Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái Móng Cái sinh sản tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.61 KB, 56 trang )

Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong quá trình đổi mới của đất nước, nền nông nghiệp nước ta đang được
chú trọng phát triển để đạt được mục tiêu có nền sản xuất nông nghiệp tiên
tiến, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ngành chăn nuôi lợn là ngành sản xuất quan trọng của nhiều nước trên thế
giới. Tại Việt Nam thịt lợn chiếm 70 - 75% trong tổng số thịt cung cấp trên
thị trường. Ngành chăn nuôi của nước ta gần đây có chiều hướng phát triển
mạnh cả về số đầu con và năng suất đàn lợn.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về chất lượng và phẩm chất
thịt ngày càng tăng, nhiều giống lợn ngoại cho năng suất cao đã được nhập
vào Việt Nam làm tăng chất lượng thịt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng. Tuy nhiên không phải mọi cơ sở sản xuất đều có điều
kiện chăn nuôi các giống lợn ngoại vì điều kiện kinh tế còn hạn chế nhất là
đối với các hộ gia đình. Để khắc phục những khó khăn này chúng ta đã sử
dụng những giống lợn nội trong đó có lợn Móng Cái để làm nái nền lai tạo
với các giống lợn ngoại nhằm tận dụng ưu thế lai của các giống lợn nội.
Để đáp ứng nhu cầu trên của các cơ sở sản xuất kinh doanh nước ta đã
có những trang trại chăn nuôi lợn nội nhằm cung cấp cho thị trường những
giống lợn Móng Cái chất lượng cao và duy trì nguồn giống và quỹ Gen cho
Quốc gia. Do đó việc chăn nuôi lợn nái Móng Cái là vấn đề rất quan trọng.
Một trong những trại chăn nuôi đó là trại chăn nuôi lợn Móng Cái
thuộc công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp Hải Phòng. Đây là cơ
sở sản xuất và lưu giữ giống lợn Móng Cái cung cấp giống cho địa phương và
các tỉnh thành trong cả nước.
Giống lợn Móng Cái là giống lợn nội lâu đời có ưu thề là khả năng
thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, mắn đẻ, đẻ sai và nuôi con
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
1


Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
khéo do đó chúng ta có thể tận dụng làm nái nền cho quá trình lai tạo, tận
dụng ưu thế lai.
Để việc chăn nuôi đạt hiệu quả cao, chúng ta phải tiến hành hạch toán
kinh tế, đánh giá việc sử dụng các yếu tố kinh tế vào sản xuất kinh doanh xem
đã đạt được hiệu quả hay chưa. Từ đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài:
“Xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái Móng Cái sinh sản
tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp Hải Phòng”
1.2. Mục đích của đề tài
- Xác định được các chỉ tiêu kinh tế về sinh sản của lợn nái Móng Cái.
- Điều tra và đánh giá các khoản chi phí từ chăn nuôi lợn nái Móng Cái.
- Điều tra và đánh giá các khoản thu từ chăn nuôi lợn nái Móng Cái.
- Xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái Móng Cái sinh sản.
- Từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái
Móng Cái.


Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
2
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học, sinh lý, sinh dục của lợn Móng Cái
2.1.1. Nguồn gốc
Là một giống lợn quý ở nước ta, thuộc lớp động vật có vú Maminalia,
nằm trong bộ guốc chẵn Artiodactyla, thuộc họ Sllidae, chủng Sus và thuộc
loài Sus domesticus. Là giống lợn phổ biến nhất ở Việt Nam, có nguồn gốc
từ huyện Hà Cối nay thuộc huyện Đầm Hà và Móng Cái tỉnh Quảng Ninh.
2.1.2. Đặc điểm sinh học

Hình dáng của gống lợn Móng Cái khá đặc trưng của một giống lợn địa
phương. Mình ngắn, cổ ngắn, tai nhỏ, chân nhỏ và ngắn, lưng võng, bụng xệ.
Do hai đặc tính lưng võng và chân lùn nên gần như toàn bộ bụng đặc biệt là
lợn nái luôn sa xuống mặt đất.
Mằu sắc da lông của lợn Móng Cái đen toàn bộ cơ thể. Trên nền đen ấy
có một đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi nằm giữa trán, mõm trắng,
cuối đuôi có chòm lông trắng, bụng và 4 chân trắng. đặc biệt có một khoang
trắng nối giữa hai bên hông với nhau vắt qua lưng trông giống như cái "Yên
Ngựa" là nét đặc trưng nhất về màu sắc của lợn Móng Cái.
Giống lợn Móng Cái thường có từ 10 - 16 vú xếp thành 2 dãy đều nhau,
song song với nhau trên hai bên bẹ bụng. Hầu như không có cá thể nào của
giống lợn Móng Cái có số vú lẻ. Giống lợn Móng Cái có khả năng sinh sản
tốt, đẻ nhiều con nhất trong các giống lợn nội Việt Nam. Sức đề kháng của
giống lợn Móng Cái rất cao, trong quá trình chăn nuôi hầu như ít bị mắc bệnh.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
3
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
2.1.3. Tuổi thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và
khả năng sinh sản. Ở gia súc, tuổi thành thục về tính có các biểu hiện như sau:
Bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng trứng, con
đực sinh tinh. Tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ tinh. Các đặc tính
sinh dục thứ cấp bắt đầu xuất hiện. Xuất hiện các phản xạ sinh dục: Con cái
động dục, con đực có phản xạ giao phối.
Nói cách khác thành thục về tính của gia súc cái được đánh giá bằng
hiện tượng động dục và rụng trứng. Lợn cái sau khi thành thục về tính thì biểu
hiện động dục, lần thứ nhất thường không rõ ràng và tiếp sau đó ở các kỳ sau
sẽ dần đi vào quy luật.
Tùy thuộc vào loại gia súc khác nhau mà thời gian thành thục về tính
khác nhau. Tuổi thành thục về tính của lợn cái khoảng 6 tháng,dao động từ

5 - 8 tháng tuổi. Lợn cái nội thành thục sớm hơn lợn cái ngoại.
Mặt khác tuổi thành thục về tính sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc,
cho nên để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể mẹ,
đảm bảo sự sinh trưởng và phẩm chất giống ở thế hệ sau thì ta nên cho gia súc
phối giống khi chúng đã thành thục về thể vóc. Với lợn cái hậu bị thường cho
phối giống lần đầu lúc 8 tháng tuổi. Tuy nhiên không cho lợn phối quá muộn
vì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sinh sản của con cái và ảnh hưởng tới năng suất
sinh sản của một đời lợn nái. Tuổi phối giống lần đầu của lợn nái ngoại
thường vào lúc 8 tháng tuổi và khối lượng đạt 100 - 110kg. Trong thực tế sản
xuất thường bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục đầu và bắt đầu phối ở chu kỳ động
dục thứ 3.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
4
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
2.1.4. Chu kỳ động dục
Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái phát triển mạnh đặc
biệt là cơ quan sinh dục có biến đổi kèm theo sự rụng trứng. Sự phát triển của
trứng dưới sự điều tiết của hooc môn tùy theo tuyến yên làm cho trứng chín
và rụng một cách có chu kỳ. Nó biểu hiện bằng những triệu trứng động dục
theo chu kỳ, được gọi là chu kỳ động dục. Thời gian một chu kỳ động dục
được tính từ lần rụng trứng trước tới lần rụng trứng sau.
Theo John R.Dieh và các cộng tác viên (1996) thì chu kỳ động dục của
lợn thường kéo dài từ 20 - 33 ngày nhưng có thể xê dịch trong phạm vi
18 - 25 ngày, trung bình là 21 ngày và được chia làm 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn trước động dục (1 - 2 ngày): quan sát thấy lợn nái có hiện
tượng xưng huyết ở âm hộ và âm hộ bắt đầu sưng lên, hơi mở ra và có màu
hồng tươi, có tiết chất nhờn loãng chảy ra. Lợn biếng ăn thích nhảy lên lưng
con khác nhưng không thích con khác nhảy lên lưng mình.
Giai đoạn động dục hay chịu đực (2 - 3 ngày): giai đoạn này gồm 3 thời
kì: hưng phấn, chịu đực, không chịu đực.

Ở giai đoạn này lợn nái có hoạt động sinh dục mãnh liệt, âm hộ mở to
hơn, chuyển sang màu mận chín, dịch nhờn keo đặc, lợn rất biếng ăn, nếu gặp
lợn đực nhảy lên lưng thì sẽ đứng yên (đây là hiện tượng chịu đực hay mê
đực). Ở giai đoạn này nếu trứng gặp tinh trùng và được thụ tinh thì sẽ chuyển
sang giai đoạn chửa, ngược lại nếu trứng không được thụ tinh sẽ chuyển sang
giai đoạn sau động dục.
Giai đoạn sau động dục (3 - 4 ngày): giai đoạn này có dấu hiệu sinh dục
giảm dần. Lợn giảm hưng phấn thần kinh, sự tăng sinh và tiết dịch của tử
cung ngưng lại, âm hộ teo dần và tái nhợt. Lợn cái không muốn gần con đực,
không cho con khác nhảy lên lưng nó. Con vật dần trở lại trạng thái bình
thường, ăn uống bình thường.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
5
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
Giai đoạn nghỉ ngơi hay giai đoạn yên lặng sinh dục (12 - 14 ngày):
đây là giai đoạn dài nhất thường bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi trứng rụng mà
không thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu hủy. Ở giai đoạn này hoàn toàn
không có phản xạ sinh dục. Âm hộ teo nhỏ, màu trắng nhạt, lợn ăn uống bình
thường. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi để khôi phục lại cấu tạo chức năng cũng
như khôi phục lại năng lượng cho chu kỳ tiếp theo.
Chu kỳ động dục, thời gian động dục cũng như các biểu hiện về hành vi
sinh dục ở lợn cái thay đổi tùy theo giống, lứa tuổi, mùa vụ, điều kiện nuôi
dưỡng, chăm sóc... Hơn nữa, lợn nái hậu bị thường có chu kỳ động dục dài
hơn lợn nái cơ bản hoặc nếu chăm sóc nuôi dưỡng kém thì chu kỳ động sẽ
kéo dài.

2.2. Khả năng sinh sản của lợn nái
2.2.1. Khái quát về khả năng sinh sản
Sinh sản là một thuộc tính trọng yếu của sinh vật nói chung và gia súc
nói riêng, là một đặc trưng quan trọng vào loại bậc nhất của sinh vật nhằm

duy trì nòi giống và đảm bảo sự tiến hóa của con vật. Ở gia súc nói chung và
lợn nói riêng thì sinh sản là một chức năng quan trọng mang ý nghĩa tái sản
xuất ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người.
Chính vì vậy mà sinh sản là một tính trạng mà con người hết sức quan
tâm và chú trọng nhằm mục đích làm sao trong một thời gian ngắn nhất gia
súc sinh sản được nhiều nhất, thế hệ sau có những đặc tính tốt hơn thế hệ
trước, trong đó năng suất sinh sản được nâng cao thì mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhất trong chăn nuôi.
Quá trình sinh sản chiụ sự điều khiển của thần kinh và thể dịch, có thể
được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển nhằm đảm bảo cho sự điều tiết
trong quá trình sinh sản.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
6
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
Trong từng giai đoạn khác nhau của cơ thể luôn có sự gắn kết giữa thần
kinh và thể dịch.
Mối quan hệ này luôn luôn tuân theo một quy luật hệ thống kế tiếp và
thống nhất trong một cơ thể với cơ chế hoạt động nhiều chiều của thần kinh
và thể dịch.
Mối quan hệ này luôn luôn tuân theo một quy luật hệ thống kế tiếp và
thống nhất trong một cơ thể với cơ chế hoạt động nhiều chiều của thần kinh
và thể dịch. Nếu trong một khâu nào đó của mối quan hệ nhiều chiều này bị
rối loạn thì cơ thể gia súc sẽ thay đổi theo hướng có lợi hoặc có hại đến khả
năng sinh sản. Sự thay đổi này được thể hiện dưới hình thức chậm động dục ở
lợn cái hậu bị và chậm động dục trở lại ở lợn nái sinh sản hay ở gia súc động
dục mà không có trứng rụng dẫn đến hiện tượng vô sinh ở gia súc cái.
2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái và những yếu
tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó
Trong thực tế có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn
nái, nhưng các nhà di truyền và chọn giống lợn chỉ quan tâm đến một số tính

trạng có năng suất nhất định, mà theo họ là chỉ tiêu quan trọng nhất trong
chăn nuôi lợn nái sinh sản.
2.2.2.1. Số con cái đẻ ra trên ổ
Số con đẻ ra trên ổ được đánh gía bằng số lợn con còn sống và số con
chết trong một ổ, chỉ tiêu này nói lên mức độ đẻ sai của lợn nái.
Số con đẻ ra trên ổ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Giống khác nhau thì
số con đẻ ra trên ổ cũng khác nhau.
Lợn Móng Cái đẻ 12 - 14 con/ lứa.
Số con đẻ ra trên ổ nhiều hay ít còn phụ thuộc vào số lượng trứng rụng,
mà số trứng rụng còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Theo J. P. burger (1952), L.
N. Barker và cộng sự (1958) thì các giống lợn màu trắng có số trứng rụng
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
7
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
nhiều hơn các giống lợn màu đen. C.E Hainer và cộng sự (1959) cho biết số
trứng rụng trong một chu kỳ động dục đầu tiên là: 1,3; chu kỳ thứ 2 là 12,3.
Theo J. S perry (1954) thì trứng rụng của nái tơ là 13,5 và nái trưởng thành là
21,4. O. Vangen (1981) cho rằng số trứng rụng trung bình của lợn nái là từ
15 - 20.
Thường thì số trứng rụng ở chu kỳ động dục đầu tiên ít hơn chu kỳ
động dục thứ hai và thứ ba, do đó trong phối giống thường phối giống ở chu
kỳ thứ hai và thứ ba.
Từ nhiều thí nghiệm nuôi dưỡng lợn nái hậu bị, chờ phối. L. L
Anderson và cộng sự (1982) rút kết luận: Thời gian thích hợp tập trung thức
ăn năng lượng cao để tăng số trứng rụng là 11 - 14 ngày trước khi động dục.
Theo Hughes và Varley (1980): Mức ăn cao trong vòng một ngày trước
động dục thì số trứng tăng 0,9 trứng, ăn cao trong vòng 10 ngày thì số trứng
tăng 1,6 trứng và trong vòng 21 ngày thì số trứng rụng tăng 3,1 trứng.
Trong một số quy định chăn nuôi lợn nái của Philippin, của tập đoàn
Cargill (Mỹ) đã áp dụng chế độ nuôi dưỡng bồi thực (Flushing) với thức ăn

hơn 3 kg cho lợn cái hậu bị trong vòng 14 ngày trước phối và chế độ bồi thực
cho lợn nái từ sau cai sữa cho đến phối giống nhằm tăng số lượng trứng rụng
để tăng số con đẻ ra/ ổ.
Số con đẻ ra/ ổ cũng bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ chết phôi và chết thai trong
giai đoạn lợn nái chửa. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng: tỷ lệ chết phôi
thai và chết thai từ lúc thụ tinh đến khi đẻ chiếm từ 30 - 50% và gần 2/3 số đó
rơi vào giai đoạn đầu thời kỳ chửa.
J. S.Perry (1954) cho biết 28% phôi chết vào ngày chửa thứ 13 - 18 và
34,8% vào ngày chửa thứ 20 - 40.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
8
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
2.2.2.2. Số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ sau khi đẻ
Đây là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng. Nó nói lên khả năng đẻ
nhiều con hay ít con của giống, nói lên kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái
có chửa và kỹ thuật thụ tinh của dẫn tinh viên. Trong vòng 24h sau khi đẻ
những lợn con được sinh ra nếu không đạt trọng lượng sơ sinh trung bình của
giống thì không phát dục hoàn toàn đầu to, mông bé v.v . . . thì sẽ bị chết.
Ngoài ra trong thời gian này, lợn con chưa nhanh nhẹn, dễ bị mẹ đè chết. Nếu
lợn nái được đẻ trong cũi có song sắt chắn, thì sẽ tránh được hiện tượng lợn
con bị mẹ đè chết.
Tỷ lệ sống (%) = số con sơ sinh sống đến 24h/số con đẻ ra * 100.
2.2.2.3. Số con đẻ ra/ ổ
Số con để nuôi/ổ là số lợn con đủ tiêu chuẩn giống được giữ lại nuôi.
Số con đẻ nuôi/ổ chịu ảnh hưởng từ số con đẻ ra còn sống trên ổ, độ đồng đều
của lợn con lúc sơ sinh cũng như khả năng tiết sữa nuôi con của lợn mẹ và
trình độ chăm sóc của công nhân viên.
Với thực tế tại trại chăn nuôi lợn Móng Cái thuộc công ty chăn nuôi
Hải Phòng thì số lợn con để nuôi/ổ phần lớn là ưu tiên cho những con cái, vì
mục đích cũng như nhu cầu của trại là cung cấp giống cho các tập thể chăn

nuôi và duy trì giống cho quốc gia, những con đực chỉ được giữ lại nuôi khi
trại có nhu cầu cần đực thay thế hay có sự đặt hàng từ trước của các cơ sở
chăn nuôi khác hoặc dùng ghép đàn khi số lợn cái vẫn chưa đáp ứng đủ số
lượng sữa của lợn nái, tránh tình trạng lãng phí nguồn sữa sẵn có của lợn mẹ.
2.2.2.4. Số con cai sữa/ổ
Là số lợn con được nuôi sống cho đến khi cai sữa mẹ. Thời gian cai sữa
dài hay ngắn tùy thuộc vào cơ sở chăn nuôi, khả năng nuôi con của lợn mẹ và
phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật chế biến thức ăn cho lợn con.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
9
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
Tại các nước tiên tiến, người ta cho lợn con tách mẹ ở 21, 28, 35 ngày
tuổi. Tách lợn ra khỏi mẹ sớm sẽ làm cho số lứa đẻ của một nái/ năm tăng lên,
đồng thời hạn chế được một số bệnh hay lây lan từ mẹ chuyển sang con.
Tại nước ta các trại chăn nuôi nhà nước có thể cho lợn con tách mẹ lúc 35
ngày tuổi. Còn chăn nuôi trong các hộ nông dân thì vẫn cai sữa ở 60 ngày
tuổi.
Số con cai sữa/ổ là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng, quyết định
hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn. Nó phụ thuộc vào khả năng tiết sữa
của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả năng hạn chế
các yếu tố bệnh tật cho lợn con.
Tỷ lệ nuôi sống (%) = số lợn con sống đến cai sữa/số lợn con để lại nuôi
*100.
2.2.2.5. Số con cai sữa/ nái/ năm
Chỉ tiêu này là đánh giá tổng quát nhất đối với nghề nuôi lợn nái.
Người nuôi lợn nái có thể thu được lãi hay không là nhờ ở số lượng lợn con
cai sữa/nái/năm. Nếu tăng số lứa đẻ/nái/năm và tăng số lượng lợn cai sữa
trong mỗi lứa thì số lượng lợn cai sữa/nái/năm sẽ cao.
2.2.2.6. Khoảng cách lứa đẻ
Là thời gian hình thành một chu kỳ sinh sản.

Bao gồm: Thời gian chửa + thời gian nuôi con + thời gian chờ động
dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa.
Trong ba yếu tố trên thì thời gian mang thai là không thể thay đổi. Còn
thời gian nuôi con và thời gian chờ phối là có thể thay đổi để rút ngắn khoảng
cách giữa hai lứa đẻ.
Khoảng cách lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ của nái/ năm.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
10
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
+ Thí dụ:
- Một lợn nái:
Thời gian mang thai: 114 ngày
Thời gian nuôi con: 28 ngày
Thời gian chờ phối: 10 ngày
Tổng cộng cả chu kỳ sinh sản hết 152 ngày. Vậy một năm một nái ấy
đẻ tối đa 2,4 lứa.
- Một lợn nái khác:
Thời gian chửa: 114 ngày
Thời gian nuôi con: 42 ngày
Thời gian chờ phối: 6 ngày
Tổng cộng hết 162 ngày cho một chu kỳ sinh sản. Vậy lợn nái này đẻ
được 2,2 lứa/năm.
2.2.2.7. Khối lượng cai sữa
Khối lượng cai sữa/ con là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng lợn con
của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn nái
nuôi con và lợn con của một số cơ sở chăn nuôi. Do đó thành tích này là bao
gồm cả phần của lợn nái và phần nuôi dưỡng của con người, nhưng trước hết
là thành tích của lợn nái.
Khối lượng cai sữa càng cao thì càng tốt. Lợn sẽ tăng trọng nhanh ở các
giai đoạn phát triển sau.

2.2.2.8. Khối lượng lúc 90 ngày tuổi/con
Với cơ sở chăn nuôi lợn thuần như trại chăn nuôi lợn Móng Cái thì việc
xác định khối lượng lúc 90 ngày tuổi cũng đồng nghĩa với việc xác định khối
lượng bán.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
11
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
Do đây là cơ sở chăn nuôi còn mang nhiều hình thức thủ công, công
nghệ chăn nuôi còn hạn chế cho nên chưa đủ điều kiện cai sữa sớm và do nhu
cầu cũng như thị hiếu của người mua cho nên cơ sở chăn nuôi chỉ nuôi lợn
sau cai sữa trên dưới 90 ngày tuổi thì sẽ xuất lợn đem bán.
2.2.2.9. Số lứa đẻ/nái/năm
Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nó nói lên khả năng nuôi con của lợn
mẹ, cũng như kỹ thuật và điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi.
Số lứa đẻ /nái /năm càng cao thì càng tốt như vậy hiệu quả sử dụng của
nái càng cao, nó cũng nói lên hiệu quả của việc chọn và gây nái của giống và
của cơ sở. Ngoài ra số lứa đẻ/nái/năm còn phụ thuộc vào thời gian cai sữa của
lợn trong quá trình nuôi con.
2.2.2.10. Thời gian sử dụng lợn nái
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc chọn nái làm giống, cũng
như chất lượng, hiệu quả của nái được chọn làm giống. Thời gian sử dụng của
một nái càng nhiều thì càng nói lên chất lượng của nái đó tốt.
Trong thực tế chăn nuôi có những nái được sử dụng rất lâu, do khả
năng nuôi con khéo của nó. Với những nái này thì thường cho chúng ta những
con rất tốt và thế hệ sau sẽ được kế thừa yếu tố di truyền này.
Thời gian này được tính từ khi nái được chọn làm giống cho tới khi loại
thải.
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái
Trong các nhân tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái có thể chia
thành hai loại:

-Nhân tố tác động do di truyền.
-Nhân tố tác động do ngoại cảnh:
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
12
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
+ Nhân tố tác động do thời tiết, khí hậu.
+ Nhân tố tác động do con người như thụ tinh nhân tạo, cai sữa sớm, bổ
sung thức ăn cho lợn con v.v. . .
2.3.1. Nhân tố tác động di truyền
2.3.1.1. Tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng là tính trạng được quy định bởi nhiều cặp gen mà
mỗi cặp gen chỉ có hiệu ứng nhỏ (minorgene). Tính trạng số lượng bị tác
động rất lớn bởi môi trường và sự sai khác về mức độ hơn là sự sai khác về
chủng loại, đó là các tính trạng đa gen (polygene). Hầu hết, những tính trạng
có giá trị của gia súc đều là những tính trạng số lượng mà các tính trạng số
lượng thường có hệ số di truyền thấp và chịu nhiều tác động của ngoại cảnh.
Có hai hiện tượng di truyền cơ bản liên quan đến tính trạng số lượng.
Mỗi hiện tượng di truyền này là một cơ sở lí luận cải tiến di truyền giống vật
nuôi: trước hết là sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, quan hệ thân
thuộc càng gần con vật càng giống nhau. Đó là cơ sở di truyền của sự chọn
lọc. Thứ hai là hiện tượng suy thoái cận thân và hiện tượng ngược lại về sức
sống của con lai và ưu thế lai. Đây là cơ sở di truyền của sự chọn phối để
nhân thuần hoạc tạp giao.
Các tính trạng năng suất sinh sản và khả năng sản xuất là các tính trạng
số lượng do nhiều gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau
vào cấu thành năng suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng năng
suất sinh sản và khả năng sản xuất có sự phân bố liên tục và chịu tác động bởi
nhiều yếu tố ngoại cảnh.
2.3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng
Giá trị kiểu hình (P) của bất kì một tính trạng số lượng nào cũng có thể

phân chia thành: giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu
gen có thể phân chia thành giá trị cộng gộp của các gen (A), giá trị trội của
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
13
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
các gen (D) và giá trị át gen (E
G
) và sai lệch môi trường riêng (E
S
). Giá trị
kiểu hình (P) được biểu thị như sau:
P = G + E
P = A + D + I + E
G
+ E
S
* Giá trị kiểu gen
Giá trị kiểu gen (E) của tính trạng số lượng do nhiều cặp gen quy định.
Phương thức di truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của
di truyền: phân ly, tái tổ hợp, liên kết. Tác dụng của các gen khác nhau trên
cùng một tính trạng có thể là cộng gộp (A) nhưng cũng có thể là không cộng
gộp. Giá trị cộng gộp hay còn gọi là giá trị giống.
Bố mẹ chỉ truyền cho con các gen của chúng chứ không phải truyền
kiểu gen cho thế hệ sau, kiểu gen phải được sáng tạo lại mới ở mỗi thế hệ sau.
Để đo lường giá trị di truyền của bố mẹ cho đời con phải có một giá trị đo
lường có quan hệ với gen chứ không phải có liên quan đến kiểu gen, đó là
“ hiệu ứng trung bình ” của các gen.
Hiệu ứng trung binh của một gen là sai lệch trung bình của cá thể so
với trung bình của quần thể mà nó nhận gen từ một bố hoặc một mẹ nào đó
trong quần thể, còn gen kia nhận từ mẹ hoặc bố khác. Tổng các hiệu ứng

trung bình của các gen mà nó mang (tổng các hiệu ứng được thực hiện với
từng cặp gen ở mỗi locut và trên tất cả các locut) được gọi là giá trị cộng gộp
hoặc giá trị giống của cá thể. Giá tri giống là thành phần quan trọng của kiểu
gen vì nó cố định và có thể di truyền được, do đó nó là nguyên nhân chính
gây nên sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, nghĩa là nó là nhân tố chủ
yếu sinh ra đặc tính di truyền của quần thể và sự đáp ứng của quần thể đối với
sự chọn lọc. Hơn nữa nó là thành phần duy nhất mà người ta có thể xác định
được từ sự đo lường các tính trạng đó ở quần thể.
Tác động của các gen gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của kiểu gen
dị hợp luôn luôn là trung gian so với kiểu hình của hai kiểu gen đồng hợp. Giá
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
14
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
trị cộng gộp (giá trị giống) là cố định và có thể di truyền được. Bố mẹ luôn
truyền các giá trị cộng gộp của mỗi tính trạng của chúng cho đời con. Tiềm
năng di truyền do tác động cộng gộp của gen bố và gen mẹ tạo nên gọi là giá
trị di truyền của con vật hay giá trị giống. Giá trị giống được dùng và chọn lọc
có khả năng di truyền cho đời sau.
Giá trị không cộng gộp bao gồm: sai lệch trội (D) và sai lệch át gen
hoặc tương tác (I).
Sai lệch trội là sai lệch được sản sinh do sự tác động qua lại giữa các
cặp alen ở trong cùng một locut (đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử). Sai lệch
trội cũng là một phần thuộc tính của quần thể. Sai lệch trội có thể là: trội hoàn
toàn (AA = Aa > aa), siêu trội (Aa > AA > aa), trội không hoàn toàn
(AA > Aa > aa). Quan hệ trội của bố mẹ không di truyền được sang con cái.
Sai lệch át gen hoặc sai lệch tương tác là sai lệch được sản sinh ra do sự
tác động qua lại giữa các gen không cùng một alen, thuộc các locut khác
nhau. Từ đó, giá trị kiểu gen biểu thị chi tiết bằng công thức sau:
G = A + D +I
* Sai lệch môi trường

Sai lệch môi trường thể hiện thông qua hai thành phần: sai lệch môi
trường chung và sai lệch môi trường đặc biệt.
Sai lệch môi trường chung (E
G
) là sai lệch giữa cá thể do hoàn cảnh
thường xuyên và không cục bộ gây ra.
Sai lệch môi trường đặc biệt (E
S
) là sai lệch trong cá thể do hoàn cảnh
tạm thời và cục bộ gây ra.
Như vậy, khi một kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locut
trở lên thì giá trị kiểu hình của nó được biểu thị một cách chi tiết như sau:
P = A + D + I + E
G
+ E
S
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng
chúng ta có thể thấy muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
15
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
- Tác động về mặt di truyền (G) bao gồm:
+ Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc.
+ Tác động vào hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách phối
giông hoặc tạp giao.
- Tác động về mặt môi trường (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn
nuôi: thức ăn, nước uống, thú y, chuồng trai, quy trình chăn nuôi, chế độ quản
lý vv...
2.3.1.3. Giống
Giống lợn là yếu tố quyết định tới sức sản xuất của lợn nái. Giống và

đặc tính sản xuất của nó gắn liền với năng suất. Giống khác nhau, cho năng
suất khác nhau:
Ví dụ:
Lợn Móng Cái đẻ 12 - 14 con/lứa.
Lợn Ỉ đẻ 8 - 10 con/ lứa
Lợn Yorkshire đẻ 10 - 13 con/lứa.
2.3.1.4. Phương pháp nhân giống
Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau
Cho nhân giống thuần chủng thì năng suất của chúng cũng chính là năng suất
của giống đó.
Ví dụ:
♂ Móng Cái * ♀ Móng Cái
♂ Yorkshire * ♀ Yorkshire
Cho lai giống thì năng suất sẽ cao hơn hai giống gốc. Các giống đem lai
càng thuần thì khi lai giống cho ưu thế lai càng cao.
Như vậy nhân giống thuần hay lai giống tạp giao sẽ cho kết quả sản
xuất khác nhau.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
16
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
2.3.1.5. Tuổi và trọng lượng phối giống lứa đầu
Để tiến hành phối giống lứa đầu, lợn nái hậu bị phải thành thục cả về
sinh dục và thể vóc.
Thành thục sinh dục là lợn cái hậu bị phải có biểu hiện về động dục và
rụng trứng.
Tuổi trưởng thành về sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm của giống và
điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý cơ sở chăn nuôi. Lợn nái nội như
giống lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi thành thục sinh dục (động đực lần đầu) vào
4 - 5 tháng tuổi 121 - 158) ngày tuổi. Lợn ngoại như Yorkshire, Landrace có
tuổi thành thục sinh dục từ 7 - 8 tháng tuổi.

Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài
hơn lợn nuôi chăn thả. Vì lợn nuôi có thời gian chăn thả sẽ tăng cường trao
đổi chất, tổng hợp được sinh tố và có dịp tiếp xúc với lợn đực, nên có tuổi
động dục lần đầu sớm hơn.
Đối với lợn ngoại được 5 - 6 tháng tuổi nên cho tiếp xúc với lợn đực
mỗi ngày khoảng 15 phút để thúc đẩy sự dậy thì, lợn cái hậu bị sẽ động dục
sớm.
Khi cho tiếp xúc với lợn đực chỉ nên cho tiếp xúc với lợn đực còn non
(khoảng 1 năm tuổi) ở lứa tuổi này, lợn đực cũng có kinh nghiệm gây kích
thích cho lợn cái, đồng thời về tuổi tác và về thể vóc, tính cách cũng không
trênh lệch quá làm cho lợn cái hậu bị rụt rè sợ sệt, tác dụng ức chế hơn là kích
thích.
Lợn cái hậu bị động dục lần đầu không nên cho phối ngay mà cho phối
giống vào lần động dục thứ hai hoặc thứ ba, vì cho phối ở lần động dục đầu
tiên sẽ cho tỷ lệ thụ thai thấp và nếu có thụ thai thì số lợn con/ lứa cũng sẽ
thấp.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
17
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
Ngoài ra tình hình thăng trầm về thức ăn, triển vọng của việc tiêu thụ
lợn con có thể làm cho việc phối giống chậm lại một hoặc hai kỳ động dục.
Ví dụ:
Người nuôi lợn thịt, nhằm vào thời điểm bán lợn thịt tết, nên có thể
nuôi chậm lại 1 - 1,5 tháng v.v. . .Người nuôi lợn nái cần bán lợn con để phục
vụ nuôi lợn thịt vào dịp tết có thể cho phối giống chậm lại.
Sự thành thục về thể vóc là sự sinh trưởng phát triển đầy đủ của các cơ
quan bộ phận của cơ thể.
Khi lợn hậu bị đã thành thục về thể vóc thì mới cho phối giống. Tuy
nhiên, lợn cái hậu bị quá béo làm hạn chế rụng trứng, do đó làm giảm số
lượng con/ lứa.

Vì vậy, lợn cái hậu bị ngoại, nuôi đến 6 - 7 tháng tuổi phải cho ăn hạn
chế để đến khi phối giống: khoảng 7,5 đến 8 tháng tuổi lợn đạt từ
100 - 110kg là vừa.
2.3.1.6. Thứ tự các lứa đẻ
Khả năng sản xuất của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ
khác nhau.
Lợn cái hậu bị ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con/ ổ thấp. Sau đó từ lứa
thứ hai trở đi, số lợn con/ổ sẽ tăng dần cho đến lứa đẻ thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu
giảm dần. Trong sản xuất,người ta thường giữ vững số lượng con/ ổ các lứa từ
6 trở đi bằng kỹ thuật chăn nuôi, quản lý, chăm sóc sao cho đàn lợn mẹ không
tăng cân quá mà cũng không gầy sút quá.
Giữ vững năng suất bằng cách kéo dài thành tích sinh sản của các lứa
đẻ từ lứa thứ 6 cho đến lứa 10 sẽ có lợi nhiều là loại thải chúng đi để thay thế
bằng đàn nái hậu bị. Nếu tăng số lợn nái hậu bị đẻ lứa 1 vào đàn nái sinh sản
sẽ làm tăng giá thành 1kg lợn con cai sữa, làm giảm lợi nhuận của cơ sở chăn
nuôi.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
18
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
2.3.1.7. Kỹ thuật phối giống
Kỹ thuật phối giống có ảnh hưởng tới số lượng con/lứa. Chọn thời điểm
phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa. Nên chú ý rằng,
nếu lợn nái động dục kéo dài 48h, thì trứng sẽ tác dụng vào 8 - 12h trước khi
kết thúc chịu đực. Tức là 38 - 40h sau khi bắt đầu chịu đực.
Cho phối giống quá sớm, hoặc quá muộn thì tỷ lệ thụ thai và số con
sinh ra trên ổ sẽ giảm sút nhanh chóng.
Đối với đàn lợn hạt nhân thì chỉ nên cho giao phối theo lối ghép đôi.
Một lợn nái chỉ cho giao phối một lợn đực. Nhưng để đảm bảo tỷ lệ thụ thai
cao và số lượng con trên ổ cao thì nên phối lặp. Đối với đàn lợn lai, sinh con
thương phẩm thì có thể phối kép, tức là phối hai lần với hai đực giống khác

nhau.
Khoảng cách thời gian giữa hai lần phối lặp và phối kép: từ 12 đến 14h
cho lợn nái cơ bản. Đối với lợn cái hậu bị thời gian này khoảng 10 - 12h.
Trong các kỹ thuật phối, ngoài các thao tác nghề nghiệp ra, điều cốt yếu là
phải xác định thời điểm phối giống thích hợp. Thời điểm phối giống thích hợp
có sự khác nhau giữa lợn nội và lợn ngoại, giữa nái cơ bản và nái hậu bị.
2.3.2. Nhân tố ngoại cảnh
Yếu tố ngoại cảnh có 2 loại:
Nhân tố tác động do tự nhiên thời tiết, khí hậu.
Nhân tố tác động do con người: chăm sóc, thụ tinh nhân tạo, cai sữa
sớm, bổ sung các thức ăn cho lợn con…
Nhân tố tác động do tự nhiên khí hậu: Yếu tố thời tiết tác động rất lớn
đến khả năng sản xuất của lợn.
Nếu thời tiết bất lợi, quá nóng lực, quá lạnh, độ ẩm không khí cao sẽ
làm ảnh hưởng đến sức khỏe (bệnh tật) của nái do vậy làm tỉ lệ thụ thai không
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
19
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
được tốt làm ảnh hưởng đến số con/ lứa, hoặc thai phát triển không tốt, lợn
con sinh trưởng kém.
Đặc biệt với những giống lợn ngoại yếu tố ngoại cảnh tác động có ảnh
hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn.
2.3.2.1. Thức ăn
Thức ăn là yếu tố quyết định đến sự phát triển của lợn.Đặc biệt với lợn
nái nó còn quyết định đến khả năng sinh sản của lợn nái. Lợn nái quá béo thì
làm giảm số trứng rụng, tỷ lệ thụ thai giảm, lượng sữa tiết ra ít. Nhưng nếu
lợn quá gầy thì cũng ảnh hưởng đến số trứng rụng, khả năng nuôi thai và nuôi
con.
Do vậy phải cho nái ăn, uống hợp lý trong từng thời kỳ.
* Lợn nái hậu bị

Kỹ thuật nuôi dưỡng cái hậu bị rất quan trọng để đưa lợn cái vào phối
giống sớm đạt tỷ lệ thụ thai cao, số con/ lứa nhiều.
Giai đoạn từ sau cai sữa cho đến 5 tháng tuổi cho ăn tự do để lợn phát
triển hết mức. Từ tháng thứ 6 (Đối với lợn ngoại và lợn lai) phải cho tiếp xúc
lợn đực vài ngày 1 lần để kích thích cho lợn cái động dục sớm.
Trước khi cho giao phối giống lứa đầu 1 tháng, cần phải cho lợn hậu bị
ăn hạn chế để lợn không béo ảnh hưởng đến sinh sản.
Lợn hậu bị ngoại khi phối giống 7,5 - 8 tháng tuổi đạt trọng lượng
100 - 110kg là vừa, lợn nội khoảng 60kg còn lợn lai khoảng 80 - 90kg là vừa.
Từ cho ăn hỗn hợp thức ăn có chứa 18% protein thô và 3000Kcal ME/1kg
thức ăn.
Từ 60 - 70kg, protein 15 - 16%, 2900 - 3000Kcal ME/1kg thức ăn trở
lên cho đến khi phối giống lứa đầu, cho loại thức ăn hỗn hợp có chứa 14%
protein thô và năng lượng trao đổi là 2900 Kcal ME/1kg thức ăn hỗn hợp
(Theo Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt: Chăn nuôi lợn - 1996).
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
20
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
* Lợn chờ phối
Lợn cái chờ phối là lợn sau khi cai sữa lợn con. Nếu lợn mẹ hao hụt
nhiều cân để phục hồi sức khỏe thì cho ăn theo tiêu chuẩn lợn hậu bị trước khi
phối và lên cho ăn thức ăn xanh: các loại rau xanh, cho lợn ăn tự do để lợn
phục hồi sức khỏe nhanh và sớm động dục lại.
* Lợn nái chửa
Lợn nái chửa trung bình là 114 ngày.
Quá trình phát triển của bào thai được chia ra như sau:
+ Thời kỳ phôi thai: Từ 1 - 22 ngày. Đây là thời kỳ phát dục mạnh.
Khi lợn động dục chỉ 1 bên buồng trứng có rụng trứng, và tinh trùng đi
vào được thụ tinh ở 1/3 trên ống dẫn trứng.
Sau khi thụ thai 1 - 3 ngày, hợp tử sẽ chuyển vào bám ở 2 bên sừng tử

cung:
Hợp tử lấy chất dinh dưỡng từ tế bào trứng và tinh trùng.
Mầm thai được hình thành sau 3 - 4 ngày. Lúc đầu mầm thai lấy chất
dinh dưỡng từ noãn hoàn và tinh trùng. Sau đó hình thành màng, mầm thai lấy
chất dinh dưỡng qua màng bằng thẩm thấu.
Túi phôi được hình thành sau 5 - 6 ngày, túi phôi chứa chất lỏng.
Màng ối hình thành sau 7 - 8 ngày. Màng ối chứa một lượng dung dịch
lỏng lớn giúp cho phôi nằm thoải mái bên trong, dễ xê dịch, không va chạm
với các cơ quan xung quanh. Thời kỳ này màng ối cung cấp chất dinh dưỡng
cho phôi: Protein, đường, mỡ, muối, caroren và là nguồn cung cấp nước quan
trọng cho phôi. Vào cuối thời kỳ chửa màng ối giúp sinh đẻ dễ dàng.
Màng đệm hình thành sau 10 ngày. Mặt màng đệm có nhiều lông
nhung để lấy chất dinh dưỡng từ mẹ truyền cho phôi.
Màng niệu: Hình thành sau 12 ngày chửa, chứa nhiều nước tiểu của
phôi thai.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
21
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
Thời kỳ này trọng lượng của phôi thai đạt từ 1 - 2g. Thời kỳ này dễ bị
tiêu thai. Thức ăn hôi mốc, các hóa chất cũng dễ làm hỏng thai. Lợn mẹ cần
yên tĩnh không đuổi đi lại xáo động mạnh.
Do vậy ở thời kỳ này cần phải đặc biệt chăm sóc cho lợn nái.
+ Thời kỳ tiền thai: từ 23 - 29 ngày.
Thời kỳ này bắt đầu hình thành nhau thai. Sự kết hợp giữa mẹ và con
chắc chắn hơn. Đến ngày thứ 30 trọng lượng đã đạt 3g. Ngày thứ 39 đạt 6 - 7g
chất dinh dưỡng chủ yếu lấy từ cơ thể mẹ.
+ Thời kỳ bào thai: 40 - 114 ngày.
Thời kỳ này trao đổi chất mãnh liệt, hình thành đầy đủ các cơ quan bộ
phận như lông, dạ dày, ruột, răng. . . hình thành đầy đủ các đặc điểm giống.
Bào thai phát triển rất nhanh nhất là 30 ngày trước khi sinh, đến cuối thời kỳ

bào thai trọng lượng bào thai tăng gấp 600 đến 1300 lần.
Vì vậy nuôi dưỡng lợn nái ở thời kỳ cuối rất quan trọng. Nó quyết định
trọng lượng sơ sinh.
Trong thực tế sản xuất để thuận tiện người ta chia ra làm 2 thời kỳ:
chửa kỳ I từ khi thụ thai đến trước khi đẻ.
Chửa kỳ II: 1 tháng trước khi đẻ, 3/4 trọng lượng sơ sinh là phát triển ở
chửa kỳ II.
Nhu cầu dinh dưỡng.
Protein chửa kỳ I: 90 - 100 protein/đơn vị thức ăn.
Protein chửa kỳ II: 100 - 110 protein/đơn vị thức ăn.
Hoặc hỗn hợp thức ăn có 13 - 14% protein thô, cân đối năng lượng
cũng như axit amin, các loại vitamin: A, B1, . . và các nguyên tố khoáng như
Ca, P và muối ăn.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
22
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
2.3.2.2. Chăm sóc
Trong chăn nuôi thì việc chăm sóc quản lý rất quan trọng, đặc biệt là
thời gian chửa.
Lợn nái chửa kỳ I phải cho vận động mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 giờ.
Lợn vừa phối giống tuần đầu không cho vận động (sau giai đoạn phôi thai
1 - 22 ngày mới cho vận động).
Lợn chửa kỳ II cũng cho vận động nhưng thời gian vận động giảm đi 1
nửa.
Lợn nái sắp đến ngày đẻ không cho vận động 3 - 4 ngày trước khi đẻ.
Cần phải đặt việc trợ sản lên hàng đầu.
2.3.2.3. Các bệnh thường gặp trong chăn nuôi lợn nái Móng Cái
Trong chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nói
riêng thì dịch bệnh là vấn đề quan tâm nhiều nhất. dịch bệnh ảnh hưởng trực
tiếp tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của

người chăn nuôi. Vì vậy việc phòng chống dịch bệnh là một vấn đề hết sức
quan trọng, quyết định đến thành công của chăn nuôi.
Hiện nay có rât nhiều các nghiên cứu,các tài liệu về dịch bệnh xảy ra ở
lợn. các tài liệu này không chỉ có ích cho các bác sĩ thú y mà nó còn có ích
cho các nhà chăn nuôi, nó giúp cho các nhà chăn nuôi có thể chủ động phòng
chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần vào thành công trong chăn nuôi.
* Bệnh ỉa phân trắng
- Nguyên nhân:
+ Do gia súc non: sự phát dục của bào thai kém, do đặc tính sinh lí của
bộ máy tiêu hóa gia súc non, trong 3 tuần đầu chưa có khả năng tiết dịch vị,
trong dịch vị chưa có HCL, hàm lượng hoạt tính của men Pepsin ít. Hệ thống
tiêu hóa chưa hoàn thiện, tốc độ phát triển nhanh, sữa mẹ ngày càng giảm về
chất lượng và số lượng.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
23
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
+ Do gia súc mẹ: trong thời gian mang thai thiếu chất dinh dưỡng hoặc
bị bệnh, trong thời gian nuôi con không đủ chất dinh dưỡng, thay đổi khẩu
phần ăn đột ngột... làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Con mẹ bị bệnh hoặc
cho bú không điều độ.
+ Do ngoại cảnh: thời tiết thay đổi đột ngột, ẩm độ, nhiệt độ chuồng
nuôi không thích hợp, gia súc bị cảm lạnh. Chuồng trại không hợp vệ sinh,
máng ăn để thức ăn chua. Do mắc bệnh kí sinh trùng, do vi sinh vật gây bệnh
đường ruột.
- Cơ chế sinh bệnh:
+ Các nguyên nhân gây bệnh tác động vào cơ thể làm ảnh hưởng tới
nhu động tiết dịch của dạ dày: giảm nhu động và tiết dịch.
+ Trong dịch vị thiếu axit HCL, men Pepsin, Bimozin, làm cho vừa
không tiêu tích lại dạ dày xuống ruột làm thay đổi độ pH ở ruột non. Vì vậy
làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, hệ vi sinh vật ở ruột già lên ruột non

làm thối rữa Protein ở đường ruột dẫn đến con vật đi ỉa chảy phân có màu
trắng và mùi rất tanh thối.
+ Do cơ chế mất nước làm cho máu cô đặc lại, niệu lọc ở thận giảm dẫn
đến bị nhiễm độc.
- Triệu chứng:
+ Lợn con hay mắc vào ngày thứ 5 - 25 ngày tuổi.
+ Trong 1 - 2 ngày đầu mắc bệnh lợn con vẫn bú và đi lại bình thường,
phân táo bằng hạt đậu xanh nhạt màu sau đó giảm dần từ màu vàng sang màu
trắng. Phân có bọt và chất nhờn mùi tanh khắm. Bệnh nặng lợn con bú ít và
bỏ bú, ủ rũ, lông xù dựng lên, da nhăn nheo nhợt nhạt, đứng co ro một chỗ.
+ Sau 5 - 7 ngày kiệt sức, nhiệt độ thấp, nằm xuống co giật, đường
huyết hạ thấp rồi chết. Nếu chữa khỏi thì chậm lớn, còi cọc.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
24
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
* Bệnh ỉa chảy
- Nguyên nhân:
+ Do thức ăn: thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn giàu chất đạm, chất
béo làm bộ mày tiêu hóa của lợn chưa thích ứng va chuyển hóa ngay được.
Thức ăn bị nấm mốc, nhiều độc tố Alfflatosin. Thức ăn kém vệ sinh nhiều tạp
khuẩn.
+ Do thời tiết: thay đổi đột ngột, trời quá nóng hặc quá lạnh do nền
chuồng ẩm ướt.
+ Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng.
- Cơ chế sinh bệnh
+ Các nguyên nhân gây bệnh tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây
xung huyết từng đoạn ruột, dịch viêm tiết ra đọng lại gây phản xạ, giảm nhu
động ruột và giảm tiết dịch ruột, làm thức ăn không tiêu hóa được dẫn đến lên
men làm tăng nhu động ruột gây ỉa chảy, cơ thể bị mất nước. Khi ỉa chảy lâu
dân đến nhiễm trùng đường ruột gây viêm ruột.

+ Do ỉa chảy nặng làm trở ngại oxi hoá ở mô bào, máu đặc lại làm giảm
niệu lọc ở thận gây nhiễm độc cùng với các sản phẩm thối rữa protein vào
máu gây trúng độc.
- Triệu chứng:
+ Lợn không sốt hoặc sốt nhẹ, giảm ăn, đi ra phân ở trạng thái lỏng,
phân có mùi thối, tanh và khắm. Con vật ủ rũ mệt mỏi, biếng ăn, lông xù,
thường nằm lì một chỗ.
+ Lợn gầy đi nhanh chóng, đi xiêu vẹo, dựa tường, mắt lờ đờ. Nếu lợn
khỏi thì còi cọc chậm lớn.
Sinh viên: Nguyễn Mạnh Đức
25

×