Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Các anh chị hãy phân tích một tương tác trong quan hệ quốc tế mà mình quan tâm nhất theo khung quan hệ quốc tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.98 KB, 18 trang )

Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
---🙞🙜🕮🙞🙜---

Họ và tên: Hoàng Anh Thy
Lớp: K20502C
MSSV: K205020789
Tên học phần: Quan hệ quốc tế
Mã lớp học phần: 202QH0423

1


Đề luận: Các anh/chị hãy phân tích một tương tác trong quan hệ quốc tế mà mình
quan tâm nhất theo khung quan hệ quốc tế.

Bài làm:
1. Vấn đề:
Trong thời đại phát triển ngày nay, mối quan hệ hợp tác giữa các nước luôn là một
vấn đề được ưu tiên và xem trọng. Sự ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, thương mại,
khoa học – kĩ thuật là lí do bắt đầu và duy trì sự hợp tác cùng phát triển giữa các
quốc gia trên thế giới. Đó cũng là tiền đề quan trọng hình thành nên những khối liên
minh vững mạnh, tiêu biểu là Liên minh Châu Âu ( EU ); Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á ( ASEAN ); và các Hợp đồng hợp tác thương mại khác…
Câu hỏi đặt ra là: Nếu không tồn tại các khối liên minh, hay sự hợp tác giữa các nước
láng giềng, chuyện gì sẽ xảy ra ? Liệu đó là điều tích cực hay tiêu cực ? Cho đến
thời điểm này, nổi lên hơn tất cả các sự kiện kinh tế, chính trị, là sự kiện BREXIT,
hay cịn gọi là sự kiện Anh quốc “ly hôn” EU. Cụ thể đây là sự kiện gì, và nó giúp
ta trả lời câu hỏi trên như thế nào, sau đây sẽ là câu trả lời mà chúng ta tìm kiếm.
1.1. Khái quát chung về mối quan hệ giữa Anh và EU trước BREXIT:
Trong suốt nhiều thập kỉ, mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và EU đều trong tình
trạng xung đột và tranh chấp . Nó từ lâu đã là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong


xã hội nước Anh nói chung và chính trường Anh nói riêng. Trước khi tìm hiểu về
Brexit, chúng ta cần nhìn lại một số sự kiện nổi bật trong quan hệ đầy sóng gió hơn
40 năm qua giữa Anh và EU.
1.1.1. Sự hình thành EU:
Sau khi cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai đã làm kiệt quệ nền kinh tế và
mối quan hệ của các nước châu Âu, nhằm hàn gắn và kết nối lại các quốc gia này, ý
tưởng về một Liên Minh châu Âu đã được hình thành từ năm 1945. Tuy nhiên, vào
năm 1951, khi Cộng đồng Than thép Châu Âu (ECSC) được thành lập, nước Anh đã
từ chối tham gia cộng đồng này. Đến năm 1957, Anh quốc cũng đã từ chối lời mời
tham gia Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) của sáu quốc gia sáng lập khác là Bỉ,
Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức.
1.1.2. Anh gia nhập EU:
2


Sự ra đời của Liên minh châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Năm 1951, khi Cộng đồng Than Thép Châu Âu (ECSC) được thành lập, nước
Anh đã từ chối tham gia cộng đồng này. Đến năm 1957, nước Anh một lần nữa
từ chối lời mời tham gia Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC). “Chúng tơi khơng
gia nhập EU vì bị cưỡng chế chính trị như Pháp và Đức”, Ông Robin Niblett,
Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế Hoàng gia Anh lập luận. Sau khi nhận thấy
Pháp và Đức có sự phục hồi kinh tế nhanh chóng sau chiến tranh và hình thành được
một liên minh mạnh mẽ, các nhà lãnh đạo Anh đã thay đổi suy nghĩ của mình về
việc gia nhập EEC. Anh đã nộp đơn xin gia nhập EEC vào năm 1961, nhưng đã bị
bác bỏ 2 lần vào năm 1963 và 1967. Đến năm 1973, Anh chính thức trở thành thành
viên của cộng đồng EEC. Nhưng chỉ hai năm sau, nhiều người dân Anh đã đòi rời
khỏi EEC. Tuy nhiên, sau khi trải qua một cuộc trưng cầu dân ý, Anh vẫn ở lại EEC
nhờ có 67% người dân ủng hộ. Sau sự kiện “Ngày thứ 4 đen tối” năm 1992, nước
Anh rút khỏi Cơ chế tỉ giá hối đoái của châu Âu vào ngày 16 tháng 9 năm 1992.
Cùng năm, Châu Âu xúc tiến q trình hợp nhất chính trị và nước Anh đã quyết định

đứng ngoài cuộc và quyết định không sử dụng đồng tiền chung euro. Trong những
năm tiếp theo, mối quan hệ giữa Anh và EU đã trở nên tốt đẹp hơn song vẫn luôn
tồn tại những điều trắc trở như vấn đề Hiến pháp châu Âu hay việc liệu Brussels có
nên được trao thêm nhiều quyền lực hơn nữa để kiểm soát châu Âu.
1.1.3. Mối quan hệ kinh tế giữa Anh và EU trước sự kiện BREXIT:
EU là đối tác thương mại lớn nhất của nước Anh, chiếm tới 44% sản lượng xuất
khẩu và 53% sản lượng nhập khẩu của nước này trong năm 2015. Về vấn đề việc
làm, hơn 3 triệu việc làm tại Anh có liên quan tới hoạt động xuất khẩu sang EU.
Ngồi ra, đối với Anh, Liên minh Châu Âu cũng đóng vai trò là một nhà đầu tư lớn.
Năm 2014, các nước trong EU đã đóng góp 496 tỉ Bảng – tương đương với 48%
tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Anh. Ngược lại, Anh Quốc cũng
có vai trị quan trọng trong EU, khi nước này đóng góp khoảng 8,5 tỉ Bảng Anh vào
Ngân sách EU (năm 2015), chiếm tới 12,57% tổng ngân sách của tổ chức này, chỉ
đứng sau Pháp và Đức. Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng khoản đóng góp hằng
năm của Anh cho EU là một gánh nặng đối với quốc gia này. Họ cũng tin rằng những
đạo luật khắt khe của EU làm quốc gia này tiêu tốn hàng tỉ Bảng Anh mỗi năm. Cụ
thể, một nghiên cứu của Open Europe đã ước tính rằng top 10 đạo luật “gây phiền
hà” nhất của EU làm Anh hằng năm tiêu tốn 33,3 tỉ Bảng.

3


1.1.4. Vậy điều gì châm ngịi cho BREXIT:
Nhờ những thương lượng và thỏa thuận liên tục của các nhà lãnh đạo Anh và những
người đứng đầu EU, mối quan hệ không phải lúc nào cũng “êm đẹp” giữa Vương
quốc Anh và EU vẫn được duy trì trong suốt 40 năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2010,
khi EU bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đó nổi bật nhất là cuộc khủng
hoảng nợ tại Hy Lạp năm 2010 và giờ là cuộc khủng khoảng nhập cư, nhiều người
Anh một lần nữa lại nghi hoặc về mối quan hệ giữa Anh và EU. Liệu việc là một
thành viên của EU có thực sự có lợi đối với Anh? Vào ngày 23 tháng 6 năm 2016,

Thủ tướng David Cameron đã quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý.
1.2. BREXIT là gì ?
Brexit là một cụm từ được ghép từ hai từ: “Britain” chỉ nước Anh và “exit” chỉ hành
động rời khỏi EU.
Thời gian diễn ra cuộc trưng cầu : Thứ 5 ngày 23 tháng 6 năm 2016.
BREXIT chính thức trở thành hiện thực khi đồng hồ Big Ben ở thủ đô London điểm
23h ngày 31/12 (6h sáng 1/1 giờ Hà Nội), thời điểm nước Anh và thế giới chuẩn bị
bước sang năm 2021. Thủ tướng Boris Johnson, người dẫn dắt "cuộc ly hôn" với
EU, tuyên bố Anh thời hậu Brexit sẽ là một quốc gia "cởi mở, hào phóng, phát triển
4


hướng ngoại, theo chủ nghĩa quốc tế và tự do thương mại". Ơng cũng nói :"Chúng
ta nắm quyền tự do trong tay và việc tận dụng tối đa nó như thế nào phụ thuộc vào
chính chúng ta". Về mặt pháp lý, Anh đã rời EU từ 31/1/2020, nhưng đã có một số
vướng mắc trong các cuộc đàm phán để đảm bảo một thỏa thuận thương mại tự do
với Brussels. Thỏa thuận này cuối cùng đã được thống nhất vào đêm Giáng sinh vừa
qua. Khi q trình "ly hơn" đã hồn tất, các quy tắc của EU hiện khơng cịn được áp
dụng với Anh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt đi lại tự do của hơn 500
triệu người giữa Anh và các quốc gia EU. Brexit chính thức diễn ra đánh dấu Anh là
quốc gia đầu tiên rời khối kinh tế chính trị được thành lập khi lục địa này được tái
thiết sau Thế chiến II.
1.3. BREXIT có hay không nên xảy ra ?
Anh đề xuất tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) Brexit sau 45 năm chung sống (19732018). Đây là lời chia tay chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của
EU. Trong suốt 60 năm hình thành và phát triển (1957 - 2017), EU chỉ kết nạp thành
viên mới và chưa từng chứng kiến cuộc “ly hôn” nào. Báo Điện tử Vox (Mỹ) phân
tích. Sau đây là 12 lí do cho việc ra đi và ở lại EU.
1.3.1. Vấn đề về người nhập cư:
❖ Vì sao nên ra đi:
Lượng dân nhập cư cao dẫn đến cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành lạo động, đặc

biệt ở những phân khúc đòi hỏi kỹ năng thấp. Điều đó khiến mức lương của người
lao động Anh bị hạ thấp đáng kể và gây áp lực lên các dịch vụ cơng cộng. Anh Quốc
chỉ có thể kiểm sốt tình trạng nhập cư một khi nước này rời khỏi Liên minh châu
Âu, vì quyền tự do đi lại đồng nghĩa với việc các cơng dân EU có quyền tự do sinh
sống và làm việc ở Anh.
❖ Vì sao nên ở lại:
Hoạt động kiểm soát biên giới châu Âu sẽ chuyển từ thị trấn Calais (Pháp) sang thị
trấn Dover (Anh). Ngồi ra, làn sóng nhập cư khơng phải lúc nào cũng có tác động
tiêu cực đến nền kinh tế, ví dụ như những người nhập cư từ EU thường đóng thuế
nhiều hơn số tiền trợ cấp mà họ nhận được.

5


1.3.2. Tội phạm:
❖ Vì sao nên ra đi:
Lệnh Truy nã Liên minh châu Âu (European Arrest Warrant) đồng nghĩa với việc
cơng dân Anh có thể bị đưa đến nước ngồi và bị xử ở các tòa án nước khác. Việc
rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ chấm dứt tình trạng này.
❖ Vì sao nên ở lại:
Những tên tội phạm hiếp dâm, giết người hay các tội phạm nghiêm trọng khác phạm
tội ở Anh rồi trốn sang nước ngồi chỉ có thể bị bắt nhờ Lệnh Truy nã Liên minh
châu Âu. Do vậy, rời khỏi EU sẽ khiến Lệnh này không còn được áp dụng với Anh
và ngăn chặn việc thực thi cơng lý.
1.3.3. Giao thương:
❖ Vì sao nên ra đi:
Rút khỏi EU sẽ cho phép Anh đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại của mình.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp Anh sẽ khơng cịn phải tn theo các quy định ngặt
nghèo của EU.
❖ Vì sao nên ở lại:

44% hàng xuất khẩu của Anh là đến các nước thành viên EU, thế nên rút khỏi EU
sẽ tạo rào cản thương mại với các nước này và ảnh hưởng đáng kể đến giao thương
của Anh của Anh nói riêng và nền kinh tế nước này nói chung..
1.3.4. Luật pháp:
❖ Vì sao nên ra đi:
Rất nhiều bộ luật ở Anh được tạo nên bởi các nhà lập pháp tại Brussels và quyết định
của Tịa án Cơng lý châu Âu (European Court of Justice). Điều này đã hạn chế quyền
tự chủ của các tịa án nước Anh.
❖ Vì sao nên ở lại:
Trong chiến dịch thúc đẩy Anh rời khỏi EU, giới truyền thơng đã phóng đại về số
lượng luật được ban hành bởi Ủy ban châu Âu mà Anh phải tuân thủ nhằm vẽ ra
viễn cảnh “dễ thở” hơn khi Anh rời khỏi cộng đồng này. Tuy nhiên nếu nước Anh ở
lại và cùng tham gia vào hoạt động lập pháp của châu Âu thì quốc ga này sẽ được
hưởng những thành quả lập pháp từ những chuyên gia hàng đầu của khối này.
6


1.3.5. Việc làm:
❖ Vì sao nên ra đi:
Bên ủng hộ ra đi nói rằng những hậu quả tiềm tàng của tình trạng thất nghiệp do rời
khỏi EU đã bị phóng đại. Họ lập luận rằng chỉ cần thực hiện các khoản đầu tư theo
bước của các nước Bắc Âu không thuộc EU thì nước Anh vẫn có thể tồn tại và thậm
chí cịn nở rộ về mặt kinh tế như những nước trên.
❖ Vì sao nên ở lại:
Hiện nay có khoảng 3 triệu việc làm ở Anh có liên hệ trực tiếp tới EU, do vậy, nếu
rời EU, có rất nhiều người lao động sẽ có thể mất việc làm. Mỗi ngày, Anh nhận
được 66 triệu Bảng tiền đầu tư từ EU, do vậy, một khi rời khỏi EU,số lượng doanh
nghiệp đầu tư vào Anh sẽ giảm đáng kể.
1.3.6. Vị thế:
❖ Vì sao nên ra đi:

Anh khơng cần ở trong EU để có được vị thế trên trường quốc tế. Bằng việc mở lại
hợp tác với Khối Liên hiệp Anh, nước Anh có thể có quyền lực và vị thế ngang với
khi là một thành viên của EU.
❖ Vì sao nên ở lại:
Anh sẽ bị “bỏ rơi” nếu rời khỏi EU, theo lời cựu Phó thủ tướng Anh Nick Clegg.
Trong một thời đại tồn cầu hóa, vị thế của Anh sẽ được bảo vệ tốt nhất nếu Anh là
một thành viên của cộng đồng EU.
1.3.7. Tài chính:
❖ Vì sao nên ra đi:
London vẫn sẽ là trung tâm tài chính hàng đầu ngoài châu Âu và các ngân hàng vẫn
sẽ đặt trụ sở tại Anh vì lợi ích thuế.
❖ Vì sao nên ở lại:
Các ngân hàng sẽ “tháo chạy” khỏi Anh và trung tâm tài chính London sẽ sụp đổ
nếu Anh rời EU. Chính những lợi thế thương mại có được khi Anh là thành viên
Liên minh châu Âu đã giúp các ngân hàng nói riêng và nền tài chính nước Anh nói
chung phát triển mạnh mẽ.

7


1.3.8. Tự chủ:
❖ Vì sao nên ra đi:
Nghị viên Anh đã khơng cịn tự chủ kể từ khi Anh gia nhập EU. Với việc EU đang
hướng tới “một liên minh với mức độ thống nhất ngày càng cao” và sự hội nhập kinh
tế nhiều hơn sau cuộc khủng hoảng đồng euro, nước Anh tốt nhất nên rời EU trước
khi các cam kết với tổ chức này trở nên chặt chẽ và nhiều ràng buộc hơn.
❖ Vì sao nên ở lại:
Trong một thế giới tồn cầu hóa, mỗi quốc gia cần hợp tác với nhau nhiều hơn nếu
nếu muốn phát triển thịnh vượng và bền vững. Việc đòi hỏi tự chủ chỉ đồng nghĩa
với việc cơ lập bản thân mình.

1.3.9. Quốc phịng và an ninh:
❖ Vì sao nên ra đi:
Anh sẽ sớm bị yêu cầu đóng góp lược lượng cho quân đội EU và điều này sẽ làm
suy giảm lực lượng quân đội độc lập của Anh. Sau khi rời EU, Anh vẫn có thể hợp
tác với các nước châu Âu khác để chống khủng bố, giống như nước Mỹ vậy.
❖ Vì sao nên ở lại:
Các nước châu Âu đang đều phải đối mặt với mối đe dọa IS, do vậy chỉ có hợp tác
cùng nhau thì các nước mới có thể đối phó với vấn đề này.
1.3.10.

Mơi trường và năng lượng:
❖ Vì sao nên ra đi:
Các quy định về mơi trường của EU có thể là những gánh nặng với các doanh nghiệp
Anh và khiến chi phí năng lượng tăng cao. Kể cả khi Anh rời khỏi EU, các nước
châu Âu khác vẫn sẽ muốn bán điện cho Anh. Hơn nữa, khác với nhiều nước thành
viên EU, phần lớn nguồn dầu khí của Anh đến từ Na- uy chứ khơng phải Nga.
❖ Vì sao nên ở lại:
An ninh năng lượng của Anh sẽ được đảm bảo hơn vì các thỏa thuận năng lượng
được thực hiện theo một khối liên minh. Đơng thời, nhờ các quy định của EU, Anh
sẽ có nguồn nước và khơng khí sạch hơn và lượng phát thải CO2 thấp hơn.

8


1.3.11. Giáo dục và nghiên cứu:
❖ Vì sao nên ra đi:
Chỉ 3% tổng chi phí cho R&D của Anh là do EU hỗ trợ. Một khi rời khỏi EU, Anh
có thể dùng khoản phí thành viên hàng năm phải đóng góp cho EU để đầu tư hỗ trợ
các dự án giáo dục và khóa học khác.
❖ Vì sao nên ở lại:

Rất nhiều trường đại học ở Anh nhận các khoản hỗ trợ nghiên cứu từ EU và nhiều
nhà khoa học hàng đầu của nước này đến từ các quốc gia khác ở châu Âu.
1.3.12. Du lịch và sống ở nước ngồi:
❖ Vì sao nên ra đi:
Khơng có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy rời EU sẽ khiến việc du lịch châu
Âu của người Anh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các đạo luật quốc tế hiện
hành sẽ bảo vệ những người Anh đang sống và làm việc ở các nước khác thuộc EU.
❖ Vì sao nên ở lại:
Nhờ là một thành viên của EU, người Anh đang được hưởng ưu đãi về giá cho các
chuyến bay đến châu Âu và phí điện thoại di động. Ngồi ra, khơng có gì bảo đảm
chắc chắn rằng những cơng dân Anh đang sinh sống và làm việc tại các nước khác
thuộc EU sẽ tiếp tục được ở lại các nước này sau khi Anh rời EU.
1.4. Nguyên nhân, động cơ khiến Anh quyết định rời EU:
Theo Dominic Cummings, giám đốc chiến dịch Bỏ phiếu, việc ra đi sẽ khơi dậy
sự năng động về kinh tế. Ơng nói: “EU cực kỳ mờ đục, cực kỳ chậm chạp, cực
kỳ quan liêu,”. Những người ủng hộ tin rằng nếu khơng có gánh nặng đó, Vương
quốc Anh có thể giảm bớt quy định, cải thiện khả năng cạnh tranh và tạo dựng
các thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế mới nổi đang phát triển nhanh.
1.4.1. EU đe dọa chủ quyền của Anh:
Trong vài thập kỷ qua, một loạt hiệp ước EU bị xem là đã chuyển lượng lớn quyền
lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU ở Brussels (Bỉ). Nhiều
quy định của EU như về cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền và luật sáng chế đã lấn
át luật của các quốc gia thành viên.

9


1.4.2. Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”:
Những người phản đối EU như ông Johnson cho rằng, các quy định của EU ngày
càng ngặt nghèo, chặt chẽ, thậm chí là khó khả thi và gây phản cảm khi thực thi. Ví

dụ như, khơng được tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi khơng được thổi bóng bay hay
những hạn chế về công suất của máy hút bụi... “Những quy định của EU khiến nền
kinh tế Anh bị mất tới 600 triệu bảng Anh (khoảng 880 triệu USD) mỗi tuần”, ông
Gove lập luận.
1.4.3. Đồng Euro là một thảm họa:
Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã làm suy yếu nền kinh
tế thế giới, trong đó, các nước áp dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng Euro) bị ảnh
hưởng nhiều hơn cả; Tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 20% ở nhiều nước như Hy Lạp và
Tây Ban Nha. Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công khổng lồ và đã tác
động đến nền kinh tế và đời sống của người dân Anh. Hơn 7 năm sau khi cuộc khủng
hoảng nợ công bùng phát, Tây Ban Nha và Hy Lạp đang lâm vào tình trạng nợ nần
chồng chất, tỷ lệ thất nghiệp trên 20%. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, đồng Euro là thủ
phạm chính gây ra tình trạng trên. Một lý do xác đáng nữa là nước Anh không sử
dụng đồng Euro, vì vậy, có rất ít nguy cơ đồng Euro ảnh hưởng được trực tiếp đến
nền kinh tế Anh.
1.4.4. Người nhập cư vào sinh sống ở EU tác động tiêu cực đến nước Anh:
EU có quy định cho phép cơng dân các nước di chuyển tự do giữa các nước thuộc
EU. Khu vực đồng tiền chung châu Âu gặp khó khăn về kinh tế, công nhân từ các
nước EU khác như: Ireland, Italia và Lithuania đã đổ về nước Anh tìm việc làm.
Những người ủng hộ Anh rời EU khẳng định, những người nhập cư đến nước Anh
đã làm giảm việc làm, tiền lương của người dân địa phương, thậm chí là đã đặt gánh
nặng lên các dịch vụ cơng của nước này.
1.4.5. EU yêu cầu đóng góp hàng năm:
EU không được thu thuế trực tiếp nhưng liên minh này yêu cầu hàng năm các nước
thành viên đóng góp một khoản tiền cho ngân sách trung ương của EU. Hiện tại,
Anh đóng góp khoảng 13 tỷ bảng Anh (bằng khoảng 19 tỷ USD) mỗi năm, tương
đương khoảng 300 USD/người/năm. Mặc dù, phần lớn số tiền này được chi tiêu cho
các dịch vụ ở Anh nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn nước Anh giữ lại
10



tiền ở nước mình và Quốc hội Anh là bên quyết định cách thức chi tiêu số tiền đó,
thay vì EU.
1.5. Mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và EU hậu BREXIT:
Chiều 30/12/2020 (theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der
Leyen, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel và Thủ tướng Anh Boris Johnson
đã chính thức kí “Hiệp định Thương mại và Hợp tác” – một thỏa thuận hậu BREXIT
mà hai bên đạt được đúng vào đêm Giáng sinh 24/12 vừa qua.
Hiệp định Thương mại và Hợp tác Anh - EU được công bố vào ngày 24 tháng 12
bao gồm các đặc điểm sau:
• Một hiệp định thương mại tự do đảm bảo không có thuế quan hoặc hạn ngạch
thương mại đối với hàng hóa.
• Các điều khoản quản trị liên quan đến Hội đồng Đối tác Vương quốc AnhEU được hỗ trợ bởi các ủy ban khác. Điều này bao gồm các cơ chế thực thi
ràng buộc và giải quyết tranh chấp gồm quan hệ đối tác kinh tế, liên quan
đến một hội đồng trọng tài độc lập.
• Cả hai bên có thể tham gia đáp trả nhắm vào nhiều lĩnh vực trong trường hợp
vi phạm thỏa thuận (ví dụ: áp thuế quan). Sự trả đũa liên ngành này áp dụng
cho tất cả các lĩnh vực của quan hệ đối tác kinh tế.
• Các điều khoản về sân chơi bình đẳng cho phép cả hai bên có quyền thực
hiện các biện pháp đối kháng, nhưng phải chịu sự phân xử của trọng tài, nơi
họ cho rằng cạnh tranh đang bị bóp méo. Ngồi ra cịn có một cơ chế xem
xét nơi điều này xảy ra thường xuyên.
• 25% hạn ngạch đánh bắt của EU trong các vùng biển của Vương quốc Anh
sẽ được chuyển giao cho Vương quốc Anh trong thời hạn 5 năm. Sau đó, sẽ
có các cuộc thảo luận hàng năm về các cơ hội nghề cá. Bồi thường sẽ được
cấp khi một bên không cấp quyền tiếp cận vùng biển của mình
• Một quan hệ đối tác bảo mật mới cung cấp cho việc chia sẻ dữ liệu và hợp
tác chính sách và tư pháp nhưng đã giảm so với các mức hợp tác trước
đây. Hợp tác an ninh có thể bị đình chỉ trong trường hợp Vương quốc Anh
khơng cịn tn thủ Cơng ước Nhân quyền Châu Âu hoặc thực thi Cơng ước

này trong nước.
• Vương quốc Anh tiếp tục tham gia một số chương trình của EU: Horizon
Europe, Euratom Research and Training, và Copernicus.
11


1.6. Những tác động của BREXIT:
"Vương quốc Anh sẽ là một đồng minh và đối tác chiến lược quan trọng trên trường
thế giới. Nhưng trong một số trường hợp, nước này cũng sẽ là một đối thủ cạnh tranh
quyết đoán." Ông Josep Borrell phát biểu.
Nước Anh là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, và khi kinh tế- chính trị của quốc
gia này chịu những ảnh hưởng của Brexit thì rất có thể tình hình thế giới cũng như
Việt Nam sẽ trải qua nhiều biến động do sự kiện này. Cụ thể như sau:
1.6.1. Vương quốc Anh:
Thị trường chao đảo:
• Đồng bảng Anh đã giảm đáng kể so với đồng đôla Mỹ và đạt mức thấp kỉ
lục trong 31 năm qua. Chỉ sau một tuần, đồng bảng Anh đã mất đi 12% giá
trị của nó. Các tổ chức xếp hạng tín dụng như Fitch và S&P đã hạ cấp tín
dụng của Anh.
• Các chun gia tính tốn rằng kể từ sau cuộc trưng cầu, thâm hụt ở nước Anh
đã lên đến 935 tỉ Bảng. Điều này có thể gây áp lực lên giá trị cổ tức các doanh
nghiệp cần trả cho cổ đông cũng như giảm khả năng tăng lương và thuê thêm
nhân công của các doanh nghiệp nước này.
• Bên cạnh thị trường tài chính, rất nhiều dự án đầu tư tại Anh cũng đã phải
chịu ảnh hưởng của Brexit. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế
Anh rất có thể sẽ phải trải qua một cuộc suy thối hoặc ít nhất là có tốc độ
tăng trưởng rất chậm trong thời gian sắp tới.
Chính trường hỗn loạn:
• Ngày 13/7 vừa qua, Bộ trưởng Nội vụ Theresa May đã được các thành viên
Đảng Bảo thủ chọn là Tân Thủ tướng của Anh. Tuy vốn là người ủng hộ

Anh ở lại EU nhưng bà May đã tuyên bố về kết quả cuộc trưng cầu là: "Brexit
là Brexit. Nước Anh không phải nỗ lực để ở lại EU hay tái gia nhập EU bằng
cửa sau. Và cũng không có trưng cầu ý dân lần hai".
• Chỉ hơn một tuần sau cuộc trưng cầu, lãnh đạo Đảng Độc lập Anh (UKIP)ông Nigel Farage đã tuyên bố từ chức. Trong khi đó, Đảng Lao động Anh
đang đối mặt với nội bộ lục đục, khi mà nhà lãnh đạo Jeremy Corbyn đang
vấp phải các yêu cầu từ chức của các thành viên Đảng này.
12


Nguy cơ rạn nứt Vương quốc Anh:
• Năm 2014, Scotland đã từng mở một cuộc trưng cầu để đòi độc lập khỏi
Vương quốc Anh, và kết quả là phần lớn người dân vẫn muốn ở lại. Tuy
nhiên, vào tháng 5 năm nay, Đảng Độc lập Scotland đã đề cập trong bản
tun ngơn của họ là nghị viện Scotland có quyền mở một cuộc trưng cầu
độc lập thứ hai nếu Scotland bị buộc rời khỏi EU trái với ý nguyện của người
dân nước này.
• Bắc Ireland cũng đang phải đối mặt với tình thế khó khăn, khi mà tỷ lệ phiếu
bầu ở lại EU là 56%. Brexit rất có thể sẽ khiến nhiều người dân Bắc Ireland
muốn nước này hợp nhất với nước láng giềng Ireland- hiện đang là một thành
viên EU. Phó Bộ trưởng Thứ nhất của Bắc Ireland- ơng Martin McGuinness
cũng đã kêu gọi việc mở một cuộc trưng cầu cho việc thống nhất Ireland.
1.6.2. EU và các nước thành viên khác:
EU sẽ mất đi nền kinh tế lớn thứ hai của khối này một khi Anh ra đi, và điều này
chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng kinh tế- chính trị to lớn khi mà hiện tại EU đã
đang phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm và cuộc khủng hoảng nhập
cư. Những nước chịu ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ nhất của việc Anh rời EU là Ireland
và Đức. 32% hàng xuất khẩu của Ireland là đến Anh, và Anh là thị trường xuất khẩu
lớn thứ ba của Đức. EU sẽ gia tăng các chính sách bảo hộ thương mại như tăng thuế
quan cho hàng nhập khẩu và giảm thuế cho các doanh nghiệp trong nước. Nhưng
viễn cảnh tồi tệ nhất khiến nhiều người lo ngại là Brexit sẽ gây ra hiệu ứng “domino”,

làm lan tỏa chủ nghĩa Euroscepticism (chủ nghĩa nghi ngờ và phản đối EU) ra tồn
châu Âu. Brexit có thể khiến một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Áo, Thụy Điển
mở cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tư cách thành viên EU của mỗi nước. Và nếu
kết quả của những cuộc trưng cầu này là “Ra đi” thì nguy cơ Liên minh châu Âu tan
rã sẽ ngày càng cao.
1.6.3. Thế giới:
Chỉ hai ngày sau khi kết quả trưng cầu được thông báo, thị trường thế giới đã mất
một con số kỉ lục là 3 tỉ đô la Mỹ. Việc đồng bảng Anh bị mất giá đi kèm với việc
những ngân hàng lớn như Barclays mất 1/3 giá trị cổ phiếu cũng khiến xu hướng
biến động của thị trường ngày càng lan rộng. Một hệ quả của Brexit sẽ là việc Mỹ
sẽ nhận được ít trợ giúp hơn từ Anh và các nước đồng minh NATO khác. Nếu có
nước nào được lợi từ sự ra đi của Anh khỏi EU thì đó chính là nước Nga. Việc đồng
13


Bảng giảm giá so với đồng euro sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của
Anh chiếm lĩnh thị trường của các đối thủ khác thuộc EU. Mà EU hiện là đối tác
thương mại lớn nhất của Nga, thế nên, điều này đồng nghĩa với việc giao dịch thương
mại giữa Anh và Nga có thể tăng cao.
1.6.4. Việt Nam:
Thị trường chứng khoán Việt Nam và và tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đơ la Mỹ
(USD/VND) đều có biến động mạnh sau khi kết quả bỏ phiếu Brexit được công bố.
Ngày 28/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đưa ra nhận định
rằng kinh tế Việt Nam chưa bị tác động lớn trước diễn biến Brexit, do EU chưa phải
là đối tác chiếm tỷ trọng lớn với kinh tế Việt Nam, kể cả về thương mại và đầu tư.
Ngoài ra, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do với EU cuối năm 2015, đầu
2016 (EVFTA) mà Anh là một trong 28 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, Hiệp định
này có hiệu lực từ năm 2018 nên ngay trước mắt, nếu Anh rời EU trước thời điểm
EVFTA có hiệu lực thì việc tác động đến kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt
Nam – EU nói chung và Việt Nam – Anh nói riêng là không lớn. Nhưng trong dài

hạn, Việt Nam vẫn phải theo dõi chặt chẽ quá trình Anh rời EU bởi vì sẽ có những
ảnh hưởng mang tính gián tiếp ví dụ như việc Anh rời EU ảnh hưởng đến giá trị
đồng tiền các nước, trong đó có các nước là bạn hàng lớn về thương mại và đầu tư
của Việt Nam.
2. Chúng ta có thể rút ra được gì qua sự kiện BREXIT?
2.1. Đối với Vương quốc Anh và EU:
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6/2016 cho thấy, 52% dân số Anh tán thành
Brexit, 48% dân số phản đối. Điều này phản ánh xã hội Anh đang bị chia rẽ mạnh
mẽ đối với việc ở lại hay rời khỏi EU. Brexit đã chia rẽ đất nước Anh ở khắp các
giai tầng xã hội, ở mọi vùng miền, ở cả Chính phủ và Quốc hội Anh. Các nhóm lợi
ích trong xã hội Anh cũng bị chia rẽ sâu sắc. Xuất hiên các khẩu hiệu phản đối
Brexit như: “Cho Brexit vào thùng rác ngay lập tức”, “Tôi muốn lên tiếng về Brexit”,
“Phản đối Brexit”…Như vậy, có thể thấy rất rõ, ngồi những cả trở về kinh tế, chính
trị mà Vương quốc Anh phải đối mặt trong tương lai, những xung đột trong xã hội
cũng là một thử thách nghiêm trọng mà Anh cần phải vượt qua và tìm cách giải quyết
trong tương lai gần. Vậy, khi đưa ra một quyết định liên quan sâu sắc đến lợi ích
chung, cẩn trọng luôn là điều kiện tiên quyết và nên được ưu tiên hàng đầu. Về đối
ngoại, từ nay Vương quốc Anh sẽ có them nhiều cơ hội về sự tự do thương mại, cũng
14


như về cơ hội kí kết bất kì hợp đồng hợp tác nào với các nước trên thế giới. Điều đó
sẽ tác động lớn đến đối tác kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và ngoài
nước của Anh quốc nói riêng và cả thế giới nói chung. Riêng EU cần phải xem lại
các điều khoản của mình sau khi bị mất đi một thanh viên quan trọng chủ chốt, được
xem là một góc quan trọng trong tam giác đều “Anh-Pháp-Đức” của Châu Âu.
“Sự kiện Vương quốc Anh “ly hôn” EU đúng hay sai ?”. Thời gian sẽ cho ta câu trả
lời đúng đắn nhất.
2.2. Đối với thế giới:
Các khối liên minh giữa các nước cần thật sự xem xét lại những quy định cũng như

các điều khoản liên quan đến lợi ích chung và riêng của mỗi nước thành viên. Qua
sự kiện BREXIT, ta càng nhận thấy được tầm quan trọng sâu sắc của việc hợp tác
giữa các nước trên thế giới. Để cân bằng được lợi ích của các quốc gia thành viên và
liên quan, không dễ dàng những đó cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của một “Liên minh” và cũng là điều kiện để duy trì sự hợp tác bền bì giữa các quốc
gia trên thế giới.
2.3. Đối với Việt Nam:
Duy trì sự liên minh, tương tác tích cực với các nước trên thế giới. Cẩn trọng và giữ
gìn sự liên kết chặt chẽ với các nước thành viên trong khối ASEAN cũng như các
nước láng giềng khác. Việt Nam đang là một nước đang phát triển, là thị trường “béo
bở” về kinh tế, thương mại. Do đó, sự hợp tác với các nước phát triển cũng như sự
trợ giúp từ ASEAN là một bước đệm lớn và vững chắc trong con đường phát triển
đất nước.
3. Các nguồn tham khảo:
/> />
15


/> />mAEwZFJNedxcea5wqm4ns
/>
16


Mục lục:
1. Vấn đề: ................................................................................................................2
1.1. Khái quát chung về mối quan hệ giữa Anh và EU trước BREXIT: .............2
1.1.1. Sự hình thành EU:...................................................................................2
1.1.2. Anh gia nhập EU: ...................................................................................2
1.1.3. Mối quan hệ kinh tế giữa Anh và EU trước sự kiện BREXIT: ................3
1.1.4. Vậy điều gì châm ngịi cho BREXIT: ......................................................4

1.2. BREXIT là gì ? ..............................................................................................4
1.3. BREXIT có hay khơng nên xảy ra ? .............................................................5
1.3.1. Vấn đề về người nhập cư: .......................................................................5
1.3.2. Tội phạm: ................................................................................................6
1.3.3. Giao thương: ...........................................................................................6
1.3.4. Luật pháp: ...............................................................................................6
1.3.5. Việc làm: .................................................................................................7
1.3.6. Vị thế: ......................................................................................................7
1.3.7. Tài chính: ................................................................................................7
1.3.8. Tự chủ: ....................................................................................................8
1.3.9. Quốc phịng và an ninh: ..........................................................................8
1.3.10. Mơi trường và năng lượng:.....................................................................8
1.3.11. Giáo dục và nghiên cứu: .........................................................................9
1.3.12. Du lịch và sống ở nước ngoài: ................................................................9
1.4. Nguyên nhân, động cơ khiến Anh quyết định rời EU:..................................9
1.4.1. EU đe dọa chủ quyền của Anh:...............................................................9
1.4.2. Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”: .......................................10
1.4.3. Đồng Euro là một thảm họa: ................................................................10
1.4.4. Người nhập cư vào sinh sống ở EU tác động tiêu cực đến nước Anh: 10
1.4.5. EU yêu cầu đóng góp hàng năm: ..........................................................10
1.5. Mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và EU hậu BREXIT: .........................11
1.6. Những tác động của BREXIT: ....................................................................12
17


1.6.1. Vương quốc Anh: ..................................................................................12
1.6.2. EU và các nước thành viên khác: .........................................................13
1.6.3. Thế giới: ................................................................................................13
1.6.4. Việt Nam: ..............................................................................................14
2. Chúng ta có thể rút ra được gì qua sự kiện BREXIT? ................................14

2.1. Đối với Vương quốc Anh và EU:................................................................14
2.2. Đối với thế giới: ..........................................................................................15
2.3. Đối với Việt Nam: .......................................................................................15
3. Các nguồn tham khảo: ....................................................................................15

18



×