Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Để bảo vệ quyền nhân thân, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân, Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.56 KB, 22 trang )

Bài tập học kỳ Luật Dân sự
A. LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi người sống trong xã hội đều có những quyền cơ bản, một trong số đó
là quyền nhân thân hay chính là “nhân quyền”. Theo qui định của pháp luật,
quyền nhân thân là quyền dân sự, gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển
giao cho người khác, cụ thể như là danh dự, nhân phẩm, uy tín ... Kinh tế - xã hội
ngày càng phát triển, công nghệ thông tin cũng đã len lỏi sâu rộng vào cuộc sống
của con người mang lại cho chúng ta một cuộc sống đầy đủ hơn, tiếp cận thông
tin tốt hơn, đó là những mặt tốt của vấn đề. Tuy thế, trong xã hội hiện đại này, tên
họ, hình ảnh, nhân phẩm, danh dự của nhiều công dân rất dễ bị bêu rếu, xúc phạm
trên mạng Internet, trên báo chí với nhiều động cơ, mục đích khác nhau, điều đó
khiến cho những người bị xúc phạm đó gặp không ít khó khăn trong cuộc sống.
Để bảo vệ quyền nhân thân, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân, Nhà
nước ta đã đưa ra nhiều phương thức khác nhau. Trong số đó đã được cụ thể hóa
trong luật pháp như Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của người khác tại Điều 611 – Bộ luật Dân sự 2005.
B. NỘI DUNG
I. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
- Danh dự đối với cá nhân là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về
các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó. Danh dự của một
con người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ
công lao và thành tích mà người đó có được.
Còn đối với tổ chức thì danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm
của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó.
- Nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân
với tính cách là một con người.
- Uy tín đối với cá nhân là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công
nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi
người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo.
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
1


Bài tập học kỳ Luật Dân sự
Còn với tổ chức, uy tín là những giá trị tốt đẹp mà tổ chức đạt được trong
quá trình hoạt động và được mọi người công nhận.
Nội dung của ba khái niệm “danh dự”, “nhân phẩm”, “uy tín” có sự đan
xen với nhau. Trong đó, khái niệm danh dự là khái niệm rộng nhất, danh dự chứa
đựng cả nhân phẩm và uy tín. Do đó, xâm phạm nhân phẩm, uy tín chắc chắn sẽ
xâm phạm danh dự của cá nhân, tổ chức.
Mặc dù danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân không trị giá
được bằng tiền, tuy nhiên, xâm phạm đến những giá trị này có thể ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của chủ thể bị xâm phạm. Chính vì thế, không chỉ ở nước
ta, mà ở hầu hết các nước trên thế giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người
đều được bảo vệ. Tuy thế, phương thức bảo vệ có khác nhau. Ở Việt Nam, điều
đó được thể hiện rõ nhất qua các quy định của pháp luật. Pháp luật Việt Nam đã
có nhiều quy định nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và bảo
vệ danh dự, uy tín của tổ chức.
- Theo Hiến pháp năm 1992, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy
tín là một trong những quyền cơ bản của công dân, là quyền hiến định :
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định
hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của công dân”.
(Điều 71 Hiến pháp 1992).
“Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết
tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được
bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật
trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử

lý nghiêm minh”.
(Điều 72 Hiến pháp 1992).
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
2
Bài tập học kỳ Luật Dân sự
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý,
trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của
công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật”.
(Điều 73 Hiến pháp 1992).
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được thừa nhận trong Hiến
pháp thể hiện sự tôn trọng của chúng ta đối với quyền này; đồng thời có ý nghĩa
quan trọng trong việc ban hành các quy định cụ thể để bảo vệ quyền này : được
thể hiện trong Luật Hình sự, Tố tụng Hình sự, Hôn nhân gia đình, Báo chí, Dân
sự và Tố tụng dân sự.
- Theo Bộ luật Hình sự năm 1999, chủ thể có hành vi xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh như:
Tội làm nhục người khác (Điều 121), Tội vu khống (Điều 122), Tội sử dụng trái
phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226), Tội truyền bá văn hoá
phẩm đồi trụy (Điều 253).
- Theo Điều 7 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 : “Công dân có quyền
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi
hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý
theo pháp luật. Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác
cũng như người thân thích của của họ mà bị đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, bị
xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp
luật”.

- Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 : Quyền được bảo vệ danh dự nhân
phẩm, uy tín được quy định tại các Điều 31- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh;
Điều 37- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Điều 38 –
Quyền bí mật đời tư.
Vì thế nên khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người bị xâm phạm, họ
sẽ có các quyền được quy định tại Điều 25 :
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
3
Bài tập học kỳ Luật Dân sự
« Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc
người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc
người vi phạm bồi thường thiệt hại. »
Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã cụ thể hóa điều đó :
« Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi
thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù
đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất
về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa
không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. »
Qua những dẫn chứng trên, đã khẳng định một điều là : mỗi người đều có
quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Khi quyền này bị xâm phạm, thì
người xâm phạm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
II. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Về trách nhiệm gây thiệt hạt ngoài hợp đồng, được xác định theo nội dung
Thông tư số 173 – UBTP, phải thỏa mãn bốn điều kiện :
1. Điều kiện thứ nhất : phải có thiệt hại.
2. Điều kiện thứ hai : Phải có hành vi trái pháp luật.

3. Điều kiện thứ ba : Phải có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi
trái pháp luật.
4. Điều kiện thứ tư : Phải có lỗi của người gây thiệt hại.
Trên cơ sở đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm nhân phẩm,
danh dự, uy tín của người khác được xác định như sau :
1. Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại nói chung là những hậu quả bất lợi ngoài ý muốn về tài sản hoặc
phi tài sản do một sự kiện hoặc một hành vi nào đó gây ra. Vì vậy thiệt hại là một
yếu tố cơ bản cấu thành nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung cũng như
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
4
Bài tập học kỳ Luật Dân sự
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nói
riêng. Thiệt hại xảy ra được coi là điều kiện có tính bắt buộc và là tiền đề trong
việc quyết định phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm khôi phục lại tình
trạng trước khi xảy ra thiệt hại, chỉ cần có thiệt hại xảy ra kể cả thiệt hại không
nghiêm trọng thì người gây thiệt hại vẫn phải có trách nhiệm bồi thường. Thiệt
hại hiểu theo nghĩa thông thường còn là sự bị mất hoặc bị giảm bớt những lợi ích
vật chất hay tinh thần của một người do sự kiện gây thiệt hại của người khác, nó
còn bao gồm cả những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt
hại…tất cả những thiệt hại này được xác định bằng giá trị một khoản tiền cụ thể.
Thiệt hại là tiền đề quan trọng có tính bắt buộc để xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại vì vậy điều kiện đầu tiên khi đánh giá thiệt hại để làm cơ sở quy
trách nhiệm bồi thường đó là: phải xác định được thiệt hại khách quan chứ không
phải là những thiệt hại theo suy diễn chủ quan của những người làm luật và áp
dụng pháp luật bởi thiệt hại thường bao gồm cả hai loại trực tiếp và gián tiếp.
Nhất là những thiệt hại do xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm là những thiệt
hại về các quyền nhân thân rất khó xác định những tổn thất thực tế thành tiền một
cách chính xác tuyệt đối. Giống như cách xác định trách nhiệm bồi thường thiệt

hại nói chung, những thiệt hại do xâm phạm đến các quyền nhân thân được xác
định bao gồm: “trách nhiệm bồi thường về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù
đắp tổn thất về tinh thần” (Điều 307 BLDS).
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý
để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật
dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì :
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết
cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
5
Bài tập học kỳ Luật Dân sự
giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức
năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi
phí cho tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của
người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục
thiệt hại (nếu có).
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được xác định là : nếu trước khi
bị xâm phạm, các chủ thể này có thu nhập thực tế, tuy nhiên do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm nên thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Hành vi gây thiệt hại được xác định là hành vi trái pháp luật.
Pháp luật cấm tất cả những hành vi gây tổn thất cho người khác, cho dù đó
là hành vi cố ý hay vô ý. Trong lĩnh vực pháp lý, một người phải thực hiện một
việc, hoặc cấm không được thực hiện một việc cụ thể nhưng người đó không thực
hiện hoặc thực hiện việc pháp luật cấm đều bị coi là hành vi trái pháp luật.
Mà như ta đã biết Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy

tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải
tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi
nào “xâm phạm” đến các quyền tuyệt đối đó.
Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động. Chủ thể
đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó. Trên thực
tế, nếu xét về hậu quả hành vi thì không phải bao giờ hành vi gây thiệt hại cũng
bị coi là hành vi trái pháp luật. Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp
nếu người thực hiện hành vi đó theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp
buộc họ phải thực hiện hành vi đó, hay đo là những hành vi phù hợp với phạm vi
mà luật cho phép. Ví dụ như gây thiệt hại trong các trường hợp phòng vệ chính
đáng, tình thế cấp thiết hay sự kiện bất ngờ.
3. Quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Quan hệ nhân quả là mối quan hệ khách quan của bản thân các sự vật, tất
cả các hiện tượng đều được gây nên bởi những nguyên nhân nhất định. Khi xem
xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra, cần thiết
phải phân biệt nguyên nhân với những điều kiện nhất định. Những điều kiện này
là những hiện tượng cần thiết cho một biến cố nào đó xảy ra, nhưng bản thân
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
6
Bài tập học kỳ Luật Dân sự
chúng không gây ra một biến cố nào. Còn một nguyên nhân nhất định, trong
những hoàn cảnh cụ thể chỉ có thể gây ra một hậu quả nhất định.
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi
trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại
Điều 604 BLDS dưới dạng: “Người nào…xâm phạm…mà gây thiệt hại, thì phải
bồi thường”. Ở đây hành vi xâm phạm đến danh dự, uy tín của người khác là
nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, xác định mối
tương quan nhân quả là một vấn đề rất phức tạp. Theo phép biện chứng duy vật
thì quan hệ nhân quả là một dạng của mối liên hệ giữa các hiện tượng (sự vật, quá
trình) trong đó một hiện tượng được coi là nguyên nhân với những điều kiện nhất

định đã làm phát sinh một hiện tượng khác (gọi là kết quả). trách nhiệm bồi
thường dân sự dựa trên cơ sở của mối quan hệ mang ý nghĩa nhân quả giữa hành
vi khách quan (hành vi trái PL) với hậu quả (thiệt hại xảy ra). Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng sẽ không phát
sinh nếu thiệt hại xảy ra không phải là kết quả tất yếu trực tiếp của hành vi trái
pháp luật thuộc về người gây thiệt hại xâm phạm đến các quyền nhân thân của
người bị thiệt hại. Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật
và thiệt hại xảy ra để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
danh dự, nhân phẩm của người gây thiệt hại chúng ta cần phải đảm bảo cho được
tính tất yếu khách quan vốn có quy luật của sự việc, hiện tượng chứ không thể chỉ
căn cứ vào một sự ngẫu nhiên nào đó. Đây cũng chính là yếu tố cần phải tuân thủ
của các cán bộ làm công tác xét xử để tránh việc suy đoán nhận định một cách
tùy tiện khi giải quyết các vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại do xâm phạm
đến các quyền nhân thân của chủ thể.
4. Có lỗi của người gây thiệt hại.
Lỗi là một trong bốn yếu tố để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người khác nói riêng. Chúng ta bắt buộc phải xem xét
đến yếu tố này, bởi lẽ, trên thực tế đã chứng minh có những trường hợp xảy ra,
lỗi hoàn toàn thuộc về người chịu thiệt hại. Ví dụ như, có những ca sĩ, diễn viên,
tự mình đã tạo ra scandan với những hình thức khác nhau để mong muốn mình
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
7
Bài tập học kỳ Luật Dân sự
được mọi người quan tâm, để ý đến. Vô tình hay cố ý, những hành vi này đã xâm
phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính họ. Lỗi trong những trường hợp
này thuộc về chính bản thân những người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm. Lúc này, trách nhiệm gây ra thiệt hại không thể quy cho ai khác được.
Theo quy định tại Điều 308 Bộ luật Dân sự thì : Người không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi

có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.
Như vậy khi lỗi là của người gây ra thiệt hại thì người gây thiệt hại phải
chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của
người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới hai dạng hình thức là lỗi
cố ý hay lỗi vô ý.
- Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của
mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy
không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp này,
cho dù người gây thiệt hại có mong muốn hay không mong muốn hành vi của
mình sẽ gây thiệt hại cho người khác nhưng đã có thái độ để mặc cho hậu quả
xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý của mình.
Khi một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ xâm phạm đền danh dự,
nhân phẩm, uy tín của người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không
mong muốn, nhưng lại để mặc cho danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị
xâm phạm thì lỗi của người gây thiệt hại là cố ý. Mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi có ý thức của người gây thiệt hại và trong tâm thức của người đó mong
muốn thiệt hại xảy ra cho người khác đã làm phát sinh trách nhiệm dân sự của
người đó.
- Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có
khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy
trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Hành vi của một người mà xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người khác mà người đó đã không mong muốn, không để mặc cho hậu quả xảy ra
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
8

×