự, truy cập ngày 29/4/2022, từ trang web: />3. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2018), Nghị quyết ban hành một số biểu mẫu trong
giải quyết việc dân sự, Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP, ngày 09/8/2018.
4. Ngô Thị Mỹ (2021), Vướng mắc, bất cập trong việc kiểm sát về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí,
lệ phí; nghĩa vụ chịu án phí các vụ án dân sự, truy cập ngày 29/4/2022, từ trang web:
/>5. Nguyễn Thị Hồng Nhung (chủ biên), (2016), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, TP. Hồ Chí Minh,
NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.91.
6. Võ Thị Minh Phượng (2021), Lệ phí việc dân sự – quy định của pháp luật và những bất cập trên
thực tiễn, truy cập ngày 28/4/2022, từ trang web: />7. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật số 92/2015/QH13, ngày 25/11/2015.

8. Quốc hội (2015), Luật Phí và Lệ phí, Luật số 97/2015/QH13, ngày 25/11/2015.
9. Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định phê duyệt danh mục dịch vụ cơng trực tuyến tích hợp,
cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2022, Quyết định 422/QĐ-TTg, ngày 04/4/2022.
10. Toà án nhân dân tối cao (2020), Công văn thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc
trong xét xử, Công văn số 89//TANDTC-PC, ngày 30/6/2020.

11. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2016), Nghị quyết quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý
và sử dụng án phí và lệ phí tịa án, Nghị quyết số 326/2016/UBNTVQH14, ngày 30/12/2016.

350



×