Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.4 KB, 6 trang )

QUẢN LÝ DỮ LIỆU THÔNG TIN NGƯỜI HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Hồng Nguyễn Hồng Long1
1. Email:
TĨM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng vấn đề lộ lọt thông tin cá nhân người
hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội nếu không quản lý chặt chẽ thông qua việc cung cấp thơng
tin cá nhân để hưởng các chính sách của nhà nước từ đó đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ dữ
liệu người dùng.
Từ khóa: Dữ liệu cá nhân, bảo hiểm xã hội, chế độ.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc cách mạng công nghệ số lần thứ 4 hiện nay thì dữ liệu cá nhân là một vấn đề
vơ cùng nhạy cảm, có thể nói đây chính là nhu cầu khai thác của hầu hết tất cả các doanh nghiệp
khi mà nắm được thông tin cá nhân khách hàng họ có thể nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của
khách hàng từ đó đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hơp. Mặt khác thông tin cá nhân người
dùng cũng chính là mục tiêu các đối tượng xấu lợi dụng để trục lợi cá nhân thông qua các hình
thức giả mạo, lừa đảo trực tuyến. Vì vậy việc quản lý dữ liệu cá nhân người dùng, đặc biệt là
dữ liệu của người hưởng Bảo hiểm xã hội là vơ cùng cần thiết. X́t phát từ thực tiễn đó tác giả
đã chọn đề tài: “Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội”.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn kết
hợp với phương pháp chuyên gia thông qua việc trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh từ đó nhìn
nhận đánh giá đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn
3. NỘI DUNG
3.1.Vấn đề chung về bảo hiểm xã hội
3.1.1.Vị trí và chức năng
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện
các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất
nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo
quy định của pháp luật.
3.1.2. Nhiệm vụ
Ban hành văn bản hướng dẫn về thủ tục, chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện việc giải quyết


chế độ
381


- Xem xét, giải quyết việc tính thời gian cơng tác đối với người lao động khơng cịn hồ
sơ gốc
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền
- Xác định, khai thác và quản lý các đối tượng tham gia
- Ban hành mẫu thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- Tổ chức thu hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ thu BHXH
- Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các hồ sơ chế độ
- Tổ chức hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh
- Kiểm tra việc đóng, trả bảo hiểm xã hội,
- Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia
- Thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng
3.1.3. Người hưởng chế độ
Người hưởng chế độ là các đối tượng tham gia BHXH, BHYT được ngân sách nhà nước
đóng, đơn vị sử dụng lao động đóng hoặc người tham gia tự đóng bao gồm các đối tượng.
- Người làm việc theo hợp đồng lao độn
- Cán bộ, cơng chức, viên chức;
- Cơng nhân quốc phịng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ
yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng
lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ
có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm

việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động khơng chun trách ở xã, phường, thị trấn.
3.1.4. Dữ liệu thông tin người hưởng chế độ
Hiện nay toàn bộ dữ liệu người hưởng được 63 tỉnh thành cập nhật phân tích và sử dụng
trên hệ thống Thu – Sổ thẻ của BHXH Việt Nam. Chức năng cập nhật, khai thác dữ liệu dữ
được giao cho các viên chức trong ngành quản lý theo địa chỉ email công vụ của từng người.
Thông tin của người hưởng bao gồm tồn bộ thơng tin cá nhân, ngày tháng năm sinh,
địa chỉ, số điện thoại, toàn bộ q trình đóng BHXH, BHYT, lịch sử khám chữa bệnh, bệnh
án từ khi sinh ra đến khi qua đời và được lưu trữ vĩnh viễn trên hệ thống. Vì tính chất cực kỳ
quan trọng của trong việc bảo vệ thông tin cá nhân người hưởng vì vậy BHXH Việt Nam có
382


quy định rất chặt chẽ trong việc bảo đảm an tồn thơng tin cũng như xử lý trách nhiệm của
các cán bộ trong ngành.
3.2. Thực trạng về quản lý dữ liệu người hưởng hiện nay
Trong thời gian qua, trên thế giới và Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ tấn công mạng, xuất hiện
nhiều nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến việc ứng dụng CNTT, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội
và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên các nhóm
tin tặc hoạt động mạnh và gia tăng ở mức báo động về số lượng, đa dạng về hình thức, tinh vi về
công nghệ. Theo kết quả phân tích và đánh giá cho thấy, số vụ tấn công trên mạng và các vụ xâm
nhập hệ thống CNTT có nhiều điểm yếu về ATTT cả về hệ thống và phía người dùng.
BHXH Việt Nam có chức năng thu, chi, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BH thất
nghiệp, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị, DN, người dân, NLĐ trên cả nước. Do đó, việc
đảm bảo an tồn thông tin luôn được Ngành đặc biệt quan tâm với nhiều giải pháp bảo vệ chặt chẽ.
Với phương châm lấy người dân làm chủ thể, trung tâm phục vụ, trong bối cảnh số lượng
phục vụ ngày càng tăng, khối lượng công việc ngày càng nhiều (quản lý 16 triệu lao động tham
gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; 88 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, tương tác
thường xuyên với 90% dân số), Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải ln cải cách thủ tục hành

chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, giao dịch điện tử để có thể giải quyết nhiệm vụ
cơng việc và đảm bảo an tồn thơng tin người hưởng các chế độ.
Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã
tiến hành kiểm tra, đánh giá an ninh mạng và ATTT tại BHXH Việt Nam. Kết quả cho thấy,
BHXH Việt Nam đã xây dựng được các giải pháp hạ tầng kỹ thuật công nghệ bảo đảm ATTT
cho các hệ thống thông tin tại Trung tâm Dữ liệu Ngành và Trung tâm Dữ liệu dự phòng đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Đáng chú ý, hệ thống mạng được quy hoạch tách biệt thành các phân vùng
để thiết lập chính sách bảo mật phù hợp, bảo vệ đa tầng lớp.
Trong đợt dịch Covid 19 bùng phát năm vừa rồi, ngành BHXH thực hiện nghị quyết 116
của Chính phủ trích nguồn quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ra chi hỗ trợ cho các đối tượng theo thâm
niên công tác với các mức hưởng cụ thể:
STT

Thời gian tham gia đóng BHTN
chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ

Mức hỗ trợ (đồng/người)

1

Dưới 12 tháng

1.800.000

2

Từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng

2.100.000


3

Từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng

2.400.000

4

Từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng

2.650.000

5

Từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng

2.900.000

6

Từ đủ 132 tháng trở lên

3.300.000

Ngành BHXH lập mẫu 02 gửi cho các đơn vị đề đơn vị cung cấp tài khoản ngân hàng và
số điện thoại để chi hỗ trợ trực tiếp cho người lao động tương ứng với thời gian công tác. Đây
là việc làm vô cùng ý nghĩa và thiết thực khi người lao động được nhận trực tiếp nguồn hỗ trợ
từ quỹ BHTN mà không cần nhiều thủ tục. Đồng thời xác nhận được quá trình tham gia BHXH
của bản thân và phản ánh lại với cơ quan BHXH nếu có sai sót.
383



Hình 1: Danh sách chi hỗ trợ người hưởng
Tuy nhiên thơng tin Hình 1 chúng ta có thể dễ dàng nắm được họ và tên, số điện thoại cá
nhân, số CMND, số tài khoản ngân hàng. Đây là thông tin vơ cùng nhạy cảm, chỉ cần đối tượng
xấu có thể chiếm đoạt số điện thoại là hồn tồn có thể lấy cắp thơng tin tài khoản ngân hàng
do có đầy đủ số CMND và số tài khoản.
Mặt khác khi năm được số sổ BHXH đối tượng có thể đăng nhập vào ứng dụng VssiD
Bảo hiểm xã hội số bằng số điện thoại và mã số BHXH
Ứng dụng VssID Cung cấp các thơng tin về: Thẻ BHYT; Q trình tham gia (BHXH, BH
thất nghiệp, BH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, BHYT); Thông tin hưởng (các chế độ một
lần: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp); Sổ khám chữa bệnh (cung cấp lịch
sử KCB BHYT của người tham gia từ năm 2017 - thời điểm BHXH Việt Nam và các cơ sở
KCB BHYT chính thức liên thông dữ liệu KCB BHYT của người tham gia trên Hệ thống Thơng
tin giám định BHYT- đến nay)

Hình 2 Ứng dụng VssID
384


Khi đã đăng nhập được vào ứng dụng sau khi chiếm được số điện thoại người dùng đối
tượng có thể rút tồn bộ q trình đóng BHXH một lần của người lao động với số tiền lên đến
hàng trăm triệu nếu có thể giả mạo giấy ủy quyền. Hoặc có thể nghiễm nhiên sử dụng thẻ BHYT
điện tử trong ứng dụng vào các mục đích khác.
Ngay từ khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành chính thức, Bảo
hiểm xã hội Việt Nam đã kết nối thành công và đang tiếp tục phối hợp với Bộ Cơng an thực
hiện chia sẻ, rà sốt thơng tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nhằm đảm bảo tiến độ triển khai sử dụng thẻ căn cước cơng dân gắn chíp, ứng dụng định
danh điện tử quốc gia của Bộ Công an (VNEID) thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy để khám, chữa

bệnh bảo hiểm y tế theo Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày
11/02/2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an (trực tiếp là Cục Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự xã hội) thực hiện xác thực thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư qua số chứng minh nhân dân để đối chiếu, đồng bộ số căn cước công dân từ
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sang Cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm xã hội.
Tính đến nay, số lượng xác thực lấy số căn cước công dân là khoảng 48 triệu trường hợp,
số đã xác thực thành công khoảng 32 triệu như vậy nếu liên thông dữ liệu thành cơng sẽ khai
thác được dữ liệu của ½ dân số Việt Nam.
3.3. Giải pháp cho vấn đề quản lý thông tin người hưởng
Bảo đảm an tồn thơng tin ln là một trong các nhiệm vụ quan trọng, liên quan mật thiết
đến sự phát triển bền vững của đời sống xã hội, quốc gia, dân tộc. Nguy cơ về mất ATTT lại
đang có chiều hướng gia tăng, trở thành mối đe dọa trực tiếp tới sự ổn định, phát triển của các
quốc gia, chế độ. Vì vậy tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hướng tới bảo vệ dữ liệu thơng tin
người hưởng:
- Qn triệt đến tồn thể cơng chức, viên chức, lao động thuộc đơn vị quản lý về Quy chế
bảo đảm an tồn thơng tin trong ứng dụng công nghệ thông tin của ngành BHXH.
- Mỗi công chức, viên chức, người lao động bắt buộc thực hiện cài đặt mật khẩu cho máy
tính cá nhân, định kỳ thay đổi mật khẩu tài khoản thư điện tử cá nhân và tài khoản đăng nhập
vào các phần mềm nghiệp vụ của Ngành được cấp. Mật khẩu phải đảm bảo độ bảo mật cao; Từng công chức, viên chức, người lao động chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản đăng nhập các
phần mềm nghiệp vụ của Ngành, tuyệt đối không để lộ lọt tài khoản được cấp, không cho người
khác mượn (sử dụng) tài khoản và thiết bị lưu khóa bí mật (chứng thư số). - Thực hiện rà soát
đảm bảo việc phân quyền trên các phần mềm nghiệp vụ theo đúng chức năng, nhiệm vụ được
giao của từng công chức, viên chức, lao động.
- Thực hiện rà soát hệ thống máy tính, mạng nội bộ, cập nhật các bản vá lỗi mới nhất cho
thiết bị mạng (thiết bị chuyển mạch, thiết bị định tuyến, thiết bị bảo mật, thiết bị phát sóng
khơng dây…). Loại bỏ các thiết bị mạng khơng đáp ứng tiêu chuẩn của Ngành, các thiết bị đã
được các cơ quan quản lý nhà nước cảnh báo không được sử dụng.
- Thực hiện cài đặt phần mềm diệt vi rút, phần mềm phát hiện và phản ứng với các cuộc
tấn cơng chưa biết (EDR) cho tồn bộ máy tính đang sử dụng tại đơn vị, bảo đảm 100% máy
tính được cài đặt. Cài đặt bổ sung phần mềm chống thất thoát dữ liệu, quản lý truy cập mạng

385


đối với các máy tính của cán bộ thực hiện xử lý số liệu, dự thảo báo cáo chỉ đạo, điều hành của
lãnh đạo Ngành.
- Không mở các thư điện tử, tập tin, liên kết đáng ngờ gửi đến (kể cả từ người đã được
liên lạc trước đó nhưng có dấu hiệu khơng bình thường). Khơng truy cập các trang web khơng
an tồn, trang web có nội dung độc hại… Không sử dụng các thiết bị ngoại vi (USB, CD-ROM)
không an tồn.
- Tiếp tục rà sốt, bổ sung nội quy, quy chế, quy trình làm việc của đơn vị. Tăng cường
phổ biến, quán triệt đến từng công chức, viên chức các quy định về chấp hành kỷ luật, kỷ cương
hành chính, đạo đức công vụ, thực hiện quy tắc ứng xử, quy trình, quy định về chun mơn,
nghiệp vụ trong thực thi chức trách, nhiệm vụ, công vụ được giao; không lợi dụng chức trách,
nhiệm vụ được giao để mưu lợi cá nhân.
4. KẾT LUẬN
Hiện nay việc quản lý thông tin người hưởng là vô cùng quan trọng trong cuộc cách mạng
cơng nghệ thơng tin hiện nay, có thể nói thơng tin cá nhân chính là tài sản của người lao động.
Nhưng đại đa số chúng ta vẫn chưa nhận thứcc được tầm quan trọng của việc đảm bảo an tồn
thơng tin cá nhân nhất là đối với các cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý thơng tin người
lao động. Vì vậy việc quản lý thơng tin người hưởng chế độ có vai trị rất quan trọng trong thời
đại công nghệ thông tin hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chức năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội. />2. Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
3. Tăng
cường
cơng
tác
quản



đảm
bảo
an
tồn
thơng
tin.
/>4. Thách thức trong đảm bảo an tồn thơng tin trên khơng gian số. />
386



×