Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo "Cải tổ Liên hợp quốc - thời cơ và thách thức " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.29 KB, 6 trang )



Đặc san 60 năm liên hợp quốc
26
Tạp chí luật học




ThS. Chu Mạnh Hùng *
gy 24/10/1945, Hin chng Liờn
hp quc cú hiu lc v Liờn hp
quc c thnh lp. S hỡnh thnh Liờn
hp quc - T chc quc t cú mc ớch
ch yu l duy trỡ hũa bỡnh v an ninh
quc t, ỏnh du mt s kin cú ý ngha
to ln trong lch s quan h quc t v
lut quc t hin i.
Liờn hp quc chớnh l hin thõn v l
ngi bo v cho trt t phỏp lớ quc t
vi s tham gia ụng o ca cỏc quc gia
trờn th gii. Hin chng Liờn hp quc
ó ghi nhn nhng nguyờn tc phỏp lớ
quan trng iu chnh quan h gia cỏc
quc gia thnh viờn ng thi khng nh
s mnh ca t chc ny trong vic duy
trỡ hũa bỡnh v an ninh th gii, m bo
mụi trng n nh thỳc y s hp tỏc
nhm phỏt trin kinh t- xó hi ca cỏc
quc gia.
Ngy nay th gii ang ng trc


nhng bin i ln lao: chin tranh lnh
kt thỳc s i u ca hai na th gii
khụng cũn; Quỏ trỡnh ton cu húa din ra
mnh m dn ti s tựy thuc gia cỏc
quc gia ngy cng gia tng v cựng vi
nú l s ni lờn ca ch ngha n phng
trong quan h quc t v s mt cõn bng
trong trt t phỏp lớ quc t. ng thi ó
cú nhng thay i trong quan nim ca
cỏc nc v ch quyn quc gia, v vic
s dng v lc trong quan h quc t. Nú
cho thy trt t phỏp lớ quc t c xỏc
lp trong th k XX ó khụng cũn ỏp ng
c hon cnh thc t v Liờn hp quc
cn phi c ci t.
Trong lch s, Liờn hp quc ó tng
bit n ba cuc ci cỏch nh: Ln u vo
nm 1956, khi cỏc quc gia quyt nh
tng s lng thnh viờn Hi ng bo an
t 11 lờn 15, ln hai v ln ba vo cỏc nm
1965 v 1973 vi quyt nh tng s thnh
viờn ca Hi ng kinh t - xó hi t 18
lờn 27 v t 27 lờn 54 thnh viờn.
Sau khi chin tranh lnh kt thỳc, vn
ci t Liờn hp quc mt ln na li
c a vo chng trỡnh ngh s. Ci t
Liờn hp quc khụng ch nh hng ti
quyn li ca tt c cỏc quc gia thnh
viờn m cũn nh hng ti cu trỳc v trt
t th gii.

(1)
Cuc chin tranh Iraq ó
lm cho vn ci t Liờn hp quc tr
nờn cp thit hn bao gi ht. Trc ht,
cuc khng hong Iraq ó cú nhng tỏc
ng nghiờm trng ti h thng ca Liờn
hp quc, t Liờn hp quc trc nhng
thỏch thc mi trong vic duy trỡ vai trũ
ca mỡnh, cng nh bo v nhng nguyờn
tc nn tng cho lut quc t c ghi
nhn trong Hin chng. Th hai, s xut
N
* Gi
ng vi
ờn Khoa lu
t quc t

Trng i hc Lut H Ni


§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
T¹p chÝ luËt häc

27

hiện những nguy cơ mới buộc Liên hợp
quốc và các cơ quan của mình phải có
những phương pháp và cách tiếp cận mới
phù hợp hơn. Thứ ba, cơ cấu của Hội
đồng bảo an đã không còn phản ánh được

chính xác tương quan thế giới, trong đó
nổi lên những nhân tố quan trọng khác đòi
hỏi có sự điều chỉnh.
Như vậy, trong những năm đầu của thế
kỉ XXI trong đời sống chính trị quốc tế thì
việc cải tổ Liên hợp quốc là một đòi hỏi
tất yếu, khách quan từ thực tiễn quan hệ
quốc tế, nó hàm chứa thời cơ cho các quốc
gia và những thách thức với cộng đồng
quốc tế. Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa
48 đã lập nhóm công tác cải cách Liên
hợp quốc. Tháng 11/2003, Tổng thư kí
Liên hợp quốc Kofi Annan lập nhóm tư
vấn 16 thành viên do cựu Thủ tướng Thái
Lan Anam Pauyarachum đứng đầu với
nhiệm vụ soạn thảo phương án cải tổ Liên
hợp quốc.
Vấn đề đặt ra đầu tiên đối với Liên
hợp quốc là điều chỉnh lại Hiến chương
của mình. Có thể nói, Hiến chương Liên
hợp quốc ra đời là cơ sở pháp lí cho sự
hình thành của Liên hợp quốc và cùng với
nó một loạt các nguyên tắc và quy phạm
luật quốc tế được ghi nhận. Hiến chương
Liên hợp quốc là nền tảng cho luật pháp
quốc tế hiện đại, trật tự pháp lí quốc tế và
quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay. Tuy
vậy, bối cảnh lịch sử giữa thế kỉ XX và
hiện nay đã thay đổi. Do đó, Hiến chương
Liên hợp quốc cũng cần phải có những

điều chỉnh nhất định, đặc biệt là trong
chương VII. Chương này đề cập những
hành động của Liên hợp quốc nhằm duy
trì hòa bình và an ninh quốc tế và trên
thực tế có sự khác nhau trong việc giải
thích và vận dụng một số khái niệm ví dụ
như khái niệm "Quyền tự vệ". Hiện nay,
quan điểm của các quốc gia khi giải thích
khái niệm này đi theo 2 hướng: Hướng
hạn chế và hướng mở rộng.
Với các quốc gia theo hướng giải thích
hạn chế thì "quyền tự vệ" chỉ có thể được
thực hiện nếu:
- Quyền tự vệ chính đáng được sử dụng
để chống lại một cuộc tấn công vũ trang.
- Quyền tự vệ chính đáng chỉ được
thực hiện sau khi đã bị tấn công vũ trang.
Như vậy, quan điểm này xuất phát từ
thực tế là một quốc gia bị tấn công bởi
quốc gia khác và áp dụng quyền tự vệ là
hợp pháp và nó cũng phù hợp với tinh
thần của Hiến chương Liên hợp quốc vì
Điều 51 quy định: "… quyền tự vệ cá nhân
hay tập thể chính đáng trong trường hợp
một thành viên Liên hợp quốc bị tấn công
vũ trang…".
Với các quốc gia theo hướng giải thích
mở rộng thì khái niệm "quyền tự vệ"
không cần chờ đến khi bị tấn công. Sở dĩ
họ quan niệm như vậy vì ngày nay nguy

cơ của hoạt động khủng bố có thể xảy ra
bất cứ lúc nào, mặt khác cũng có nhiều
quốc gia đang tàng trữ vũ khí hủy diệt
hàng loạt và tiềm tàng nguy cơ đe dọa tới
hòa bình và an ninh. Và như vậy đây là cơ
sở để thực hiện quyền tự vệ chính đáng.
Với quan niệm này, các quốc gia đã mở


§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
28
T¹p chÝ luËt häc

rộng khái niệm "quyền tự vệ" và quyền
này xuất hiện khi có đủ căn cứ để xác
định cho một nguy cơ. Nếu quan niệm như
vậy liệu rằng hòa bình và an ninh quốc tế
có được đảm bảo hay không?
Bên cạnh đó, các điều từ 43 đến 47
của Hiến chương quy định về việc thiết
lập hệ thống an ninh tập thể cũng sẽ phải
được điều chỉnh cho sát với thực tiễn bởi
trên thực tế hệ thống an ninh tập thể của
Liên hợp quốc bị chi phối bởi tiềm lực
quân sự và quân đội của một số quốc gia
điển hình là Mĩ và Anh.
(2)

Tóm lại, sửa đổi Hiến chương là một
trong những nội dung cải cách cấp thiết

mà Tổng thư kí Liên hợp quốc nêu ra
trong phát biểu khai mạc phiên họp Đại
hội đồng tháng 9/2003. Trên thực tế, đây
sẽ là một khó khăn lớn bởi việc sửa đổi
Hiến chương không bao giờ được thực
hiện nếu không đủ 2/3 số thành viên Liên
hợp quốc phê chuẩn hoặc một trong số các
thành viên thường trực Hội đồng bảo an
không phê chuẩn nghị quyết sửa đổi Hiến
chương Liên hợp quốc theo quy định tại
khoản 2 Điều 109.
Cải tổ Hội đồng bảo an sẽ là vấn đề
gai góc nhất. Quá trình cải cách sẽ căn cứ
vào ba vấn đề chính là mở rộng thành
viên, thay đổi về quyền phủ quyết và dân
chủ hóa.
- Về vấn đề mở rộng thành viên: Xung
quanh vấn đề này quan điểm của các quốc
gia hết sức khác nhau. Mexico đưa ra
quan điểm mở rộng Hội đồng bảo an theo
hướng tăng số thành viên không thường
trực. Một số nước ASEAN nhấn mạnh sự
cần thiết phải thực hiện các biện pháp
khẩn cấp để làm cho quá trình đa phương
trở nên thích hợp và có hiệu quả. Các
quốc gia Trung Đông, châu Phi cho rằng
danh sách thành viên Hội đồng bảo an
phải được phân bổ theo địa lí và phải có
đại diện châu Phi và người Hồi giáo.
Tại khóa họp 59 của Đại hội đồng

Liên hợp quốc, Tổng thư kí Liên hợp quốc
đã đưa ra 2 phương án về việc mở rộng
thành viên của Hội đồng bảo an, cụ thể là:
Phương án A: Tăng thêm 6 thành viên
thường trực Hội đồng bảo an (không có
quyền phủ quyết) nâng số thành viên
thường trực lên 11, trong đó châu Á và
châu Phi mỗi châu thêm 2 thành viên;
châu Âu và châu Mĩ mỗi châu thêm 1
thành viên. Ngoài ra, thêm 3 thành viên
không thường trực với nhiệm kì 2 năm.
Phương án B: Duy trì 5 thành viên
thường trực hiện nay, tăng thêm 8 thành
viên "bán thường trực" nhiệm kì 4 năm
được tái cử và 1 thành viên không thường
trực nhiệm kì 2 năm (không tái cử). Số
ghế "bán thường trực" phân đều cho 4 khu
vực là châu Phi, châu Âu, châu Mĩ và
châu Á - Thái Bình Dương.
Ngay sau khi 2 phương án được công
bố, cuộc tranh luận xung quanh vấn đề cải
cách Hội đồng bảo an đã từ bí mật chuyển
sang công khai và ngày càng sôi động.
Trước hết, giữa các ủy viên thường trực
HĐBA hiện thời cũng khó có thể tìm thấy


§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
T¹p chÝ luËt häc


29

tiếng nói chung. Trung Quốc ngay lập tức
đã thể hiện quan điểm "muốn thấy thái độ
có trách nhiệm của Nhật Bản; Tokyo phải
lí giải rõ vấn đề lịch sử". Trung Quốc cũng
khẳng định "lợi ích của các nước đang phát
triển phải được phản ánh nhiều hơn trong
Hội đồng bảo an". Pháp và Anh ủng hộ các
nước đang phát triển chứ không chỉ riêng
Đức và Nhật Bản trở thành ủy viên thường
trực của Hội đồng bảo an. Pháp tỏ ý ủng hộ
cả 4 nước: Đức, Nhật Bản, Ấn Độ và
Braxin. Thủ tướng Anh, Tonible công khai
ủng hộ Ấn Độ nước thuộc địa cũ của Anh.
Mĩ muốn Nhật Bản trở thành ủy viên
thường trực Hội đồng bảo an nhưng dè dặt
với các ứng cử viên Đức, Braxin và Ấn Độ
đồng thời phản đối việc tăng ồ ạt số nước
ủy viên thường trực với lí do các nước
đang phát triển trở thành ủy viên thường
trực sẽ làm suy giảm địa vị của Mĩ trong
Hội đồng bảo an.
Các ứng cử viên tiềm tàng gồm Nhật
Bản, Ấn Độ, Inđônêxia, Đức, Braxin,
Argentina và Nigeria đều đưa ra những
luận điểm khá thuyết phục để lí giải tại sao
cần bầu chọn cho họ. Lí lẽ của Inđônêxia
là cộng đồng Hồi giáo phải có tiếng nói tại
Hội đồng bảo an và Inđônêxia, nước có số

người theo đạo Hồi đông nhất thế giới
chính là lựa chọn thích hợp. Ấn Độ đưa ra
lí do là nước đông dân thứ 2 trên thế giới
và có vai trò lãnh đạo phong trào không
liên kết. Nigeria nói đại diện cho "châu lục
đen" chưa có đại diện trong Hội đồng bảo
an. Nhật Bản và Đức, hai ứng cử viên được
xem là nặng kí nhất, nhấn mạnh tới việc họ
là các cường quốc công nghiệp có đóng
góp lớn, không chỉ cho ngân sách Liên hợp
quốc mà còn đối với các hoạt động gìn giữ
hòa bình quốc tế. Năm 2003, Nhật Bản đã
đóng góp 8,9 tỉ USD viện trợ phát triển
chính thức. Nhằm tăng thêm trọng lượng,
Nhật Bản còn hứa tăng thêm đóng góp cho
Liên hợp quốc và đã tăng các khoản viện
trợ nước ngoài, đặc biệt cho châu Phi
Theo Hiến chương Liên hợp quốc, để
trở thành thành viên thường trực Hội đồng
bảo an phải được 2/3 trong tổng số 191
thành viên tán thành, đặc biệt còn phải có
sự nhất trí của cả 5 nước thường trực hiện
nay. Nhờ ảnh hưởng quốc tế lớn, Nhật Bản
và Đức có vẻ như đã nhận được sự ủng hộ
chắc chắn của trên 100 nước. Tuy nhiên, đây
mới là sự ủng hộ "cần" để Liên hợp quốc lựa
chọn phương án A, chứ chưa phải là yếu tố
đủ để chắc chắn nước nào sẽ là thành viên
thường trực mới. Các quốc gia khác cũng
trong cuộc chiến chạy đua: Italia phản đối

Đức vì Italia không được chọn làm ứng cử
viên, mặc dù thực lực của Italia ngang với
Đức. Trong khi đó, Argentina và Mexico lại
cho rằng cơ hội để họ trở thành đại diện cho
khu vực Mĩ La tinh tại Hội đồng bảo an đã bị
"Braxin" cuỗm mất. Pakixtan, đối thủ lâu
nay của Ấn Độ, lại không muốn thấy nước
láng giềng vươn lên thành thành viên thường
trực Hội đồng bảo an…
- Về vấn đề thay đổi quyền phủ quyết:
Ngày nay, sự cân bằng lực lượng trên
trường quốc tế đang có nguy cơ bị phá vỡ.


§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
30
T¹p chÝ luËt häc

Sự ra đời của vũ khí nguyên tử đã làm thế
giới mất đi sự cân bằng lực lượng chung.
Sự cân bằng cũng mất đi trên phương diện
kinh tế khi mà khoảng cách về trình độ phát
triển giữa Bắc và Nam ngày càng lớn. Chiến
tranh lạnh chấm dứt, Liên Xô sụp đổ cũng
mở ra thời kì chủ nghĩa đơn phương của Mĩ
có cơ hội phát triển. Ban đầu, hành động của
Mĩ còn giới hạn trong khuôn khổ hợp tác đa
phương, thể hiện ở cuộc chiến tranh Iraq
năm 1991; hoặc trong các hành động đơn
phương như thực hiện quyền phủ quyết đối

với việc cựu Tổng thư kí Liên hợp quốc B.
Gali tái đắc cử nhiệm kì II. Đặc biệt sau sự
kiện 11/9/2001, Mĩ dã đơn phương tiến hành
cuộc chiến tranh ở Afghanistan (2001), Iraq
(2003) trong đó Mĩ một mình hành động bất
chấp cả Liên hợp quốc.
Những hành động đơn phương của Mĩ
còn thể hiện ở xu hướng không phê chuẩn
hoặc rút lui khỏi nhiều điều ước quốc tế đa
phương quan trọng như Công ước Gionevo
về bảo hộ nạn nhân chiến tranh, Công ước
của Liên hợp quốc về luật biển, Công ước
Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Nghị định
thư Kyoto, Công ước Italia năm 1998 và
quy chế Toà án hình sự quốc tế, Hiệp ước
cấm mìn sát thương…
Như vậy, những hành động đơn
phương của Mĩ với tư cách là một thành
viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc cho thấy trong nhiều trường hợp Mĩ
đã phớt lờ Liên hợp quốc và cộng đồng
quốc tế đặc biệt là khi đối trọng - kiềm chế
Mĩ là Liên Xô cũ không còn. Vì thế quyền
phủ quyết của các thành viên thường trực
Hội đồng bảo an đặc biệt là Mĩ cần phải
được điều chỉnh để ngăn chặn việc sử dụng
quyền này một cách tùy tiện. Đây là quan
điểm của đa phần các quốc gia trên thế giới
nhất là các quốc gia đang phát triển. Ngoại
trưởng Cuba Phiroke nêu rõ: "Đặc quyền này

đã lỗi thời cần phải được thay thế dần dần".
Thủ tướng Malaysia Apdula Amabadang cho
rằng: "quyền phủ quyết không cho phép sử
dụng theo ý muốn chủ quan".
Quyền phủ quyết các thành viên
thường trực Hội đồng bảo an cần có sự
thay đổi cùng với tiến trình cải tổ Liên hợp
quốc theo hướng giảm tính tuyệt đối: Để
bác bỏ một quyết định cần có phiếu phủ
quyết của từ hai đến ba thành viên thường
trực thay vì một phiếu duy nhất như hiện
nay. Cải cách này cũng đảm bảo tăng
cường tính dân chủ trong Liên hợp quốc.
Để tăng cường vai trò và uy tín của
Liên hợp quốc trong một thế giới đầy biến
động hiện nay, bên cạnh việc cải tổ Hội
đồng bảo an thì cần thiết phải tổ chức lại
các cơ quan khác của Liên hợp quốc, sao
cho đảm bảo sự cân bằng giữa các cơ quan
này trong việc đưa ra các quyết sách liên
quan tới hoa bình và an ninh thế giới. Cho
đến nay, Hội đồng bảo an với thành phần
không còn phản ánh được so sánh lực
lượng mới, có một vai trò quá lớn trong
việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới,
bao gồm cả việc sử dụng và cho phép sử
dụng vũ lực cũng như việc giải thích và áp
dụng luật pháp mà đáng lẽ phải thuộc chức



§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
T¹p chÝ luËt häc

31

năng của Toà án quốc tế. Trong khi đó, Đại
hội đồng là cơ quan có tính đại diện cho
cộng đồng quốc tế chỉ có vai trò hạn chế là
đưa ra những khuyến nghị điều chỉnh quan
hệ hữu nghị giữa các quốc gia. Tổng thư kí
Liên hợp quốc chỉ có vai trò tượng trưng
và giới hạn ở việc đưa ra những sáng kiến
nhằm bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.
Toà án quốc tế là cơ quan của Liên hợp
quốc có chức năng là giải quyết tranh chấp
giữa các quốc gia thành viên và đưa ra
những ý kiến tư vấn về luật pháp quốc tế
nhưng chưa thể hiện được vai trò của mình
và đôi khi bị Hội đồng bảo an lấn át. Toà
án đã từng thụ lí đơn kiện liên quan tới tính
hợp pháp của việc NATO sử dụng vũ lực
tấn công vào Kôsôvô thuộc Liên bang Nam
Tư, nhân danh can thiệp nhân đạo mà
không có sự cho phép của Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc. Trong đơn kiện này, Nam
Tư cũ đã yêu cầu toà án khẳng định rằng
hành động của các quốc gia thuộc khối
NATO đã vi phạm nguyên tắc không sử
dụng vũ lực và không can thiệp vào công
việc nội bộ quốc gia khác. Ngày

15/12/2004, Toà án đã né tránh vấn đề này
khi bác đơn kiện của Serbia - Montengro
(Nam Tư cũ) với lí do Toà án quốc tế không
có thẩm quyền xem xét vụ việc này.
(3)

Tóm lại, Liên hợp quốc trong giai đoạn
lịch sử mới cần phải cải cách theo hướng
sửa đổi Hiến chương, cải tổ Hội đồng bảo
an, tăng cường thẩm quyền cho Đại hội
đồng, xác định đúng chức năng của Toà án
quốc tế và khẳng định vai trò của Tổng thư
kí Liên hợp quốc.
Từ khi được thành lập đến nay, Liên
hợp quốc có vai trò to lớn trong việc duy
trì hòa bình và an ninh quốc tế, thiết lập
trật tự pháp lí quốc tế cũng như góp phần
phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác giữa
các quốc gia. Ngày nay, quan hệ quốc tế đã
có nhiều biến đổi, tương quan và so sánh
lực lượng mang tính truyền thống không
còn trong khi đó việc thực hiện và bảo đảm
thực hiện luật quốc tế lại đòi hỏi ngày càng
khắt khe. Vì thế, Liên hợp quốc luôn phải
thể hiện vai trò là gia đình của các quốc
gia và cộng đồng quốc tế, nơi quy tụ của
đoàn kết, hợp tác và là nền tảng cho trật tự
pháp lí quốc tế. Đó là đòi hỏi bức thiết và
cũng là thời cơ để Liên hợp quốc cải tổ dù
rằng sẽ không thuận lợi; bởi vì cải cách sẽ

là chia rẽ, điều đó không thể tránh khỏi.
Nhưng như Tổng thư kí Liên hợp quốc
Kofi Annan đã khẳng định: "Liên hợp quốc
sẽ trở nên vững mạnh hơn nếu chúng ta với
cái nhìn sáng suốt về những gì đã qua, suy
nghĩ về tương lai mà chúng ta mong muốn
cho Liên hợp quốc và bắt đầu hành động vì
tương lai đó”
(4)
./.

(1). Qian Wenrong "World Order in the 21 th
Centurty: Unilateralism or Multilateral Cooperation",
Xihua New Agency, 2004, tr.4.
(2).Xem: Lý Vân Anh, thực tiễn mới trong an ninh tập
thể hiện nay, nghiên cứu quốc tế 58, số 3 (9/2004).
(3). Thông cáo báo chí của TAQT số 2004/41 ngày
15/12/2004.

×