Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khen trẻ thông minh nhiều cũng không tốt ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.45 KB, 3 trang )

Khen trẻ thông minh nhiều cũng không tốt
1. Anh chị em cãi nhau không hẳn đã sai
Anh chị em dù cãi nhau thì vẫn là anh chị em, không thể bỏ nhau được,
nhất là trẻ con, chúng chỉ cãi nhau, tranh dành đồ chơi một lúc rồi lại có
thể vui vẻ cười nói, chơi chung với nhau luôn được. Đây có lẽ là điều
người lớn cũng phải học tập.
Bố mẹ không nên thấy bọn trẻ thường xuyên cãi nhau hay to tướng với
nhau mà tách chúng ra mỗi đứa một nơi. Đó là một quan niệm sai lầm vì
trẻ em dễ tha thứ và mau quên, chỉ vài phút sau khi gây sự chúng lại có
thể thiết lập hoà bình được.
Cho bọn trẻ chơi chung với nhau để tăng cường mối quan hệ gần gũi anh
chị em và chơi chung còn tốt hơn nhiều so với việc để cho một đứa lủi thủi
chơi một mình. Cho trẻ chơi chung dù chúng có cãi nhau nhưng thực sự
chỉ là những vấn đề tranh cãi trẻ con và tự chúng sẽ biết cách giàn xếp nội
bộ với nhau. Điều này sẽ khiến cho chúng biết cách xử lý tình huống
nhanh nhạy hơn.
2. Khen trẻ thông minh nhiều cũng không tốt
Lẽ tự nhiên, cha mẹ thường muốn con cái mình luôn thông minh, nhưng
việc khen trẻ thông minh nhiều cũng không cũng tốt cho chúng. Nhiều bậc
phụ huynh khen thái quá con mình khiến trẻ có tư tưởng tự cao tự đại và
không biết trình độ hoặc khả năng thực sự của mình thế nào.
Ngoài ra, có một số trẻ "được" khen thông minh nên luôn luôn phải có
gắng hết sức để giữ vững danh hiệu đó. Việc cố gắng cũng sẽ làm chúng
ngoan ngoãn, thông minh hơn, nhưng cũng có thể gây cho chúng một áp
lực bắt buộc phải đạt được điều gì đó.
3. Trẻ nói dối cũng có cái lý của chúng
Cha mẹ luôn dạy con mình phải thật thà và họ sẽ không hài lòng nếu phát
hiện con mình nói dối hoặc tìm cách che giấu sự thật. Nhưng thực tế có
điều bố mẹ chưa biết hết, trẻ nói dối cũng có cái lý riêng của chúng.
Nhiều đứa trẻ nói dối vì không muốn bố mẹ phiền lòng nếu biết sự thật.
Chúng nói dối vì không muốn thấy bố mẹ buồn hoặc phải suy nghĩ nhiều


về chúng. Trẻ nói dối vì không muốn đánh mất lòng tin ở bố mẹ. Hoặc đôi
khi chúng nói dối để thử phản ứng của bố mẹ nữa.
Chính vì vậy, mỗi khi phát hiện con nói dối, cha mẹ không nên trừng phạt
con ngay mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao chúng lại nói dối. Cha mẹ
thử đứng trên cương vị của con mình trong mỗi tình huống để nhìn nhận
vấn đề một cách bao dung hơn.
Điều quan trọng là cha mẹ cần tham gia vào việc nhà cùng với bé. Mỗi lần
làm việc, thử thách đố bé: "Mẹ với con thi xem ai nhặt đồ chơi nhanh
nhất". Những cuộc thi nhỏ sẽ khiến bé hào hứng thực sự vì mong muốn
bản thân là người chiến thắng. Cha mẹ cần kiên trì, linh hoạt và khéo léo
khi giao việc cho con. Nếu lơ là hoặc nuông chiều con thái quá thì sau này
lớn lên, các bé sẽ rất khó bảo.
Phụ huynh cũng như giáo viên nên quan tâm đến sinh hoạt ở trường của
con em, để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn tình trạng con trẻ bị bắt
nạt nhằm tránh hậu quả có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý
sau này của trẻ.
Những bậc phụ huynh đã từng sử dụng biện pháp bắt nạt để dạy dỗ con
cái thì cần suy ngẫm thật kỹ về hậu quả của nó để hạn chế đến mức tối
thiểu. Vẫn biết mọi biện pháp giáo dục con cái mà bố mẹ thực hiện đều
nhằm mục đích cuối cùng là muốn con nên người, nhưng bắt nạt, ép buộc
con trẻ chỉ đem lại kết quả tức thời, mà tác động ngược của nó sẽ để lại
nhiều hậu quả xấu.
Đối với giáo viên, cần phải gần gũi, quan tâm hơn nữa đến học sinh, lắng
nghe những tâm tự nguyện vọng của trẻ, đừng vì lợi ích trước mắt của
bản thân mà bắt nạt, áp đặt trẻ. Giáo viên dạy ở bậc phổ thông có điều
kiện thuận lợi hơn phụ huynh vì được trang bị kiến thức tâm lý lứa tuổi học
sinh. Đó chính là cơ sở để xây dựng những biện pháp giáo dục trẻ vừa
hiệu quả vừa đậm tình người.


×