Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TỔNG ĐÀI EWSD pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.92 KB, 26 trang )

TỔNG ĐÀI EWSD
I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI EWSD:
Tổng đài EWSD (Electronic Switching Signal Digital) hãng Siemens của
Đức sản xuất là một hệ thống chuyển mạch điện tử số đa năng và uyển chuyển
dùng trong mạng thông tin công cộng.
Nó đáp ứng cả những nhu cầu về thông tin hiện nay và cho cả tương lai, bao
gồm các đặc điểm sau:
 Có đầy đủ phẩm chất của tổng đài điện tử số SPC (Stored Program Control).
 Được thiết kế theo kiểu Module hóa cho cả phần cứng và phần mềm.
 Được thiết kế linh động, dễ dàng mở rộng dung lượng.
 Được sản xuất với kỷ thuật công nghệ hiện đại, tích hợp với không gian nhỏ
gọn và độ tin cậy cao.
 Dịch vụ phong phú đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Dễ đưa vào


các dịch vụ cộng thêm như internet, ISDn
 Sơ đồ tổng quát của tổng đài EWSD:
 Các thành phần của tổng đài EWSD :
 Đơn vị đường dây số DLU ( Digital Line Unit ) :
 DLU là giao diện kết nối thuê bao.
 Mỗi DLU có thể nối đến LTG bằng 1,2,3 hay 4 luồng PCM 2 Mbit/s. Vì lý do
an toàn mỗi DLU chỉ có thể nối đến LTG bằng 2 luồng PCM theo phương thức
nối chéo.
 DLU có thể lắp đặt nối bộ hay ở xa.
 Đơn vị đường dây số DLU có chức năng kết nối thuê bao và tập trung thuê bao
hoặc tập trung lưu thoại.
 Nhóm đường dây trung kế LTG ( Line Trunk Group ) :

 Kết nối DLU nội đài hay ở xa.
 Kết nối tổng PABX.
 Kết nối AN (Access Network) bằng giao diện V5.
 Kết nối với bàn điện thoại viên cho tổng đài 108, 101…
 Kết nối mạng trung kế liên đài hay quốc tế.
 Kết nối với các thiết bị thông báo (DAS hay INDAS).
 Bên trong đài LTG nối với cả 2 mạng chuyển mạch SN0, SN1.
 LTG bao gồm các thành phần sau : SU ( Signaling Unit : đơn vị báo hiệu ), GS
( Group Switch : điều khiển chuyển mạch nhóm), SPMX ( Speed Multiplexer :
ghép kênh báo hiệu tín hiệu ), GP ( bộ xử lý nhóm - bộ não của LTG ).
 LTG là phần giao tiếp giữa mạch chuyển mạch với giữa các thiết bị bên ngoài
và các tổng đài với nhau.

 Nhóm mạng chuyển mạch SN ( Switch Network ): gồm những tầng khuếch đại
không gian và thời gian làm nhiệm vụ kết nối cuộc gọi kết nối bản tin báo hiệu
CCS7 và kết nối bản tin liên lạc giữ các khối xử lý bên trong đài.
 Tầng chuyển mạch thời gian: khi ghép kênh, từ mã được tuần tự ghi vào bộ
đệm tin, sau đó từ mã này có thể chuyển mạch đến khe thời gian bất kỳ của
đường nối.
 Tầng chuyển mạch không gian: từ mã đến bất kỳ đường truyền vào nào cũng
chuyển mạch đến bất kỳ đường ra của bộ ghép kênh. Tầng chuyển mạch không
gian làm thay đổi luồng tín hiệu.
 Đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC ( Common Channel
Signaling Network Control ) :
 Có nhiệm vụ điều khiển và xử lý báo hiệu CCS7 bên trong một tổng đài và giữ

đài với mạng phục vụ cho tổng đài xử lý cuộc gọi bằng báo hiệu kênh chung
CCNC giải quyết chức năng của MTP (Message Tranfer Part ).
 Bộ điệm bản tin MB (Message Buffer):
 Là bộ phận thuộc CP, có nhiệm vụ điều khiển việc trao đổi bản tin, các tường
thuật, các lệnh giữa các bộ xử lý với nhau phục vụ cho việc xử lý cuộc gọi, bảo
dưỡng và bảo an hệ thống.
 Bộ phát xung đồng bộ trung tâm CCG ( Central Clock Generator ):
 Là bộ phận thuộc CP, các bộ phận trong tổng đài phải hoạt động đồng bộ thì
thông tin liên lạc mới được thông suốt trong toàn bộ hệ thống.
 Để đảm bảo điều này tổng đài EWSD dùng bộ phát xung đồng hồ CCG cung
cấp xung đồng hồ cho hệ thống với độ chính xác cao.
 Bảng cảnh báo SYP ( System Panel ):

 Là bộ phận thuộc CP.
 Trong quá trình vận hành và bảo dưỡng tổng đài tất cả các sự cố phần cứng,
phần mềm và cảnh báo về : nhiệt độ, báo khói, báo cháy, Đều được hiển thị
trên cảnh báo hệ thống bằng tín hiệu đèn và còi khác nhau tùy theo loại và mức
độ nặng nhẹ cảnh báo giúp nhân viên giám sát được toàn bộ hệ thống.
 Bộ xử lý điều phối CP ( Coordination Processor ):
 Là bộ phận đầu não của tổng đài, thực hiện các chức năng chính của bộ điều
phối và xử lý cuộc gọi.
 Ngoài ra, nó còn thực hiện chức năng bảo dưỡng, bảo an, ghi cước.
 Bộ xử lý điều phối xử lý mọi hoạt động của tổng đài. Hai lớp CP, CP 112 và
CP103/CP113 bao trùm toàn bộ ứng dụng của EWSD:
 Những giao tiếp của EWSD có thể phân thành các loại sau:

 Những giao tiếp bên ngoài :
a) Các đường dây thuê bao.
b) Đường truy cập cơ sở ISDN.
c) Đường trung kế số.
d) Đường trung kế analog.
e) Mạng số liệu ( số liệu gói trong những dịch cụ gia tăng VAS ).
f) Trung tâm vận hành và bảo dưỡng.
 Giao tiếp bên trong :
a) Đường truyền PDC 2048 Mbit/s ( 30 kênh thoại, 1 kênh báo hiệu, nối DLU tới
LTG ).
b) Đường truyền SDC 8192 Mbit/s nối giữa LTG với SN. CCNC được nối đến SN
bằng SDC. CCNC được nối đến CP dùng giao tiếp song song.

 Việc truyền số liệu từ CP đến LTG :
a) Đến LTG bằng đường qua mạng xuyên qua SN.
b) Lệnh gửi đến các SGC cũng bằng 1 kênh 64 Kbit/s của SDC.
II. CHỨC NĂNG CÁC KHỒI CỦA TỔNG ĐÀI ESWD:
Đơn vị giao tiếp đường dây số DLU (Digital Line Unit):
 Giới thiệu :
i. Trong tổng đài EWSD, DLU là đơn vị đường dây số mà ở đó các đường dây
thuê bao và PBX được nối đến.
ii. Với tính năng kết nối linh hoạt với độ tin cậy cao và thiết kế theo khối nên
DLU làm việc rất hiệu quả. DLU có thể đặt tại đài (local DLU) hoặc đặt ở đài
vệ tinh ( remote DLU ).
iii. DLU phục vụ nhóm thuê bao trong 1 khu vực, có ưu điểm là rút ngắn đường

dây thuê bao và dễ dàng tập trung lưu thoại đến tổng đài bằng đường truyền số
sơ cấp PDC làm tăng hiệu quả kinh tế.
 Các đặc tính của DLU :
i. Mỗi DLU có thể kết nối đến 952 đường dây thuê bao, con số có thể thay đổi
tùy theo loại đường dây thuê bao (analog, ISDN) và các khối thuê bao liên
quan khác.
ii. Đường dây thuê bao analog có thể dùng cho các thuê bao quay số bằng xung,
ấn phím, có thể có bộ tính cước phí dùng xung xóa 16K hoặc 12K cho thuê bao
công cộng.
iii. Những máy dùng đôi dây thường : điện thoại công cộng, tổng đài nội bộ PBX
analog, tổng đài cở nhỏ và trung bình.
iv. Đường dây thuê bao ISDN dùng đường truyền cơ sở.

v. DLU nối đến LTGB, LTGF hoặc LTGG bằng 2 hoặc 4 truyền sơ cấp PCM 30
( PCM 24 ), đối với DLU trong đài có thể nối đến LTGF, LTGG bằng 1 hoặc 2
đường 4 Mbit/s.
vi. Báo hiệu giữa DLU và LTG là báo hiệu kênh chung.
vii. Khả năng lưu thoại tôí đa 100 Erlang.
viii. Thành phần thiết bị trong các DLU đều giống nhau.
ix. Có thể kết nối với các tổng đài PABX tương tự không quay số trực tiếp và các
thuê bao ISDN dùng các thuê bao BA (Basic Access).
x. Độ tin cậy cao vì mỗi DLU nối với 2 LTG các Module có chức năng quan
trọng đều được trang bị 2 bộ và hoạt động theo chế độ tải (Load Sharing).
xi. Các RDLU-remote DLU được lắp đặt xa tổng đài chính làm giảm chiều dài
đường dây thuê bao và tập trung lưu thoại trên đường truyền dẫn số để đi đến

tổng đài chính. Đồng thới nâng cao chất lượng và giảm giá thành.
xii. 6 DLU ở cùng 1 vị trí có thể tổ hợp lại thành một đơn vị điều khiển từ xa
RCU- Remote Control Unit: cấu trúc có nhiều ưu điểm khi 1 trong số các
đường nối đến tổng đài gặp sự cố các RDLU còn lại vẫn hoạt động bình thường
nhờ RCU cung cấp dịch vụ khẩn cấp.
 Chức năng của từng bộ phận :
 Module đường dây thuê bao :
i. SLMA : SLM Analog Module đường dây tương tự.
ii. Mỗi SLMA có 8 mạch đường dây thuê bao, được điều khiển bởi SLMCP
( SLM Control Processor ).
iii. SLMA có các chức năng sau:

a) Gửi tín hiệu chuông.
b) Nhận xung quay số.
c) Chuyển tín hiệu DTMF nhận từ thuê bao.
d) Ngăn cách dòng DC với tín hiệu thoại.
e) Mã hóa và giải mã tín hiệu thoại.
f) Giao tiếp với luồng 4096 kbit/s.
 SLMA dùng để kết nối thuê bao analog. Mỗi SLMA có thể có 4, 6 hoặc 8
đường dây thuê bao SLCA. Bộ điều khiển SLMCP sẽ điều khiển các mạch
đường dây thuê bao.
 Chức năng của SLMA :
a) Phát hiện tình trạng thuê bao, rung chuông cấp xung tính cước.
b) Bảo vệ chống quá áp.

c) Cấp nguồn.
d) Mã hóa/ giải mã tín hiệu thoại, biến đổi 2 dây thành 4 dây, giao tiếp mạng điều
khiển và mạng 4 Mbit/s.
e) Đo thử kết nối giữa đường dây thuê bao và mạch đường dây thuê bao.
 Mạch điện thuê bao đảm bảo chức năng đủ các tiêu chuẩn BORSCHT :
a) Battery : cung cấp dòng chuông cho thuê bao. Dòng này thường có giá trị từ
20mA đến 100mA. Được cấp thông qua đôi dây thuê bao từ nguồn trung tâm
có điện áp 1 chiều ( - 48V ) so với mặt đất.
b) Overvoltage Protection : bảo vệ chống quá áp cao do sét, chạm lưới điện. Sự
bảo vệ này đảm bảo an toàn cho các thiết bị tổng đài và nhân công trong tổng
đài. 2 loại điện áp ngẫu nhiên cần chống là điện áp cac do sét và điện áp do
hiệu ứng phân bố công suất gây ra.

c) Signaling : chuyển nhận các báo hiệu cho thuê bao.
d) Coding : chuyển đổi tương tự sang số, lọc. Biến đổi tín hiệu tương tự được gửi
đi từ thuê bao đường điện thoại thành tín hiếu số trên PCM để đưa sang bộ tập
trung thuê bao. Đồng thời biến đổi tín hiệu số mang tín hiệu tương tự để hoàn
nguyên tín hiệu ngoại gửi đến thuê bao.
e) Hybrid 2/4 Wire : chuyển đổi giữa mạng 2 dây thành 4 dây. Việc truyền và
nhận tín hiệu trên tổng đài được thực hiện treeb các đường dây tách biệt nhau,
2 dây dành cho tín hiệu truyền đi và 2 dây dành cho tín hiệu nhận tạo thành 4
dây. Cần có sự chuyển đổi dây để dùng chung, hai đặc tính của loại mạch này
là sự ổn định của mạch 4 dây và triệt tiếng vọng.
f) Testing :
i. Mỗi đường dây thuê bao đều phép đo thử, kiểm tra, đường dây thuê bao phải

được mở rộng tới các thiết bị kiểm tra trong quá trình kiểm tra.
ii. Đo thử kiểm tra có thể tiến hành theo chu kì hay theo yêu cầu kỷ thuật.
iii. Truy cập giữa SLTU và các thiết bị kiểm tra có thể thông qua Bus hoặc khối
chuyển mạch tách rời loại nhỏ.
iv. Mạch điều khiển SLTU : hoạt động như 1 giao diện giữa hệ thống điều khiển
tổng đài và một nhóm SLTU, điều này phụ thuộc vào cấu trúc tổng đài.
v. SLM ( Subcriber Line Module Digital ) : Module đường dây thuê bao số.
vi. SLMD dùng để kết nối đường dây số. Mỗi SLMD có 8 mạch thuê bao số và
được điều khiển bởi một bộ xử lý.
vii. Thông qua NT ( Network Terminal ) : mỗi SLCD cung cấp một BA ( Basic
Acess ) cho các thiết bị đầu cuối ISDN.
viii. Dữ liệu truyền giữa NT và SLCD bằng cáp đối xứng có tốc độ 160 Kbit/s

trong đó 144 Kbit/s là tin tức người dùng còn 16 Kbit/s dùng cho đồng bộ,
giám sát và chuẩn đoán.
g) Các chức năng của SLMD :
1) Triệt tiếng dội.
2) Sắp xếp các thông tin đến từ thuê bao thông qua kênh B1 và B2 thành các khe
thời gian cho luồng 4096 Kbit/s.
3) SLMD dùng để kết nối đường dây thuê bao số, mỗi SLMD có 8 đường dây
thuê bao số SLCD ( Subcriber Line Circuit Digital ) được điều khiển bởi bộ xử
lý. Mỗi mạch đường dây thuê bao được nối đến đầu cuối ISDN bằng đường
truyền cơ sở 2B+D với tốc độ truyền dẫn 160Kbit/s. Kênh B dành cho thuê bao
thoại, text, dữ liệu, hình ảnh còn kênh D dùng để khai báo giữa tổng đài và
thuê bao.

4) Giao tiếp đường dây thuê bao.
5) Biến đổi 2 dây thành 4 dây.
6) Biến đổi tất cả các mã thông tin khác thành mã nhị phân và ngược lại.
7) Truyền báo hiệu trên D:
 Đơn vị giao tiếp đường dây số CardDIUD (Digital Interface Unitfor DLU):
 DIUD là phần giao tiếp giữa DLU và LTG, mỗi DIUD giao tiếp 2 đường truyền sơ
cấp PDC (PCM30 hoặc PCM24) hai đường này có thể dùng cáp đồng trục .
 DIUD lấy tín hiệu điều khiển từ TS16 của đường truyền PDC từ LTG và
chuyển tín hiệu này đến DLUC tương ứng.
 Ngược lại, DIUD ghép tín hiệu điều khiển từ DLUC vào TS16 của đường
truyền PDC và truyền đến LTG. DIUD kết nối đến đơn vị bên trong DLU bằng
mạng 4Mbit/s. DIUD lấy tín hiệu đồng bộ từ TS0 của đường PDC.

 DIUD là nơi phân chia hay ghép các kênh báo hiệu và dữ liệu để đưa ra đường
truyền.
S là báo hiệu CCS: LTG và DLUC qua TSIG
FAS: tín hiệu đồng bộ khung
LED hiển thị trên Card DIUD cho biết trạng thái làm việc của DIUD
và đường truyền PDC.
 Nhiệm vụ của DIUD:
 Nhận và chuyển các thông tin thoại từ và đến SLM.
 Lấy ra các thông tin điều khiển cho DLUC từ kênh 16 của PDC do LTGB gởi
đến và nạp các thông tin điều khiển vào kênh 16 của PDC rồi gởi đến LTGB.
 Dùng các tín hiệu từ PDC cho việc đồng bộ xung đồng hồ.
 Thực hiện việc kiểm tra giám sát và dò tìm lỗi.

III. CẤU TRÚC PHẦN CỨNG TRONG TỔNG ĐÀI EWSD:
 Đơn vị giao tiếp dùng cho DLU trong đài ( DIU:LDID ) :
 Đây là đơn vị giao tiếp số dùng cho DLU nội đài thực hiện việc kết nối giữa
DLU và LTGG (B) hoặc LTGF (B) bằng cáp đồng trục hoặc cáp quang có tốc
độ truyền 4Mbit/s.
 DLU: LDID truyền nội dung của 60 kênh thoại và 1 kênh tín hiệu điều khiển.
 DLUC-DLU Control: Bộ điều khiển DLU ( central Unit )
 Đơn vị trung tâm gồm 2 hệ thống DLU (DLU system 0 và 1). Cả 2 hệ thống
được đặt trong cùng 1 frame, DLU system 0 đặt ở shelf 0 và DLU system 1 đặt
ở shelf 1.
 Mỗi hệ thống DLU gồm các đơn vị chức năng sau:

 DLUC ( control for digital line unit ): đơn vị điều khiển DLU.
 DIUD ( Digital interface unit for DLU ): đơn vị giao tiếp số của DLU.
 CG ( clock generator ): Bộ cấp xung đồng hồ.
 2 khối phân tuyến BD (Bus distributor).
 Các chức năng của DLUC :
 Điều khiển thứ tự hoạt động bên trong DLU.
 Phân phối hay tập trung các tín hiệu điều khiển giữa mạch đường dây thuê bao
và DLUC.
 Truy xuất theo chu kỳ các thông điệp trong SLMCP và truy nhập trực tiếp
SLMCP để gửi các lệnh và dữ liệu.
 Thực hiện việc kiểm tra và dò tìm lỗi.
 DIUD và DLUC là các đơn vị trung tâm, được trang bị 2 bộ DLU còn các đơn

vị khác cũng được trang bị 3 bộ:
 BD : Bus Distribution ( Bus phân phối ).
 BDCG : Bus Distribution Generators ( Bus phân phối xung đồng hồ phá ).
 RGMG : Ringing Generator Metering Generator ( Bộ cấp dòng xung chuông
và tính cước ).
 Chức năng của DLU:
 Tập trung lưu thoại của đường dây thuê bao.
 Biến đổi tín hiệu trên đường dây thuê bao: Biến đổi từ Analog sang Digital.
 Thích nghi được với mọi hình thức lưu thoại :
Do cơ cấu của DLU có thể mở rộng theo Module:
 Hoặc là 2 đường PDC (60 kênh thoại).
 Hoặc là 3 đường PDC (90 kênh thoại).

 Hoặc là 4 đường PDC (120 kênh thoại).
 Đưa vào dễ dàng các dịch vụ ISDN.
 Dịch vụ khẩn cấp.
 Lưu thọai chỉ giới hạn trong DLU.
 Không còn các dịch vụ thuê bao.
 Không ghi cước điện đàm được .
 Trong cùng một lúc chỉ cho phép 60 cuộc gọi.
Thiết lập cuộc gọi trong DLU cho dịch vụ khẩn cấp:
 SLM của thuê bao A dò trạng thái thuê bao nhấc máy.
 DIUD gởi âm hiệu mời quay số.
 EMSP nhận và giải mã các tin tức quay số và gởi đến DLUC.
 DLUC yêu cầu DIUD gởi hồi âm chuông đến thuê bao A.

 SLM của thuê bao B phát tín hiệu rung chuông đến thuê bao B.
 NHÓM ĐƯỜNG DÂY TRUNG KẾ LTG ( LINE TRUNK GROUP )
LTG là khối ngoại vi của CP làm trung gian đấu nối giữa DLU và SN
đồng thời LTG cũng dùng để kết nối với tổng đài khác
Đấu nối với một số trường hợp:
 Đấu nối với DLU nội đài bằng luồng PDC 4 Mbit/s
 Đấu nối DLU ở xa bằng luồng PDC 2 Mbit/s
 Đấu nối với SN bằng luồng SDC 8 Mbit/s
 Chức năng của LTG:
 Chức năng xử lý cuộc gọi:
o Nhận và đánh giá các thông tin từ trung kế và đường dây thuê bao.
o Gửi báo hiệu và âm hiệu.

o Nhận và gửi các bản tin đến CP và các bộ xử lý nhóm GP.
o Tạo điều kiện phù hợp với đường dây 8 Mbit/s của mạng chuyển mạch.
 Chức năng bảo an :
o Dò tìm lỗi trong LTG.
o Dò tìm lỗi các đường giao tiếp bên trong tổng đài cho quá trình xử lý
cuộc gọi.
o Thông báo lỗi và chọn đường cho các bản tin đến CP.
o Đánh giá tình trạng lỗi.
 Chức năng điều hành :
o Thông báo dữ liệu và lưu thoại cho CP.
o Thiết lập và đo thử các kết nối .
o Hiển thị các trạng thái hoạt động cho các Module thông qua các LED .

o Tham gia vào việc ghi nhận cước cuộc gọi .
 MẠNG CHUYỂN MẠCH SN ( SWITCHING NETWORK )
 Giới Thiệu:
Mạng chuyển mạch của tổng đài EWSD có thể kết nối cho một số dịch vụ
như: điện thoại, truyền DATA, TELEX… từ các vấn đề trên mạng chuyển
mạch của tổng đài EWSD có thể phục vụ cho mạng dịch vụ thông minh ISDN.
Trong tổng đài EWSD thì SN nằm ở vị trí trung gian và được đấu nối với tất
cả các khối chức năng khác như: CP, CCNC, LTG.
 Vị Trí Của SN Và Giao Tiếp Bên Ngoài:
o SDC – LTG: giao tiếp giữa LTG và SN. Khe thời gian 0 dùng làm
kênh tin tức, nó có nhiệm vụ chuyển các bức tin giữa LTG và CP, giữa LTG
và LTG, khe thời gian từ 1 đến 127 dùng làm kết nối cho thuê bao.

o SDC – CCNC: giao tiếp giữa SN và CCNC cho tín hiệu báo hiệu số 7,
giữa CCNC là LTG.
o SDC – TSG: giao tiếp giữa SN và MBU:LTG cho các thông tin của
tổng đài giữa LTG và CP.
o SDC – SGC: có chức năng giao tiếp giữa SN và MBU:SGC của CP,
chúng có nhiệm vụ thiết lập và giải toả các kết nối.
 Cấu Trúc Của SN:
Mạng chuyển mạch của tổng đài EWSD gồm các nhóm tầng chuyển mạch thời
gian (TSG – Time Stage Group) và nhóm tầng chuyển mạch không gian (SSG –
Space Stage Group) các tầng này có cấu trúc như sau:
o Tầng chuyển mạch thời gian hướng vào TSI (Time Stage Incoming).
o Tầng chuyển mạch không gian hướng vào SS (Space Stage).

o Tầng chuyển mạch thời gian hướng ra TSO (Time Stage Outgoing).
Căn cứ vào dung lượng lắp đặt của tổng đài mà người ta thiết kế mạng chuyển
mạch với:
o SN(B): 504 LTG: kết nối được 504 LTG.
o SN(B): 252 LTG: kết nối được 252 LTG.
o SN(B): 126 LTG: kết nối được 126 LTG.
o SN(B): 63 LTG: : kết nối được 63 LTG.
 ĐƠN VỊ ĐIỂU KHIỂN MẠNG BÁO HIỆU KÊNH CHUNG CCNC
(COMMON CHANEL SIGNALING NETWORK CONTROL )
 Kết Nối CCNC Vào Tổng Đài EWSD:
CCNC giải quyết các chức năng MTP trong EWSD. Điều khiển này được
kết nối tới CP như đơn vị đệm bản tin MBU (Messege Buffer Unit) và vì vậy từ

quan điểm này nó được xem như thiết bị ngoại vi. Liên lạc giữa CCNC và
CP/LTG được giải quyết bởi IOP:MP và danh sách xuất nhập của CMY.
 Cấu Trúc Ba Đơn Vị Chức Năng Của CCNC:
CCNC có cấu trúc theo kiểu MODULAR và việc phân chia rõ ràng các
chức năng giữa CCNC và EWSD cho phép các hệ thống CCNC có thể tương
thích với các công nghệ đổi mới hay mở rộng các thành phần và đơn vị chức
năng mới.
Một CCNC bao gồm ba đơn vị chức năng thích ứng với ba mức của CCS:
o Bộ ghép kênh (UXM/MUXS) mức 1 đến 254 tuyến báo hiệu.
o Nhóm kết cuối ba đơn vị báo hiệu (SILTG) mức 2 lên đến 8 tuyến
báo hiệu.
o Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung (CCNC) mức 3 lên đến 256

tuyến báo hiệu.
 BỘ ĐỆM BẢN TIN MB ( MESSAGE BUFFER )
 MBU:LTG ( Message Buffer Unit For Lien Truck Group ):
MBU:LTG có tối đa 4 Module điều khiển thu phát T/RC và một bộ phân
phối bản tin MDM. Mỗi bộ T/RC phục vụ tối đa cho 16 LTG.
 MBU:SGC ( Message Buffer Unit For Switch Group Control ):
MBU:SGC được kết hợp trong một Module với thích ứng giao tiếp
( Interfaceud ) tới IOP:MB. Cấu trúc của nó cơ bản cũng giống như MBU:LTG
bởi vì MBU:SGC chỉ phục vụ tối đa 3 kênh.
 CG ( Group Clock Generator ):
CG và MUX được kết hợp trong một Module CG/MUX. CG được đồng bộ
bởi bộ phát đồng hồ trung tâm và từ đó cung cấp tất cả các loại tín hiệu đồng hồ

cần thiết cho toàn bộ hoạt động của đài.
 Bộ Ghép Kênh MUX:
Được kết nối với SN thông qua luồng SDC:TSG thích ứng qua 63 kênh ra
qua SDC:TSG. MUX tập trung dữ liệu đến từ MBU:LTG. Mỗi T/RC trong
MBU:LTG cung cấp 2 lần 8 kênh qua đường 4 Mbit/s vào MU:MUX phân phối
63 kênh trên mổi xa lộ đến SN qua 4 T/RC của MBU:LTG tương ứng.
 Bộ Thích Ưng Giao Tiếp:
Có nhiệm vụ chuuyển đổi tín hiệu xung IOP:MP ra dạng TTL.
 BỘ XỬ LÝ PHỐI HỢP CP ( COORDINATION PROCESSOR )
 Giới Thiệu :
Trong hệ thống tổng đài EWSD có nhiều hệ thống phụ độc lập rộng lớn, một
trong các hệ thống đó là bộ điều khiển xử lý của nó, như đơn vị điều khiển

đường dây số DLUC trong DLU, các bộ xử lý nhóm GP.
Sự kết hợp của các bộ điều khiển phân phối như : chuyển số liệu với nhau
được xử lý bởi bộ điều khiển kêt hợp CP.
 Chức Năng Của CP :
 Xử lý cuộc gọi :
o Dịch số
o Tạo đường dẫn
o Phân vùng
o Chọn đường qua mạng chuyển mạch
o Ghi cước cuộc gọi
o Quản lý mạng lưới
 Vận hàng và bảo dưỡng

o Xuất nhập từ bộ nhớ ngoài
o Liên lạc với sự vận hành và bảo dưỡng bên ngoài ( OMT – Operation
Mainternace Terminal )
o Liên lạc với bộ xử lý số liệu thông tin ( DCP )
 Bảo an
o Hệ thống tự kiểm tra lỗi của mình
o Tự xác định vị trí lỗi
o Tự sữa lỗi
IV. PHẦN MỀM TỔNG ĐÀI EWSD:
Cấu trúc:
 Hầu hết các phần mềm của EWSD đều được nạp vào, chỉ có một vài bộ xử lý
có số lượng chức năng hạn chế và độc lập với cách ứng dụng ( như bộ SGC và

MB ) lưu trữ các chương trình cố định trong bộ nhớ ROM.
 Phần mềm có thể được nạp của tổng đài tạo nên hệ thống chương trình ứng
dụng APS.
 Phần mềm của tổng đài EWSD được thiết kế sao cho ít lệ thuộc vào phần cứng.
 Theo cách điều khiển phân bố bên trong tổng đài EWSD, mỗi bộ xử lý bên
trong hệ thống gồm một phần mềm riêng.
 Phần mềm được chia làm hai phần:
 Phần mềm lệ thuộc vào người sử dụng: luôn chứa hệ điều hành được tổ
chức theo đúng chức năng phân hệ của phần cưng.
 Phần mềm không lệ thuộc vào người sử dụng: ( phần mềm người dùng)
 Thực hiện các chức năng ứng dụng khác nhau. Hệ điều hành cung cấp
tất cả những chương trình cần cho phần mềm của người sử dụng.

 Cấu trúc phần mềm của bộ xử lý điều phối
 Phần mềm của từng bộ xử lý chia nhiều chức năng khác nhau. Chức năng được
chia làm nhiều phân hệ. Mỗi phân hệ chứa một số Modul, đây là đơn vị nhỏ
nhất cho sự biên dịch.
 Một thành phần quan trọng của phần mềm EWSD là nhiều loại hình dữ liệu có
thể phân loại tùy theo phạm vi hoạt động, thời gian tồn tại, vị trí lưu trữ của bộ
xử lý điều phối CP.
 Dùng lệnh MML để đưa thông tin vào hệ thống. Các lệnh này được kiểm soát
bằng chương trình quản lý. Các chương trình xử lý cuộc gọi cung cấp dữ liệu
về tính cước và dữ liệu về lưu thoại.
 Chương trình bảo an là một phần của hệ điều hành, được thực hiện một cách tự
động. Ngược lại chương trình bảo dưỡng giống như chương trình quản lý và xử

lý cuộc gọi, nó là những chương trình của người sử dụng.
 Hệ điều hành:
 Mỗi bộ xử lý trong EWSD có hệ trống dành riêng, dung lượng phụ thuộc vào
bộ xử lý mà nó đảm trách và thiết bị về phần cứng. Tất cả các hệ điều hành
phải thực hiện công việc của mình theo thời gian thực. Chúng làm việc theo
phép ngắt và phụ thuộc vào thứ tự ưu tiên. Hệ điều hành của bộ xử lý điều phối
CP gồm các chương trình bảo an và điều khiển.
 Chương trình điều hành :
 Chương trình điều hành có nhiệm vụ điều khiển các tiến trình. Điều khiển các
tiến trình gồm : phối hợp chuỗi các công việc và quản lý tuần tự của các xử lý.
Ngoài ra, chương trình điều hành còn quản lý ngắt, tạo bởi những yêu cầu phát
sinh.

 Nhiệm vụ quan trọng khác của chương trình điều hành là quản lý xuất nhập đến
các thiết bị điều hành ( băng từ, đĩa từ, DCP ).
 Chương trình bảo an :
 Ngăn ngừa phản ứng sai lạc trong hệ thống EWSD.
 Thiết lập cấu hình chức năng hệ thống. Gồm việc nạp phần mềm và cơ sở dữ
liệu từ băng vào đĩa từ để rồi sau đó phân phối những tin tức này từ bộ nhớ
chung ra toàn hệ thống EWSD.
 Mỗi phần mềm chỉ được nạp phần mềm và cơ sở dữ liệu tương ứng với nhiệm
vụ của mình.
 Đo thử định kỳ ( Routine test ):
Những đo thử định kỳ sau đây được thực hiện :
 - Đo thử các khe thời gian TSx phát hiện sai sót trên các kênh thoại.

 - Đo thử RAM trong bộ nhớ DLU.
 - Đo thử DLUC.
 - Đo thử RGMG.
Ngoài ra bộ điều khiển dịch vụ khẩn cấp DLU cũng có vài chức năng đo thử
định kỳ.
 Dịch vụ khẩn cấp :
 Dịch vụ khẩn cấp là 1 đặc điểm quan trọng của DLU. Dịch vụ khẩn cấp được
bắt đầu khi cả 2 hệ thống DLU ( DLUC0 và DLUC1 ) điều bị trở ngại trên
đường dẫn đến CP. Trong khi thực hiện dịch vụ khẩn cấp, chỉ có các thuê bao
trong cùng DLU đó đàm thoại với nhau được.
 Sự kiểm tra định kỳ :
Là những chu trình độc lập, nó chỉ dùng để kiểm tra những chức năng phần

mềm hệ thống ( Xem MMN:SYP, register FC ).
Các trạng thái :
 - CBL ( conditional Blocked ) : khóa có điều kiện.
 - MBL (Maitenance Blocked ) : khóa để bảo dưỡng.
 - NAC (Not Accessible ) : không cho phép chiếm dụng.
 - UNA ( unavailable ) : hư hỏng.
V. ỨNG DỤNG CỦA TỔNG ĐÀI EWSD:
 EWSD dùng làm tổng đài nội hạt :
 Tổng đài kết nối lưu thoại đi và đến thuê bao.
 Dung lượng 1 tổng đài có thể lên đến 250.000 số.
 EWSD dùng làm tổng đài quá giang :
 Tổng đài quá giang có thể dùng như 1 Node trong mạng để kết nối lưu thoại đi

và đến trên đường trung kế đi và đến đường trung kế của đối phương.
 Dung lượng của tổng đài quá giang có thể lên tới 60.000 trung kế.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×