Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tính đối thoại trong một số truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.45 KB, 11 trang )

TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG MỘT SỐ TRUYỆN
VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA VÕ DIỆU THANH
Lê Thị Hịa1
Email:
TĨM TẮT
Đối thoại trên tinh thần nhận thức lại là nguyên lý phổ quát trong văn học Việt Nam từ
sau 1986. Truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh thể hiện rõ tính đối thoại qua việc nhận
thức lại các vấn đề như: vai trò của người thầy, các phương pháp giáo dục trẻ em, quyền của
trẻ em và các giá trị văn hóa của dân tộc. Sử dụng phương pháp khảo sát, phân tích, thống kê
khi nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh, chúng tôi hướng đến làm rõ tính
đối thoại trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đó là tiếng nói đối thoại về giáo dục,
về quyền trẻ em và về các giá trị văn hóa. Từ đó, bài viết khẳng định những đổi mới trong quan
niệm nghệ thuật về con người của tác giả.
Từ khóa: Tính đối thoại, truyện thiếu nhi, Võ Diệu Thanh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một tác phẩm văn học có giá trị là tác phẩm có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình
cảm của độc giả. Tác phẩm muốn tồn tại lâu bền phải là những tác phẩm đặt ra những vấn đề
khiến người đọc trăn trở, tạo ra khoảng trống để người đọc đồng sáng tạo. Những kiệt tác của
nhân loại là những tác phẩm tạo ra được tính đối thoại nhiều chiều về những vấn đề lớn, những
vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Từ sau 1986, với chủ trương đổi mới căn bản,
toàn diện các mặt của đời sống xã hội, văn học nghệ thuật được “cởi trói”. Sự đổi mới trong
quan niệm nghệ thuật về hiện thực, về con người của các nhà văn thể hiện rõ trong cách nhìn
nhận lại những vấn đề của đời sống trong tâm thế đối thoại. Những vấn đề của cuộc sống được
các nhà văn khai thác trên nhiều bình diện với những góc nhìn khác nhau. Là một nhà văn tâm
huyết với mảng văn học thiếu nhi, luôn trăn trở trước những vấn đề tiêu cực trong đời sống,
trong những sáng tác viết cho thiếu nhi của mình, Võ Diệu Thanh thường đặt ra những câu hỏi
liên quan đến những tồn tại trong giáo dục, những vấn đề liên quan đến trẻ em nhằm đối thoại
với độc giả. Truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh thu hút độc giả khi đề cập đến nhiều
vấn nạn của xã hội như: tình trạng bạo lực học đường, bạo lực gia đình, tình trạng trẻ em thất
học, tình trạng trẻ em bị đuối nước,… Đọc truyện của chị, người đọc nhận thấy những trăn trở
của nhà văn về quyền của trẻ em, về phương pháp giáo dục trẻ em. Làm sao để trẻ em vô tư,


hồn nhiên đúng với lứa tuổi? Làm sao để chữa lành những tổn thương tâm lí cho trẻ? Làm cách
nào để trẻ được lớn lên khỏe mạnh, vui vẻ và an toàn? … Tất cả những điều đó được nhà văn
giãi bày trong những trang viết cho thiếu nhi. Sự đối thoại nhiều chiều giữa nhà văn – nhân vật
– độc giả đã tạo nên giọng điệu đa thanh trong việc phản ánh hiện thực. Nghiên cứu tính đối
thoại trong tác phẩm thông qua lời thoại của các nhân vật, qua lời kể chuyện của nhà văn, chúng
421


tơi muốn khẳng định những đổi mới trong cách nhìn nhận, cách đánh giá về con người từ đó
khẳng định phong cách riêng của nhà văn khi viết truyện cho thiếu nhi.
2. NỘI DUNG
2.1. Giới thiệu về tính đối thoại và truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh
2.1.1. Giới thiệu về tính đối thoại
Đối thoại là khái niệm siêu ngơn ngữ khác với đối thoại bằng lời nói giữa các nhân vật
với nhau trong tác phẩm văn học. Hiểu theo nghĩa triết học, đối thoại chỉ sự giao tiếp giữa hai
chủ thể (cả với chính mình), hai ý thức mở. Các cấp độ của đối thoại là: đối thoại trong tư tưởng
triết học – mỹ học, đối thoại trong tư duy văn hóa, đối thoại trong tư duy nghệ thuật.
Tính đối thoại trong văn học được thể hiện ở tiểu thuyết đa thanh và lời văn hai giọng.
Kiểu lời văn hai giọng bao gồm: lời nửa trực tiếp, lời văn phong cách, lời văn nhại. Một tác
phẩm văn học có giá trị là tác phẩm có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm của độc giả,
tạo ra được tiếng nói đối thoại nhiều chiều. Qua đối thoại, tác phẩm hiện lên khơng chỉ là cách
nhìn, cách cảm, cách nghĩ một chiểu của một nhân vật mà được soi chiếu dưới nhiều góc độ
khác nhau. Đối thoại thể hiện quan niệm của nhà văn, của nhân vật về những vấn đề có nhiều
ý kiến trái chiều. Tính đối thoại trong tác phẩm văn học được thể hiện qua lời đối thoại giữa
các nhân vật với nhau, qua lời kể, lời bình, lời nhận xét, đánh giá của tác giả. Tiếng nói đối
thoại được thể hiện trong mối tương quan nhiều chiều giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân
vật với độc giả, giữa nhà văn với độc giả.
Văn học Việt Nam từ sau 1986 đã có nhiều thay đổi trong quan niệm nghệ thuật của các
nhà văn. Nguyên lý đối thoại trở thành một một hiện tượng phổ quát với sự xuất hiện của hàng
loạt các tác giả như Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Phan Thị

Hồi … Với cảm thức nhận thức lại thực tại, nhìn lại quá khứ, các nhà văn dám nhìn thẳng vào
sự thật, soi chiếu nhiều khía cạnh để nhận thức lại đời sống. Thông qua các tác phẩm của mình,
nhà văn đặt ra những vấn đề trong cách nhìn về chiến tranh, về vai trị của người phụ nữ, quan
niệm về văn chương nghệ thuật.
2.1.2. Truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh.
Võ Diệu Thanh có 20 tác phẩm đã xuất bản. Trong đó riêng truyện viết cho thiếu nhi, chị
có 10 tác phẩm. Truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh đa dạng phong phú về thể loại,
bao gồm: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết. Những tác phẩm tiêu biểu viết về nhân vật trẻ
em trong sáng tác của Võ Diệu Thanh đó là: truyện tranh khổ lớn: Khu vườn trong mơ, Chú
ong bé bỏng, Bí mật bên khóm hoa quỳnh, tập truyện ngắn Những cậu bé mặt trời, các truyện
dài Siêu nhân cua, Chúng mình bay đầy trời, Tiền của thần cây, Quà tặng của ngày mai, Bảng
đỏ cho xứ Bìm Bìm và tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng.
Nổi bật trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh là hình tượng nhân vật trẻ em
với những nét vô tư hồn nhiên, với sự thơng minh ham học hỏi, giàu tình yêu thương. Bên cạnh
đó, thân phận những đứa trẻ bất hạnh, những đứa trẻ yểu mệnh, tật nguyền, những đứa trẻ là
nạn nhân của bạo lực gia đình và bệnh thành tích trong giáo dục cũng gợi ra nhiều trăn trở đối
với người đọc về phương pháp giáo dục phù hợp để trẻ em được là trẻ em với sự hồn nhiên,
ngây thơ, trong sáng vốn có.
422


2.2. Biểu hiện của tính đối thoại trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh.
Tính đối thoại là một trong những nét nổi bật trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu
Thanh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ những biểu hiện của tính đối thoại trên cả hai
phương diện nội dung phản ánh và hình thức biểu hiện.
2.2.1. Đối thoại trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh nhìn từ bình diện nội
dung
Trên bình diện nội dung phản ánh, chúng tơi sẽ làm rõ biểu hiện của tính đối thoại trong
truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh theo các vấn đề đặt ra trong các tác phẩm đó là:
đối thoại về giáo dục, đối thoại về quyền trẻ em, đối thoại về các giá trị văn hóa.

2.2.2. Đối thoại về giáo dục
Nền giáo dục của Việt Nam trong những năm gần đây tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi.
Thông qua việc xây dựng hình tượng người thầy – những tấm gương bị bơi lem, thơng qua hình
tượng học sinh – những đứa trẻ bị dị tật về tâm hồn, nhà văn cất lên tiếng nói đối thoại về tình
trạng đáng báo động của giáo dục nước nhà thông qua việc nhận thức lại vai trò của người thầy,
nhận thức lại hiệu quả của phương pháp giáo dục.
Người Việt có truyền thống tôn sư trọng đạo. Người thầy luôn được xã hội coi trọng, đề
cao. Nhưng liệu người thầy có cịn là kĩ sư tâm hồn, cơ giáo có phải là mẹ hiền, nghề giáo có
cịn là nghề cao q nhất trong những nghề cao quý? Trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của
mình, Võ Diệu Thanh đã cất lên tiếng nói đối thoại về những vấn đề nhức nhối đó.
Trước hết, tác giả đối thoại với người đọc về hình tượng người thầy. Tìm hiểu một số
truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh như: Lần đầu thấy trăng, Những cậu bé mặt trời,
Siêu nhân cua, chúng tơi nhận thấy hình tượng người thầy được nhà văn khắc họa thông qua
nhiều nhân vật với những phương pháp giáo dục khác nhau. Đó là cơ Tài Ba, cơ Hồng, cơ
Phưng, thầy Mãi, thầy Biên, thầy Minh, thầy Độ, thầy hiệu trưởng trong tiểu thuyết Lần đầu
thấy trăng. Đó là cô Chi trong tập truyện Những cậu bé mặt trời. Đó là cơ Thanh trong truyện
dài Siêu nhân cua. Trong đó, cơ Hồng, cơ Chi, cơ Thanh, thầy Độ là những giáo viên hết lịng
vì học sinh, có phương pháp giảng dạy sáng tạo, được học sinh và phụ huynh kính trọng, yêu
quý, tin tưởng. Ngược lại, những thầy cô như: cô Tài Ba, cô Phưng, thầy Mãi, thầy Biên, thầy
Minh là những thầy cô năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế khiến học sinh xem thường
thậm chí chán ghét. Những tiêu cực trong giáo dục được Võ Diệu Thanh phản ánh một cách
chân thật không nè né tránh, không hề tô vẽ trong tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng. Qua lời kể
của các học sinh như Dẫu, Dị, Hậu, Đực và lời nhận xét của Già Hai, thầy Độ, những tiêu cực
giáo dục được bóc trần. Nhớ lại những năm học ở trường tiểu học Dương Đôi, Dẫu thực sự
ngán ngẩm khi phải học với những giáo viên năng lực chuyên môn hạn chế như Thầy Mãi,
Thầy Biên, cô Tài Ba. Phương pháp giáo dục rập khuôn của thầy Mãi khiến học sinh không
hứng thú học: “ước gì ba mươi lắm đứa tụi tơi là ba mươi lăm con Hà Vi hay là ba mươi lăm
cái máy. Hoặc là ba mươi lăm cái khuôn” (Võ Diệu Thanh, 2013, tr.33). Cách dạy nhồi nhét
của thầy Biên khiến học sinh ngán học, sợ học: “Mớ chữ cái đọc đi đọc lại mà tôi không tài
nào nhớ được. Thầy cứ biểu đọc. Thầy không tin đọc trăm lần, ngàn lần tôi lại không nhớ.

Nhưng thật sự tôi thấy ngán hơn là nhớ” (Võ Diệu Thanh, 2013, tr.73). Việc chạy theo thành
tích của cơ Tài Ba khiến học sinh coi thường việc học: “Cơ có một tủ đầy những tranh ảnh, con
423


vật để dành lúc diễn xuất. Khi diễn cô bày hết món này tới món khác lên bảng một cách nhuần
nhuyễn. Nhưng khi không diễn nữa, cô xếp các thứ vào tủ một cách ngăn nắp” (Võ Diệu Thanh,
2013, tr.62). Qua lời của nhân vật Già Hai, tác giả lên án những giáo viên khơng có tài, khơng
có tâm, khơng xứng đáng làm thầy: “Nguyên cái trường bên đó, chỉ có con nhỏ Hồng cịn
dáng người, dáng thầy, Thằng Biên cịn nửa người. Mớ cịn lại thành giống gì hết rồi” (Võ
Diệu Thanh, 2013, tr.61). Điều đáng buồn là những giáo viên khơng có tài, khơng có tâm như
cơ Tài Ba, như thầy Mãi lại rất nhiều. Chạy theo thành tích, cơ Tài Ba dùng đủ chiêu trị, mánh
khóe. Học sinh từ việc bị dụ, bị dọa, đến việc bị ép buộc phải hợp tác diễn cảnh lớp học tích
cực, hăng hái cho các đồn thanh tra dự giờ “Cơ và những đứa đồng diễn được sắp đặt nói
nhiều câu rất có hồn vía để vở diễn tự nhiên nhất […] Mới diễn cho ban giám hiệu coi xong thì
tới diễn cho đám giáo viên cùng khối, cùng trường, khác trường coi …” (Võ Diệu Thanh, 2013,
tr.60). Chạy theo thành tích, thầy Mãi gồng mình vừa dạy vừa hét, vừa la mắng thậm chí đánh
đập học sinh “Thầy rống thật lớn, chửi rủa, gầm gừ, đập thước vào bảng, vào bàn học sinh”
(Võ Diệu Thanh, 2013, tr.33). Thầy ép học sinh học bài như lùa vịt vào chuồng. Đám học sinh
trong tay thầy như một bầy vịt nháo nhác “Thầy Mãi lùa cả đám chạy ào ào. Ai rớt lại thì rớt
thầy cứ chạy miệng cứ hối cái đám bị rớt lại kêu nó đuổi theo” (Võ Diệu Thanh, 2013, tr.73).
Chạy theo thành tích, thầy hiệu trưởng sẵn sàng nhắm mắt đẩy học sinh học yếu lên lớp vì lo
thành tích của trường bị ảnh hưởng “chương trình phổ cập đúng độ tuổi của trường mình khơng
đạt” (Võ Diệu Thanh, 2013, tr.102).
Cách dạy nhồi nhét, rập khuôn, chạy theo thành tích gây ra hậu quả nghiêm trọng đó là
khiến những đứa trẻ bị dị tật về tinh thần. Trong tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng, những học trò
như Dẫu – Dị - Hậu trong mắt các thầy cô trường Dương Đôi là Dẫu – Dị - Hợm. Chúng là
những đứa trẻ bị dị tật về tinh thần. Những bài học nhàm chán, cứng nhắc, những lời dọa nạt,
mắng chửi của thầy cô đã khiến một đứa trẻ từng khao khát được đi học như Dẫu lại thấy đi
bán vé số sướng hơn đi học, đi bán vé số dễ kiếm tiền hơn là làm giáo viên. Dẫu lì lợm, phá

phách, chống đối, “Đầu tôi chỉ đầy ý nghĩ nổi loạn, làm loạn, làm nổi. Thầy phạt tơi đứng thì
tơi múa cho mấy đứa dưới lớp hết học chơi. Thầy phạt tơi úp mặt vơ bảng thì tơi làm trị bằng
cái mơng của mình” (Võ Diệu Thanh, 2013, tr.82). Với tâm lí chống đối, Dẫu ln tìm cách
làm ngược lại ý thầy “Thầy biểu nhớ, tôi muốn quên. Thầy biểu hiền, tôi muốn dữ” (Võ Diệu
Thanh, 2013, tr.86). Việc Dẫu bỏ học đi bụi đời, đi bán vé số, sa ngã đến mức trở thành một cô
gái làng chơi là bởi khơng được giáo dục đến nơi đến chốn. Cịn Dị được cha mẹ nuông chiều
hết mực“đi học mà cái cặp mẹ nó cũng mang giùm”, “đồ chơi bằng cả một gia tài của mấy nhà
khá giả. Đi học lúc nào trên tay nó cũng là đồ chơi”. Là con ơng chủ nhà trọ Tình, Dị Được
nng chiều q nên hư hỏng. Nó ln nghĩ ra nhiều mánh khóe để vịi tiền của bố mẹ. Chỉ
được nuôi phần xác, tâm hồn trống rỗng, Dị lớn nhanh “như ngọn rau mong manh được tưới ồ
ạt chất độc, ngày càng tàn lụn” (Võ Diệu Thanh, 2013, tr.289). Nạn nhân của những phương
pháp giáo dục sai lầm khơng chỉ có Dẫu, Dị mà cịn có Đực, …. Khi thấy trường học ngột ngạt
như nhà tù, nhốn nháo giả tạo như sàn diễn trong những tiết dự giờ, thanh tra, thi giáo viên giỏi,
những đứa trẻ như Dẫu, Dị, Đực khơng thể tìm thấy niềm vui trong học tập. Nơi chúng tìm đến
là quán game. Và cứ thế, cuộc đời của chúng trượt dài. Dị trở thành chủ của nhà trọ Tình. Dẫu
trở thành gái làng chơi. Và Đực trở thành một tên ma cô chuyên chăn dắt gái làng chơi, làm bảo
kê cho nhà trọ Tình. Khắc họa hình tượng những giáo viên thiếu tài, thiếu tâm với nghề như
thầy Mãi, cô Tài Ba, thầy hiệu trưởng, nhà văn cất lên tiếng nói đối thoại về phương pháp giáo
424


dục. Tác giả đặt ra những vấn đề nhức nhối: Tương lai của những đứa trẻ sẽ như thế nào khi
học với những người thầy như vậy? Làm sao để có những học sinh giỏi khi thầy năng lực
chun mơn yếu kém và làm sao để những đứa trẻ trở thành người trung thực khi cô giáo mỗi
ngày đều dạy học sinh học để đối phó, học chạy theo thành tích?
Bên cạnh những giáo viên yếu kém, khơng có tâm với nghề vẫn còn nhiều giáo viên yêu
nghề, yêu học sinh như cơ Hồng, thầy Độ, cơ Thanh. Nhưng họ lại phải đối mặt với áp lực
thành tích từ cấp trên, áp lực về chương trình giáo dục. Bị tước quyền làm thầy, cơ Hồng, thầy
Độ chọn cách bỏ việc. Tình trạng thầy cơ nghèo khổ khiến phụ huynh và học sinh không coi
trọng nghề dạy học, không coi trọng việc học cũng được nhà văn đề cập đến thông qua hình

tượng thầy Minh. Với đồng lương chết đói, thầy Minh không nuôi nổi bản thân, không phụng
dưỡng được mẹ già - mẹ già yếu thầy cũng khơng có tiền để lo cho mẹ. Điều này khiến Dẫu và
ba của Dẫu nghĩ rằng đi học chẳng mang lại lợi ích gì. Bỏ học đi bán vé số, Dẫu vui mừng vì
thấy rằng “Tiền mỗi ngày tơi kiếm được khơng thua tiền lương của thầy Mãi, thầy Biên” (Võ
Diệu Thanh, 2013, tr.106). Từ những vấn nạn đó, tác giả cất lên tiếng nói đối thoại về vị trí, vai
trị của người thầy trong xã hội. Liệu nghề giáo có cịn là nghề cao quý nhất trong những nghề
cao quý khi thầy cô bị tước hết mọi quyền uy, khi thầy cô phải dạy theo kịch bản chương trình
đã định sẵn, khi lương giáo viên không đủ sống?
Đối thoại về giáo dục, nhà văn cũng đưa ra quan điểm về quá trình giáo dục và tự giáo
dục. Hành trình của ba chị em Mỹ Duyên, Khánh Hưng, Út Tiền từ những đứa trẻ mê game,
bướng bỉnh, trốn học, ăn cắp vặt, nói tục …) trở thành những đứa trẻ mê học đàn, lễ phép, thật
thà, có khả năng tự lập là minh chứng thuyết phục cho những vấn đề mà nhà văn đặt ra. Những
câu hỏi nhà văn đặt ra trong Quà tặng của ngày mai đặt ra vấn đề đối thoại về phương pháp
giáo dục: Con người ta trưởng thành là nhờ giáo dục hay nhờ bộ gen? Sống được, sống tốt hay
sống riêng biệt là đúng? Mỗi con người có quyền lựa chọn hay không? (Võ Diệu Thanh, 2021,
tr.6). Tại sao “một ơng Sáu khơng có bằng cấp gì hết cũng khơng từng nghiên cứu sách vở gì
hết” lại có thể nuôi dạy thật tốt những đứa trẻ mồ côi. Đọc truyện viết cho thiếu nhi của Võ
Diệu Thanh, mỗi người sẽ tìm ra cho mình một câu trả lời phù hợp.
Đối thoại về giáo dục, nhà văn bày tỏ những trăn trở xoay quan những vấn đề: môi trường
giáo dục, phương pháp giáo dục, chất lượng giáo dục. Ba yếu tố này có mối quan hệ mật thiết
với nhau và cùng tác động trực tiếp đến quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ.
2.2.3. Đối thoại về quyền của trẻ em
Trong truyện viết cho trẻ em của Võ Diệu Thanh, hình tượng nhân vật trẻ em là hình
tượng trung tâm. Những nhân vật trẻ em hiện lên trong tác phẩm với những nét tính cách, phẩm
chất, số phận khác nhau: nhân vật trẻ em hồn nhiên vô tư, nhân vật trẻ em bất hạnh, nhân vật
trẻ em giàu lịng nhân hậu, nhân vật trẻ em thơng minh, ham học, nhân vật trẻ em với những
khả năng đặc biệt. Viết về trẻ em, nhà văn đặt ra những vấn đề mang tính đối thoại như: Trẻ em
có phải người lớn thu nhỏ? Làm thế nào để trẻ em giữ được nét vơ tư, hồn nhiên vốn có?
Trẻ em là đối tượng cần được yêu thương, che chở, có quyền được vui chơi, được học
hành. Nhưng nhiều đứa trẻ bất hạnh lại khơng có được những điều bình dị ấy. Những đứa trẻ

bất hạnh trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh là: bé Châu, Lý, Nhã, Thằng Cua,
Dẫu, Dị, Hậu. Mỗi đứa trẻ mang những nỗi bất hạnh riêng mà khi đọc tác phẩm người đọc
khơng khỏi xót xa thương cảm: những chị em của Dẫu không được cho đi học, Bé Châu yểu
425


mệnh, thằng Cua tật nguyền, cu Lý bị chấn thương tâm lý khi thường xuyên bị ba mẹ la mắng,
đánh đập, Nhã thiếu thốn tình cảm của ba, ln sống trong lo âu, sợ hãi; Dẫu, Dị, Hậu là nạn
nhân của bệnh thành tích trong giáo dục.
Trong tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng, Võ Diệu Thanh đề cập đến tình trạng trẻ em không
được ba mẹ cho đi học. Ham mê nhậu nhẹt, ba của Dẫu không quan tâm đến tương lai của các
con. Ơng có tới chín người con. Nhưng ơng khơng cho bất kì đứa con nào của mình đi học. Duy
nhất có Dẫu trốn ba để đi học nhưng rồi cũng bỏ học giữa chừng. Đáng trách hơn, ơng cịn bắt
những đứa con của mình phải đi bán vé số kiếm tiền. Hậu quả là cả chín người con của ông đứa
nào cũng mù chữ. Cô con gái lớn của ông lúc lấy chồng không biết cầm bút để kí tên “Chị Hai
tơi lúc có chồng, chẳng cầm được cây viết đặng gạch thập lúc vay tiền phụ nữ nghèo” (Võ Diệu
Thanh, 2013, tr.15). Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến tình trạng những đứa trẻ đi bán vé
số. Người lớn mua vé số như một cách để giúp đỡ trẻ: “Người ta không ngại bỏ tiền mua vé số
mấy đứa nhỏ”. Từ đó, nhà văn đặt ra câu hỏi “Như vậy là từ bi ?” (Võ Diệu Thanh, 2013,
tr.91). Từ thực trạng đó, tác giả đặt ra vấn đề về tình thương, về tương lai của những đứa trẻ
bán vé số. Tác giả cho rằng: tình thương cần được đặt đúng chỗ nếu khơng sẽ gián tiếp ủng hộ
cho việc xấu. Những đứa trẻ cần được đến trường và thương trẻ cần phải giúp trẻ nhận ra lợi
ích của việc học. Chính vì kiếm tiền dễ dàng từ việc bán vé số, Dẫu đã nghĩ rằng đi bán vé số
sướng hơn đi học, bán vé số còn kiếm được nhiều tiền hơn thầy giáo đi dạy. Vì thế, cơ sẵn sàng
bỏ học. Và cũng từ đó, cuộc đời của Dẫu trượt dài, sa ngã.
Trong truyện Thả diều, hình ảnh cu Lý hiện lên với những tổn thương về tâm lý khiến
người đọc thương cảm. Trong lúc chơi đùa cùng em, vì mải nhìn theo con diều, cu Lý không
biết rằng bé Châu – đứa em gái mà nó hết mực yêu thương bị rơi xuống sơng và bị đuối nước.
Đau đớn vì mất con, ba mẹ của cu Lý trút hết mọi giận hờn lên nó. Địn roi và những lời mắng
chửi thậm tệ của cha mẹ đã làm cu Lý tổn thương. Nó trở nên chai sạn với những lời rủa sả,

mắng nhiếc thật nặng lời, những nhát roi thật đau của ba và tiếng khóc thê thiết của má: “Những
vết roi chồng lên những vết roi. Những nhát roi bền bỉ làm cho nó chai đòn lì đòn” (Võ Diệu
Thanh, 2017, tr. 32). Nó trở nên cơ đơn trong chính ngơi nhà của mình. Với một đứa trẻ lên
tám, nỗi đau đó thật quá sức chịu đựng. Một đứa trẻ thông minh, hoạt bát bỗng trở nên lầm lì.
Một đứa trẻ tình cảm, ngoan ngỗn bỗng trở nên vơ cảm, phá phách. Một đứa trẻ rất yêu thương
em nhỏ bỗng trở nên căm giận tất cả những em nhỏ được ba mẹ cưng chiều. Nỗi đau vì mất đi
đứa em gái mà mình u thương nhất khơng thể chữa lành “Mới hơn mười tuổi đầu mà gánh
nỗi mặc cảm tày trời” (Võ Diệu Thanh, 2017, tr. 35). Khơng tìm được sự đồng cảm từ bố mẹ
và mọi người, cu Lý giấu kín nỗi đau trong lòng. Qua lời của ba bé Mai, tác giả bộc lộ sự thấu
hiểu, thương cảm đối với những tổn thương tâm lí của cu Lý: “Con không có lỗi, con còn chưa
có khả năng coi chừng mình sao mà coi chừng em cho được” (Võ Diệu Thanh, 2017, tr. 35).
Qua đó, tác giả cũng đặt ra vấn đề về trách nhiệm của các bậc phụ huynh đối với con cái. Sự
chủ quan, coi thường rủi ro của người lớn đã gián tiếp khiến trẻ gặp nguy hiểm, bất hạnh. Tù
đó, ta nhận ra rằng: trẻ em cần được yêu thương, cần được che chở, bảo vệ ở bất cứ đâu và trong
bất kỳ hoàn cảnh nào.
Trong truyện Bí mật theo cơ, hình ảnh bé Nhã ln phải lo nghĩ khiến người đọc thương
cảm. Mang trong lòng những chấn thương về tâm lý, Nhã dường như già trước tuổi. Sống trong
một gia đình có ba suốt ngày nhậu nhẹt, thường xuyên đánh đập vợ con, Nhã luôn cảm thấy
426


cô đơn. Với một đứa trẻ, việc chứng kiến cảnh ba đánh mẹ là một bất hạnh. Tâm hồn non nớt
của cô bé Nhã đã trở nên chai sạn khi chuyện đó diễn ra thường xuyên. Để bảo vệ mẹ, nó
dường như phải gồng mình lớn nhanh trước tuổi, già trước tuổi. Không thể tập trung học hành,
Nhã luôn trong tình trạng phải lo nghĩ, canh chừng ba má: “Nó cịn phải lắng nghe coi ba nó
đã về chưa, má nó có cằn nhằn khơng để cịn khun một câu: “Nhịn đi má”. Nó còn phải
lắng nghe coi má có mở cửa nhà bỏ đi không. Nhất là mấy bữa má khóc nhiều, than thở nhiều”
(Võ Diệu Thanh, 2017, tr. 40).
Viết về những tổn thương tâm lý của cu Lý, Nhã, Võ Diệu Thanh khẳng định tuổi thơ bị
đánh cắp đó là mất mát khơng gì có thể bù đắp được. Hãy để những đứa trẻ được sống trong

vòng tay yêu thương. Hãy để những đứa trẻ được nói ra suy nghĩ của mình. Đừng để các em
phải sống trong sự sợ hãi, cô đơn không dám chia sẻ với ba mẹ. Qua việc miêu tả những bất
hạnh, thiệt thòi của các nhân vật trẻ em như: chị em Dẫu, bé Châu, cu Lý, Nhã, tác giả đối thoại
về quyền của trẻ em và trách nhiệm của người lớn đối với trẻ em. Ba mẹ, thầy cô cần phải dạy
cho trẻ nhũng kỹ năng sống cần thiết để tránh được những nguy hiểm cận kề. Hơn thế nữa,
người lớn cũng cần phải biết gần gũi, quan tâm, lắng nghe trẻ. Hãy để trẻ em được là trẻ em
theo đúng nghĩa - được học hành, được vui chơi, được bảo vệ, được hồn nhiên đúng tuổi.
2.2.4. Đối thoại về các giá trị văn hóa
Đọc truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh, người đọc dễ dàng nhận ra những nét
văn hóa đặc sắc của Nam Bộ thể hiện qua tính cách của con người, qua cảnh quan thiên nhiên,
qua phong tục, ẩm thực, các loại hình nghệ thuật. Qua việc miêu tả những giá trị văn hóa truyền
thống của quê hương, nhà văn muốn đối thoại với độc giả về việc làm thế nào để gìn giữ và
phát huy để những giá trị đó khơng bị mai một.
Với người Việt, khơng khí đầm ấm của mâm cơm gia đình có ý nghĩa rất quan trọng.
Nhã trong truyện Bí mật theo cô ao ước một lần cả nhà quây quần bên mâm cơm. Với những
đứa trẻ bình thường khác, ước muốn đó thật quá nhỏ nhoi. Nhưng với Nhã đó lại là một ước
mơ xa vời. Chỉ cần một cuộc gọi từ bạn nhậu, ba sẵn sàng bỏ đi để Nhã, mẹ Nhã và đứa em
hụt hẫng bên mâm cơm lạnh tanh. Là một cô bé học giỏi văn, là thành viên trong đội tuyển
học sinh giỏi văn của trường nhưng Nhã lại khơng thể hồn thành bài tập làm văn của cô giáo:
em hãy kể về bữa cơm trong gia đình mình. Bởi cơ bé chưa bao giờ được ăn một bữa cơm sum
vầy đông đủ cả nhà. Cứ đến giờ ăn là ba nó dắt xe đi nhậu, bỏ mặc ba mẹ con nó vơi mâm cơm
lạnh lẽo. Những cãi vã bên mâm cơm gia đình như một vết dao làm rỉ máu trái tim non nót của
những đứa trẻ. Cuộc sống hiện đại hối hả, nhiều gia đình khơng cịn giữ được thói quen ăn
cơm cùng nhau. Khơng khí đầm ấm gia đình vì thế mà nhạt dần. Khát khao của cơ bé Nhã
trong truyện Bí mật theo cơ cũng chính là mong muốn của nhà văn về việc níu giữ giá trị văn
hóa truyền thống của người Việt đang dần bị mai một. Lời của Nhã ở phần kết của tác phẩm
gợi ra những trăn trở trong lịng người đọc:“Con khơng tin ba lại khơng thèm những bữa ăn
đầm ấm” (Võ Diệu Thanh, 2017, tr. 52).
Đối thoại về các giá trị văn hóa, Võ Diệu Thanh đề cập đến những ý kiến khác nhau về
loại hình nghệ thuật đặc trưng của Nam Bộ – đờn ca tài tử. “Người xưa nói xướng ca vơ loại.

Ngày nay, loại hình nghệ thuật cải lương, hát bội, đờn ca tài tử vẫn chưa có được vị trí xứng
đáng. Là một người sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Bộ, Võ Diệu Thanh nhận thấy mình cần
có tiếng nói về loại hình nghệ thuật độc đáo này, để mọi người hiểu hơn về những giá trị đích
427


thực của nó. Quà tặng của ngày mai là tác phẩm thể hiện rõ tính đối thoại khi đề cập đến những
vấn đề liên quan đến văn hóa. Khánh Hưng khơng x́t thân trong một gia đình có truyền thống
về âm nhạc. Cậu bé vốn dĩ không hiểu, không biết chơi đàn. Nhưng hàng ngày được nghe tiếng
đàn, thấy mọi người chơi đàn, tình yêu đối với âm nhạc cứ thế lớn dần lên. Trong bối cảnh hiện
nay khi mà thị trường âm nhạc ngày càng trở nên sôi động, nhạc hiện đại được nhiều người yêu
thích, những thể loại nhạc truyền thống ít được chú ý đến. Vậy mà Khánh Hưng lại say mê.
“Vậy mà có một cậu bé sáu tuổi đàn những bản vắn bằng tiếng đàn sến thật điệu nghệ”. Làm
sao mà một cậu bé Tám tuổi có thể say mê, u thích và biết đánh đàn sến điêu luyện đến vậy?
Qua lời tự kể của Khánh Hưng - nhân vật chính của tác phẩm, nhà văn đặt ra vấn đề về cách
nhìn nhận, đánh giá lại những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Liệu trong tương lai đờn
ca tài tử có bị thất truyền khi mà xã hội dường như đang dần lãng qn nó. Làm gì để thắp lên
tình u của mọi người với loại hình nghệ thuật này khi những người theo học đờn ca tài tử
ngày càng ít. Lời của ông Sáu nói với Khánh Hưng cũng là tiếng nói đối thoại mà nhà văn muốn
gửi gắm: “Cuộc đời một con người chọn sống theo hướng tốt, chọn nghề phù hợp với cơ địa
mình chớ khơng cần phải chọn nghề tốt. Nghề nào cũng không phải là vô loại. Chỉ cần bản
thân mình khơng vơ loại là được” (Võ Diệu Thanh, 2021, tr. 80).
2.3. Đối thoại trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh nhìn từ bình diện
nghệ thuật
Tìm hiểu tính đối thoại trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh từ bình diện
nghệ thuật chúng tơi nhận thấy việc đa dạng ngơi kể, điểm nhìn, sử dụng hình thức đối thoại,
độc thoại với giọng điều hồi nghi, triết lí đã góp phần lầm cho những vấn đề đối thoại mà tác
giả đặt ra trong tác phẩm có sức thuyết phục hơn.
2.3.1. Ngơi kể, điểm nhìn
Khảo sát các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh, chúng tôi nhận thấy tác giả rất

linh hoạt trong việc đa dạng hóa ngơi kể, điểm nhìn. Chính điều này đã góp phần tạo nên tính
đối thoại cho tác phẩm. Trong những truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh, chúng tơi
thấy ngơi kể truyện linh hoạt, có truyện kể theo ngơi kể thứ nhất, có truyện được kể theo ngơi
thứ ba. Người kể chuyện có khi là nhân vật trẻ em, có khi là tác giả. Khảo sát sáu truyện ngắn
trong tập Những cậu bé mặt trời, chúng tôi thấy ngôi kể thứ ba chiếm tỉ lệ rất cao (5/6 truyện
ngắn), ngôi kể thứ nhất chiếm tỉ lệ thấp -chỉ riêng truyện ngắn Cáp treo cho những mặt trời
người kể chuyện là nhân vật xưng “tôi” ngôi thứ nhất). Các truyện khác như: Quà tặng của
ngày mai, Bảng đỏ cho xứ Bìm Bìm được kể theo ngơi thứ nhất. Các truyện kể theo ngôi thứ ba
là: Tiền của thần cây, Siêu nhân cua. Riêng tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng, ngơi kể, điểm nhìn
có sự kết hợp cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngồi.
Truyện được kể theo lời kể đan xen của hai nhân vật “tôi” – Dẫu và “mình” – Hậu. Lời kể của
Dẫu chiếm 28/37 chương. Cả chương 12 là lời kể của Hậu. Ở chín chương còn lại của tác phẩm,
lời kể chuyện có sự đan xen, đảo ngơi liên tục giữa Hậu và Dẫu. Việc ln phiên ngơi kể tơi –
mình, đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật bên trong – bên ngồi, đã tạo nên tính chân thật của tác
phẩm và sự khách quan trong việc phản ánh hiện thực của tác giả. Các vấn đề mà tác giả đặt ra
trong tác phẩm như: vai trị và vị trí của người thầy trong xã hội hiện nay, các phương pháp
giáo dục, quyền của trẻ em được soi chiếu dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Tính đối thoại trong
tác phẩm vì thế trở nên sâu sắc, toàn diện hơn.
428


2.3.2. Ngôn ngữ trần thuật
Nét đặc săc trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh là ngôn ngữ trần thuật. Để
làm rõ tính chất đối thoại về các vấn đề giáo dục, quyền trẻ em, tác giả sử dụng rất nhiều câu
hỏi, những lời đối thoại, độc thoại nội tâm.
Trong truyện Quà tặng của ngày mai, Võ Diệu Thanh đặt ra rất nhiều câu hỏi. Những vấn
đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm như: trẻ con làm sao để học đàn sến? Song loan có thực sự
bất trị ? Có phải sướng ca vơ loại? “Nếu một ai đó ép trẻ em học đàn ca tài tử, người đó bị chê
là cổ hủ. Đàn ca tài tử làm gì? Nó có hái ra tiền khơng? Nó có trở thành ngơi sao khơng? (Võ
Diệu Thanh, 2021, tr.62).

Khơng chỉ sử dụng câu hỏi trong văn bản, nhà văn còn sử dụng câu hỏi trong việc đặt tên
các phần của truyện như. Truyện Quà tặng của ngày mai có 30 mục thì có tới 6 mục tác giả sử
dụng hình thức câu hỏi để đặt tên mục: Tơi ở lại cuộc đời này bao lâu? Mẹ tôi giao tôi như thế
nào? Mẹ tôi giao chị Hai như thế nào? Tơi có thương mẹ khơng? Vì sao má khơng ni nổi
chúng tơi? Ơng Sáu có lo lắng gì khơng? Từ việc đặt ra những câu hỏi như vậy, nhà văn gợi
mở câu trả lời cho người đọc thông qua lời kể của chính nhân vật.
Bên cạnh việc sử dụng kiểu câu hỏi, nhiều kiểu câu khẳng định được tác giả sử dụng
nhằm bộc lộ quan điểm, thái độ của mình về các vấn đề giáo dục, quyền trẻ em và văn hóa.
Trong truyện Quà tặng của ngày mai, có nhiều mục được tác giả đặt tên theo kiểu câu khẳng
định như: Làm việc tốt chớ không làm từ thiện, Song loan không bất trị, Không phải xướng ca
vô loại, Mỗi con người là một thế giới. Trong tác phẩm, nhiều đoạn tác giả bộc lộ quan điểm
thông qua lời của kể của nhân vật Khánh Hưng “Ngay cả những ngôi sao cải lương đoạt giải
cao ở thành phố vẫn đi hát nhạc đi tấu hài để kiếm tiền. Khơng có một tương lai cho đứa trẻ
đàn ca tài tử”, “Người ta cảm thấy đàn ca tài tử chỉ hư hỏng, chỉ để chơi như đúng cái chất tài
tử” (Võ Diệu Thanh, 2021, tr.62).
Đặc biệt, tính đối thoại thể hiện rõ qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Những đoạn đối
thoại gay gắt thể hiện quan niệm khác nhau về cách nhìn người, cách nhìn đời như cách đối đáp
giữ Già Hai và Thầy Độ trong tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng. Và cũng có những lời độc thoại
nội tâm đầy chua chát khi nhận ra mình đã đi quá xa để có thể trở về. Lời của Dẫu trong Lần
đầu thấy trăng thể hiện rõ điều đó: “Tơi bắt đầu khóc khi nghĩ tới Nhiều. Phải chi … Hồi trước
tơi nào biết, cỡ tơi cũng có người thương. Nhưng tôi không biết làm sao lấy lại cái thứ đã bán
cho ơng già. Làm sao để xóa sạch những ngày kiếm tiền dễ dàng”. (Võ Diệu Thanh, 2015, tr.
200). Lời tự vấn của Dẫu nghe thật xót xa. “Làm sao để xóa sạch những ngày kiếm tiền dễ
dàng”. Câu nói đó cho thấy sự tự nhận thức của Dẫu sau những ngày tháng trượt dài lún sâu
khi trở thành lái làng chơi. Qua lời độc thoại nội tâm của nhân vật, tác giả đối thoại với người
đọc và phẩm giá của con người. Đó là thứ thiêng liêng cao quý con người cần phải gìn giữ như
giữ gìn mạng sống của mình. Bởi khi đã mất thì khơng thể lấy lại được nữa.
2.3.3. Giọng điệu trần thuật
Đối thoại về những tiêu cực trong giáo dục, về những giá trị văn hóa truyền thống đang
dần mai một, nhà văn sử dụng giọng điệu suy tư, triết lí. Đó là những triết lí bình dị về cuộc đời

về con người. Đó có thể là lời của cô bé cậu bé tiểu học, có khi là lời của người lớn tuổi từng
trải. Quà tặng của ngày mai là tác phẩm thể hiện rõ tính đối thoại với giọng điệu suy tư triết lí.
429


Triết lí “thay máu” mà Khánh Hưng đề cập đến trong tác phẩm đó là “tắm âm nhạc” đắm mình
trong âm nhạc. Những giai điệu du dương của âm nhạc sẽ len lỏi vào trái tim và cả khối óc.
Tình yêu âm nhạc vì thế lớn dần lên mỗi ngày. Nếu muốn trở thành nhạc sĩ, ca sĩ thì hãy “thay
máu” cho mình bằng cách mỗi ngày thả hồn mình vào âm nhạc. Nhà văn gián tiếp khẳng định
nếu bạn muốn giỏi về lĩnh vực nào đó thì hãy đắm mình trong mơi trường đó để tài năng và
niềm đam mê trong bạn có đất để nảy mầm và phát triển. Mỗi người khi đọc được triết lí của
cậu bé Khánh Hưng sẽ tự rút ra cho mình những kinh nghiệm, những bài học để vận dụng phù
hợp với bản thân mình một cách hiệu quả nhất. Những lời dạy của ông Sáu dạy đối với Khánh
Hưng nhẹ nhàng mà thật sâu sắc: “Con thấy không, từ một khúc gỗ đã bỏ đi để dành chụm bánh
tét, nếu mình chịu cực đục đẽo mài giũa, nó lại trở thành một nhạc cụ đẹp và tốt, ai cũng thích.
Làm con người cũng vậy” (Võ Diệu Thanh, 2021, tr.72). Lời ông Sáu dạy, Khánh Hưng ghi
nhớ rất rõ. Từng câu nói đều chứa đựng những triết lí sâu sắc về cuộc sống: “Cuộc đời một con
người chọn sống theo hướng tốt, chọn nghề phù hợp với cơ địa mình chớ khơng cần phải chọn
nghề tốt. Nghề nào cũng không phải là vô loại. Chỉ cần bản thân mình khơng vơ loại là được”.
(Võ Diệu Thanh, 2021, tr.72). Qua lời kể của Khánh Hưng, ta thấy được dù còn nhỏ cậu bé đã
ý thức được hướng chọn nghề trong tương lai của mình. Đây là kĩ năng sống cần thiết không
phải học sinh nào cũng có được.
Lời độc thoại nội tâm của nhân vật Khánh Hưng trong truyện Quà tặng của ngày mai thể
hiện rõ tính đối thoại về giáo dục: “Con người ta khơng phải là cái cây. Nếu là cây, thì chỉ cần
người làm vườn giỏi, tất cả những cái cây đủ ánh sáng giống nhau, đủ phân phướng giống
nhau, đủ nước giống nhau sẽ cùng cho ra những mùa màng giống nhau” (Võ Diệu Thanh,
2021, tr.72). Câu nói trên khẳng định: mỗi con người là một cá thể riêng biệt. Mỗi đứa trẻ có
những khả năng, sở trường khác nhau, có cách tư duy khác nhau vì thế khơng thể áp dụng một
phương pháp lên mọi đứa trẻ. Phương pháp dẫu hay, dẫu tốt như thế nào nhưng nếu không phù
hợp thì cũng sẽ khơng mang lại kết quả. “Cùng một cha mẹ, cùng một bàn tay chăm sóc dạy dỗ

thì rồi cuối cùng chị Hai tơi vẫn là chị Hai tơi, nhát nhít và thích ăn bánh, tơi vẫn là tôi hay
hỏi, dễ nhớ và dễ lơ đãng, và Út Tiền vẫn là Út Tiền “miệng lưỡi” và rất tình cảm” (Võ Diệu
Thanh, 2021, tr.87). Trong Lần đầu thấy trăng, Hậu nhận ra rằng: “Sống là phải trải qua buồn
vui thương giận mới thỏa kiếp người” (Võ Diệu Thanh, 2021, tr.72). Hiểu ra điều đó, cơ bình
thản đón nhận tất cả.
Trong truyện Khi hai vua về một nhà (in trong tập Những cậu bé mặt trời), nhà văn đề
cập đến hiện tượng trẻ em chán học, bỏ học chơi game và đặt ra những vấn đề về phương
pháp giáo dục đối với trẻ em. Lời của cô Mai khiến người đọc nhận ra cách yêu thương một
đứa trẻ đúng cách. Khơng phải bất cứ cái gì người lớn thấy tốt, thấy quý mang cho trẻ cũng
khiến trẻ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Những cuốn tập tặng cho Ngàn – một đứa trẻ mồ côi,
ham học sẽ trở thành món quà quý giá nhưng tặng cho Hà – một đứa trẻ coi việc học là cực
hình thì chỉ là đồ bỏ đi “Không phải ai cũng thấy sướng khi nhận chục vở đâu nhóc” (Võ
Diệu Thanh, 2017, tr.11).
Qua ngơn ngữ trần thuật linh hoạt, giọng điệu suy tư, triết lí, cùng với việc đa dạng ngơi
kể, điểm nhìn, tác giả đã gửi gắm những trăn trở của mình về việc nhận thức lại các phương
pháp giáo dục, nhận thức lại về quyền của trẻ em, về các giá trị văn hóa truyền thống đang dần
bị mai một.
430


3. KẾT LUẬN
Với mong muốn nhận thức lại thực tại, nhận thức lại những vấn đề có ý nghĩa đối với xã
hội ngày nay như: giáo dục, trẻ em, văn hóa, Võ Diệu Thanh đã đi sâu phản ánh những góc tối
của giáo dục, những thân phận trẻ em bất hạnh để rồi đặt ra những câu hỏi. Tiếng nói đối thoại
của nhà văn được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Các vấn
đề mà nhà văn đối thoại được thể hiện qua việc đa dạng ngơi kể, điểm nhìn, linh hoạt ngơn ngữ
trần thuật cùng giọng điệu triết lí suy tư. Tiếng nói đối thoại giúp người đọc được đồng sáng
tạo cùng nhà văn. Chính điều này đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho các tác phẩm viết cho
thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Đề cập đến những góc khuất của giáo dục, quyền trẻ em, và loại
hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc – đờn ca tài tử đang có nguy cơ bị mai một, Võ Diệu

Thanh đã cho thấy những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của mình. Điều đó
cho thấy đóng góp quan trong của nhà văn trong việc cách tân truyện viết cho thiếu nhi. Đến
với truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh, độc giả sẽ tự rút ra được những bài học quý
giá cho riêng mình, đặc biệt là bài học về việc giáo dục và tự giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Bá Đĩnh (2017). Nguyên lí đối thoại của M.Bakhtin trong hệ hình lí luận đương đại. khai thác
từ: báo Văn nghệ quân đội online />2. Lê Thị Thúy Hằng (2016). Nguyên lý đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010. luận
án tiến sĩ. Trường Đại học Huế, Đại học khoa học.
3. Võ Diệu Thanh (2014). Lần đầu thấy trăng. Hà Nội: Nhà xuất bản Phụ nữ.
4. Võ Diệu Thanh (2015). Siêu nhân cua. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kim Đồng.
5. Võ Diệu Thanh (2016). Chúng mình bay đầy trời. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kim Đồng.
6. Võ Diệu Thanh (2016). Tiền của thần cây. Hà Nội: Nhà xuất bản Phụ nữ.
7. Võ Diệu Thanh (2017). Những cậu bé mặt trời. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kim Đồng.
8. Võ Diệu Thanh (2021). Quà tặng của ngày mai. Quảng Nam: Nhà xuất bản Đà Nẵng.

431



×