Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Dấu ấn văn hóa Nam bộ trong một số truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.54 KB, 11 trang )

DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN
VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA VÕ DIỆU THANH
Lê Thị Hịa1
Email:
TĨM TẮT
Nam Bộ được xem là vùng đất mới với nền văn hóa đặc sắc. Nói đến văn hóa Nam Bộ là
nhắc đến những nét đẹp trong tính cách của con người nơi đây như: bộc trực, thẳng thắn, trọng
nghĩa tình, hào hiệp, hiếu khách. Nam Bộ còn được biết đến là vùng đất trù phú với mạng lưới
sông ngòi dày đặc, với những loại hình nghệ thuật đặc sắc như: cải lương, hát bội, hò, đờn ca
tài tử. Tất cả những điều đó hiện lên chân thật và sinh động trong những trang viết của Võ Diệu
Thanh, đặc biệt là những tác phẩm viết cho thiếu nhi. Những nét văn hóa đặc sắc đó góp phần
làm nên sức hấp dẫn, sự độc đáo cho truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Tiếp cận
truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh dưới góc nhìn văn hóa học, chúng tơi muốn làm
rõ dấu ấn văn hóa qua các phương diện: nhân vật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật.
Từ đó, bài viết đi đến khẳng định sự ảnh hưởng của văn hoá Nam Bộ trong truyện viết cho thiếu
nhi của Võ Diệu Thanh.
Từ khóa: Dấu ấn văn hóa, truyện thiếu nhi, Võ Diệu Thanh
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Bất kỳ một tác phẩm
văn học nào cũng mang trong nó những giá trị văn hóa nhất định. Vì thế, đọc tác phẩm văn học,
người đọc sẽ khám phá được những nét văn hóa đặc sắc của mỗi vùng quê, mỗi dân tộc, mỗi
quốc gia mà tác giả miêu tả trong tác phẩm. Đọc truyện của Tơ Hồi, ta sẽ thấy được những nét
độc đáo về phong tục, tập quán của người dân vùng núi Tây Bắc. Đọc truyện của Nguyễn Trung
Thành chúng ta sẽ hiểu hơn về con người Tây Nguyên. Đọc những sáng tác của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, ta sẽ biết thêm về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người xứ Huế. Đọc các sáng tác
của Hồ Biểu Chánh, Đoàn Giỏi, Sơn Nam, Nguyễn Thi, Nguyễn Ngọc Tư, Võ Diệu Thanh ta
sẽ hiểu hơn về văn hóa Nam Bộ. Là một nhà văn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất An Giang
giàu truyền thống văn hóa, Võ Diệu Thanh ln ý thức được việc gìn giữ và phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, của quê hương trong từng trang viết, đặc biệt là những
sáng tác cho thiếu nhi. Những truyện viết cho thiếu nhi của chị mang đậm màu sắc văn hóa
Nam Bộ. Tìm hiểu một số truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh dưới góc nhìn văn hóa


học trên các phương diện nhân vật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, chúng tôi sẽ
làm rõ dấu ấn văn hóa Nam Bộ thể hiện qua những nét đặc trưng của con người, thiên nhiên và
phương ngữ Nam Bộ. Từ đó, chúng tơi hướng đến khẳng định sự ảnh hưởng của văn hoá Nam
Bộ trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh.
410


2. NỘI DUNG
2.1. Văn hóa Nam Bộ và nhà văn Võ Diệu Thanh
2.1.1. Văn hóa Nam Bộ
2.1.1.1. Khái niệm về văn hóa:
Xoay quanh cách hiểu về khái niệm văn hóa có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Phan Ngọc,
tính đến nay, trên thế giới có khoảng 400 cách định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong Cơ sở
văn hóa Việt Nam, định nghĩa về văn hóa được phát biểu như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” (Trần Ngọc
Thêm, 2000, tr.10). Ngoài cách định nghĩa trên, Phan Ngọc, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trần
Quốc Vượng cũng có những định nghĩa khác nhau về văn hóa. Nhìn chung, có thể hiểu văn hóa
sản phẩm sáng tạo vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa được thể hiện trong trong cách
ứng xử của con người với con người, giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội.
2.1.1.2. Đặc trưng của văn hóa Nam Bộ:
Nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc với thiên nhiên tươi đẹp, con người dũng
cảm, nhân hậu, thủy chung, nghĩa tình cùng những nét đẹp văn hóa thể hiện qua trang phục, ẩm
thực, lễ hội, cách ứng xử của người Việt. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những nét văn hóa
khác biệt. Nam Bộ có những nét đặc trưng riêng trên cơ sở thống nhất hài hòa với những nét
văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây được coi là vùng đất mới với hệ thống sơng
ngịi dày đặc. Vì thế, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây gắn với sông nước.
Trong Cẩm nang du lịch văn hóa tâm linh Việt Nam khẳng định: “Nghề mưu sinh thứ hai của
người Việt An Giang là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản” (Nguyễn Trường Tân, 2018, tr.33).
Loại hình nghệ thuật đặc trưng của Nam Bộ chính là hát bội, cải lương, hị và đờn ca tài tử.

2.1.2. Nhà văn Võ Diệu Thanh:
Võ Diệu Thanh sinh năm 1975 tại Châu Phong, Tân Châu, An Giang. Vùng đất này được
coi là cái nơi của văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam. Nơi đây có những con người mộc mạc
giản dị, bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa, trọng tình. Đây cịn là vùng đất văn hóa với những câu
hị Nam Bộ, với đàn ca tài tử ngọt ngào mà sâu lắng. Điều này đã hun đúc nên một Võ Diệu
Thanh nhiệt tình, tươi tắn trong cuộc sống thường ngày và một Võ Diệu Thanh mộc mạc, suy tư
trong những trang viết về An Giang, về miền Tây Nam Bộ. Những nét đẹp văn hóa của con người,
thiên nhiên cảnh quan Nam Bộ chính là những tiền đề quan trọng tạo nên màu sắc văn hóa trong
truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Cùng với các nhà văn Nam Bộ khác viết truyện cho
thiếu nhi như Đoàn Giỏi, Mai Bửu Ninh, … Võ Diệu Thanh đã góp phần làm nổi bật văn hóa
Nam Bộ qua những trang viết về thiếu nhi của mình.
2.2. Biểu hiện của dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong một số truyện viết cho thiếu nhi của
Võ Diệu Thanh
Trên dải đất cong cong hình chữ S, mỗi một miền đất, mỗi một vùng quê đều in đậm nét
văn hóa riêng biệt trên cơ sở bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đọc truyện viết cho thiếu
nhi của Võ Diệu Thanh, người đọc sẽ nhận thấy dấu ấn văn hóa Nam Bộ thể hiện qua các đặc
điểm tính cách con người Nam Bộ, thiên nhiên Nam Bộ, phương ngữ Nam Bộ.
411


2.2.1. Không gian nghệ thuật đậm chất Nam Bộ
Nhắc đến Nam Bộ, nhắc đến thiên nhiên Nam Bộ, người ta nghĩ ngay đến vùng sơng nước
với hệ thống sơng ngịi chằng chịt. Sông nước là khoảng không gian quen thuộc, gần gũi, gắn
bó với người dân, đặc biệt là trẻ em vùng Nam Bộ. Có thể nói, khơng gian sống nước gắn liền
với tuổi thơ của những đứa trẻ Nam Bộ. Hình ảnh dịng sơng x́t hiện nhiều lần trong các
truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh như: Thả diều, Tiền của thần cây, Cáp treo cho
những mặt trời, Những cậu bé mặt trời, Quà tặng của ngày mai, Lần đầu thấy trăng. Con sông
được nhà văn nhắc đến đó là sơng Hậu. Đó là nơi mà Tì Ti hay ngồi nói chuyện với đơi dép
mỗi khi nhớ mẹ. Đó cũng là nơi mà thằng Nhóc quăng đơi dép của Tì Ti xuống “Nhóc chịu hết
nổi nó đem đơi dép của Tì Ti quăng ra nơi xa nhất của sông Hậu. Tao quăng chôc nào nước

chảy mạnh nhất. Nó khơng có trơi đâu, vì nó chìm mất tiêu” (Võ Diệu Thanh, 2017, tr. 3).
Miêu tả không không gian sơng nước, Võ Diệu Thanh đã làm nổi bật tính chất đặc trưng
của vùng Nam Bộ. Ở vùng sông nước Nam Bộ, có một mùa đặc trưng là mùa nước nổi. Mỗi khi
vào mùa nước nổi, nước sông dâng lên rất nhanh. Điều này được Võ Diệu Thanh nhắc đến trong
Siêu nhân cua: “Cái mương này vô mùa nước tràn lên bờ luôn” (Võ Diệu Thanh, 2015, tr.48).
Với người dân nơi đây, mùa nước nổi là mùa của no ấm. Nước mang theo cá, tôm vào đồng ruộng.
Người dân vui mừng khi thấy con nước tràn về. Trong khoảng không gian rộng lớn đó, những
hình ảnh bình dị như xuồng, lưới, cá tôm xuất hiện. Trong truyện ngắn Thả diều, nhà văn đã miêu
tả một cách chân thực cảnh người dân bắt cá vào lúc chiều, tối “Hừng đông, khi cu Lý và em chui
ra khỏi mùng thì ba mẹ đã chuẩn bị chống xuồng đi ra đồng giăng lưới” (Võ Diệu Thanh, 2017,
tr. 24). Khắp ruộng đồng nước ngập mênh mông “Chiếc xuồng của ba má nhỏ dần cho tới khi
thành một cái chấm tan trong màu nước trắng” (Võ Diệu Thanh, 2017, tr. 24). Những động tác
đánh bắt cá thuần thục “Ba với bàn tay đen sạm nắng đồng gỡ những con cá rơ non xanh nhạt,
no trịn […] Mẹ cầm dầm dạo lên mấy sợi rong mọc chìm trong nước” (Võ Diệu Thanh, 2017, tr.
27). Con nước tràn về mang theo cá tôm, mang đến ấm no cho người dân nhưng nó cũng tiềm ẩn
những mối nguy hiểm khó lường. Nước từ sơng dâng cao, tràn vào đồng ruộng “cánh đồng quê
trắng màu nước” (Võ Diệu Thanh, 2017, tr.27). Con sơng ngày thường trong xanh, hiền hịa là
thế, khi nước lên nó trơng thật hung dữ “giữa mênh mông đồng nước, trên con đê nhỏ chực hờ bị
con nước nuốt chửng” (Võ Diệu Thanh, 2017, tr.27). Những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ chơi
đùa gần sông đã không ý thức được sự nguy hiểm cận kề “Bọn con nít chiều chiều rủ nhau ra bãi
đất trống thả diều rượt đuổi nhau. Bên cạnh khu đất, cả phía ngồi sơng và trong đồng nước đã
lên cao ngập ngang thân mấy cội sầu đâu già” (Võ Diệu Thanh, 2017, tr.21).
Miêu tả không gian sông nước, Võ Diệu Thanh đã cho người đọc thấy được những nét văn
hóa đặc sắc của Nam Bộ gắn với những hoạt động sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân
nơi đây. Nơi cư trú của người Nam Bộ là dọc theo các con sông. Hoạt động sản xuất chủ yếu
của người dân Nam Bộ là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Vì thế, phần lớn thời gian trong ngày,
người dân Nam Bộ ở trên chịi, trên ghe, trên xuồng. Do đó, họ không chú trọng xây nhà thật to,
thật cao, thật kiên cố, đẹp đẽ như người dân ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Phần lớn nhà nơi đây là nhà
sàn được xây dựng bằng gỗ, cách mặt đất một khoảng đủ cao ráo để khi mùa mưa đến nhà không
bị ngập. Thống kê các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh, chúng tơi nhận thấy dấu ấn

văn hóa Nam Bộ được thể hiện rõ nét qua việc nhà văn miêu tả không gian cư trú, sinh hoạt của
người dân nơi đây. Nhà của Mai, Nhã, Lý, Dẫu, Hậu, Thầy Độ, … đều là những căn nhà nhỏ
412


hẹp. Trong truyện Siêu nhân cua, tác giả miêu tả hình ảnh căn nhà của hai mẹ con Mai đó là một
“ngơi nhà nhỏ xíu nằm cạnh một con mương. Đường đi nhỏ xíu” (Võ Diệu Thanh,2017, tr.21).
Khơng gian sống của gia đình cu Lý trong truyện Thả diều là một căn nhà sản nhỏ hẹp, vắng
vẻ:“Ngôi nhà nhỏ của cu Lý trước đây là một ngôi nhà sàn nằm thoi loi dưới mép đê” (Võ Diệu
Thanh,2017, tr.21). Đọc Lần đầu thấy trăng của Võ Diệu Thanh, người đọc sẽ thấy ấn tượng với
không gian sống, sinh hoạt và dạy học của thầy Độ: “Nó chỉ là một thửa đất hẹp bề ngang, chạy
dài từ mặt tiền đường cái vô tới đám ớt bà Năm, đường ở đây là con đường cặp sơng Cái. Trên
đó có ngơi nhà sàn” (Võ Diệu Thanh, 2014, tr. 7). Miêu tả không gian sống nhỏ hẹp bên cạnh
sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, tác giả đã cho người đọc thấy được cuộc sống mưu sinh vất vả,
bấp bênh của người dân Nam Bộ. Sống ở vùng sông nước, nghề mưu sinh của người Nam Bộ
cũng gắn liền với sông, ruộng nước. Trong sáng tác của Sơn Nam, nghề mưu sinh của người dân
nam Bộ là nghề len trâu, trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư đó là nghề chăn vịt đồng, trong sáng
tác của Đồn Giỏi là nghề bắt cá sấu còn trong truyện của Võ Diệu Thanh đó là nghề bắt cá, bắt
tép trên sông. Đây là công việc mưu sinh vất vả, bấp bênh khi lệ thuộc vào thiên nhiên. Chính
vì lẽ đó, cuộc sống của người dân vùng Nam Bộ cịn khó khăn, thiếu thốn. Mưu sinh bằng nghề
này, con người nơi đây phải đối mặt với những nguy hiểm đang rình rập mình và gia đình mình.
Trong truyện Thả diều, nhà văn đã miêu tả rất chân thực cuộc sống mưu sinh vất vả của gia đình
Quý. Vì mải mê kiếm sống, để hai con nhỏ ở nhà tự chơi, ba mẹ củ cu Lý đã phải hối hận cả đời
khi bé Châu bị đuối nước. Miêu tả cuộc sống mưu sinh khó khăn của người dân ở vùng sơng
nước Nam Bộ, Võ Diệu Thanh cũng đặt ra vấn đề là làm sao người dân có thể có cuộc sống no
đủ, khấm khá hơn khi họ vẫn giữ nghề truyền thống của địa phương.
Không gian sông nước không chỉ gắn liền với cuộc sống mưu sinh vất vả, bấp bênh của
người dân Nam Bộ mà còn gắn liền với sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người dân nơi đây. Đó
là đờn ca tài tử. Có thể nói, sơng nước là không gian lý tưởng để đờn ca tài tử được thăng hoa.
Trong Quà tặng của ngày mai, qua lời kể của nhân vật Khánh Hưng – thần đồng đàn sến, không

gian sông nước chính là nơi những nghệ nhân đàn sến có thể thỏa đam mê: “Thời cha, thời ơng
nội của mấy chú, những người chơi tài tử còn tài tử hơn cả bây giờ. Họ ôm đàn xuống những
chiếc ghe thường dùng để giăng câu giăng lưới, bơi lên trên con nước một đối xa rồi bỏ chèo
cầm đàn và cùng nhau hát. Họ mặc kệ cho chiếc xuồng trôi về đâu. Những tiếng hát ngọt lành
rải trên mặt sông và trôi theo con nước. Cứ đàn cứ hát cho tới khi nào chán sẽ bơi xuồng trở về.
Tàn cuộc chơi có khi hai ba giờ sáng xuồng mới về tới nhà” (Võ Diệu Thanh, 2021, tr.78).
Điều làm nên sự khác biệt của Võ Diệu Thanh với các nhà văn khác khi viết về không
gian sông nước Nam Bộ đó là: tác giả khơng đi sâu miêu tả tỉ mỉ kích thước dài rộng, nông sâu
hay lưu tốc cảnh quan hai bên bờ của dịng sơng mà dựng nên một không gian nghệ thuật bằng
những nét vẽ khái quát để nhân vật xuất hiện. Qua đó thân phận, phẩm chất, tính cách của nhân
vật được bộc lộ. Nhờ đó, người đọc hiểu được những nét văn hóa đặc sắc của vùng Nam Bộ
với những hoạt động vật chất và tinh thần gắn với khoảng không gian này.
2.2.2. Con người với những nét tính cách, phẩm chất đậm chất Nam Bộ
Trong cuốn Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, khi nói về đặc điểm tính cách
của con người Nam Bộ, Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Trong cách ứng xử hộ bộc trực, thẳng thắn,
ít chứ nghĩ, văn chương chào đón”(Ngơ Đức Thịnh, 2019, tr. 139). Sinh sống ở vùng đất mới,
được thiên nhiên ưu đãi, con người Nam Bộ cũng có những nét tính cách riêng khác với người
413


dân ở các vùng miền khác khí hậu khắc nghiệt. Trong Những vấn đề văn hóa lý luận và ứng
dụng, những nét tính cách đặc trưng của người Nam Bộ được khẳng định: “Về đặc trưng tính
cách, chúng ta thấy có sáu đặc trưng cốt yếu như: tính sơng nước, tính trọng nghĩa, tính bộc
trực, tính bao dung, tính thiết thực, tính mở thống” (Trần Ngọc Thêm, 2014). Trong đó, sự
cởi mở và hiếu khách được coi là nét tính cách nổi bật, rất dễ nhận thấy ở con người Nam Bộ.
Đọc các tác phẩm viết về thiên nhiên và con người Nam Bộ, ta thấy rõ điều đó. Trong những
sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Thi, Nguyễn Ngọc Tư, Đoàn Giỏi,
con người Nam Bộ hiện lên với những phẩm chất đáng quý. Đó là sự hào hiệp, hiếu khách, sự
bộc trực, thẳng thắn, lòng thủy chung, nghĩa tình. Đây là những phẩm chất đáng quý của con
người Nam Bộ nói riêng, của con người Việt Nam nói chung. Khảo sát các tác phẩm viết cho

thiếu nhi của Võ Diệu Thanh, chúng tôi nhận thấy những nét tính cách này của con người Nam
Bộ được bộc lộ rõ nét trong cả nhân vật người lớn và nhân vật trẻ em. Điều đó cho thấy sự hào
hiệp, lòng trắc ẩn, … đã trở thành nét đẹp văn hóa thấm đẫm trong mỗi con người nơi đây.
Con người Nam Bộ bộc trực, thẳng thắn, khơng “nói gần nói xa”, “nói bóng nói gió”,
“nói vịng vo tam quốc”, khơng quen “rào trước đón sau”. Họ nghĩ gì nói đó, nói ngắn gọn,
hiển ngơn, khơng dùng ẩn dụ, điển tích. Ông Sáu trong truyện Quà tặng của ngày mai, già Hai
trong Lần đầu thấy trăng là những con người như thế. Không né tránh, không kiêng cữ, ông
Sáu thẳng thắn nói về những nguy hiểm có thể xảy ra khi đi thuyền để những người đi thuyền
biết thế mà tránh: “Cứ cái gì là sự thật thì ơng sáu nói ra mà khơng hề kiêng cữ”, “trị truyện
về rủi ro trên sông nước để khi biết rõ những nguy hiểm thì mình đi đường khác, cực một chút,
thiệt thịi một chút cũng được” (Võ Diệu Thanh, 2021, tr.12). Sự thẳng thắn của ơng Sáu cịn
được thể hiện qua việc ơng dứt khốt từ chối cuộc hơn nhân khi ơng biết rằng nó khơng mang
lại hạnh phúc cho cả hai người: “gần ngày cưới, ơng ngồi hình dung cảnh mình sẽ làm chồng
làm cha y như mấy người đàn ơng có vợ con nheo nhóc xung quang. Ơng thấy ngán q. Vậy
là ơng nói với má thơi đừng cưới vợ nữa, cưới xong con cũng bỏ vợ hà. Tội người ta, thà bỏ
bây giờ” (Võ Diệu Thanh, 2021, tr.121). Sự thẳng thắn đó của ơng khơng chỉ giúp ơng cảm
thấy thối mái, trút đi được nỗi lo lắng đè nặng mà còn giúp những người xung quanh tránh
được nguy hiểm, tránh được cả sự bất hạnh mà bản thân họ có nguy cơ phải đối mặt. Già Hai
trong Lần đầu thấy trăng cũng là nhân vật thể hiện rõ nét tính cách thẳng thắn, bộc trực của
con người Nam Bộ. Ông khơng ngần ngại nói về những khuyết điểm của bản thân, không e dè
khi đưa ra những lời nhận xét đánh giá về Dẫu, về những thầy cô trong trường Dương Đơi.
Những lời nói thẳng thắn của già Hai đã giúp Dẫu nhận ra sai lầm của mình để thay đổi, giúp
cơ làm lại cuộc đời.
Cùng với tính cách thẳng thắn, bộc trực, tính trọng tình trọng nghĩa cũng là một trong
những nét tính cách nổi bật của người dân Nam Bộ. “Tính trọng nghĩa khinh tài đã trở thành
một tính cách đặc trưng của người Tây Nam Bộ. Khinh tài không phải coi thường tiền bạc mà
là tiền bạc được đặt sau cái nghĩa, cái tình” (dẫn theo Nguyễn Thị Thúy Vy, 2009). Đọc truyện
viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh, chúng tôi nhận thấy rất nhiều nhân vật mang đặc điểm
tính cách này. Đó là ơng Sáu trong truyện Quà tặng của ngày mai, Bòn Bon, Vĩ trong truyện
Tiền của thần cây, cơ Hồng, Qn, Hậu trong Lần đầu thấy trăng. Lái xe từ thiện chở người

bệnh đi bệnh viện, khi được người nhà bệnh nhân cho tiền, ông Sáu từ chối nhận. Bởi ông làm
từ cái tâm muốn cứu người mà không cầu tiền bạc.
414


“Khi ơng chở người ta tới nơi, người ta móc tấm tiền cao giá nhất nhét vào túi áo ông Sáu.
- Tặng chú uống nước chơi.
Ông Sáu trả tiền lại, cũng khơng nói gì với tơi. Khi về ơng nói với cơ Sáu người ta có cho
tiền mà ơng Sáu không lấy”.
(Võ Diệu Thanh, 2021, tr.91).
Thành đạt sau khi ra trường, Quân trở về trường tiểu học nơi anh từng học để giúp đỡ
những đứa trẻ gặp hồn cảnh khó khăn giống mình lúc nhỏ. Anh bỏ tiền hỗ trợ Hậu mở lớp và
duy trì lớp học miễn phí cho những học sinh nghèo, học sinh yếu kém. Hơn thế nữa,“Quân
dành nhiều tiền gây học bổng cho học sinh nghèo”. Cơ Hồng cũng tranh thủ mấy buổi khơng
đi nấu ăn ghé kèm học trị giúp Hậu. Trong khi cơ Tài Ba tìm đủ mọi cách để có thể kiếm tiền
từ việc dạy thêm, chạy đua thành tích để được tăng lương, được khen thưởng, thì việc mở lớp
học miễn phí của Hậu và Quân thật đáng quý biết bao. Từng nhận được sự dạy bảo tận tình của
thầy Độ, Cơ Hoàng, việc làm của Hậu và Quân như một cách để đáp lại ân tình mà họ từng
được nhận. Tình thầy, nghĩa cơ đó đáng q hơn bất cứ thứ của cải nào.
Dù còn nhỏ tuổi, Bòn Bon, Vĩ cũng tỏ ra là những cậu bé biết quý trọng tình cảm hay của
cải vật chất. Trong lúc trèo lên cây bằng lăng chơi trốn tìm cùng với Vĩ, Bịn Bon đã phát hiện
ra một túi tiền được giấu trong hốc cây. Hai đứa chia đôi số tiền nhặt được và định dùng số tiền
đó vào mục đích riêng của mình. Bịn Bon rất u q Ban Đêm – con chó cưng của mình. Ơng
nội nó nói cho nó biết con chó đã quá già, sắp chết. Nó muốn có một chiếc điện thoại thơng
minh có thể dùng để quay phim, chụp hình lưu giữ những kỉ niệm đẹp cùng con chó cưng của
mình. Với số tiền này, nó có thể mua được nhiều điện thoại như thế. Còn thằng Vĩ, mẹ nó buồn
vì làm mất chiếc xe đạp – vật kỉ niệm bà ngoại để lại. Nó muốn có tiền để mua cho mẹ một
chiếc xe đạp khác giúp mẹ vui vẻ trở lại. Với số tiền được Bòn Bon chia cho, Vĩ cũng có thể
mua được xe đạp cho mẹ. Nhưng cuối cùng, khi biết được mẹ của bạn Xuân bị bệnh, tiền cô
vay mượn để chữa trị bị chồng lấy trộm mang đi giấu để đánh bài bạc, khơng ai bảo ai, cả Bịn

Bon và Vĩ đều chọn cách mang tiền mình nhặt được trả lại cho mẹ của Xn. Những việc làm
của ơng Sáu, Qn, Hậu, Bịn Bon, Vĩ thật đáng quý biết bao. Điều đó thể hiện rõ nét đẹp văn
hóa của con người Nam Bộ nói riêng, con người Việt Nam nói chung.
Con người Nam Bộ cịn được biết đến với tính cách nhân hậu, giàu lịng trắc ẩn. Những
nhân vật như: cơ giáo Thanh trong Siêu nhân cua, thầy giáo Độ trong Lần đầu thấy trăng, ông
Sáu trong Quà tặng của ngày mai, cô Mai trong Khi hai vua về một nhà đã thể hiện rõ điều đó.
Thấy những người bán vế số vất vả, ơng Sáu rất thương họ. Thay vì mua vé số giúp họ để bản
thân cũng sẽ có cơ hội đổi đời, ông Sáu lại chọn cách khiến mọi người rất bất ngờ và cảm động:
“Ông đi sắm sẵn một bộ đồ nghề làm móng. Hễ thấy móng tay móng chân dài là ông kêu họ
ngồi lại cho ông cắt. Hễ thấy đồ họ dơ, hôi là kêu họ lại đưa đồ khác cho họ mặc, lấy bộ đồ dơ
giặt. Mỗi sáng nấu cháo thì ơng nấu nhiều, mấy người bán vé số hay mấy người uống cà phê
muốn ăn cứ múc ăn không phải trả tiền” (Võ Diệu Thanh, 2021, tr.50, 51). Những việc mà ông
Sáu làm như chở xe từ thiện, giặt đồ, cắt móng tay, nấu cháo cho người nghèo làm sáng lên vẻ
đẹp của tình người, của lịng trắc ẩn. Cơ giáo Thanh trong Siêu nhân cua cũng là một người
như thế. Để giúp nhỏ Mai vượt qua nỗi sợ hãi, ám ảnh khi đi học bị người khác bắt nạt, cơ đã
tìm đến tận nhà của học trị để tìm hiểu. Đi một lần khơng được, cô đi nhiều lần. Khi đến nơi
415


nhỏ Mai ở cùng mẹ, nhìn thấy căn nhà nhỏ xíu nằm cạnh một con mương, cơ cảm thấy xót xa:
“Thiệt là tội cho em nó”. Hiểu được những thiệt thịi của nhỏ Mai, cơ tâm sự với Nam và Hưng
– hai đứa bạn thân của nhỏ Mai, để chúng hiểu và thơng cảm cho việc vì sao mỗi ngày đến lớp
Mai lại lấm lem bùn đất, quần áo đầy mùi phân gà: “Ba bạn mất hồi bạn còn ở trong bụng mẹ.
Hai mẹ con khơng bà con dịng họ nên phải ở một chỗ thật xa xôi như vầy. Hồi nhỏ xíu bạn đã
phải ở một mình. Bạn khơng được may mắn như các em được có ba cưng chiều, được mua sắm
đủ thứ. Bạn phải giúp mẹ chăm sóc bầy gà. Mỗi ngày bạn phải tự đi học. Mấy lần đi học mình
mẩy bạn bị dơ là do bạn đi trên bờ mương gặp con cua sợ quá chạy nhanh nên trượt chân té
xuống mương” (Võ Diệu Thanh, 2015, tr. 48). Chứng kiến cuộc sống nghèo khó của hai mẹ
con nhỏ Mai, cô giáo Thanh không cầm được nước mắt. Trong tác phẩm, nhà văn nhiều lần
nhắc đến việc cơ Thanh khóc: “Nghe tới đó cơ Thanh lại chảy nước mắt” (Võ Diệu Thanh,

2015, tr. 48), “Thằng Nam đứng nhìn cơ Thanh rồi nhìn con Mai. Nó thấy cơ Thanh khóc, tuy
khơng hiểu gì mặt cũng buồn xo” (Võ Diệu Thanh, 2015, tr. 49). Lịng trắc ẩn, tình thương
người của con người Nam Bộ còn được thể hiện qua nhân vật cô Mai trong truyện Khi hai vua
về một nhà. Biết Ngàn là một đứa trẻ mồ côi, cơ Mai rất thương nó. Cơ mua bánh lá dừa, tàu
hủ non cho Ngàn ăn. Cơ cịn mua cả chục quyển vở ơ li cho Ngàn. Tình thương người, lịng
trắc ẩn làm cho các nhân vật cư xử với nhau nhẹ nhàng, ân cần hơn, giúp những hiểu lầm được
hóa giải và giúp con người sát lại gần nhau hơn. Có thể thấy, giúp đỡ người nghèo khó hơn
mình một cách vui vẻ, tự nguyện đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân Nam Bộ. Cho
đi mà không mong cầu nhận lại. Làm việc thiện mà không cần được báo đáp như triết lí sống
của cụ Đồ Chiểu ngày nào “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
Nói về con người Nam Bộ, khơng thể khơng nhắc đến sự hiếu khách. Đây là một trong
những nét tính cách thể hiện rõ văn hóa của vùng đất này. Trong truyện viết cho thiếu nhi của
Võ Diệu Thanh, chúng tơi nhận thấy sự nhiệt tình hiếu khách rất đáng quý của nhân vật Nhiều
trong tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng. Khi Dẫu bị một khách làng chơi bỏ rơi giữa cánh đồng,
đến nhà Nhiều để xin được ngồi bên ngoài chờ cho đến lúc trời sáng rồi sẽ về, Nhiều đã ân cần
mời cô vào nhà. Hơn thế, anh cịn chu đáo chuẩn bị cho cơ một chỗ ngủ sạch sẽ ấm áp. Anh sẵn
sàng nhường chiếc giường của mình cho vị khách lạ mặt, cịn mình thì nằm dưới tấm ván. Giữa
đêm khuya xuất hiện một cô gái lạ mặt nhưng Nhiều khơng dị hỏi, khơng hồi nghi, không lo
sợ. Anh thành thật tâm sự: “Cô thấy nhà tơi khơng có cửa mà. À, có mấy cuốn sách. Đó là
những thứ đáng bị cướp nhưng khơng ai cướp sách bao giờ. Ở đây khá buồn, có một người
khách dù là ai cũng quý” (Võ Diệu Thanh, 2014, tr.179). Nhiều tiếp đãi vị khách lạ như đối với
một người thân lâu ngày gặp lại. Chính sự nhiệt tình, chu đáo của anh đã khiến Dẫu cảm kích.
Lần gặp gỡ ấy trở thành một kỉ niệm đep mà cô nâng niu, trân trọng cất giữ cẩn thận nơi sâu
kín nhất của trái tim mình.
Con người trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh hiện lên không chỉ với
lòng hiếu khách, sự cương trực, trọng nghĩa mà còn với nỗ lực gìn giữ các giá trị văn hóa truyền
thống của q hương. Đó là nỗ lực gìn giữ văn hóa gia đình, gìn giữ và phát huy loại hình nghệ
thuật đặc sắc của q hương. Trong truyện Bí mật theo cơ, với mong muốn có được một bữa
cơm gia đình ấm cúng, Nhã đã kỳ cơng học cách nấu, đi chợ mua nguyên liệu để nấu món khổ
qua dồn chả. Vì đây là món mà ba Nhã thích ăn. Nhã khao khát muốn có được khơng khí gia

đình đầm ấm, cả nhà quây quần bên mâm cơm, ba gắp thức ăn cho mẹ. Cô bé đã học lớp Năm,
416


nhưng chưa từng có được một bữa cơm gia đình đúng nghĩa bởi thói ham mê nhậu nhẹt của ba
nó. Với người Nam Bộ nói riêng, người Việt Nam nói chung, việc cả nhà cùng nhau quây quần
bên mâm cơm sau một ngày lao động vất vả có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người. Điều
đáng buồn là nét đẹp văn hóa cả nhà cùng nhau quây quần bên mâm cơn đang dần bị mai một.
Việc nói đến món ăn truyền thống mang đậm dấu ấn Nam Bộ này, điều mà nhà văn muốn gửi
gắm thơng điệp đó là làm sao giữ được không khí đầm ấm vui vẻ bên mâm cơm gia đình. Đó
là nét văn hóa tốt đẹp cần phải được gìn giữ và lưu truyền.
Nỗ lực gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc của Nam Bộ cũng là một nét
phẩm chất đáng quý của con người Nam Bộ trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu
Thanh. Cải lương, đờn ca tài tử, hò từ lâu đã trở thành những loại hình âm nhạc gắn liền với
vùng đất Nam Bộ. Khảo sát truyện dài Quà tặng của ngày mai, chúng tơi nhận thấy rất nhiều
nhân vật hiện lên với tình yêu mãnh liệt đối với loại hình nghệ thuật đặc sắc này. Đó là Khánh
Hưng, ơng Sáu và những người bạn của ông Sáu. Người dân Nam Bộ đặc biệt thích nghe cải
lương. Họ nghe nhiều đến nỗi những đứa trẻ có thể thuộc được rất nhiều bài hát cả lương.
Những bài hát cải lương như: Đêm lạnh chùa hoang, Người tình trên chiến trận, Máu nhuộm
sân chùa, Hàn Mặc Tử được Khánh Hưng, Ông Sáu, những nghệ nhân của quán Nụ Cười và
những người dân Nam Bộ thuộc lòng. Qua lời kể của các nghệ nhân cao tuổi trong quán Nụ
cười, thời xưa – thời chưa có điện thoại ti vi như bây giờ, nghe hát cải lương, tập hát, tập diễn
tuồng cải lương là niềm vui hàng ngày của trẻ con vùng sông nước Nam Bộ: “Những đứa trẻ
như ông Sáu thuộc hết tuồng cải lương này tới tuồng cải lương khác là bình thường. Có nhiều
xóm những đứa trẻ buồn buồn khơng biết làm gì cịn thành lập đoàn hát, kiếm phục trang cổ
xưa rồi diễn những vở tuồng cổ trang bán vé cho mấy đứa cùng xóm coi” (Võ Diệu Thanh,
2021, tr.83). Trẻ con đã vậy, người lớn còn đam mê hơn. Họ hát đến cả quên ăn, quên ngủ. Tình
yêu, niềm say mê đối với đàn ca tài tử trở thành nét riêng của con người Nam Bộ không chỉ
thời xưa mà cả thời nay. Qn Nụ cười của ơng Sáu ngày nào cũng có những nghệ nhân lớn
tuổi ghé chơi. Họ đàn và hát cho nhau nghe. Tiếng đàn, tiếng hát của họ vang ngân khắp Chợ

Vàm. Xóm chợ vắng teo, nhờ có tiếng đàn sến của Khánh Hưng, của ông Sáu và những người
bạn của ông Sáu mà trở nên thơ mộng “Chợ thị trấn như một dịng sơng với tiếng hát đang trôi.
Hai bên bờ sông, những làng quê yên tĩnh đang lắng nghe, đang hòa tâm tư của những vai
tuồng” (Võ Diệu Thanh, 2021, tr.78). Khi giai điệu trầm bổng của tiếng đàn sến vang lên, mọi
người như được lạc vào một thế giới khác, khác xa cái ồn ào, xô bồ thường ngày: “Ơng Sáu
vẫn ơm đàn bên cạnh họ, hịa cùng họ. Bao nhiêu làn điệu tràn vào ơng. Ông hòa với mọi người
trong cuộc đàn với một sự say mê và đồng cảm. Ông chỉ thấy âm nhạc mà không thấy con người”
(Võ Diệu Thanh, 2021, tr.78). Quán Nụ cười trở thành điểm hẹn âm nhạc, nơi những tâm hồn
đồng điệu gặp gỡ. Họ đàn cho nhau nghe, hát cho nhau nghe mà không cần bận tâm đến chuyện
khen chê, không cần đặt nặng vấn đề sẽ kiếm được bao nhiêu tiền từ việc đi hát đó. Ngày nay,
khi nhạc hiện đại tràn ngập thị trường âm nhạc, phần đông chúng ta ít quan tâm, ít người đam
mê cổ nhạc. Những cô bé, cậu bé như Khánh Hưng, Út Tiền vẫn say mê, yêu thích đàn sến quả
là điều hiếm thấy và quả thật đáng quý. Thực trạng đáng buồn là rất hiếm người biết đánh đàn
sến, cũng khơng nhiều người thích nghe đàn sến. Loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử có nguy cơ
bị thất truyền: “Mấy người bạn ông Sáu cảm thấy lo lắng cho một nền âm nhạc dân tộc sẽ thất
truyền” (Võ Diệu Thanh, 2021, tr.62). Viết về nét đẹp văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một,
417


nhà văn muốn độc giả biết đến, hiểu được cái hay, cái đẹp của loại nhạc truyền thống này. Từ
đó khơi dậy niềm yêu thích đối với cổ nhạc và ý thức gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc. Từ việc tìm hiểu sự hào hiệp, mến khách, bộc trực, trọng nghĩa của
các nhân vật, ta thấy được màu sắc văn hóa Nam Bộ được thể hiện đậm nét trong các truyện
viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh.
2.2.3. Ngôn ngữ mộc mạc đậm chất Nam Bộ
Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh không chỉ
được thể hiện qua con người Nam Bộ, thiên nhiên Nam Bộ mà cịn được thể hiện qua ngơn ngữ
nghệ thuật. Điều đó được thể hiện ở việc tác giả sử dụng phương ngữ Nam Bộ trong các tác
phẩm. Lớp từ ngữ này xuất hiện trong lời dẫn chuyện của tác giả, của nhân vật, trong lời đối
thoại và cả lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Hoàn cảnh giao tiếp sử dụng phương ngữ Nam

Bộ trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh rất rộng bao gồm ở nhà trường, trong
gia đình và cả ngồi xã hội. Đối tượng sử dụng phương ngữ Nam Bộ cũng rất đông đảo bao
gồm: trẻ em, người lớn, giáo viên, học sinh, người dân bình thường đủ mọi tầng lớp. Điều đó
cho thấy, phương ngữ Nam Bộ đã thấm sâu trong lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ. Thống
kê các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh chúng tôi nhận thấy những từ ngữ là phương
ngữ Nam bộ được tác giả sử dụng nhiều lần đó là: má, chèn, à, nghen, anh hai, chọt ét, hổng
phải mờ, hé …. Sau khi khảo sát, chúng tôi tiến hành phân loại các lớp từ thuộc phương ngữ
Nam Bộ như sau:
Đại từ nhân xưng và xưng hô: tao – mày, ba, mé, chị Hai, bà Tư, Già Hai, Út Tiền, Ơng
Sáu, Cơ Sáu
Danh từ chỉ tên đất, tên người: Phú Xuân, Phú Hưng, Chợ Vàm, Sông Tiền, Sông Hậu,
Núi Cấm.
Danh từ chỉ sự vật: cây đờn, dề lục bình, cây sầu đâu
Tính từ chỉ mức độ: khó ghê nơi, khơi khơi, làm biếng, ngộ ghê,
Động từ chỉ hoạt động: dợt đàn, méc
Tình thái từ: thiệt, nghe, nghen, mờ, nhé, chèn, hổng phải, hé, ừa,
Lớp từ này xuất hiện nhiều nhất trong lời đối thoại của các nhân vật. Có thể kể đến những
lời đối thoại tiêu biểu có sử dụng phương ngữ Nam Bộ trong tập truyện Những cậu bé mặt trời
như: “Chút nữa má về rồi”, “Chèn, bày đặt khóc nữa”, “hai đứa lại xáp lá cà, đứa này chọt ét
đứa kia”, “Hổng phải, phụng hoàng lửa mờ”, “Thả liền hé anh Hai”, “Chừng nào anh Hai
kêu buông, cưng buông liền nghe”, “Thả vậy coi cũng ngộ”, “đặng mình mua cho đủ cặp”,
“con đừng mắc cỡ nữa”, “con thức chi sớm vậy”, “Mày nói khơi khơi. Người ta là học sinh
giỏi đó? – Thiệt. Tao thấy mắc cười q trời thức dậy ln”, “Ba thích ăn món gì hả má”,
“Sao má con tôi khổ vầy nè trời”,…
Truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh viết về những đứa trẻ ở miền sơng nước
Nam Bộ. Vì thế, trong lời đối thoại giữa các nhân vật, chúng tôi thấy rất nhiều phương ngữ
Nam bộ được tác giả sử dụng. Dưới đây, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn đối thoại tiêu biểu
giữa các nhân vật, trong đó lời nói của các nhân vật thể hiện rõ chất Nam Bộ như: thiệt, nhẹ
hều, ừa, trợt, té:
418



“- Phải chi cái xe lăn của Nội bay lên được. Nội ngồi trên xe bay lên vườn su su.
- Vậy mình gắn quạt lên một cái ghế thiệt nhẹ cho Nội ngồi lên đó rồi bay.
- Ừa, cái ghế làm bằng ống hút chẳng hạn. Nhẹ hều luôn!
- Phải có mái che tránh trời nắng.
- Máy phải tự động bay được khi mình bất ngờ trợt chân té xuống. Như vậy mới an toàn”.
(Võ Diệu Thanh, 2016, tr. 41).
Trong cách xưng hô, người Nam Bộ thường hay dùng từ “dạ”. Điều này được thể hiện rất
rõ qua lời của các nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Những
cô bé, cậu bé như Nam, Mai, Hưng, Quý, Bòn Bon, Bin, Nhã, Ngàn, Hà, Khánh Hưng, Út
Tiền, … hiện lên thật lễ phép, đáng yêu với việc thường xuyên sử dụng từ “dạ” trong các xưng
hô với người lớn tuổi. “Dạ, nước dưới sông khơng phải của mình”, “Dạ khơng?”, “Dạ thằng
Q nói”, “Dạ phải”, “Dạ phải.”, “Dạ giống giống”.
Mặt khác, trong giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi, những nhân vật trẻ em trong truyện
viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh lại hay sử dụng từ xưng hô mày – tao. Cách dùng từ xưng
hô này, phần nào thể hiện được sự gần gũi, gắn bó của những đứa trẻ vơ tư và thân thiện. Lời
của của Tì Ti và Nhóc trong truyện Những cậu bé mặt trời là một ví dụ:
“Vì mày tồn nói nhớ má, muốn gặp má […]
- Tao còn nhớ má nhiều hơn mày. …
- Nhớ má là một cảm giác khó chịu. …
- Mà cũng khơng thể nói ra được. Mình là con trai, ai lại đi mè nheo nhớ má. Tao muốn
quên để một năm qua mau. Nhắc hồi thời gian nó dài lắm, nó khó chịu lắm. Nó dài tưởng như
là má khơng bao giờ về vậy ”
(Võ Diệu Thanh, 2017, tr. 7).
Trong các truyện viết cho thiếu nhi của mình, bên cạnh việc sử dụng phương ngữ Nam
Bộ, Võ Diệu Thanh còn sử dụng nhiều thành ngữ, ca dao có tính chất khẩu ngữ phù hợp với
tính cách của người dân Nam Bộ. Trong Quà tặng của ngày mai, tác giả đã dành hẳn một phần
để nói về giá trị của những câu ca dao, thành ngữ - “Những câu ca dao hiện đầy quanh tôi mỗi
ngày”. Những thành ngữ quen thuộc được Khánh Hưng nhắc đến đó là: thùng rỗng kêu to,

trứng khôn hơn vịt. Điều đặc biệt là tác giả không dùng những câu thành ngữ này chỉ để dẫn
dắt câu chuyện hay chêm xen vào lời nhân vật mà dùng nó để lí giải cắt nghĩa những bài học
sâu sắc mà một đứa trẻ tám tuổi như Khánh Hưng rút ra được từ phương pháp giáo dục độc đáo
của ông Sáu: “Nhờ dạy bằng những sự việc quen thuộc xung quanh mà tôi hiểu rõ những câu
ông Sáu dạy, hơn thế tơi cịn nhớ lâu và nhớ đúng chỗ nữa. Mỗi lần ôm đàn, tôi lại nhớ câu
trứng khôn hơn vịt, lại trân trọng những gì mình đang được dạy. Mỗi lần uống nước, nhìn
những ly nước đầy, tơi lại nhớ câu thùng rỗng kêu to. Tơi khơng thích bản thân mình là thùng
rỗng hay là cái trứng ung” (Võ Diệu Thanh, 2021, tr. 43).
Với việc sử dụng nhiều thành ngữ, ca dao cùng nhiều phương ngữ Nam Bộ, Võ Diệu
Thanh đã tạo nên màu sắc Nam Bộ đậm nét cho các tác phẩm của mình. Những từ ngữ mang
đặc trưng của vùng Nam Bộ đã góp phần tạo nên giọng điệu ngọt ngào, trong trẻo cho những
419


trang viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Điều này đã góp phần làm cho các truyện viết cho
thiếu nhi đến gần hơn với độc giả, nhất là độc giả ở Nam Bộ. Qua những truyện viết cho thiếu
nhi của Võ Diệu Thanh độc giả hiểu rõ hơn về những nét văn hóa đặc sắc của vùng sơng nước
Nam Bộ. Những độc giả nhỏ tuổi khi đọc truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh sẽ nhận
ra sự đáng yêu của các bạn nhỏ trong truyện trong cách sử dụng ngơn ngữ. Từ đó, các em có
thể học hỏi, làm giàu vốn từ ngữ của mình để vận dụng trong quá trình giao tiếp.
3. KẾT LUẬN
Tìm hiểu các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh dưới góc nhìn văn hóa học,
chúng tơi nhận thấy dấu ấn văn hóa Nam Bộ được thể hiện rất rõ nét qua các phương diện như:
không gian nghệ thuật, nhân vật và ngơn ngữ nghệ thuật. Nền văn hóa Nam Bộ độc đáo, đặc
sắc hiện lên chân thật, sinh động trong những trang viết của Võ Diệu Thanh, đặc biệt là các tác
phẩm viết cho thiếu nhi của chị. Đọc các tác phẩm này, độc giả sẽ hiểu hơn về những nét đẹp
của văn hóa Nam Bộ thể hiện trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, qua cách ứng xử của con người,
qua cảnh quan thiên nhiên. Điều này giống như việc độc giả được du lịch khám phá vẻ đẹp của
một vùng đất mới bằng ngôn ngữ. Với giọng kể hồn nhiên, trong trẻo, Võ Diệu Thanh đã giúp
người đọc hình dung ra sự mộc mạc, gần gũi của thiên nhiên và con người Nam Bộ. Là một cô

giáo, là một nhà văn am hiểu về văn hóa Nam Bộ, u và tự hào về văn hóa của q mình, vì
thế trong các sáng tác của mình, Võ Diệu Thanh đã thổi hồn cho vùng đất này bằng cách làm
sống lại những giá trị văn hóa. Khơng cầu kì miêu tả, khơng tham lam phơ diễn, khơng gồng
mình tơ vẽ, chất văn hóa Nam Bộ tn chảy tự nhiên trong truyện của chị như những gì nó vốn
có. Giữa rất nhiều các tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng trước đó và cùng thời như Quê Nội
của Võ Quảng, Đất rừng phương nam của Đồn Giỏi, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác của Nguyễn
Ngọc Tư, truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh vẫn có được một vị trí riêng trong lịng
độc giả với dấu ấn văn hóa Nam Bộ đậm nét. Viết về những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp
của vùng đất Nam Bộ, Võ Diệu Thanh muốn nhắn nhủ với độc giả, đặc biệt là những người con
của vùng đất Nam Bộ hãy biết trân trọng, tự hào và có ý thức hơn trong việc gìn giữ những giá
trị văn hóa của dân tộc của quê hương mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Võ Diệu Thanh (2014). Lần đầu thấy trăng. Hà Nội: Nhà xuất bản Phụ nữ.
Võ Diệu Thanh (2015). Siêu nhân cua. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kim Đồng.
Võ Diệu Thanh (2016). Chúng mình bay đầy trời. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kim Đồng.
Võ Diệu Thanh (2016). Tiền của thần cây. Hà Nội: Nhà xuất bản Phụ nữ.
Võ Diệu Thanh (2017). Những cậu bé mặt trời. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kim Đồng.
Võ Diệu Thanh (2021). Quà tặng của ngày mai. Quảng Nam: Nhà xuất bản Đà Nẵng.
Trần Ngọc Thêm (2000). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản giáo dục.
8.Ngơ Đức Thịnh (2019). Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh:
Nhà x́t bản Đại học quốc gia.


420



×