Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hình tượng sông Đồng Nai trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Hoàng Văn Bổn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.98 KB, 9 trang )

HÌNH TƯỢNG SƠNG ĐỒNG NAI TRONG TÁC PHẨM
VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA HOÀNG VĂN BỔN
Nguyễn Thị Thuỷ1
1. Khoa Sư phạm. Email:
TĨM TẮT
Hồng Văn Bổn là một nhà văn thành cơng trên nhiều mảng sáng tác trong đó có những
tác phẩm lớn viết cho thiếu nhi. Với tuyển tập Văn học thiếu nhi được xuất bản năm 2006 đã
đưa bạn đọc nhỏ tuổi về với tuổi thơ, với những ngày đấu tranh gian khổ. Trong những tác
phẩm ấy, dịng sơng Đồng Nai ln xuất hiện. Nó là hình tượng khó phai mờ trong tâm trí của
mỗi đứa trẻ lớn lên ở đây. Con sông là nơi các em vẫy vùng, khôn lớn, là người mẹ nghiêm
khắc nhưng cũng rất dịu hiền. Con sơng cịn là chứng nhân cho bao biết cố, thăng trầm trong
cuộc đời mỗi đứa trẻ, nó cịn là khát vọng, niềm mơ ước cho những điều tốt đẹp.
Từ khố: Hồng Văn Bổn, hình tượng, sơng Đồng Nai, văn học thiếu nhi
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Hoàng Văn Bổn đều xuất hiện hình ảnh của
con sơng Đồng Nai. Con sơng ln gắn liền với tuổi thơ, sự trưởng thành của tác giả. Nếu như
mỗi nhà văn đều có một “miền” sáng tạo cho riêng mình thì Hồng Văn Bổn cũng vậy. Chính
con sơng Đồng Nai đã tạo cảm xúc mãnh liệt cho bút lực của nhà văn. Dịng sơng ấy đã được
tác giả nâng tầm trở thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo.
Trong 7 tác phẩm của tuyển tập Văn học thiếu nhi thì có đến 6 tác phẩm có nhắc đến dịng
sơng Đồng Nai, và ở mỗi tác phẩm, hình ảnh con sơng cũng được lặp đi lặp lại với số lần khác
nhau. Cụ thể, trong tác phẩm Tướng Lâm Kỳ Đạt 2 lần, Lũ chúng tôi 8 lần, Lũ trẻ trong rừng 7
lần, Đội quân hoa và cỏ 5 lần, Bên kia sông Đồng Nai 15 lần, Tuổi thơ trong làng 12 lần. Có
truyện dài 174 trang (Lũ trẻ trong rừng) nhưng cũng có những truyện ngắn chỉ có 43 trang (Đội
quân hoa và cỏ). Tuy nhiên, dù độ dài ngắn khác nhau, dù đề cập đến hiện tại, quá khứ hay
tương lai thì trong những tác phẩm này, người đọc dễ dàng nhận thấy hình ảnh con sơng Đồng
Nai được trở đi trở lại nhiều lần. Chính nó - con sơng thân thuộc đã trở thành hình tượng xuyên
suốt trong những tác phẩm mà ông dành viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Hình tượng con sơng được
Hồng Văn Bổn xây dựng chứa đựng nhiều chiều kích về nội dung như: con sông là nơi diễn
ra không gian sinh tồn gắn liền với tuổi thơ của lũ trẻ; biểu trưng cho tâm lí của nhân vật; cho
biến cố và thời gian chảy trôi; cho hi vọng những điều tốt đẹp của ngày trở về.


2. NỘI DUNG
Hình tượng là “sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức
những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính” (Hoàng Phê
676


( 2018) Từ điển Tiếng Việt, Tr, 558)”. Hình tượng nghệ thuật chính là những hình ảnh, sự vật,
sự việc ngoài đời thực được chọn lọc và đưa vào tác phẩm dưới sự sáng tạo của tác giả và được
nhìn dưới lăng kính của nghệ thuật để tìm thấy những nét đẹp, có sức truyền cảm mạnh mẽ,
mang những ấn tượng sâu sắc nhất đến với người cảm thụ.
Có rất nhiều nhà văn đã thi hố hình ảnh con sơng để nó trở thành hình tượng văn học.
Nhưng có lẽ hình tượng con sơng Đồng Nai trong tuyển tập Văn học thiếu nhi của Hoàng Văn
Bổn sẽ để lại cho bạn đọc nhiều suy nghĩ về nội dung ẩn tàng bởi nó mang một trường dụ mà
tác giả muốn gửi gắm. Đến với hình tượng dịng sơng là đến với ý nghĩa của cổ mẫu nước, bởi
sông là một trong nhiều hình thái của cổ mẫu nước.
2.1. Dịng sơng – không gian sinh tồn gắn liền với tuổi thơ
Đứng trên điểm nhìn của thi pháp học về khơng gian nghệ thuật thì hình ảnh con sơng
Đồng Nai là một phương tiện thẩm mỹ, một tín hiệu thẩm mỹ đã được tác giả sử dụng trong tác
phẩm. Không gian của con sơng Đồng Nai chính là khơng gian trong văn học - một hiện tượng
nghệ thuật - một phương tiện biểu nghĩa. Sông Đồng Nai trong những tác phẩm viết cho thiếu
nhi của Hoàng Văn Bổn được hiển thị như những kí hiệu. Chính từ những kí hiệu này, độc giả
có nhiều cảm xúc, suy tư về tác phẩm, về nhân vật cũng như về chính cuộc đời của tác giả. Yếu
tố này làm nên nét đặc thù, “dán nhãn” cho tác phẩm của ơng. Nói như Todorov: “Tính văn học
chính là cái năng lực của kí hiệu” mà ở đây, dịng sơng Đồng Nai trong mỗi lần xuất hiện lại
mang những hình tượng riêng, những ý nghĩa riêng cùng với chiều kích khác nhau bên cạnh
chuỗi thơng điệp nghệ thuật gửi gắm đến với bạn đọc nhất là bạn đọc nhỏ tuổi.
Trong văn hoá người Việt, mà cụ thể hơn là trong văn học, ta bắt gặp khá nhiều hình ảnh
nước như sử thi Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường, Sọ Dừa trong truyện cổ tích cùng tên cũng
được hình thành từ việc bà mẹ uống nước... Nước mang ý nghĩa cho cội nguồn và sự sống. Với
cổ mẫu nước, Hoàng Văn Bổn đưa bạn đọc về với cội nguồn, về với tuổi thơ, về với nơi bắt đầu

của sự sống. Dịng sơng kể cả ngồi đời hoặc trong thi ca đều gắn với không gian sinh tồn của
con người. Không gian ấy là nơi con người thực hiện các hoạt động sống như lao động sản xuất,
giao thơng, vui chơi, nghi lễ, thậm chí cịn là khơng gian để bộc lộ tình cảm cảm xúc của con
người, chẳng hạn:
Với hoạt động trong lao động sản xuất:
“...Sông, vẫn như thuở ấy, có con đị ngang, đón đưa người sang...” (Hồng Hiệp, 1981)
“...Những cột đáy, thuyền chài, thuyền bn dập dềnh trên sóng… Nơi đây, người ta có
thể cập thuyền lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng
nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngồi ra cịn có thể mua từ cây kim cuộn
chỉ, những vật dụng cần thiết…mà khơng cần phải bước ra khỏi thuyền…”(Đồn Giỏi, 2012)
Với hoạt động trong đời sống tinh thần:
“Hỡi cô cắt cỏ bên sông
Muốn sang anh gả cành hồng cho sang…”
(Ca dao)
Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
677


Tháng Hai, mùa này con nươvs
Lắng phù sa in bóng đôi bờ...
Anh lại xuống sông hồng cho thoả nỗi em mong
(Dương Sối, 1979)
Đất nước ta, một đất nước thuần nơng, cư dân mn đời gắn với ruộng đồng sơng suối.
Chính con sông, biểu tượng của cổ mẫu nước tạo nên tiềm thức về sự sống, sự hồi sinh, tươi
khoẻ. Nó cũng giống như vòng đời của mỗi con người vậy. Dịng sơng mang đến sự tươi mát,
trẻ trung đầy sức sống như những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Và cũng chính vì lẽ đó, con
sơng Đồng Nai cũng là khởi nguồn cho sự sống, nơi mang lại sự sống khơng riêng gì cho người
dân nơi đây mà nó cịn là nơi tắm mát, ni dưỡng tâm hồn của những đứa trẻ. Chính dịng
sơng đã chứng kiến sự lớn khơn của Đạt, Ái, Việt, Mười, Út, Q, Suma, Phước, Hương ...trong

những năm bom đạn chiến tranh.
Cuộc sống của con người ngay từ khởi thủy đã gắn với từng dòng sơng, từng ngọn núi.
Dịng sơng Đồng Nai như bầu sữa mẹ nuôi dưỡng cư dân nơi này. Con người nơi đây như được
thỏa sức với sự ưu đãi mà dòng sông ban tặng. Sông Đồng Nai trong tác phẩm của Hoàng Văn
Bổn là nơi diễn ra các hoạt động lao động sản xuất hằng ngày của cư dân nơi đây. Con sông
cung cấp lượng phù sa màu mỡ và nguồn thủy sản phong phú cho người dân không chỉ ở vùng
Đồng Nai mà còn ở các tỉnh lân cận như Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Dương, thành phố Hồ
Chí Minh. Ngồi ra, cũng chính từ dịng sơng này đã chứng kiến bao lớp người đã trưởng thành
từ chiến đấu, bao lớp người đã ngã xuống cho độc lập, tự do của dân tộc. Và cũng chính từ dịng
sơng ấy, lớp trẻ nhỏ đã dần lớn khôn để nối tiếp cha anh trong truyền thống đấu tranh anh dũng
của nhân dân Đơng Nam Bộ kiên cường.
Trên trang văn của Hồng Văn Bổn, dịng sơng Đồng Nai hiện ra trước mắt bạn đọc ngồi
khơng gian lao động sản xuất, cịn là khơng gian vui chơi của lũ trẻ: chúng bắt cá, ốc, cị để
nướng; chúng tắm cho trâu và thỏa sức nơ đùa; chúng chơi trò trận giả... Tuổi thơ của Đạt, Mặt
Dài, Lý Xích Hồi, Thăng, Thắng, Ái, Việt, Ngọc, Đồn, Cúc, Mười, Q, Suma... gắn liền với
con sơng u dấu ấy. Con sông như người bạn tốt, vô tư, hiền lành của các em.
Trong Tướng Lâm Kỳ Đạt tác giả miêu tả dịng sơng Đồng Nai rất thú vị khi mùa cá về.
Với khí thế hồ hởi của những đứa trẻ bắt cá nhằm mục đích bán lấy tiền mua thiết bị cho đội của
mình, thì con sơng chính là nơi tiếp thêm sức mạnh, nơi giúp các em thực hiện được ước mơ ấy.
Đội của Đạt không chịu thua đội thiếu niên Bình Ninh được, dưới sự chỉ huy của tướng Lâm Kỳ
Đạt, đội quân luôn sẵn sàng làm tất cả để khơng chịu thua đội bạn, để góp phần nhỏ cơng sức của
mình cho cách mạng. Với lịng quyết tâm, đội của Đạt sẽ bắt cá bán lấy tiền mua trống vừa để tập
võ, vừa để làm xiếc nhưng cũng dùng làm phương tiện báo động khi có nguy hiểm cho dân làng,
cho các chú bộ đội, “Dưới lườn thuyền, cá linh kêu lầm rầm thành môt âm thanh nho nhỏ khắp
cả dịng sơng. Dưới ánh trăng, bầy cá nhảy tung tăng như đùa giỡn, trắng lóa mặt sông…Cá
trắng cả khúc sông, kêu rền rền mặt nước. Đụng phải tấm ván trắng của Thăng thả xuống, chúng
nhảy vút lên, rải trắng bạc cả từ mũi đến lái xuồng… Xuồng mới đi có hai trăm thước mà cá đã
vào kín đáy thuyền… Cạnh đó, hơn hai chục xuồng trể cá cũng đã đầy đang tìm cách tránh luồng
cá. Họ gọi vang sông: Bà con ơi! Cá về đầy sông, nhiều lắm…" (Hoàng Văn Bổn, 2006, tr66).
Cơ man nào là cá, nó khơng chỉ cung cấp thực phẩm hằng ngày cho những con người nơi đây mà

678


đối với lũ trẻ chính dịng sơng đã tạo cơ hội cho chúng góp một phần cơng sức nhỏ bé cho cuộc
kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Cũng chính nơi này đã chứng kiến lũ trẻ trưởng thành trong cuộc
sống, lao động và chiến đấu. Trưởng thành trong cả ý chí và hành động.
Nếu như ở Tướng Lâm Kỳ Đạt, dịng sơng là nơi đánh trận giả, nơi cung cấp cá cho lũ trẻ
thực hiện ước mơ góp một phần nhỏ bé trong việc đánh giặc bảo vệ làng quê, đất nước, thì Lũ trẻ
trong rừng lại cho thấy con sơng hiền hồ như người mẹ, chở che, vỗ về, khoả lấp những mất mát
cho Q và Suma. Chính bản thân Quì và Suma đã phải rời bỏ người thân, rời bỏ xóm làng để vượt
sang bên kia sơng. Nơi đó, chúng cơ đơn nhưng chí ít chúng giữ được mạng sống và có cơ hội đợi
ngày bình n để quay về. Bởi theo lí thuyết về cổ mẫu nước thì “nước chính là mầm sống của
mọi mầm sống. Và con người tìm về với nước cũng đồng nghĩa tìm về nguồn cội” (Trần Nữ
Phượng Nhi, 2012). Cũng chính từ dịng sơng ấy đã cho Q và Suma gặp nhau, nương tựa nhau,
cùng nhau vượt qua chuỗi ngày ấu thơ đầy gian khổ và hiểm nguy để tìm lại người thân của mình.
Dịng sơng Đồng Nai cịn là chứng nhân cho niềm mơ ước không bao giờ tắt về cuộc
sống tươi sáng ở ngày mai trong lòng những đứa trẻ nghèo khổ. Ở Tuổi thơ trong làng, bằng
việc giới thiệu về một làng nhỏ ven sông Đồng Nai, nơi đó có số phận của những đứa trẻ hiền
lành, tốt bụng, tuy khó khăn gian khổ nhưng khơng bao giờ lụi tắt ước mơ. Đó là nhỏ Hương,
Phước, Hiền cụt, Quyên… những đứa trẻ nghèo, lam lũ, bất hạnh mặc dù bị hành hạ, đánh đập
bởi quân giặc nhưng không bao giờ sợ hãi, đầu hàng. Để sinh tồn không có cách nào khác là
chính bản thân các em phải thật dũng cảm, gan dạ như cha anh, những người đang chờ các em
ở bên kia sơng. Qn giặc có hung hãn bao nhiêu thì chúng cũng khơng thể tước đoạt, dập tắt
được tình u thương, đồn kết, chia sẻ của các em. Tất cả hội tụ thành sức mạnh để giúp các
em chiến thắng được qn thù.
Dịng sơng Đồng Nai cịn là con đường di chuyển khơng chỉ của những người dân nơi
đây đi tìm kế sinh nhai(đi rẫy, hầm than, săn bắn…), mà còn là con đường cho cán bộ đi công
tác trong chiến khu D. Không gian ấy còn là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh sinh tồn, đấu tranh
chống giặc ngoại xâm và bọn tay sai bán nước: Con đường sông huyết mạch ấy được thế hệ
trước kể lại rạch ròi cho thế hệ sau “Năm 1947, cũng tại quãng sông Đồng Nai này, bà con mình

cùng bộ đội chú Tám Nghệ chở đá lấp sông không cho tàu Tây lên bắn phá chiến khu, đốt làng
mạc, bắn giết đồng bào mình”(Hồng Văn Bổn, 2006, tr.309). Nó như chứng nhân lịch sử, là
khơng gian đậm màu đau thương dưới gót giày của bọn cướp nước. Hương không bao giờ quên
những đêm ám ảnh cô cho đến khi trưởng thành, đó là: “Có những đêm khuya, nghe tiếng súng
nổ dồn dập ngoài đầu làng, tiếng chày vồ đập vào đầu người, tiếng người rên rỉ, quằn quại giữa
dịng sơng Đồng Nai…” (Hồng Văn Bổn, 2006, tr.597).
Dưới ngịi bút tài hoa của Hồng Văn Bổn, con sơng Đồng Nai hiện lên như chiếc nôi
nuôi dưỡng mầm sống. Con sông là nơi sinh tồn, nơi lưu giữ sự sống, tiếp thêm sức sống cho
những đứa trẻ. Với chúng, con sông như người bạn để chúng thoả sức nô đùa, vùng vẫy, chơi
những trò chơi của trẻ thơ. Con sơng cịn là người mẹ đã tạo ra và ni dưỡng chúng lớn khôn.
Nơi tiếp thêm sức mạnh cho những dự tính và ước mơ táo bạo của lũ trẻ.
2.2. Dịng sơng – biểu trưng cho tâm lý nhân vật
Với nỗi niềm lo lắng của Hoàng Cầm khi nghe tin làng quê bị giặc chiếm đóng, tác giả đau
đáu dõi theo tin tức bên kia con sơng Đuống q mình. Lo sợ cho những người cịn lại bên kia sơng.
Đó là: Đàn con thơ phải líu ríu chui gầm giường tránh đạn, phải tranh nhau một bát cháo ngơ. Đó
679


còn là mẹ già quẩy gánh hàng rong, bước cao thấp bên bờ tre hun hút. Đó cịn là những nếp nhà
tranh, những đồng lúa chín, những hội hè… những khung trời bình yên, êm ả nay tan tác về đâu?
Và ở đây, ta lại bắt gặp trong những tác phẩm của Hồng Văn Bổn với dịng sơng Đồng
Nai mang đầy nỗi niềm tâm sự của nhân vật. Dịng sơng với biết bao tâm sự vui buồn, đầy vơi
của những số phận bất hạnh từ người lớn cho đến cả những đứa trẻ con vơ tội. Bà má du kích
một mình sống trong rừng để bảo vệ kho lương cho qn đội, nhìn dịng sơng Đồng Nai hiền
hịa trơi, ngậm ngùi nhớ lại ngày xưa. Cái ngày vất vả nhưng hạnh phúc cùng chồng con. “Ngày
xưa, lâu lắm rồi, má cũng hay hát hị bên dịng sơng Đồng Nai mùa nước lụt. Mùa nước lụt,
dịng sơng đỏ ngầu, tràn trề. Má theo cha chèo ghe vượt sông vớt củi…vớt được cả cá éc quạ
hàng chục cân…”(Hoàng Văn Bổn, 2006, tr.365). Con sơng cịn mang một nỗi niềm khắc khoải
của những người vợ mất chồng, những người con mất cha. Dòng sơng uốn lượn từng khúc, có
đoạn nước êm đềm trơi nhưng cũng có đoạn nước cuồn cuộn chảy. Dịng sơng ấy trào dâng như

sóng lịng của chị Hai (mẹ của thằng Út) trong Bên kia sông Đồng Nai. Bà đã cùng những người
dân bên này sông tiễn chồng qua bên kia sơng hoạt động cách mạng. Vì tổ quốc, bao người ra
đi đã vĩnh viễn khơng về. Nhìn dịng sơng, bà Hai nhớ chồng và cương quyết với con “Con
ngựa bị đói một ngày, má có thể tìm cỏ khác cho nó. Chớ con mà có thể nào, là má khơng sao
sống nổi”(Hồng Văn Bổn, 2006, tr.522). Ấy vậy mà bà vẫn thấy sự lựa chọn của Út khi tham
gia cách mạng là một minh chứng cho sự trưởng thành của con.
Hình ảnh con sơng thường gợi vào lịng nhân vật sự trỗi dậy của những kỷ niệm vui buồn.
Những lớp sóng trên sơng Đồng Nai như những con sóng lịng đang dồn dập vỗ đập vào đơi bờ
tâm trạng của cậu bé Thăng với biết bao câu hỏi. Bên kia sông, tại sao lũ Tây lại giết ba mẹ,
anh chị của mình? Mình phải làm gì đây? Thằng Tây giết ba má là ai?... Một tâm trạng ngổn
ngang, xếp chồng như từng đụn sóng trên sơng.
Trong Tuổi thơ trong làng khi chứng kiến cảnh quân giặc dồn dân lập ấp, chị em Hương
hoang mang, lo lắng “Làm sao bây giờ? Vài tháng nữa chúng xây xong ấp chiến lược. Dân làng
mình như thân cá chậu chim lồng. Chúng muốn giết lúc nào tùy ý. Làm sao bây giờ? … phải
chi các chú bộ đội, cán bộ không kéo xuống tàu tập kết?”. Dưới muôn vàn câu hỏi đặt ra trong
đầu hai đứa trẻ, chẳng ai có thể trả lời. Tâm trạng chúng dềnh ra mà Hồng Văn Bổn ví nó như
hiện trạng dịng sơng Đồng Nai lúc chị em Hương đối thoại. “Chỉ có dịng sơng Đồng Nai lặng
lẽ, nước dâng tràn trề”. Dịng sơng cịn là bến neo đậu của những ký ức, những kỷ niệm ngọt
ngào của những ngày tháng tuổi thơ yên bình. “Nằm mê man tồn thấy chuyện nhảy xuống sơng
lặn ngụp tha hồ uống nước sông ngọt như đường, hoặc trông thấy mẹ vạt cho uống một lúc đến
hàng chục trái dừa xiêm ngọt lịm” (Hồng Văn Bổn, 2006, tr121). Dịng sơng cịn là nơi nhân
vật Hương tìm thấy được sự an yên, vỗ về sau khi bị tra tấn, hành hạ. Con sông Đồng Nai như
chảy trong tiềm thức của nhân vật. “Giữa cơn mê mạn bất tỉnh, Hương bỗng nghe tiếng thơ
theo tiếng sóng rì rầm của dịng sơng Đồng Nai, theo tiếng gió từ chiến khu D bên kia sơng
Đồng Nai bay vào…” (Hồng Văn Bổn, 2006, tr 676). Dịng sơng cịn đọng lại trong niềm nuối
tiếc vơ bờ của cậu bé Út trong tác phẩm Bên kia sông Đồng Nai. Con sơng lững lờ, ì ạch trơi
kéo theo nhiều rác thải, nó oằn mình khó nhọc, cảm giác như bực tức, muốn trút giận vào ai đó
như chính tâm trạng của cậu bé Út bây giờ. “Dịng sơng Đồng Nai đục ngầu, cuộn sóng, lênh
láng dầu mỡ, rác rưởi, xác gà, chuột chết, bao ny lơng lều bều trơi… Cịn đâu dịng sơng Đồng
Nai êm ả ngày xưa mà Út từng nghe kể”(Hoàng Văn Bổn, 2006, tr 507).

680


Mỗi một lần miêu tả dịng sơng, bạn đọc dễ nhận ra tác giả đang để cho nó chuyển tải diễn
biến tâm lí của nhân vật. Nó nhẹ nhàng trơi cùng với tâm trạng khoan khoái mà nhân vật đang thả
hồn vào. Đơi khi nó cuộn dâng ồ ạt, nước đục ngầu như trào sơi niềm căm tức, lịng ốn hận của
nhân vật-những đứa trẻ vô tội mất người thân, bị tước đi quyền sống chính đáng. Cũng có lúc,
dịng sông lững lờ trôi như vỗ về, mơn trớn để xoa dịu nỗi đau, thông cảm nỗi buồn và sự cơ đơn.
Dịng sơng chính là dịng chảy tâm lí của những nhân vật trong tác phẩm của Hoàng Văn Bổn.
2.3. Dịng sơng – biểu tượng cho biến cố và dịng thời gian chảy trôi
Nước trong văn học Việt Nam mang hai nét ý nghĩa trái ngược nhau đó là vui và buồn,
hạnh phúc và đau khổ. Hình ảnh con sơng là biểu tượng cho sự chảy trôi của thời gian cùng
những biến cố trong cuộc đời của mỗi nhân vật. Dịng sơng Đồng Nai dưới ngịi bút của Hồng
Văn Bổn hiện lên như một chứng nhân lịch sử của miền đất Đồng Nai cùng vùng chiến khu D
anh dũng, quật cường, nơi chứng kiến bao vui buồn của nhân vật.
Dòng sơng như cuốn sổ, mỗi lớp sóng, mỗi khúc sơng như một trang sử ghi chép bao tội ác
của kẻ thù. Có nỗi đau buồn nào lớn hơn nỗi đau khi phải mất đi người thân. Những đứa trẻ sớm
phải rời xa vòng tay cha mẹ bởi sự tàn ác của quân thù. Nào là “năm 47 tuổi, má mình nhớ con tìm
về làng Bình Long vượt sơng Đồng Nai thăm mình, bị Tây phục kích…”(Hồng Văn Bổn, 2006,
tr250); nào là “Má tao chết vì qua sơng, tại bến đị Long Chiến mình đây thơi. Tây bắn”(Hồng
Văn Bổn, 2006, tr547); nào là “Trung đội của “ Hũ chìm” suốt ngày hôm qua bị điều đi phối hợp
càn quét vùng Suối Cạn bên kia sơng Đồng Nai, trong chiến dịch “sóng tình thương”(Hồng Văn
Bổn, 2006, tr570). Hình tượng dịng sơng cịn bắt nguồn từ cổ mẫu nước với ý niệm luôn gắn liền
với nỗi buồn và những cuộc chia li. Dòng sơng cịn là lằn ranh giữa làng q và những người con
li hương mang trong mình tâm trạng đau đáu, nỗi nhớ quê và người thân đến quay quắt, xót xa.
Hình tượng sơng Đồng Nai là khơng gian minh chứng cho sự trưởng thành từng ngày của
nhân vật. Từ một đứa trẻ chăn trâu, Lâm Kỳ Đạt và các bạn đã biết giúp đỡ bà con khi có giặc
đến. Biết phụ giúp những gia đình có người tham gia kháng chiến. Và đáng nói nhất chính là lịng
dũng cảm vượt qua sông Đồng Nai trên lưng con trâu trắng băng qua mưa đạn xối xả của giặc để
báo tin cho bộ đội bên kia sông “Từng tràng sung nổ dài. Từng cột nước phụt bên phải, rồi bên

trái Đạt. Tiếng mooc- chê nổ ì ụp. Tiếng súng máy quét hàng tràng dài…Có bóng một bóng người
cao lớn từ trên bờ nhảy xuống rất nhanh, bới ra chỗ Đạt. Hai cái bóng ấy đã trườn lên bờ bên
kia” (Hồng Văn Bổn, 2006, tr110). Chính biến cố băng mình vượt sơng anh dũng của đứa trẻ đã
cho thấy sự lớn mạnh của cách mạng, sự trưởng thành, kiên gan của những đứa trẻ.
Ngoài Lâm Kỳ Đạt, sự trưởng thành của nhân vật gắn liền với hình ảnh dịng sơng Đồng
Nai cịn phải kể đến nhân vật Q trong tác phẩm Ĩ ma lai. Một cậu bé sớm mồ cơi cha mẹ vì
bị giặc giết. Mốc quan trọng trong cuộc đời của cậu chính là lúc được ơng già chèo đị trao cho
khẩu súng và vượt sơng Đồng Nai để tìm “những con người” với niềm tin bất hủ: “Rồi có ngày,
họ sẽ cùng con trở về ấp 10, ông cháu ta lại gặp nhau”. Dịng sơng Đồng Nai như dấu mốc
đánh dấu sự trưởng thành của nhân vật. Đó chính là lần Út quyết định lập kế hoạch ăn cắp súng
của địch cho bộ đội chiến khu. Và cũng trên dịng sơng này Út đã nhận ra một điều “Vậy là đêm
nay, trên dịng sơng này, nó thực sự đã trở thành người tiếp lương, tải đạn cho cách
mạng”(Hoàng Văn Bổn, 2006, tr 559). Dịng sơng chảy ngày đêm, sự chảy trơi tưởng chừng rất
đỗi bình thường ấy giống như sự trưởng thành của lũ trẻ nhưng đầy vất vả và hiểm nguy. Cũng
chính dịng sơng đã trở thành người bạn thân thiết, duy nhất khó phai mờ và khơng có gì thay
thế được trong tâm hồn những đứa trẻ.
681


Dấu mốc cho sự trưởng thành của cách mạng vùng chiến khu D ln gắn với hình ảnh của
con sơng Đồng Nai. Vượt sơng tìm đến chiến khu là sự trưởng thành trong suy nghĩ và hành động
của nhân vật. Mỗi lần có người vượt sơng như vậy là một lần cách mạng có thêm sức mạnh. Và
mỗi khi có một em bé vượt sông cũng là một mốc son đánh dấu bước chuyển mình dã từ tuổi thơ
của các em để trưởng thành trong cái nôi đấu tranh như cha ơng. Dịng sơng ấy cịn cho thấy thành
quả của cách mạng chính là những lần thất bại của quân thù. Quân giặc với vũ khí hiện đại vẫn
thua cậu bé mười hai, mười ba tuổi với lòng can đảm vượt qua sông chỉ trên lưng một con trâu.
Một trung đội của “Hũ chìm” với tàu chiến, súng lớn cũng khơng thể càn qt được vùng Suối
Cạn. Tiếng rì rầm của dịng sơng như tiếng thầm kể về những chiến cơng anh dũng của cha ơng.
“Trong tiếng rì rầm của dịng sơng Đồng Nai, ơng già kể cho Út nghe chuyện ba Út phục kích giặc
Tây”(Hồng Văn Bổn, 2006, tr559). Đó cịn là sự thất bại thảm hại của con Hổ trước lòng quả

cảm, anh dũng của con trâu Chãn trong truyện đồng thoại Đội quân hoa và cỏ. Hình ảnh con hổ
giãy dụa rồi chìm xuống dịng sơng một cách bất lực như hình ảnh thua trận của lũ giặc xâm lăng.
Trong văn học, mỗi lần xuất hiện dòng sông gần như đều gắn liền với khung cảnh chia li,
nó đã trở thành mơ tip của văn học. Sóng trên sơng như những đợt sóng lịng đang ngổn ngang
trong tâm trạng kẻ ở người đi. “Niềm vui sum họp chẳng được bao lâu. Chiều tối hôm sau,
thằng con trai đội nón lá, ngồi trên lưng trâu đưa tiễn người cha lên bến đị Cây Đa để vượt
sơng Đồng Nai tìm đơn vị”(Hồng Văn Bổn, 2006, tr627). Mới đó thế mà đã ba mùa rẫy, con
sông cứ chảy như nỗi nhớ cha mẹ của nhân vật Suma. Mỗi lần nhìn dịng sơng là nỗi nhớ cha
mẹ trào dâng da diết. Con sơng cịn là thời gian của sự chờ đợi và hy vọng, sự tiễn đưa giữa
người đi (tập kết), kẻ ở lại bám đất, bám làng, bảo vệ thành quả cách mạnh trong cuộc trường
chinh giữ nước của dân tộc có phần góp sức khơng nhỏ của lứa tuổi thiếu nhi.
Dịng sơng Đồng Nai cứ chảy, lúc êm ả, lúc dậy sóng như cuộc đời của bao con người nơi
đây trong đó có những đứa trẻ. Mỗi con nước lớn rịng, mỗi mùa nước cạn, nước lũ của dịng
sơng đều là chứng nhân cho biến cố trong cuộc đời của nhân vật. Thời gian trôi, bao đau thương
mất mát, bao khổ cực gian lao mà những đứa trẻ phải hứng chịu đã được nhà văn tái hiện rất sinh
động. Những đau thương, khó nhọc ấy lại tơi luyện các em trưởng thành hơn, kiên gan hơn.
2.4. Sông – biểu tượng của điều tốt đẹp và sự trở về
Nước ngoài ý nghĩa cho nguồn sống, cho biến cố và sự chảy trơi thì nó cịn mang ý nghĩa
là “trung tâm tái sinh”(Trần Phương Nhi, 2012). Nếu như con sông Đồng Nai dưới ngịi bút của
Hồng văn Bổn ngồi mang hình tượng biểu trưng cho không gian sinh tồn, cho tâm lý nhân
vật, cho sự thay đổi về thời gian cùng những biến cố, thì nó cịn mang ý nghĩa của sự trở về và
hướng đến điều tốt đẹp. Cậu bé Đạt trong tác phẩm Tướng Lâm Kỳ Đạt đã vượt sông với nỗi lo
chất đầy dưới ánh mắt của bà con hàng xóm, từ con bé Ái, đến cu Việt, Mặt Dài đến cả mẹ Ái,
mẹ Thăng, mẹ Lý Xích Hồi… Nhưng tất cả họ đều hy vọng bởi vì. “Bây giờ nó sang sơng báo
cho các chú bộ đội, du kích về đây tiêu diệt chúng (quân giặc)”.
Giữa rừng già, thiếu thốn đủ thứ, chống chọi với cái đói quay quắt, bệnh sốt rét hành hạ,
lũ trẻ như Bông, Sâm, Mười, Cúc, Đồn... trong Lũ chúng tơi là những đứa trẻ mồ côi kiên gan
giữa rừng già và ở chúng luôn tin vào điều tốt đẹp. Các bạn vẫn vừa học, vừa lao động vừa
chiến đấu bên dịng sơng Đồng Nai. Và mỗi lần có người qua bên kia sơng như bác ba Phụng
hay một ai đó thì những đứa trẻ nơi đây luôn chờ đợi ở họ (những người ra đi) điều tốt đẹp sau

mỗi lần họ trở về.
682


Bạn đọc sẽ thấy dịng sơng cịn là nơi ước vọng của các em về những thay đổi vào ngày mai.
Niềm tin ấy khơng bao giờ phai mờ trong lịng cậu bé Út. “Út thầm kêu trong đêm tối giữa ấp
chiến lược: Ba ơi! giờ này ba ở đâu? sao ba khơng về đây một lần cho con ngó mặt ba? Sao ba
không dẫn quân vượt sông Đồng Nai về đây đánh rốc cái ấp chiến lược này đi, rồi ở đây cày cấy
làm ăn với má, với con”. Ba Út vượt sơng để làm cách mạng. Dịng sơng tưởng như lằn ranh của
sự chia cắt, ấy nhưng trong sáng tác của Hồng Văn Bổn, hình ảnh dịng sơng lúc này biểu trưng
cho sự trở về. Ra đi để trở về. Trong văn học, chúng ta bắt gặp rất nhiều cổ mẫu nước mang ý
nghĩa ra đi nhưng lại mở ra tương lai cho sự đoàn tụ, sự trở về. Chẳng hạn: An Dương Vương
trong bước đường cùng đã đứng trước biển tưởng như tìm đến cái chất nhưng lại mở ra một thời
kỳ mới. Hay tráng sĩ Kinh Kha qua sông Dịch cũng mở ra sự trở về đầy hứa hẹn cho một đất nước.
Những con người trong tác phẩm của Hoàng Văn Bổn họ cũng ra đi, cũng vượt sơng vì chân lí xả
thân cứu nước, cứu dân tộc để mong có một ngày trở về sống vui vẻ thanh bình bên người thân.
Dịng sơng in sâu trong tiềm thức của mỗi nhân vật “Mẹ nó cũng mơ màng thấy cùng chồng đứng
bên bờ sông Đồng Nai. Chị trao tay con cho chồng dắt đi. Chị nhìn theo thằng con trai chạy nhảy
tung tăng như con nghé con. Hai bàn chân nhỏ bé của nó đặt đúng dấu chân đi trước của ba nó,
chiếc đèn lồng dẫn đường lắc la lắc lư như một ngơi sao xa…” (Hồng Văn Bổn, 2006, tr 564).
Trên chòi canh của quân giặc, Bảy Quỳ trong Bên kia sông Đồng Nai đã trông thấy hình ảnh của
hai mẹ con Út đi trên bờ sơng. Hình ảnh đó gợi cho một tên lính bến kia chiến tuyến của cách
mạng một “con đường sáng”. Con đường ấy hứa hẹn sự trở về với nhiều điều tốt đẹp. “Hai người
men theo con đường mịn vào phía khu du kích, bên kia sơng Đồng Nai. Bảy Quỳ hự hự trong cổ,
xoay trở trên cái tháp canh chật chội, tù túng, lẩm bẩm: “Con đường ở chỗ đó, mà mình cứ loay
hoay tìm hồi” Hồng Văn Bổn, 2006, tr 582) Con đường đó ở đâu? Nó khơng xa, nó gần ngay
trước mặt, bên kia sơng thơi, đó là “con đường”, con đường của lẽ phải, của tranh đấu, của lí tưởng,
của niềm tin tất thắng. Dịng sơng là nơi tiễn đưa nhưng cũng là điểm hứa hẹn cho ngày trở về.
Lớp con nối lớp cha, lớp trẻ tiếp bước theo thế hệ đi trước trên con đường tranh đấu.
Tuy ở mỗi lần xuất hiện, hình ảnh con sơng khơng chỉ có quan hệ nội tại với những nhân

vật và dữ kiện trong tác phẩm đó, mà nó cịn liên hệ với những tác phẩm khác của nhà văn tạo
cho người đọc trường liên tưởng trong sáng tác của tác giả. Con sơng Đồng Nai găn bó với cuộc
sống của Hoàng Văn Bổn từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Nó cịn là nhân chứng sống
cho thời kỳ gian khổ mà anh dũng của lớp người thế hệ Huỳnh Văn Nghệ, Huỳnh Văn Một và
sau này là Huỳnh Văn Bình, Hồng Văn Bổn, mà bản thân tác giả là người trải nghiệm.
Theo Ch. Mauron dựa trên thuyết phân tâm học thì nhà văn cũng có một “huyền thoại về cá
nhân mình” gắn liền với cái tơi tiềm thức thể hiện trong văn bản. Theo phương pháp của Mauron,
“xếp chồng” các văn bản của Hoàng Văn Bổn (những sáng tác viết cho thiếu nhi) ta sẽ thấy mối
liên hệ giữa chúng. Đó chính là yếu tố liên văn bản. Vì thế, thế giới và cảm xúc của nhân vật trong
mỗi tác phẩm đều có chiều sâu, đều gắn với hình tượng con sơng Đồng Nai là như vậy. Con sơng
có lúc là toạ độ xác định nơi chốn diễn ra các sự kiện, có lúc lại thể hiện tâm trạng của nhân vật,
có lúc lại bày tỏ ước mơ, khát vọng, niềm tin vào ngày mai của những đứa trẻ…Tuy nhiên, những
hình tượng này khơng đồng nhất với không gian hiện thực mà trở thành một ký hiệu nghệ thuật để
diễn đạt những phạm trù không thuộc về không gian hiện hữu dưới tài năng của nhà văn.
Đến với trang văn của Hoàng Văn Bổn chúng ta như được sống lại thời kỳ vàng son của
dân tộc, khó khăn gian khổ nhưng oanh liệt biết bao. Chính những lớp người thời kỳ Huỳnh
văn Nghệ, Huỳnh Văn Một, Huỳnh Văn Bình, Hồng Văn Bổn đã làm nên nhiều chiến tích trên
683


miền đất chiến khu D thành đồng bất khuất, nơi có con sơng Đồng Nai hiền hịa nhưng mang
nặng nỗi đau của những năm tháng chiến tranh. Trong các tác phẩm của Hồng Văn Bổn, khơng
gian sơng Đồng Nai “vừa là hình thức hiện hữu của con người, vừa là kí hiệu nghệ thuật thuộc
về thế giới sáng tạo của người nghệ sĩ, bộc lộ cái nhìn của nhà văn trước đời người và người
đời” (Huỳnh Như Phương, 2017, tr73) của Hồng Văn Bổn. “Dịng sơng Đồng Nai được miêu
tả như một biểu tượng linh thiêng của nhân dân Đồng Nai, gắn bó với từng con người, từng số
phận, với những ngày đau thương và quật khởi của nhân dân” (Bùi Thanh Truyền, 2016). Những
ngày không bao giờ quên của biết bao con người trong đó có những đưa trẻ như Thăng, Q,
Hương, Suma, Việt, Ngọc, Đồn, Ái...
3. KẾT LUẬN

Hình tượng là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, nó làm cho nhà văn day
dứt. Nó thường gắn liền với quan điểm, lí tưởng và khát vọng của nhà văn. Quả đúng như vậy,
Nguyễn Văn Bổn, một người con của mảnh đất Đồng Nai, tuổi thơ và sự trưởng thành trong
đấu tranh đều gắn liền với dịng sơng ấy. Sơng Đồng Nai chính là nguồn cảm hứng trong những
sáng tác của ông. Dường như ông viết ra để chia sẻ với mọi người về những kỉ niệm của một
thời khó khăn, gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng của ông cũng như những con người đã từng
gắn bó với dịng sơng ấy. Dịng sơng Đồng Nai chảy ngồi đời với Hồng Văn Bổn là dịng
sơng linh thiêng, là dịng sơng thần thánh. Cịn dịng sơng trong những tác phẩm viết cho thiếu
nhi của ơng là dịng sơng trong tiềm thức, nó chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, nó gắn với bao kỷ
niệm và ước mơ của lũ trẻ. Nó sẽ mãi khơng bao giờ phai nhồ trong tâm trí của các em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồng Văn Bổn – Trần Thu Hằng (tuyển chọn), tiến sĩ Huỳnh Văn Tới giới thiệu. (2006). Hoàng
Văn Bổn - Những tác phẩm tiêu biểu - Tập 3 – Văn học thiếu nhi, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
2. Hoàng Phê. (2018). Từ điển Tiếng Việt. NXB Hồng Đức
3. Trần Nữ Phượng Nhi. (2012). Về cổ mẫu và cổ mẫu nước trong thơ Bùi Giáng. Truy xuất từ
/>2894%3Av-c-mu-va-c-mu-nc-trong-th-bui-giang&catid=94%3Aly-lun-va-phe-binh-vnhc&Itemid=135&lang=vi
4. Trịnh Bá Đĩnh. (2018). Từ kí hiệu đến biểu tượng. NXB Đại học quốc gia.
5. IU.M. Lotman.(Lã Nguyên - Đỗ hải Phong-Trần Đình Sử dịch). (2016). Kí hiệu học văn hố. NXB
Đại học quốc gia.
6. Huỳnh Như Phương. (2017). Tác phẩm và thể loại văn học. NXB Đại học quốc gia
7. Trần Đình Sử. (1993). Thi pháp học hiện đại. Hà Nội. Bộ giáo dục và đào tạo – Vụ giáo viên. Đỗ
Ngọc Thạch. Thi pháp học – Lịch sử và vấn đề. Truy cập ngày 15/4/2022 tại
.

8. Bùi Thanh Truyền. (2016). Truyện viết cho thiếu nhi của Hoàng Văn Bổn. Kỷ yếu hội thảo: Hồng văn
Bổn-người của vùng đất ven sơng. Hội văn học nghệ thuật Đồng Nai và Nhà xuất bản Đồng Nai. Truy
cập ngày 16/4/2022 tại />
684




×