7 lời nói dối thường thấy
nhất trong cuộc đời bạn
Theo các chuyên gia tâm lý, một người bình thường sẽ nói dối ít nhất
một lần trong đời. Trước khi bạn tự nhận bản thân “chẳng bao giờ nói
dối”, hãy tự ngẫm nghĩ thêm một lần nữa rằng “mình đã chắc chắn
chưa?”. Và bây giờ bạn thử xem 7 ví dụ dưới đây để xem sự tự tin của
bạn có đúng không nhé!
“Thật đáng tiếc. Tôi rất muốn làm… nhưng tôi không thể”
Thực tế “tôi không thể” thường cùng nghĩa với “tôi không muốn” trong tâm
trí bạn. Khi bạn nhắc đến “tôi không thể” chính là bạn đang ám thị cho bản
thân biết rằng mình không có cơ hội lựa chọn. Đây được coi như giải pháp
ngắn hạn có lợi cho các vấn đề bạn cảm thấy khó xử, không muốn thực hiện,
cần từ chối. Bạn muốn người khác thấy rằng không hề có sự chọn lựa ở đây
và chỉ đơn giản nó nằm ngoài khả năng bạn đang có. Tuy nhiên, khi bạn
hình thành thói quen nói “tôi không thể”, chính bạn đang làm cho mọi người
mất lòng tin vào bạn. Bản thân bạn cũng cảm thấy mình không có đủ năng
lực làm việc trong lĩnh vực đó nữa. Vì vậy, bạn hãy quay về cách trả lời “tôi
không muốn”, sự tự tin và cảm giác quyền lực sẽ xuất hiện trở lại ngay thôi.
“Tôi xứng đáng được hưởng…”
Tiền lương, xe cộ, món ăn, quần áo, quà tặng…Đây là lời nói xuất hiện
thường xuyên nhất trong cuộc sống hằng ngày. Lời nói dối này có tác dụng
giúp bạn che giấu cảm xúc một cách hoàn hảo. Ví dụ như bạn bỏ công sức
làm việc liên tục suốt một tháng liền. Sau đó, bạn tự thưởng cho bản thân
một bữa ăn thật phong phú. Thế nhưng, cơ thể của bạn thực sự không cần
thiết một lượng lớn thức ăn như thế. Bạn chỉ đang nói dối với cơ thể rằng
thực phẩm là phần thưởng dù nó có thể gây tăng cân. Lúc bữa ăn ấy bị “tiêu
hóa” hết cũng là lúc bạn cảm thấy càng khó chịu với bản thân hơn nữa vì số
tiền đã bỏ ra và số cân nặng bị dư thừa. Thực tế, bạn đang mất cân bằng
trong công việc hiện tại nên phải tìm quên trong những lời nói dối bản thân
về phần thưởng “xứng đáng”. Bạn hy vọng niềm vui tạm thời sẽ giúp bạn
tạm quên đi rắc rối hiện tại. Thay đổi suy nghĩ của bạn từ câu “tôi xứng đáng
được hưởng…” sang câu “tôi cần…”. Điều này nghe có vẻ như thay đổi
không đáng kể nhưng sẽ cho bạn cảm giác giải phóng và tự do hơn về mặt
cảm xúc.
Ảnh: Inmagine.
“Tôi chắc chắn mình đúng”
Bạn thấy câu nói này có vấn đề gì không? Theo các nhà tâm lý học xã hội,
đây là câu nói dối tai hại nhất cho bản thân bạn bởi nó hình thành nên thành
kiến cơ bản trong suy nghĩ. Bạn tin rằng tất cả mọi người điều sai và chỉ có
bạn là đúng. Bạn tự tin vào bản thân đến mức tự ngăn mình lắng nghe lời
giải thích từ người khác, không chấp nhận những giái thích nào và chỉ tin
vào những gì trí nhớ của bạn mách bảo. Như vậy, bạn đang tự làm tổn
thương mình và khiến bản thân mắc kẹt luẩn quẩn trong vòng tri thức hạn
hẹp.
“Tôi không có đủ ý chí”
Con người ai cũng có ý chí kiên cường. Có thể, bạn chưa khám phá hết được
tiềm lực bản thân. Mặc dù, các nhà tâm lý học cho rằng ý chí của con người
là hữu hạn nhưng một khi bạn được đặt trong một môi trường hoặc một
nhiệm vụ bắt buộc, sức mạnh ý chí của bạn sẽ xuất hiện. Giống như việc bỏ
thuốc lá, bỏ một thói quen, bỏ một sở thích, bạn cần phải có một chất xúc tác
kích thích cho ý chí của bạn xuất hiện. Tương tự như cơ bắp, ý chí cũng cần
có sự rèn luyện thường xuyên qua thời gian để có được sự vững chắc.
“Tôi không bao giờ vượt qua được điều đó”
Đây là lời nói dối bạn tự kỷ cho bản thân khi gặp phải một nghịch cảnh
trong cuộc sống. Các nhà thần kinh học đã làm một cuộc nghiên cứu và phát
hiện ra rằng một người bị tai nạn liệt nửa người có thể tìm được hạnh phúc
trở lại sau một năm trời điều trị. Trong khi một người trúng số độc đắc
nhưng lại chẳng hề cảm thấy hạnh phúc hơn sau một năm chi tiêu số tiền đã
trúng. Cảm xúc tiêu cực giống như các cảm xúc khác trong bạn đều có “tuổi
thọ” ngắn hạn và có xu hướng giảm theo thời gian. Chủ yếu bạn nên biết
giảm căng thẳng, tập luyện thiền định, học ngoại ngữ, tìm niềm vui sống.
Sau một thời gian, trí não của bạn sẽ tự động phục hồi từ các chấn thương
căng thẳng và là suy yếu dần nỗi ám ảnh về sự thất bại.
Ảnh: Corbis.
“Tôi không đánh giá người khác qua…”
Tiền tài, vẻ bề ngoài, gia thế, học lực,…Bạn chắc chắn đã làm điều đó ít
nhất một lần trong đời. Điều này được các nhà nghiên cứu về nhận thức gọi
là “Kết luận đặc tính tự phát”. Ngay từ ánh mắt đầu tiên, bạn sẽ không tự
chủ mà đánh giá sơ bộ bề ngoài ngườ đối diện. Bạn có thể tỏ ra hòa nhã với
những người có bề ngoài dễ thương, lạnh lùng với những người ăn mặc lôi
thôi, thương hại với người già cả và ghen tỵ với những người giàu có. Điều
này cho chúng ta một khái niệm sơ bộ trong việc đối nhân xử thế. Tuy vậy,
không phải lúc nào đánh giá của bạn cũng đúng với bản chất.
Ảnh: Inmagine.
“Nếu tôi có 1 tỷ, tôi sẽ thực hiện được giấc mơ và làm…”
Hoặc rất nhiều câu nói mơ mộng tưởng như đùa trong cuộc sống của bạn.
Đôi khi, bạn chắc chắn bản thân sẽ có một bước nhảy vọt về tài chính hay
được hưởng lợi từ một vấn đề rất hiếm khi xảy ra trong cuộc sống. Lời nói
dối này thường không có hại gì cho bạn và mang đến nhiều điều hài hước
cho cuộc sống thêm màu sắc. Không những vậy, lúc bạn hoàn thiện lời nói
dối của mình, bạn cũng đang hình thành lên một giấc mơ và một khao khát
thành công mãnh liệt. Từ khao khát ấy, bạn xây dựng được quyết tâm làm
giàu và có nhiều ý tưởng để thực hiện điều đó.