1
XÁC ĐỊNH NHU CẦU BẢO HIỂM TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA CÁC
HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN
PGS.TS. Nguyễn Văn Song, Th.S. Chu Thị Thảo – Đại học Nông nghiệp Hà Nội
TÓM TẮT
Bảo hiểm nông nghiệp là một chính sách quan trọng của Chính phủ Việt Nam
trong những năm gần đây. Chính sách này có vai trò, ý nghĩa lớn trong việc giảm bớt
những thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Tuy nhiên, hiện nay
chính sách này chưa thực sự đi vào thực tiễn sản xuất sâu rộng, tỷ trọng nông dân tham
gia bảo hiểm nông nghiệp còn thấp mặc dù có 98% người dân thích được bảo hiểm mùa
màng và 87% muốn được bảo hiểm chăn nuôi. [4].Thông qua tiến hành điều tra các hộ
nông dân chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Văn Lâm, sử dụng phương pháp tạo
dựng thị trường (CVM), xác định nhu cầu bảo hiểm chăn nuôi lợn thịt của các hộ dân.
Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới nhu cầu bảo hiểm, từ đó tính toán
tổng quỹ bảo hiểm chăn nuôi lợn thu được hàng năm gần 80 tỷ đồng. Tác giả đề xuất
một số giải pháp nhằm tăng cường tỷ lệ các hộ chăn nuôi lợn nói riêng và chăn nuôi nói
chung tham gia vào thị trường bảo hiểm chăn nuôi.
Từ khoá: bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm chăn nuôi, nhu cầu, bảo hiểm chăn
nuôi lợn thịt.
Summary
Defining the demand of porker producing insurance of farmer households
in Van Lam District, Hung Yen province
Agricultural insurance is the an important policy of Vietnamese Government in recent
years. This policy has a significant to decrease risk and uncertainty for agriculture
production and farmers. However, this policy is not implemented well in the practice,
the rate of agricultural insurance is very low, even 98% of farmers are willing to insure
crops and 87% of farmers are willing to insure livestock. Using data survey and
contingent valuation method (CVM) to define the demand for porker production of
farmer households, the study analyzed the causes that impact the demand of porker
production; and then estimate the total insurance fund for porker production is 80 billion
VND/per year. The authors also recommended significant solutions and policies for
improving the rate of porker production and livestock households to participate in the
livestock insurance market.
Key word: Agricultural insurance, livestock insurance, demand, porker production
insurance.
1. Đặt vấn đề
Do sản xuất nông nghiệp của Việt Nanm có đặc điểm dàn trải trên diện rộng,
quy mô sản xuất manh mún, không theo một quy trình khoa học lại thường xuyên chịu
rủi ro từ thiên nhiên, dịch bệnh. Trước bối cảnh lạm phát ngày càng gia tăng như hiện
nay, cách kiềm chế tốt nhất là ổn định nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, lấy
nông nghiệp làm bản lề trong chính sách tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều
đó, vai trò của bảo hiểm nông nghiệp nặng nề và cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính phủ
đã đưa ra một số chính sách khuyến khích bảo hiểm nông nghiệp phát triển như Đề án
“phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng tới năm 2020”,
2
thực hiện thí điểm bảo hiểm sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực cho một số loại sản
phẩm nông thủy sản như một giải phát phát triển thương mại nông thôn; Quyết định
315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013.
Bảo hiểm nông nghiệp góp phần bảo vệ an toàn các loài tài sản vào quá trình sản
xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống cho người dân, ổn định giá cả trên thị trường tự
do, đặc biệt là giá cả những mặt hàng thiết yếu nhất như: lương thực và thực phẩm. Góp
phần giảm nhẹ và ổn định ngân sách, ổn định đời sống xã hội và giữ vững an ninh lương
thực cho quốc gia. Nếu triển khai bảo hiểm đồng loạt các loại cây trồng và vật nuôi
trong cả nước các công ty bảo hiểm sẽ thu hút được một lực lượng lao động đáng kể vào
làm việc, góp phần tạo thêm công việc cho người lao động, hạn chế tình trạng thất
nghiệp trong xã hội. [1]
Bài viết nhằm xác định nhu cầu bảo hiểm chăn nuôi lợn thịt của các hộ dân, từ
đó xác định một thị trường cho bảo hiểm nông nghiệp phát triển, phân tích một số yếu
tố chính ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm chăn nuôi của nông dân; đề ra các
giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường thu hút nông dân tham gia bảo hiểm cho vật
nuôi.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Huyện Văn Lâm có ngành chăn nuôi rất phát triển, năm 2010 chiếm 48,16 % giá
trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động sản
xuất kinh doanh trong nông nghiệp của huyện gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch
bệnh, nhất là ngành chăn nuôi. Chỉ tính riêng giai đoạn 2008 – 2010, thiệt hại của ngành
chăn nuôi 957.474,0kg sản phẩm chăn nuôi (hơi) các loại, thành tiền là 20.931,86 triệu
đồng; trong đó chăn nuôi lợn thiệt hại là 14.292 con, sản lượng 928.980kg, thành tiền là
20.036,0 triệu đồng. Do đó nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp ngày càng trở nên thiết thực
hơn với người dân chăn nuôi của huyện. [3]
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Sách, các webside;
Phòng Thống kê huyện, phòng nông nghiệp huyện Văn Lâm.
* Nguồn số liệu sơ cấp: Căn cứ vào tình hình kinh tế, vị trí địa lý, phạm vi
nghiên cứu và thời gian nghiên cứu chúng tôi tiến hành chọn đại diện để tiến hành điều
tra bằng phiếu đã xây dựng trước. Đưa ra số liệu tổng quan nhất, không bị sai lệch quá
nhiều, chúng tôi tiến hành điều tra tổng số là 90 phiếu gồm 3 xã: Đại Đồng, Chỉ Đạo và
Tân Quang.
2.3. Phương pháp phân tích
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, ngoài sử dụng các phương pháp truyền thống như
chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin, thống kê kinh tế, so sánh thì phương
pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp tạo dựng thị trường (Contingent
Valuation Method - CVM), phương pháp này được sử dụng nhằm tạo ra một thị trường khi
mà hiện tại chưa có thị trường về một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó. Người nông dân trong
mẫu điều tra được coi là tác nhân tham gia vào thị trường. Người được phỏng vấn, trước tiên
sẽ được giới thiệu, mô tả để hiểu rõ được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm chăn nuôi lợn thịt
– “hàng hóa – dịch vụ cần mua”. Sau đó, sẽ được hỏi về mức sẵn sàng chi trả - Willingness to
pay (WTP) của mình khi được tham gia bảo hiểm chăn nuôi.
Sử dụng kết hợp câu hỏi mở - đóng (Open – ended question) để tìm hiểu các giá trị
3
của mức sẵn sang trả theo kỹ thuật trò đấu thầu (bidding game) để tìm hiểu mức sẵn sàng trả
cao nhất của người được hỏi. Phần câu hỏi mở, các hộ điều tra sẽ được hỏi một cách đơn giản
rằng họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền cho việc mua bảo hiểm chăn nuôi. Phần phương pháp
đấu thầu các chủ hộ sẽ được hỏi có sẵn sàng chi trả một khoản tiền X nào đó cho việc mua
bảo hiểm. Nếu câu trả lời là “có”, câu hỏi trên sẽ được lặp lại với mức tiền cao hơn một tỷ lệ
nào đó, cho đến khi nhận được câu trả lời là “không” thì kết thúc. Giá trị nhận được trước câu
trả lời là “không” được hiểu là mức sẵn sàng trả lớn nhất. Nếu câu trả lời là “không”, câu hỏi
trên sẽ được lặp lại với một mức tiền thấp hơn, cho đến khi nhân được câu trả lời là “có”. Giá
trị nhân được trước câu trả lời là “có” được hiểu là mức sẵn sàng trả lớn nhất. [2]
Sự sẵn sàng chi trả bình quân của người dân cho nhu cầu tham gia bảo hiểm
nông nghiệp được xác định theo công thức sau:
∑
∑
=
=
=
m
k
k
m
k
kk
n
nwtp
wtp
1
1
*
Trong đó:
wtp
: mức WTP trung bình người dân sẵn sàng chi trả
k: chỉ số của các mức WTP, k = (1, m)
m: các mức WTP người dân sẵn sàng chi trả
n
k
: số hộ dân được điều tra ứng với mức WTPk
wtp
k
: mức WTP thứ k
Riêng đối với các hộ dân không sẵn sàng chi trả coi như WTP = 0
Tính mức giá trung bình các hộ tham gia mua bảo hiểm bằng cách tính trị số
giữa theo công thức:
2
WTPWTP
WTP'
maxmin
+
=
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp trong chăn nuôi của các hộ dân điều tra
Thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và huyện Văn Lâm nói riêng
chưa có sự hình thành và phát triển, bởi cung và cầu chưa gặp nhau. Đa số các hộ dân khi
được phỏng vấn đều trả lời chưa từng nghe thấy cụm từ bảo hiểm nông nghiệp. Nếu có biết
đến thì vấn đề người dân quan tâm là ai đứng ra đảm bảo khi họ tham gia vào thị trường này.
Với các hộ dân chăn nuôi quy mô vừa và lớn, họ sẵn sàng tham gia bảo hiểm nông
nghiệp nếu nhà nước có 1 cơ chế chính sách tốt, đảm bảo việc đền bù thiệt hại cho người dân
khi rủi ro xảy ra. Trong 60 hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn có tới 40 hộ đồng ý tham gia mua
bảo hiểm nếu có sự đảm bảo chắc chắn từ phía chính quyền về việc bồi thường khi xảy ra
thiệt hại.
4
64, 44%
35, 56%
Đồng ý Không đồng ý
Đồ thị 1. Ý kiến người dân về bảo hiểm nông nghiệp
Trong tổng số 90 hộ dân điều tra có tới 58 hộ tương ứng 64,44% sẵn sàng tham gia
mua bảo hiểm nông nghiệp; 32 hộ tương ứng 35,56% không đồng ý vì chưa có sự tin tưởng
vào chính sách này.
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn sàng chi trả của người dân
3.2.1. Sự sẵn sàng chi trả của hộ dân theo quy mô chăn nuôi
Ở những hộ có quy mô nhỏ, thường là những hộ công nhân viên chức, những người
già ngoài độ tuổi lao động, không đủ sức và kinh phí để làm nhiều. Ngoài ra còn một phần ít
những hộ không đủ diện tích để chăn nuôi. Do đó đa số họ chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng. Khi
xét đến mức sẵn sàng trả của những hộ này thì họ thường quan tâm ít và nhu cầu của họ cũng
ít hơn. Tuy nhiên nhưng hộ này có trình độ khá cao, vì họ là những người hiểu biết, được học
hành nên khả năng tiếp thu cũng cao hơn. Ở quy mô này có 60% số hộ có nhu cầu mua bảo
hiểm, do đa số họ chăn nuôi nhỏ lẻ nên không kỳ vọng quá nhiều vào việc nhận được nhiều
hỗ trợ khi gặp rủi ro, nên họ chọn mức bảo hiểm thấp nhất.
60
50
83.3
40
50
16.7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
QMN QMV QML
Có nhu cầu BH (%)
Không có nhu cầu BH(%)
Đồ thị 2. Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm của các hộ ở quy mô khác nhau
(
Chú ý: hộ có quy mô nhỏ số lượng đầu con là <50 con; quy mô vừa từ 50 tới 100 con; quy mô lớn > 100 con)
Với nhóm hộ chăn nuôi quy mô vừa số hộ có nhu cầu và không có nhu cầu bảo hiểm
tương đương nhau. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do các hộ chăn nuôi đa phần có mức
thu nhập dao động trung bình từ 300.000 - 1triệu đồng/ đầu lợn. Khi đưa ra các mức bảo
hiểm, với mức <100.000 mức bồi thường thiệt hại thấp, còn với mức bồi thường cao hơn thì
chi phí bỏ ra lớn so với mức lãi thu được nên một nửa số hộ được hỏi không muốn tham gia.
Những hộ còn lại khi được hỏi muốn tham gia bảo hiểm bới đã có sự tính toán với mức thu
nhập, nếu mua bảo hiểm vẫn có lãi nên quyết định đầu tư.
Đặc biệt nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn, số hộ có nhu cầu bảo hiểm cao hơn hẳn so
với nhóm hộ không có nhu cầu tương ứng 83,3% và 16,7%. Nhóm hộ này có sự lựa chọn như
5
vậy là do các hộ chăn nuôi quy mô lớn, đầu tư nhiều nên muốn hạn chế những thiệt hại do
chăn nuôi gây ra.
3.2.2. Sự sẵn sàng chi trả của những chủ hộ theo trình độ giáo dục
Nhóm hộ có trình độ từ trung cấp trở xuống lại có nhu cầu mua bảo hiểm khá
cao, cụ thể nhóm hộ trình độ trung học có 17 hộ sẵn sàng mua bảo hiểm, chiếm 29,3%
số hộ; trình độ sơ cấp có 23 hộ chiếm 39,7% và trình độ trung cấp có 14 hộ chiếm
24,1%. Do đây là nhóm hộ, chăn nuôi là nghề chính nên đầu tư và có sự quan tâm cao.
Riêng nhóm hộ có trình độ đại học chỉ chiếm 6,9%. Nguyên nhân là do nhóm hộ trình
độ đại học phần lớn làm ở các cơ quan nhà nước, chăn nuôi thường do người thân làm
thêm nên không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm, các nhóm hộ còn lại do lấy chăn nuôi là
chủ yếu, thời gian đầu tư cho chăn nuôi nhiều, quan tâm tới nhu cầu bảo hiểm lớn hơn.
25.0
29.3
43.8
39.7
21.9
24.1
0.00.0
9.4
6.9
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Trung
học
Sơ cấp Trung
cấp
Cao
đẳng
Đạo học
và > ĐH
Có nhu cầu BH (%)
Không có nhu cầu BH
(%)
Đồ thị 3. Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm của các hộ theo trình độ giáo dục
Nhưng cũng chính nhóm hộ có trình độ học vấn trung cấp, sơ cấp và trung học
lại có tỷ lệ không có nhu cầu bảo hiểm cao hơn nhóm hộ trình độ đại học và trên đại
học. Nguyên nhân đây là những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa nên không có sự quan
tâm tới vấn đề bảo hiểm cho vật nuôi.
3.2.3. Sự sẵn sàng chi trả của những chủ hộ theo khối lượng xuất chuồng lợn thịt
Đối với nhóm hộ chăn nuôi có khối lượng xuất chuồng bình quân từ 90 – 100
kg/con có số hộ có nhu cầu mua bảo hiểm khá cao, 40 hộ chiếm 69% tổng số hộ có nhu
cầu. Nguyên nhân đây là các hộ chăn nuôi thường gặp rủi ro trong quá trình chăn nuôi,
hàng năm số lợn chết do dịch bệnh chiếm 3 – 5% số lợn nuôi nên có nhu cầu bảo hiểm
cao.
6.3
68.8
25.0
10.3
69.0
20.7
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
140.0
160.0
<90 90 - 100 > 100
Có nhu cầu BH (%)
Không có nhu cầu BH
(%)
Đồ thị 4. Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm của các hộ theo khối lượng xuất chuồng lợn thịt
6
Tuy nhiên trong nhóm hộ chăn nuôi không có nhu cầu mua bảo hiểm thì nhóm
hộ này cũng chiếm tỷ lệ cao, đây là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn nuôi coi là phụ
nên không có sự quan tâm.
Tiếp theo là nhóm hộ có khối lượng chăn nuôi bình quân >100kg/con cũng có sự
quan tâm tới việc mua bảo hiểm, nguyên nhân là do khối lượng lợn nuôi lớn, thời gian
dài, tăng thêm chi phí. Nếu rủi ro thì thiệt hại sẽ lớn nên có 20,7% trong tổng số hộ có
nhu cầu mua bảo hiểm.
3.2.4. Sự sẵn sàng chi trả của những chủ hộ theo mức giá bảo hiểm
Xét sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm của 58 hộ dân đồng ý mua bảo hiểm với các
mức giá bảo hiểm đưa ra khác nhau thì sự hỗ trợ họ nhận được khác nhau.
7%
14%
36%
43%
<100
100 - 200
200 - 300
>300
Đồ thị 5. Sự sẵn sàng chi trả bảo hiểm của các hộ theo mức giá bảo hiểm
Trong tổng số 58 hộ có nhu cầu mua bảo hiểm nông nghiệp. Số hộ sẵn sàng chi
trả ở mức >300.000/con chiếm tỷ lệ cao nhất 43%. Đây phần lớn là các hộ chăn nuôi
quy mô lớn muốn được sự hỗ trợ lớn, đảm bảo thanh toán 100% thiệt hại khi rủi ro xảy
ra. Tiếp theo là mức bảo hiểm 200.000 – 300.000/con chiếm tỷ lệ 36%, đây là các hộ
chăn nuôi có thu nhập 0 – 1 triệu/con, họ mong muốn khi mua bảo hiểm sẽ giảm bớt
một phần rủi ro trong chăn nuôi. Thấp nhất là mức bảo hiểm <100.000/con, chiếm tỷ lệ
7%, đây đa số là các hộ chăn nuôi thua lỗ, mong muốn mua bảo hiểm để vớt vát một
phần chi phí chăn nuôi.
3.3. Xác định tổng quỹ bảo hiểm chăn nuôi cho huyện Văn Lâm
Để thấy số hộ sẵn sàng mua bảo hiểm chia theo quy mô và mức tiền sẵn sàng
mua bảo hiểm bình quân cho một con
Bảng 1. Mức sẵng sàng mua bảo hiểm của hộ chăn nuôi phân theo quy mô
Mức sẵn sằng mua bảo hiểm
bình quân/con
(1000 đồng)
Số hộ quy
mô nhỏ
Số hộ quy
mô vừa từ
Số hộ quy
mô lớn Tổng số hộ
0 12 15 5 32
100 4 0 0 4
150 2 2 4 8
250 3 8 11 22
300 9 5 10 24
(Nguồn: từ số liệu điều tra 2011)
Căn cứ vào mức sẵn sàng chi trả bình quân ở các quy mô khác nhau, có thể tính
được tổng quỹ bảo hiểm huyện Văn Lâm sẽ thu được nếu triển khai thành công chính
sách bảo hiểm chăn nuôi trên toàn địa bàn huyện.
7
Bảng 2. Tổng quỹ bảo hiểm chăn nuôi toàn huyện Văn Lâm
Ch
ỉ ti
êu
Tổng số hộ chăn
nuôi huyện Văn
Lâm (hộ)
Số lợn bình
quân/hộ (con)
Mức sẵn sàng mua
BH bình quân
(đồng/con)
Quỹ bảo hiểm
(đồng)
Quy mô nhỏ 565 61 138.330 4.767.543.450
Quy mô vừa 1.200 216 126.670 32.832.864.000
Quy mô lớn 525 371 211.670 41.228.024.250
Tổng 78.828.431.700
(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra 2011)
Như vậy, với mức sẵn sàng mua bảo hiểm bình quân ở các quy mô khác nhau,
nếu chính sách bảo hiểm chăn nuôi triển khai thành công thì mỗi năm huyện Văn Lâm
sẽ thu được nguồn quỹ gần 80 tỷ đồng. Với nguồn quỹ bảo hiểm này, hàng năm huyện
Văn Lâm sẽ có nguồn ngân sách ổn định hỗ trợ các hộ dân giảm thiệt hại trong quá trình
chăn nuôi sản xuất của họ.
Tuy nhiên trên thực tế, việc thu được nguồn quỹ gần 80 tỷ này không phải dễ
bởi các nguyên nhân sau.
Thứ nhất, các loại chi phí cho chăn nuôi năm 2009 – 2011 đều tăng mạnh do
dịch tai xanh, do giá thức ăn tăng cao , nếu thêm chi phí bảo hiểm sẽ là gánh nặng cho
người dân nếu không có biện pháp tính toán dài hạn.
Thứ hai, do thói quen và tâm lý của người dân trong việc mua bảo hiểm rất khó.
Khi người dân chưa có sự nhận thức đúng về bảo hiểm nông nghiệp, họ sẽ không sẵn
sàng mua bảo hiểm cho vật nuôi. Và đây là một rào cản khó tháo gỡ khi huyện Văn
Lâm muốn triển khai chính sách này.
Thứ ba, thực trạng chăn nuôi tại huyện Văn Lâm là tình trạng chung của các hộ
chăn nuôi trên cả nước hiện nay. Đó là chăn nuôi manh mún, tự phát, không theo đúng
quy trình kỹ thuật, điều này không chỉ xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mà cả các trang
trại lớn cũng xảy ra tình trạng tương tự (chưa tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh chuồng tại
kém, hệ thống thoát nước và phân sơ sài, tự ý mua thuốc trị bệnh không nhờ đến cán bộ
thú y của xã, huyện). Do đó, khi xảy ra rủi ro rất khó xác định căn cứ, nguyên nhân tiến
hành bồi thường.
3.4. Giải pháp nâng cao tỷ lệ các hộ dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp
Xây dựng hành lang pháp lý phù hợp: Hiện nay hành lang pháp lý cho hoạt động
bảo hiểm chủ yếu dựa vào luật kinh doanh, luật bảo hiểm, luật dân sự, luật hình sự. Tuy
nhiên các văn bản, quy định dưới luật chưa tạo điều kiện cụ thể cho việc phát triển các
sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm chăn nuôi nói riêng. Xây dựng
chế tài phù hợp nhằm khuyến khích sự tham gia của các công ty bảo hiểm là tiền đề cần
thiết cho bảo hiểm chăn nuôi được phát triển.
Đào tạo nguồn nhân lực am hiểu lĩnh vực chăn nuôi, thú y, sinh học, môi trường
và nắm vững khoa học kỹ thuật. Từ đó chủ động tiếp cận triển khai dịch vụ bảo hiểm
chăn nuôi, tuyên truyền thuyết phục người sản xuất tham gia bảo hiểm.
Tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng bảo hiểm và giải quyết bồi thường thiệt
hại cho các hộ chăn nuôi nhanh chóng, chính xác, đảm bảo tính công bằng trong việc
đóng phí cũng như bồi thường khi rủi ro xảy ra với các hộ chăn nuôi lợn thịt.
Chủ động nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn, biến đổi khí hậu của vùng chăn
nuôi, nắm bắt các quy luật tự nhiên, tình huống bất thường. Liên kết các trung tâm, viện
8
nghiên cứu nhằm hệ thống hoá số liệu, tính toán độ rủi ro, hình thành một cách khoa
học các chỉ số phục vụ cho bảo hiểm chăn nuôi lợn thịt.
4. Kết luận
Bảo hiểm nông nghiệp trong chăn nuôi tại huyện Văn Lâm sẽ có một thị trường
phát triển rộng lớn. Nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của người dân chăn nuôi
cao, có 64,44% số hộ được phỏng vấn có nhu cầu mua bảo hiểm. Khi xem xét các nhân
tố ảnh hưởng nhu cầu tham gia bảo hiểm thấy rằng:
Thứ nhất: Khi xem xét tới yếu tố quy mô chăn nuôi. Các hộ có quy mô chăn
nuôi lớn và nhỏ có nhu cầu bảo hiểm rất cao 83,3% và 60% số hộ chăn nuôi quy mô lớn
và nhỏ. Nhóm hộ chăn nuôi quy mô vừa thì có nhu cầu ở mức tương đương nhau.
Thứ hai: Khi xét đến trình độ giáo dục. Nhóm hộ có trình độ từ trung cấp trở
xuống lại có nhu cầu mua bảo hiểm khá cao, cụ thể nhóm hộ trình độ trung học có 17 hộ
sẵn sàng mua bảo hiểm, chiếm 29,3% số hộ; trình độ sơ cấp có 23 hộ chiếm 39,7% và
trình độ trung cấp có 14 hộ chiếm 24,1%. Riêng nhóm hộ có trình độ đại học chỉ chiếm
6,9%.
Thứ ba: Khi xét đến khối lượng xuất chuồng bình quân/con lợn thịt. Đối với
nhóm hộ chăn nuôi có khối lượng xuất chuồng bình quân từ 90 – 100 kg/con có số hộ
có nhu cầu mua bảo hiểm khá cao, 40 hộ chiếm 69% tổng số hộ có nhu cầu.
Thứ tư: Khi xét đến mức giá mua bảo hiểm. Trong tổng số 58 hộ có nhu cầu
mua bảo hiểm nông nghiệp. Số hộ sẵn sàng chi trả ở mức >300.000/con chiếm tỷ lệ cao
nhất 43%. Thấp nhất là mức bảo hiểm <100.000/con, chiếm tỷ lệ 7%, đây đa số là các
hộ chăn nuôi thua lỗ, mong muốn mua bảo hiểm để vớt vát một phần chi phí chăn nuôi.
Với sự sẵn sàng chi trả mua bảo hiểm của các hộ dân, toàn huyện Văn Lâm sẽ
thu được nguồn quỹ bảo hiểm gần 80 tỷ đồng. Với nguồn quỹ bảo hiểm này sẽ đảm bảo
nguồn hỗ trợ, giảm bớt thiệt hại cho các hộ chăn nuôi khi rủi ro xảy ra.
Nguyên nhân khiến thị trường bảo hiểm tại huyện Văn Lâm chưa phát triển là
do: các chính sách của Nhà nước về bảo hiểm nông nghiệp chưa cụ thể. Loại hình bảo
hiểm nông nghiệp vốn có nhiều rủi ro, nhất là trong hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh khá
nhiều như hiện nay nên việc kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp thường lỗ, không có lãi.
Thiếu các dịch vụ thích hợp cùng mạng lưới phân phối của doanh nghiệp và đặc biệt là
sự hỗ trợ của Nhà nước để người dân hiểu rõ và tham gia bảo hiểm nông nghiệp.
Cần đề ra một số giải pháp để bảo hiểm nông nghiệp phát triển như: xây dựng
các khu chăn nuôi tập trung, đảm bảo chăn nuôi đúng quy cách, hạn chế rủi ro. Phải có
chính sách bảo hiểm nông nghiệp một cách cụ thể, phù hợp điều kiện chăn nuôi của
huyện. Thực hiện các quy định tài chính phải rõ ràng; quy trình, thủ tục thanh toán bảo
hiểm phải hợp lý tạo niềm tin cho người dân. Hỗ trợ một phần chi phí mua bảo hiểm
nông nghiệp để người dân bước đầu làm quen với hình thức bảo hiểm mới này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thực trạng nông nghiệp và bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam, D0137,
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Song (2009), Bài giảng kinh tế tài nguyên môi trường. Nhà
xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội.
3. Phòng thống kê huyện Văn Lâm, năm 2011
9
4. Webside: 1539781? pers_id=
2177092 &item_id=19139241&p_details=1