Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.94 KB, 11 trang )

NGUỒN GỐC, VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI CÚNG TRĂNG
CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH
Vũ Quốc Đảng1
Lớp CH21LS01. Email:

TĨM TẮT
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều một nét văn hóa riêng của mình,
chính những sắc màu văn hóa ấy đã tạo nên một bức tranh đa màu sắc và lễ hội là một trong
những mảng màu ấy. Lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh đã cùng với các dân
tộc khác góp phần hồn chỉnh bức tranh về văn hóa Việt Nam vừa đa dạng, phong phú vừa hịa
chung thành một bảng màu. Việc tìm hiểu về nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội Cúng Trăng
của người Khmer tỉnh Trà Vinh góp phần làm rõ hơn về nguồn gốc cũng như bước đầu đầu
nhận diện được những giá trị của lễ hội đối với cộng đồng, xã hội. Việc nghiên cứu thông qua
phương pháp điền dã và so sánh – phân tích dựa trên các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu
về lễ hội Cúng Trăng đã được cơng bố. Từ việc tìm hiểu nguồn gốc, giá trị mà chúng ta có được
hướng bảo tồn và phát triển phù hợp.
Từ khóa: Cúng Trăng, lễ hội, lễ hội Ok Om Bok, người Khmer Trà Vinh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là quốc gia nông nghiệp gắn với hình ảnh cây lúa nước điển hình của khu vực
Đơng Nam Á. Bên cạnh đó cịn là một quốc gia đa tộc người, đa tôn giáo với lối sống xen kẽ,
gắn kết với nhau thành từng cụm xóm làng, phum sóc… Các yếu tố này chính là nền tảng tạo
nên các giá trị văn hóa truyền thống cho chúng ta, trong đó nổi bật hơn cả là lễ hội.
Người Khmer Trà Vinh nói riêng và người Khmer Nam Bộ nói chung là một trong 54
dân tộc anh em của chúng ta. Họ quanh năm mưa nắng trên ruộng đồng, cày sâu quốc bẫm. Bên
cạnh công việc họ cũng cùng xây dựng cho mình một giá trị văn hóa riêng hịa chung vào bản
sắc của văn hóa Việt Nam. Khi nhắc đến người Khmer thì chúng ta sẽ nhắc đến một số lễ hội
lớn của họ như: lễ mừng năm mới (Chôl Chnam Thmây), lễ Cúng Trăng (pithi Sâm Peak Preach
Khe), Lễ ông bà (pithi Sen Dolta)…và hầu như lễ hội của người Khmer diễn ra quanh năm. Ở
đây, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu và tìm hiểu về lễ hội Cúng Trăng.
Ngày nay trong quá trình phát triển của đơ thị, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
cùng với quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì chúng có ảnh hưởng to lớn đến


các giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, đời sống xã hội của người Khmer Trà Vinh cũng có từng bước
phát triển, cùng với đó là sự thay đổi về mặt nhận thức… thì lễ hội, giá trị văn hóa của họ cũng
có những sự biến đổi. Vì vậy, việc tìm hiểu về nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội rất quan
trọng trong việc bảo tồn và và phát các lễ hội, văn hóa của dân tộc. Văn hóa truyền thống nói
chung và lễ hội nói riêng đang dần dần có sự thay đổi, biến đổi theo sự phát triển của xã hội.
13


Cũng có những thay đổi là sự tiếp biến văn hóa, cũng có sự thay đổi làm mất đi, thay đổi bản
chất của lễ hội. Vì vậy, cơng tác nghiên cứu về nguồn gốc và giá trị của lễ hội để đưa ra những
hướng bảo tồn và phát triển là hết sức cần thiết.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điền dã dân tộc học với các hình thức như: quan sát tham dự và phỏng vấn
sâu. Phương pháp này giúp cho những người nghiên cứu có được một cách đầy đủ và chính xác
các tư liệu thực tế. Q trình tham gia khảo sát, tham dự lễ hội sẽ giúp cho chúng tơi có cái nhìn
sâu sắc và nhận diện được hệ thống giá trị của lễ hội.
Phương pháp phân tích –tổng hợp: dựa vào nhật ký điền dã và các nguồn tài liệu về lễ
hội, lễ hội Cúng Trăng để tác giả đi vào tìm hiểu về nguồn gốc, giá trị của lễ hội.
Phương pháp so sánh: đươc dùng xuyên suốt quá trình tìm hiểu về lễ hội Cúng Trăng.
Tác giả đã so sánh lễ hội Cúng Trắng với các lễ hội khác của các dân tộc sống trên địa bàn và
khu vực khác (Sóc Trăng, An Giang…) để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của lễ hội Cúng
Trăng của người Khmer ở Trà Vinh.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nguồn gốc lễ hội cúng trăng
Trước tiên, lễ hội Cúng Trăng (pithi Sâm Peak Preach Khe) của người Khmer Trà Vinh
là lễ hội thể hiện lòng biết ơn của con người với các đấng thần linh đã bảo vệ mùa màng của họ
được tươi tốt. Đó là thần Mặt Trăng ( Sampate Pres) người được cho là vị thần bảo hộ mùa
màng, mưa thuận gió hịa, khơng có sâu bệnh… Mẹ Đất (Neang Hinh Pres Anây Thor) và Mẹ
Nước ( Neang Hinh Pres Tưk)…Chúng ta cần hiểu rõ lễ hội Cúng Trăng là lễ hội lớn bao gồm
nhiều nghi thức, nghi lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Trong đó có các nghi thức, nghi lễ

như: đua ghe Ngo (Um Tuk Ngua), Đút cốm dẹp (Ok Ang Bok), thả đèn gió, đèn nước… Bên
cạnh đó, lễ hội Cúng Trăng cũng còn là dịp để mọi người trong phum sóc tụ họp, vui chơi cùng
với nhau sau những ngày chăm sóc cây trồng vất vả.
Có rất nhiều sự tích nói nguồn gốc của lễ hội Cúng Trăng, nhưng tựu chung lại thì nguồn
gốc lễ hội đều liên quan đến 2 vấn đề chính đó là giải thích việc cúng trăng là tưởng nhớ cơng
ơn Thỏ trắng ( Sôm Banh Đết – tiền kiếp của Đức Phật), việc thứ hai chính là cúng các vị thần
bảo trợ cho nơng nghiệp, mà vị thần chính đó là nữ thần mặt Trăng. Theo tác giả đây chính là
hai sự tích giải thích về nguồn gốc của lễ hội được đơng đảo người dân và các nhà nghiên cứu
đồng tình. Bởi lẽ, hầu hết người dân Khmer theo đạo Phật, nên việc tin vào đức Phật là một
niềm tin đã thấm sâu trong tâm thức của họ. Cùng với đó, việc thờ cúng, tin vào các vị thần bảo
trợ cho nơng nghiệp là một niềm tin, lịng biết ơn với người đã bảo vệ mùa màng của mình.
Lễ hội Cúng Trăng được kể lại như sau: “tương truyền có một tiền kiếp của Đức Phật là
Thỏ Trắng, Thỏ Trắng sống bên bờ sông Hằng kết bạn với Khỉ, Rái Cá và Chó Rừng. Chúng
sống tương thân, tương ái với nhau. Trong đám thú đó, Thỏ hiểu biết hơn cả, Thỏ cịn biết tham
thiền. Chính Thỏ đã nghĩ ra và đề xuất với các bạn cuộc ước hẹn sẽ cùng ngồi tu thân. Một lần,
trước ngày trăng tròn, Thỏ nhắc các bạn lo việc ngồi thiền. Các bạn phải kiếm thức ăn dự trữ
14


khi ngồi thiền, giành thức ăn đó cho kẻ thiếu thốn đói khát. Các con vật kia hăng hái đi săn bắt
lo phần ăn những ngày ngồi thiền và để bố thí. Trên trời cao, thần Sakhah vị chúa của các thần
Têvađa thấu được việc hẹn hò của các thú vật, động lòng cảm mến. Thần bèn giả người ăn xin
xuống trần gian coi các con vật thực hiện lời hứa? Rái Cá, Khỉ và Chó Rừng đều thảo lịng mời
người ăn xin dùng bữa của mình. Người ăn xin gặp Thỏ, Thỏ ngồi thiền từ mấy ngày nên khơng
có thức ăn, nhưng thỏ nhanh nhẹn nhóm bếp tính nướng thân mình cho người ăn xin. Thỏ vừa
nhảy vào lửa, thần Sakhah biến lửa khơng nóng cháy Thỏ và thần hiện nguyên hình. Thần ngợi
ca nghĩa cử thương người cao cả của Thỏ. Thần vẽ hình Thỏ lên mặt trăng. Tiền kiếp Thỏ của
Phật Thích Ca tỏa sáng vĩnh hằng trong càn khôn!” (Phạm Thị Phương Hạnh, 2012)
Với ý nghĩa như vậy, thì vầng trăng ln mang ý nghĩa cao quý và thiêng liêng đối với
cộng đồng người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer Trà Vinh nói riêng. Bên cạnh đó,

đây cũng là thời gian kết thúc vụ mùa, khép lại một năm làm ăn, mọi người cùng nhau vui chơi,
giải trí để chuẩn bị cho một vụ mùa mới.
3.2. Vai trò của lễ hội Cúng Trăng truyền thống trong đời sống tinh thần của người
Khmer tỉnh Trà Vinh
3.2.1. Vai trò của lễ hội đối với cộng đồng
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy lễ hội Cúng Trăng của người Khmer
tỉnh Trà Vinh có vai trị rất quan trọng trong cộng đồng, khơng chỉ cộng đồng người Khmer mà
còn quan trọng với tất cả cộng đồng cộng cư sống tại Trà Vinh. Cũng như các lễ hội của các
cộng đồng khác, lễ Cúng Trăng có vai trò cố kết cộng đồng lại. Vào ngày lễ, mọi người cùng
nhau chung sức chung lòng chuẩn bị cho lễ hội. Mọi người giúp nhau, nhà nhà trong phum sóc
nơ nức cùng nhau chuẩn bị cho lễ cúng, cùng làm trang trí và chuẩn bị cho bàn lễ vật làm cho
tình cảm hàng xóm láng giềng càng khăng khít hơn.
Trong cuộc sống, ai ai cũng lo mưu sinh, ngày ngày tất bật trên ruộng đồng, ít có thời gian
chia sẻ trong cuộc sống. Nhưng trong ngày lễ, mọi người cùng nghỉ ngơi, thăm hỏi nhau chia sẻ
về công việc. Cùng nhau cúng các vị thần và cầu mong các vị thần cùng ban phước cho gia đình,
phum sóc và cả cộng đồng. Khơng chỉ là hàng xóm hỏi thăm nhau, mà ngay cả chính quyền địa
phương cũng nhân dịp này tới thăm hỏi tặng quà cho các chùa, các gia đình chính sách cùng chung
với lễ với bà con, làm cho tình cảm của nhân dân và chính quyền càng thêm khăng khít hơn.
Trong các phần hội như thả đèn gió, đèn nước, đua Ghe Ngo, trị chơi dân gian… đông
đảo nhiều người dân tham gia, cổ vũ cho phum sóc, cho huyện của mình. Ai ai cũng vui vẻ và
háo hức. Bên cạnh đó, ngày nay khơng chỉ có người Khmer tham gia trong các hoạt động này
mà cịn có cộng đồng người Việt, Hoa cùng Tham gia. Ví dụ như trị chơi dân gian, thành phần
tham gia có nhiều tầng lớp, độ tuổi, sắc tộc khác nhau. Rồi hội đua ghe Ngo, khơng cần biết đó
là đội đua của khu vực nào, chỉ cần thấy ra thi là mọi người cùng nhau reo hò cổ vũ, cùng nhau
bình luận và đánh giá.
Lễ hội là một hoạt động có ý nghĩa rất to lớn trong việc gắn kết mọi người lại gần nhau
hơn, giúp mọi người giải tỏa sự mệt mỏi sau bao ngày vất vả bên ruộng đồng và cùng nhau cầu
nguyện vui chơi với bao nhiêu niềm tin cho năm mới. Ngay nay, xã hội có quá nhiều vấn đề
phải suy ngẫm đặc biệt về các giá trị đạo đức, tình người thì lễ hội này lại làm cho con người
gần con người hơn, trái tim gần đến với trái tim hơn.

15


Bên cạnh vai trò cố kết cộng đồng, lễ hội cịn là cái nơi để lưu giữ những giá trị văn hóa tốt
đẹp của cộng đồng, đóng góp chung vào khó tàng văn hóa của Việt Nam. Chính vì lẽ đó, năm 2013
lễ hội Cúng Trăng (lễ hội Ok Om Bok) được công nhận là di sản phi vật thể của Việt Nam và nhân
dịp lễ cúng trăng năm 2014 tổ chức tại khu di tích ao Bà Om đã chính thức cơng bố vinh dự này.
Có thể nói, lễ hội là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nơi nuôi giữ những giá trị của dân tộc cho các
thế hệ sau học tập. Nơi đây giống như một ngày học, cho các thế hệ trẻ hiểu về cội nguồn hiểu về
bản sắc của dân tộc mình, giúp cho mọi người hiểu về cội nguồn của mình, văn hóa của dân tộc.
Lễ hội còn là cầu nối giữa con người trần tục với thế giới thần linh linh thiêng, là nơi trao
gửi những ước mơ, khát vọng của mình đến với đấng siêu nhiên. Đây cũng là lúc, con người
lấy lại niềm tin, “nạp năng lượng” để tiếp tục cho cuộc sống bề bộn đầy lo toan hàng ngày.
Lễ hội là bài học sâu sắc về việc biết ơn và xin thứ lỗi của người Khmer. Cúng Trăng là
cúng các vị thần như thần mặt trăng, thần nước, thần gió, thần đất… vì đã mang mưa thuận gió
hịa, một mùa màng bội thu, gia đình no ấm, mọi người bình an. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp
để mọi người xám hối đến các vị thần, vì năm qua đã xâm phạm, làm ô uế đến các vị và mong
được thứ lỗi. Việc thả đèn gió, đèn nước là một trong những biểu hiện của các hành động ấy.
Hay đua ghe Ngo cũng là một hoạt động thể hiện ước mơ, niềm tin vào vụ mùa tới (dẫn nước
về phum sóc, về đồng).
Đây là một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Khmer, đến đây, họ được
bày tỏ lòng tôn kính đối với các vị thần, được cầu nguyện và cảm giác như rất gần gũi với các
vị thần linh, mọi lo toan cuộc sống đều được loại bỏ, họ chỉ có sự vui vẻ, có niềm tin để rồi về
nhà họ tiếp tục nuôi giữ niềm tin ấy cho những ngày tháng lao động tiếp theo. Khi tham gia các
hoạt động, dường như họ thấy rằng mình đã chung tay cùng cộng động tỏ lòng thành đến các
vị thần, cảm giác như mình đã làm được một việc có ích cho cả cộng đồng.
Đây cịn là cơ hội để mọi người giao lưu với nhau, không chỉ là trong cộng đồng người
Khmer, mà cịn có các cộng đồng người Việt, Hoa cùng tham gia lễ hội. Nhân dịp để này quảng
bá văn hóa của người Khmer đến với các dân tộc khác, để cùng làm phong phú thêm văn hóa
của dân tộc mình.

3.2.2. Vai trò đối với gia đình
Lễ hội là nơi để mọi người trong gia đình ngồi lại bên nhau, cùng nhau chuẩn bị vật phẩm
cho lễ cúng. Tuy không giống với lễ mừng năm mới (mọi người phải về nhà, dù đi làm ở đâu),
nhưng với lễ hội Cúng Trăng mọi người sẽ cố gắng sắp xếp về bên gia đình, cùng gia đình tham
gia lễ hội.
Lễ hội còn là cầu nối giúp cho mọi người trong gia đình ngồi bên nhau, những bạn trẻ được
chứng kiến giây phút linh thiêng của lễ hội, một nét văn hóa của cộng đồng mình. Đây cũng là
nơi để ơng bà cha mẹ hiểu con mình hơn (hỏi về những ước mơ, nguyện vọng của con cái khi đút
cốm dẹp), là nơi ông bà, truyền tải những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình cho con cái,
cháu chắt, để sau này mất đi, thế hệ sau biết được cách tổ chức, cầu nguyện, nguồn gốc của lễ hội.
Tất cả giống như một buổi học mà ông bà cha mẹ là giáo viên, con cái là những học sinh.
Đối với một gia đình nơng nghiệp, ban ngày ra ruộng đồng từ sáng sớm, tối mới về. Như
vậy, sau một ngày vất vả mọi người thường nghỉ ngơi rất sớm. Chính vì thế, lễ hội là những
ngày nghỉ ngơi để mọi người quan tâm đến nhau hơn, là dịp để bồi đắp thêm tình cảm gia đình.
16


3.2.3. Vai trò đối với cá nhân
Đối với mỗi cá nhân, lễ hội là dịp để mọi người được trải nghiệm, được sống trong khơng
khí linh thiêng của người và thần, được hịa mình vào khơng gian của lễ hội, được vui chơi và
xóa đi mọi căng thẳng của cuộc sống thường ngày.
Thường ngày ai cũng vất vả học tập, lao động, ít có cơ hội vun đắp tình cảm với nhau. Là
dịp con cháu, ông, bà, cha, mẹ…ngồi lại bên nhau, là dịp để bạn bè vui vẻ cùng nhau vui chơi,
là dịp để đơi lứa tìm hiểu, vun vén tình cảm.
Đây cũng là một mơi trường giáo dục tốt cho mỗi cá nhân. Mỗi người được hiểu thêm về
văn hóa của dân tộc cũng mình cũng như thấy được tầm quan trọng của lễ hội trong việc giữ
gìn, phát huy văn hóa của mình. Từ đó, mỗi các nhân có trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia
đình, xã hội để xây dựng và phát triển đất nước.
Qua việc phân tích ở trên chúng tơi nhận thấy lễ hội có vai trị rất quan trọng trong cộng
đồng người Khmer Trà Vinh nói riêng và người Khmer nói chung. Lễ hội đã gắn kết cộng đồng

lại với nhau, là nơi lưu giữ dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc, là một môi trường giáo dục về cội
nguồn cho mọi người và cũng là nơi để mọi người lấy lại niềm tin và hi vọng. Bên cạnh vai trò
của lễ hội đối với cộng đồng, thì lễ hội cũng có những ảnh hưởng, chi phối đến đời sống của
người Khmer như:
Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc:
Đối với mỗi quốc gia, dân tộc thì nền văn hóa chính là một trong những thước đo đánh
giá trình độ và là đặc điểm quan trọng để nhận biết về quốc gia, dân tộc đó. Khi một quốc gia,
một dân tộc bị đồng hóa văn hóa nghĩa là họ đang dần mất đi bản thân mình và đến một lúc nào
đó, quốc gia dân, dân tộc đó sẽ khơng cịn nữa. Thay vào đó, họ sẽ được nhập vào một quốc
gia, dân tộc khác. Đảng ta đã xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát
triển của xã hội. Chính vì lẽ đó, để duy trì một quốc gia, dân tộc, để làm cho đất nước phát triển
thì phải duy trì và phát huy tốt nền văn hóa dân tộc.
Trong q trình lao động sản xuất, trong đời sống thì mỗi dân tộc sẽ tự xây dựng cho mình
một bản sắc riêng, hay nói cách khác đó chính là “thương hiệu”. Tuy nhiên, trong q trình cộng
cư, giao lưu thì văn hóa có sự biến đổi, vay mượn mà thường được gọi là “giao lưu và tiếp biến
văn hóa. Cộng đồng người Khmer cũng khơng nằm ngồi quy luật ấy. Đối với người Khmer, thì
giao lưu tiếp biến khơng những khơng mất đi bản sắc văn hóa của mình mà cịn làm phong phú
thêm, bên cạnh đó cịn có sự vay mượn, sáng tạo làm cho phù hợp với thời đại mà không làm mất
đi giá trị cốt lõi của nền văn hóa của mình. Lễ hội Cúng Trăng cũng đã góp phần vào việc giữ gìn
nền văn hóa bản sắc ấy, nó cịn góp phần giới thiệu, quảng bá văn hóa của người Khmer đến các
dân tộc anh em và tiếp thu thêm để làm phong phú văn hóa dân tộc mình.
Gắn kết cộng đồng:
Lễ hội Cúng Trăng là lễ của cả một cộng đồng, không phải là của một cá nhân hay một gia
đình nào. Chính vì lẽ đó, mọi người cùng có chung một mục đích đến với lễ hội. lễ hội hội làm
cho mọi người thêm gần gũi nhau hơn, thêm gắn kết và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Tại đây, tình
đồn kết dân tộc được siết chặt và mở rộng ra với các cộng đồng dân tộc khác như Việt, Hoa.
Trong lễ hội, rất nhiều hoạt động cần sự tham gia của một tập thể, người trực tiếp tham
gia, người cỗ vũ bên cạnh. Tất cả dường như khơng cịn rào cản về cấp bậc, vị trí trong xã hội,
17



giàu nghèo hay sắc tộc. Đến với lễ hội, mọi người đều bình đẳng như nhau trước thần linh. Bên
cạnh đó, trong thời gian lễ hội mọi người có nhiều thời gian rãnh rỗi để thăm viếng nhau - cái
mà hàng ngày rất khó để thực hiện, từ đó làm cho mọi người thêm hiểu nhau, tình làng nghĩa
xóm được nhân rộng ra và thắt chặt lại.
Tóm lại, lễ hội là mơi trường giáo dục cho con người tính đồn kết và u thương nhau.
Nó làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn, không chỉ là trong cộng cồng người Khmer mà
cịn mở rộng ra tình đồn kết với các dân tộc khác.
Như vậy, lễ hội có tác động rất mạnh mẽ đến cộng đồng người Khmer Trà Vinh nói riêng
và cộng đồng các dân tộc Trà Vinh nói chung. Vừa là nơi gìn giữ phát huy bản sắc của dân tộc
vừa là nơi giáo dục, tiếp nối truyền thống của ông cha vừa là nơi để thắt chặt tình đồn kết của
mọi người.
3.3. Giá trị của lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh
Từ những vai trị và ý nghĩa như vậy, chúng tơi xin được đưa ra 5 giá trị mà lễ hội Cúng
Trăng đem lại: giá trị văn hóa, giá trị giáo dục, giá trị tâm linh, giá trị kinh tế và giá trị ứng xử
với tự nhiên.
3.3.1. Giá trị văn hóa
Lễ hội Cúng Trăng là một lễ hội truyền thống, độc đáo và diễn ra trên quy mô rộng của
người Khmer tỉnh Trà Vinh. Lễ hội ra đời và gắn liền với quá trình hình thành nền nơng nghiệp
lúa nước và tín ngưỡng thờ thần của của người Khmer. Đối với cư dân nơng nghiệp lúa nước
nói chung và người Khmer nói riêng, cuộc sống nông nghiệp, sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc
rất nhiều vào yếu tố tự nhiên, đặc biệt là nước. Khi mà hệ thống thủy lợi cịn hạn chế, thì con
người ln dựa vào tự nhiên để có nước gieo trồng, từ đó sùng bái thờ các vị thần tư nhiên.
Theo quan niệm, thì mặt trăng có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thủy triều, nước ròng, nước lớn.
Chính vì đó, người Khmer có tín ngưỡng thờ thần mặt trăng. Họ hi vọng mặt trăng sẽ điều tiết
khí hậu, cho một mùa màng bội thu, ấm no. Vì vậy, tín ngưỡng thờ mặt trăng là một tín ngưỡng
nguyên thủy có liên quan đến cộng đồng cư dân nơng nghiệp Khmer.
Bên cạnh đó, hầu hết người Khmer theo tơn giáo là phật giáo, họ tôn thờ mặt trăng qua
sự tích “con thỏ và mặt trăng”. Mặt trăng đại diện cho sự trong sáng, dịu dàng. Bản thân tín
ngưỡng dân gian thờ mặt trăng cùng với phật giáo được du nhập vào đều đề cao mặt trăng, đức

phật, điều đó dễ dàng làm cho tín ngưỡng dân gian và tôn giáo hịa hợp. xét về mặt tín ngưỡng
thì lễ cúng trăng là lễ tạ ơn thần mặt trăng cùng các vị thần khác, cịn xét về mặt tơn giáo thì lễ
Cúng Trăng là sự đề cao, kính trọng đức phật với lịng từ vi, hỉ xả của mình.
Trong hầu hết các lễ hội ngoài các nghi thức, nghi lễ, vật phẩm… có một thứ khơng thể
thiếu đó là âm nhạc và lễ hội Cúng Trăng cũng không phải là ngoại lệ. Âm nhạc làm cho không
khí trang nghiêm hơn cũng như sôi nổi hơn, thú hút được sự chú ý của mọi người. Mỗi hoạt
động, mỗi nghi thức đều có một bài nhạc khác nhau để tạo khơng khí sơi nổi, vui tươi, tưng
bừng cho lễ hội. Ở đây, trong mọi hoạt động của lễ hội đều không thể thiếu âm nhạc. và nhắc
đến âm nhạc, chúng ta nhớ ngay đến dàn nhạc ngũ âm của người Khmer – đó là sức sống, linh
hồn và là văn hóa của người Khmer. Dàn nhạc cịn là một biểu tượng văn hóa trong đời sống
văn hóa của người Khmer. Chính vì lẽ đó, trong lễ hội Cúng Trăng không thể nào thiếu được
âm nhạc của dàn nhạc ngũ âm.
18


Bên cạnh âm nhạc, trong lễ hội cịn có múa với một điều múa truyền thống sủa người
Khmer đó là múa Sadăm. Múa Sadăm là thể hiện sự tinh nghịch của các chàng trai Khmer qua
hình ảnh các chú khỉ Hanuman với các động tác lạy, giã, nhảy…rất vui nhộn và hòa quyện
chung với âm nhạc rất sinh động. Với các điệu múa này, làm cho lễ hội thêm tưng bừng vui vẻ,
tạo cảm giác sảng khoái cho tất cả mọi người tham gia lễ hội.
Lễ hội là dịp để mọi người nghỉ ngơi, là nơi để mọi người gặp gỡ, hỏi thăm nhau và cũng
là nơi để mọi người thể hiện niềm tin với tín ngưỡng, tơn giáo của mình. Ngày nay, lễ hội cúng
trăng thu hút rất đơng mọi người tham gia, đủ các thành phần, sắc tộc trong và ngồi tỉnh. Mọi
người vui chơi, ăn uống, nói chuyện. Mọi hoạt động chủ yếu diễn ra tại khu di tích ao Bà Om
và ao Sen. Lễ hội là dịp để mọi người thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, các địa
phương cũng như một dịp để cải thiện đời sống tinh thần cho mọi người.
Đối với cộng đồng người Khmer tỉnh Trà Vinh, lễ hội Cúng Trăng hết sức hấp dẫn, lôi
cuốn mọi người. Khi đến đây, mọi người được đắm mình trong khơng gian lễ hội, trong khơng
gian truyền thống văn hóa dân tộc và được sống trong khơng khí linh thiêng, gần gũi với các vị
thần, phật. Mọi người được hịa mình vào cộng đồng, cảm thấy như mình khơng cịn lẽ loi giữa

cuộc sống vất vả, khó khăn này. Như vậy, lê hội Cúng Trăng với những nghi thức, nghi lễ, lễ
vật…đã hàm chứa một giá trị văn hóa ở trong đó.
3.3.2. Giá trị nhân văn – giáo dục
Lễ hội Cúng Trăng là một hình thức sân khấu hóa các sự việc, sự kiện trong cuộc sống
thông qua các nghi thức, nghi lễ, sân khấu diễn xướng và các trò chơi dân gian. Các hoạt động
này đều hướng về các vị thần linh, về ơng bà tổ tiên, vì vậy, có thể nói lễ hội này hướng mọi
người bày tỏ lịng thành kính đối với các vị thần – người phù hộ cho họ có cuộc sống ấm lo,
hạnh phúc. Thơng qua đó, nhắc nhở cộng đồng “uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở những bài
học về truyền thống, đạo lý đối với mọi người trong phum sóc, đặc biệt là các thế hệ trẻ. Khi
mọi người đến với lễ hội thành tâm, thành kính dâng lịng thành của mình đến với thần linh,
với ơng bà, tổ tiên của mình. Bên cạnh đó, đây cũng là bài học nhắc nhở mọi người sống có bổn
phận và trách nhiệm hơn. Trách nhiệm đối với gian đình, xã hội và trách nhiệm với cả bạn thân
mình. Do đó, lễ hội có giá trị giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống lịch sử của phum sóc,
của dân tộc. Giáo dục về tinh thần đồn kết dân tộc, đoàn kết trong lao động sản xuất và đoàn
kết trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Lễ hội là lớp học lớn, giáo dục và hướng các bạn trẻ đến với giá trị “chân, thiện, mỹ”. tất
cả mọi thứ trong lễ hội phải được chuẩn bị bằng cả cái tâm và sự cơng phu, chung sức chung
lịng của nhiều người, nhiều thế hệ. Chính vì đó, lễ hội là nơi để dạy cho các thế hệ trẻ về nguồn
gốc của mình, là nơi để chuyển giao các giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các
chương trình ca nhạc, diễn xướng được đầu tư cơng phu cả về nội dung, hình thức để đáp ứng
nhu cầu thưởng thức của mọi người. Bên cạnh đó, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn với các thế hệ trẻ
đối với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Chính vì lễ hội có sự hướng dẫn, chuyển giao các giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Hướng mọi người đến cái đẹp, cái hoàn mỹ mà chúng ta có thể nói lễ hội Cúng Trăng
của người Khmer tỉnh Trà Vinh có mang tính nhân văn – giáo dục sâu sắc.
3.3.3. Giá trị tâm linh
Trong quá trình lao động sản xuất, con người đã tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra
19



của cải vật chất nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Song song với quá trình ấy, con người đồng
thời cũng sáng tạo ra những giá trị văn hóa. Trong q trình sáng tạo của mình, có đơi lúc gặp
sự khó khăn, tưởng chừng như khơng thể vượt qua, con người đã nhờ đến sức mạnh của một
đấng siêu nhiên giúp đỡ đó là thần linh. Các vị thần là những nhân vật vơ hình, tồn tại xung
quanh cuộc sống của chúng ta. Khi con người gặp khó khăn, đã cầu mong các vị thần giúp đỡ.
Như chúng tôi đã nói ở trên, lễ hội Cúng Trăng là một lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng
dân gian. Lễ hội là dịp để tạ ơn các vị thần đã ban phước, phù hộ cho mùa màng bội thu. Trong
khơng khí lễ hội, mọi nghi thức, nghi lễ đều được được tạo một không gian linh thiêng để làm
cầu nối đến với các vị thần. Đến với lễ hội, con người được đắm mình trong sự trang nghiêm,
nhiệm màu. Mọi người đều thành tâm cầu nguyện, và tỏ lịng thành kính với các vị thần. Họ tin
rằng, các vị thần đang ở xung quanh và quan sát chúng ta. Đây là dịp để mọi người có lại niềm
tin, hi vọng cho một mùa màng mới.
Nói tóm lại, lễ hội mang một màu sắc tín ngưỡng dân gian độc đáo, thể hiện niềm tin của
con người vào một thế giới siêu nhiên có thiện có ác. Họ cầu mong một sự ban phước của các
vị thần – một thế lực vơ hình, sự phù hộ của các vị thần để có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đây chính là các giá trị tâm linh lớn lao mà lễ hội mang lại cho mọi người.
3.3.4. Giá trị kinh tế
Bên các giá trị văn hóa, giáo dục hay tâm linh mà chung tơi mới đề cập ở trên, lễ hội còn
mang một giá trị hết sức thiết thực gần gũi với cuộc sống mọi người đó chính là giá trị kinh tế.
Giá trị kinh tế mang lại rõ nét nhất đó chính là giá trị du lịch.
Trong những ngày lễ hội diễn ra, mọi người từ tất cả các nơi kéo về tham gia lễ hội.
Khơng chỉ có người Khmer, mà cịn có người Việt, Hoa, khách nước ngồi… Điều này đã tác
động tích cực đến kinh tế của địa phương. Các dịch vụ buôn bán, ăn uống, lưu trú đều tăng
trong thời gian này. Điều này tạo nên một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.
Bên cạnh đó, trong khơng gian lễ hội cịn có các gian hàng hội chợ từ các huyện, thị mang lại,
đó là các đặc sản, các sản phẩm thủ công của mỗi địa phương mang tới. Vừa bán hàng tạo ra
các giá trị kinh tế vừa giới thiệu được văn hóa đến với các du khách.
Ngoài ra, lễ hội để Trà Vinh quảng bá các thành tựu văn hóa, kinh tế, thúc đẩy các sản
phẩm du lịch đến với các địa phương khác, đến với các du khách. Dần dần xây dựng thành một
thương hiệu riêng cho địa phương của mình.

Như vậy, lễ hội đã mang lại một giá trị kinh tế không chỉ trước mắt mà còn mang đến một
giá trị lâu dài cho địa phương, mang đến thương hiệu, giá trị du lịch và hình ảnh địa phương
trong mắt du khách. Dần dần, trong thời gian lễ hội có thể phát triển thêm các tour du lịch tâm
linh mang lại những nguồn lợi kinh tế cho địa phương.
3.3.5. Giá trị ứng xử
Ứng xử với mơi trường xã hội
Lễ hội nói chung và lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng khơng
chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, mà nó cịn gắn kết cộng đồng, những người
dân lại với nhau. Thông qua lễ hội, không chỉ những người Khmer thêm gần gũi, gắn bó và hiểu
nhau hơn, mà nó cịn có thể tiếp xúc, gặp gỡ những người dân tộc khác, những người có thể chỉ
20


gặp lần đầu tiên trong lễ hội. Tuy nhiên, không quan trọng lạ hay quen, mọi người cùng nhau
chia sẻ niềm vui chung về lễ hội, về niềm tin. Từ đó, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt thêm,
mối quan hệ mọi người trong xã hội được mở rộng.
Trong phum sóc, để chuẩn bị cho lễ cúng, mọi người từ già tới trẻ, trai gái cùng nhau ngồi
lại bàn kế hoạch tổ chức sao cho đầy đủ và trang nghiêm nhất. Mọi người hào hứng bàn bạc,
trẻ em vui vẻ chơi đùa. Bản thân mỗi người dân trong phum, sóc đều tự mình ý thức được trách
nhiệm của mình trong công tác chuẩn bị. Mọi thứ được mọi người làm với một tinh thần vui
tươi và trang nghiêm nhất.
Lễ hội khơng chỉ có nghi lễ, mà cịn có các hoạt động vui chơi, giải trí. Vì vậy khơng thể
một người có thể chơi được mà phải một cộng đồng, số đơng người tham gia. Từ đó, mọi người
khơng phân biệt giàu nghèo, trai gái, lạ quen đều cùng nhau tham gia với tinh thần thi đấu hết
mình vì chiến thắng của đội, của phum sóc. Đây là sợi dây vơ hình rút ngắn khoảng cách của
mọi người lại với nhau.
Nói tóm lại, trong cuộc sống lao động, tình làng nghĩa xóm ln được thắt chặt qua việc
giúp đỡ cơng việc lẫn nhau, chia sẻ nhưng sản vật mới thu hoạch…nhưng qua lễ hội, tình cảm
ấy lại một lần nữa được thắt chặt và củng cố hơn. Việc tổ chức lễ hội hàng năm cũng là cơ hội
cho các dân tộc anh em trên địa bàn có cơ hội giao lưu và tìm hiểu hơn về văn hóa Khmer, về

những người anh em sống chung trên một mảnh đất.
Ứng xử với môi trường tự nhiên
Đối với cư dân nông nghiệp lúa nước nói chung và người Khmer nói riêng thì cuộc sống
chủ yếu là làm nơng nghiệp, chính vì vậy các yếu tố tự nhiên như đất, nước, khí hậu, thời tiết…
có ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng và cuộc sống của họ. Đối với cộng đồng người Khmer ở
Nam bộ hay cụ thể hơn người Khmer ở Trà Vinh, cuộc sống của họ đã gắn bó với sơng nước,
ruộng đồng từ xa xưa, chính vì lẽ đó mà các yếu tố tự nhiên ln đóng góp một phần quan trọng
trong cuộc sống của họ. Vì quan trọng nên các yếu tố tự nhiên ln được linh thiêng hóa, một
mặt họ vừa kính trọng, tơn thờ sùng bái tự nhiên tạo nên các vị thần. Mặt khác họ luôn chiếm
đoạt, chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Từ đó hình thành lên lối ứng xử
của con người với môi trường tự nhiên.
Giống như người Việt có Tứ Pháp (vân – vũ – lơi – điện: mây – mưa – sấm – chớp) thì
người Khmer có các vị thần liên quan đến tự nhiên như thần đất, thần nước, thần mặt trăng…
trong đó theo quan niệm của họ, thần mặt trăng cai quản khí hậu, điều tiết thủy triều nên đó là
vị thần quan trong nhất. Khi có những điều kiện tự nhiên bất lợi, con người vừa khắc phục vừa
cầu mong, cầu nguyện vào sự giúp đỡ của các vị thần linh. Do đó, vào lễ hội Cúng Trăng, giai
đoạn chuyển từ mùa mưa sang mùa khô, mùa thu hoạch, con người làm lễ cúng tạ ơn các vị
thần đã cho mùa màng tốt tươi. Bên cạnh đó, đánh dấu giai đoạn chuyển mùa, đầy lùi nguồn
nước để chuẩn bị cho mùa thu hoạch. Thả đèn nước, đèn gió là thể hiện lịng thành kính, tạ lỗi
của mọi người với thần nước, thần đất trong năm qua vì cuộc sống mưu sinh mà đã làm ô uế
các vị thần, nay làm đèn đẹp đẽ, lung linh để tạ lỗi các vị thần.
Bên cạnh sự tôn thờ, sùng bái thì người Khmer cũng thể hiện sự chinh phục, chiếm đoạt.
Nếu như người Việt có sự tích “Sơn Tinh – Thủy Tinh” để nói lên ước mong, sự chinh phục
mưa lũ hàng năm của con người ở Bắc bộ. Con người có thể chiến thắng, cải tạo được tự nhiên.
21


Người Khmer cũng vậy. Sự chinh phục của họ thể hiễn ở chỗ: trong câu truyện Vua Người Giết
Vua Rồng chiếm vợ cho thấy sự chinh phục của con người với tự nhiên, hay đua ghe Ngo là sự
lấn lướt trên mặt nước, con người chinh phục và vượt qua tự nhiên. Mặt khác, hội đua ghe Ngo

thể hiện việc tiễn nước về với biển khơi, để mọi người chuẩn bị cho mùa thu hoạch.
Tóm lại, cũng như các cư dân nông nghiệp khác, hay là các cư dân cùng sống cộng cư
như Việt, Hoa, Chăm thì người Khmer cũng có những lối sống, ứng xử với tự nhiên một cách
tương đồng. Bên cạnh đó lối ứng xử đó cũng có nhiều điểm khác biệt. Nhưng nhìn chung lại,
người Khmer sống dung hịa, hịa mình vào tự nhiên, ứng xử với môi trường tự nhiên một cách
khéo léo, “vừa cương vừa nhu”. Họ vừa tôn trọng trọng, tôn sùng tự nhiên, vừa muốn chinh
phục và cải tạo tự nhiên.

4. KẾT LUẬN
Người Khmer tỉnh Trà Vinh là một trong những dân tộc có truyền thống định cư lâu đời và
có cơng khai phá vùng đất này. Người Khmer chủ yếu sống trên những giồng đất cao, trồng lúa,
khoai…cuộc sống của họ gắn chặn với thiên nhiên. Vì vậy, để hiểu và chế ngự được thiên nhiên,
người Khmer đã giải thích những hiện tượng đó qua những đấng siêu nhiên và từ đó, hình thành
hệ thống các tín ngưỡng, lễ hội để thể hiện lịng tơn kính của mình đối với đấng siêu nhiên. Cùng
với việc hình thành lâu đời của người Khmer, thì tỉnh Trà Vinh với những vị trí đặc thù của mình
thì việc bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa riêng của mình cũng hết sức đặc thù.
Người Khmer nói chung và người Khmer tỉnh Trà Vinh hầu hết theo Phật giáo tiểu thừa,
vì vậy, cuộc sống và sinh hoạt văn hóa tinh thần của họ gắn liền với nhà chùa từ khi sinh ra đến
khi mất đi. Trong mọi hoạt động, nghi lễ, lễ hội đều thấy được vai trò của nhà sư và nhà chùa.
Trong đời sống, từ người giàu đến người nghèo, từ người trẻ đến già đều gắn liền với chùa,
chính vì vậy, bản chất của con người luôn được hướng đến cái chân, thiện, mỹ. Mọi người tin
vào thần linh, một tín ngưỡng riêng nhưng không xung đột với tôn giáo của mình. Tất cả với
lịng thành kính để cầu mong được sự bình an cho gia đình, bản thân và xã hội. Bên cạnh đó,
mọi người tham gia vào lễ hội bên cạnh việc tin tưởng và tuân theo niềm tin của mình thì cũng
tuân thủ và chấp hành tốt các quy định của nhà nước.
Lễ hội Cúng Trăng đã đóng góp khơng nhỏ vào mảng màu văn hóa của Việt Nam ta cũng
như đóng góp lớn vào kho tàng văn hóa – văn học của người Khmer. Lễ hội này được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nghiên cứu lễ
hội là tìm về nguồn gốc, quán trình hình thành cũng như nhận ra giá trị của lễ hội. Qua lễ hội
Cúng Trăng, có thấy được cách ứng xử của người Khmer với thiên nhiên, với đấng siêu nhiên,

với môi trường sinh thái. Thông qua lễ hội, cũng thấy được nét văn hóa đặc trưng, sự thích nghi
và nét văn hóa đặc sắc của người Khmer.
Có thể nói, lễ hội Cúng Trăng mang một ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần của
người Khmer Trà Vinh. Nó khơng chỉ là nét đẹp và còn thể hiện những khát vọng, những ước
muốn của họ với đấng siêu nhiên, với cuộc sống. Vì vậy, việc tổ chức lễ hội hàng năm khơng
chỉ thể hiện ước mơ ấy, mà cịn là nơi lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa cũng như là nơi trao
gửi các giá trị văn hóa cho thế hệ sau.
22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Bổn (1999). Một số lễ tục dân gian người Khmer Đồng bằng Sông Cửu Long. Hà Nội:
Nxb Văn hóa dân tộc.
2. Nguyễn Mạnh Cường (2002). Vài nét về người Khmer Nam Bộ. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.
3. Trần Dũng - Đặng Tấn Đức (2012). Diện mạo văn hóa tín ngưỡng và lễ hội dân gian Trà Vinh. Hà
Nội: Nxb Văn hóa thơng tin.
4. Phạm Thị Phương Hạnh (cb - 2012). Văn hóa Khmer Nam Bộ -nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt
Nam. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
5. Trường Lưu (cb -1993). Văn hóa người Khmer vùng Đồng bằng sơng Cửu Long. Hà Nội: Nxb Văn
hóa dân tộc.
6. Nhiều tác giả (2014). Lễ hội cộng đồng truyền thống và biến đổi. Tp HCM: Nxb ĐHQG.
7. Huỳnh Thanh Quang (2011). Giá trị văn hóa của người Khmer đồng bằng sơng Cửu Long. Hà Nội:
Nxb Chính trị quốc gia.
8. Sang Sết (2012). Phong tục, lễ hội và tranh ký tự dân tộc Khmer Nam Bộ. Hà Nội: Nxb Văn hóa
dân tộc.
9. Viện văn hóa (1998). Tìm hiểu vốn văn hóa Khmer Nam Bộ. Hậu Giang: Nxb Tổng hợp Hậu Giang.
10. Huỳnh Ngọc Trảng (cb - 1987). Người Khmer tỉnh Cửu Long. Nxb Cửu Long.

23




×