Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Con tôi không có bạn: Tôi phải làm gì? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.28 KB, 3 trang )

Con tôi không có bạn: Tôi phải làm gì?
Giúp bé kết bạn
"Tại sao một số trẻ ở trường có số lượng bạn bè đông, bạn bè yêu mến và
ai cũng muốn gần chúng. Trong khi đó một số trẻ lại quá nhút nhát, không
dám kết bạn, bạn bè xa lánh và không muốn gần trẻ.
Nếu con của các bạn rơi vào trường hợp như thế, hãy đọc bài viết này, hy
vọng bạn sẽ giúp con cải thiện tình hình đó"
Có rất nhiều nguyên nhân vì sao một đứa trẻ ở trường lại không có bạn,
hoặc có ít bạn. Một vài trẻ do quá nhút nhát, ngay cả những bạn bè xung
quanh chúng, chúng không dám chủ động nói chuyện, tham gia trò chuyện
với nhóm bạn, không dám đưa ra ý kiến riêng của mình. Mặt khác, sự
thông minh nổi trội của trẻ, hay sự cố gắng tỏ ra mình thông minh cũng có
thể đi ngược lại mong muốn thu hút được sự chú ý quan tâm từ bạn bè
chúng. Trẻ thông minh hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi thường thể
hiện qua lời nói, với khả năng sử dụng vốn từ phong phú và tích cực. Điều
này gây ra sự khó khăn cho bạn bè có thể hiểu trẻ. Tuy nhiên, sự rập
khuôn bắt chước những đứa trẻ khác, hoặc trẻ có sự khác biệt quá lớn so
với các bạn - đặc biệt là ở các bé trai - cũng khiến khó khăn trong quá
trình kết bạn.
Tại sao trẻ có 1 khoảng thời gian khó khăn trong việc kết bạn
Những đứa trẻ hiếu động thái quá, có những hành vi cư xử không bình
thường, thường xuyên tự đưa bản thân mình rơi vào những trường hợp
khó xử - có thể được nghiễm nhiên coi như khó có khả năng kết bạn.
Những trẻ hay thể hiện cảm xúc như khóc - đặc biệt là bé trai - cũng bị
giới hạn trong khả năng được bạn bè ưa chuộng, để ý, kết thân.
Một số đứa trẻ thường xuyên nói với mọi người rằng chúng không có bạn,
trong khi trên thực tế chúng có. Một số khác khi nhìn nhóm bạn đang nói
chuyện túm tụm cùng nhau đông đáo, trong khi mình không tham gia vào
nhóm đó, cho rằng chúng không được mọi người mến mộ, mặc dù chúng
được 1 đến 2 bạn coi là "người bạn thực sự".
7 cách giúp bé kết bạn.


1. Kiên nhẫn. Bạn phải hiểu rằng, việc thiết lập các kỹ năng xã hội không
phải là việc một sớm một chiều, để có thể rèn luyện và định hình những kỹ
năng xã hội cần mất một thời gian không ngắn trong cuộc sống: Nhận
thức, chuẩn bị, rèn luyện, phát triển và thay đổi đối với tất cả mọi người.
2. Đặt mục tiêu mang tính thực tế với trẻ. Sẽ không thực tế nếu một bậc
phụ huynh đặt cho mục tiêu bắt con phải có 10 người bạn mới vào cuối
năm học, trong khi trẻ là một người nhút nhát, ít tiếp xúc. Thay vào đó, hãy
đề ra mục tiêu "một người bạn mới, một người bạn thực sự chia sẻ, học
tập" sẽ khiến cho bé cảm thấy thoải mái hơn.
3. Nhận ra rằng một số trẻ thường thấy thoải mái hơn khi ở một mình. Một
số khác cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày học tại trường, khiến chúng chỉ
thích được bên cạnh người lớn, được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, muốn
im lặng và tĩnh tâm. Điều này đối với trẻ không có gì là xấu cả. Nếu bé
muốn vậy, cũng tốt thôi. Tôn trọng sự riêng tư và góc riêng, thời gian riêng
của bé.
4. Khuyến khích trẻ tham gia vào các chương trình hoạt động ngoại khóa
trong trường, các trung tâm cộng đồng, đến công viên và các câu lạc bộ
với những chương trình giải trí. Các câu lạc bộ có nhiều hoạt động hấp
dẫn, và thu hút lớn đông đảo trẻ em cùng lứa tuổi tham gia. Hầu hết
những bảo tàng khoa học đều có chương trình cho trẻ em, tăng cường cả
kiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội của trẻ.
5. Nói chuyện với giáo viên, huấn luyện viên, trưởng nhóm của con bạn và
những người lớn khác có liên hệ với con của bạn hàng ngày hoặc định kỳ
hàng tuần. Chia sẻ với những người hướng dẫn này về mối quan tâm của
bạn dành cho trẻ. Bắt đầu nói chuyện từ đội ngũ những người lãnh đạo
cao nhất, gần trẻ nhất (hiệu trưởng, chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm).
Lắng nghe những lời gợi ý của họ. Khuyến khích con bạn thử làm theo
những lời khuyên đó.
6. Nhiều trường học có giáo viên hoặc nhân viên tư vấn tâm lý cho trẻ em,
học sinh, hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng xã hội. Ngay bây giờ, không che

giấu khuyết điểm, và hãy bắt đầu nghĩ: "Con mình có những kỹ năng xã
hội! Mình không muốn trẻ của mình tham gia vào nhóm đó." Đó không chỉ
là mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhóm là hướng tới:
• Cho phép trẻ của bạn có cơ hội để tương tác với các trẻ khác một cách
an toàn, môi trường có sự kiểm soát.
• Cho phép con bạn có một nơi để thực hành những gì bạn đang khuyến
khích bé luyện tập ở nhà và ở trường
• Nhiều trường học, cán bộ làm việc trong vị trí vai trò này sẽ có thể giúp
đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích, số lượng trẻ tham gia nhóm
này đạt được sự tiến bộ, thành công trong việc việc kết bạn bên ngoài
nhanh chóng và chất lượng.
7. Cuối cùng, nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng, là bạn,
những bậc cha mẹ, phải là tấm gương tốt để trẻ học tập cách giao lưu,
thiết lập những mối quan hệ mới. Bạn có mời những người bạn mới tới
nhà chơi không? Bạn có giao tiếp và thăm viếng những người lớn khác,
đến nhà họ chơi, tham gia những hoạt động xã hội, cộng đồng? Hãy ghi
nhớ rằng: Trẻ thường xuyên quan sát bạn và cố gắng bắt chước những gì
bố mẹ làm.

×