Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập HKI địa 789(2022 2023)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.65 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC
2022 – 2023
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 7
I. Trắc nghiệm khách quan
Khoanh tròn câu trả lời đúng
Câu 1: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế ở
châu Âu như thế nào?
A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản
B. Giữ ngun hình thức bóc lột phong kiến
C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến
D. Bế quan toả cảng, khơng trao đổi với bên ngoài
Câu 2: Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, trong xã hội Tây Âu, tầng lớp nào ngày
càng bị bần cùng hóa, nghèo đói và khơng có quyền cơng dân?
A. Thợ thủ cơng, người làm thuê, người ăn xin, nông dân mất đất
B. Người làm thuê, người ăn xin, nông dân mất đất, chủ xưởng
C. Thợ thủ công, nông dân mất đất, chủ xưởng, thương nhân
D. Người làm thuê, thợ thủ công, chủ xưởng, chủ ngân hàng
Câu 3: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh ở Tây Âu đã dẫn đến sự hình
thành của hai giai cấp mới là
A. tư sản và vô sản
B. nông dân và tư sản
C. vô sản và chủ nô


D. nông dân và vô sản
Câu 4: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học
thiên tài mà người ta gọi là
A. “Những người vĩ đại”
B. “Những nhà khai sáng”
C. “Những người xuất chúng”
D. “Những người khổng lồ”


Câu 5: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của danh họa Lê-ô-na đờ Vanh-xi
là bức tranh
A. Nàng Mô-na Li-sa
B. Sự sáng tạo của A-đam
C. Trường học A-ten
D. Đánh nhau với cối xay gió
Câu 6: Kiệt tác nhân loại Bữa ăn tối cuối cùng gắn liền với tên tuổi họa sĩ nào?
A. Pablo Picasso
B. Vincent van Gogh
C. Lê-ô-na đơ Vanh-xi
D. Paul Cézanne
Câu 7: Người khởi xướng phong trào cải cách Cải cách tôn giáo ở Tây Âu là
A. Can-vanh
B. Mác-tin Lu-thơ


C. Ga-li-lê
D. Cơ-péc-ních
Câu 8: Ý nào dưới đây khơng phản ánh đúng nội dung của phong trào cải
cách tôn giáo ở châu Âu trong các thế kỉ XVI - XVII?
A. Địi bãi bỏ các lễ nghi phiền tối.
B. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo.
C. Phê phán những hành vi khơng chuẩn mực của giáo hồng.
D. Bảo vệ các giáo lí và các lễ nghi của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
Câu 9: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều
đại nào?
A. Tần, Hán, Tuỳ, Nguyên, Minh, Thanh.
B. Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
C. Đường, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
D. Đường, Tống, Nguyên, Ngũ đại, Minh, Thanh.

Câu 10: Triều đại nào được coi là thịnh vượng nhất trong lịch sử phong kiến
Trung Quốc?
A. Nhà Đường
B. Nhà Tống
C. Nhà Minh
D. Nhà Thanh
Câu 11: Kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh có đặc điểm gì nổi bật?
A. Hình thành một số đô thị với nhiều ngành thủ công truyền thống.


B. Kinh tế khơng phát triển do bị các chính sách của nhà nước kìm hãm.
C. Cơng thương nghiệp phát triển, xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ
nghĩa.
D. Các xưởng thủ công lớn xuất hiện ở nhiều nơi.
Câu 12: Hồn thành nội dung sau: Nơng dân mất đất, phải làm thuê trong các
đồn điền, trang trại trở thành .......................
A. công nhân nông nghiệp
B. nô lệ
C. người vô sản
D. tất cả các ý trên đều sai
Câu 13: Một bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn cũng chuyển dân sang kinh
doanh tư bản chủ nghĩa, lập các đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân
công, dân trở thành
A. tư sản địa chủ
B. tư sản mại bản
C. tư sản nông nghiệp
D. tư sản cơng nghiệp
Câu 14: Hãy giải thích vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng là “một cuộc
cách mạng tiến bộ, vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy”?
A. Phong trào văn hóa Phục hưng đã có tác động thay đổi nhận thức của con

người thời bấy giờ, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu
trong những thế kỉ tiếp theo.


B. Từ phong trào Văn hóa phục hưng đã xuất hiện những “con người khổng
lồ” mà tác phẩm và tư tưởng của họ đã khai sáng châu Âu trung cổ và thay đổi văn
minh nhân loại.
C. A và B đúng
D. Có nhiều tác phẩm
Câu 15: Sự kiện làm bùng lên phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu cuối thời
kì trung đại là
A. Giáo hội cho phép tự do bán “thẻ miễn tội”.
B. Giáo hội tăng cường cướp đoạt ruộng đất.
C. Giáo hội ban hành những thủ tục, lễ nghi phiền tối.
D. Giáo hội cơng khai đàn áp những tư tưởng tiến bộ.
Câu 16: Vì sao dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia thịnh
vượng?
A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân
ấm no.
B. Có nhiều cơng trình kiến trúc nổi tiếng
C. Có con đường tơ lụa
D. Có nhiều tài nguyên khoáng sản
Câu 17: Con đường nào trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham
gia của thương nhân khắp thế giới?
A. Đường bộ
B. Đường biển
C. Con đường tơ lụa


D. Đường hàng khơng

Câu 18: Thành tựu văn hóa phục hưng để lại ấn tượng sâu sắc. Hãy lý giải sự
lựa chọn đó?
A. Những tác phẩm nổi tiếng của Mi-ken-lăng-giơ như " Sáng tạo thế giới" vẽ
trên trần nhà thờ Xi-xtin ở Roma, tượng Đa-vít, Người nơ lệ bị trói,...
B. Nhiều nhà khoa học đã dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm bảo
thủ, góp phần thay đổi cách nhìn của con người thời bấy giờ về Trái Đất và vũ trụ
như Cơ-péc-ních, Bru-nơ, Ga-li-lê.
C. Trình độ học vấn nâng cao và phát minh in ấn đã giúp các tác phẩm văn học
được lưu truyền rộng rãi. Văn học đa dạng với 3 thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết.
D. Bức tranh vẽ lại khung cảnh Bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Jesu với các môn
đệ. Kiệt tác này được trưng bày trong tu viện nhỏ thực sự là một trong những điểm
tham quan thú vị nhất Milan.
Câu 19: Bản chất của phong trào cải cách tôn giáo là gì?
A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản
B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản
C. Cuộc đấu tranh tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo
hội
D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy
tàn
Câu 20: Phong trào cải cách tơn giáo đã có tác động như thế nào đến đạo Ki
-tơ?
A. Làm sụp đổ hồn tồn đạo Ki - tô


B. Dẫn đến sự phân hóa thành hai giáo phái là Cựu Giáo và Tân Giáo
C. Củng cố nền thống trị cho đạo Ki -tô đối với xã hội
D. Không có tác động gì đến đạo Ki -tơ
II. Tự luận.
Câu 1: Trình bày đặc điểm sơng, hồ châu Á ? Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử
dụng và bảo vệ tự nhiên?

Câu 2: Nêu đặc điểm của địa hình châu Á. Kể tên một số dãy núi và sơn nguyên
chạy theo 2 hướng chính, một số đồng bằng lớn của châu Á.
Câu 3: Phân tích đặc điểm mơi trường nhiệt đới của châu Phi, cho biết cách thức
người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới ?
Câu 4: Em hãy phân tích vấn đề săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà
voi, sừng tê giác ở châu Phi? Theo em, ngoài việc thực thi các chính sách bảo vệ
động vật hoang dã thì mỗi người dân cần phải làm gì để góp phần bảo vệ động vật
tốt hơn?
Câu 5: Em hãy trình bày nguyên nhân và hậu quả của một vấn đề xã hội ở châu
Phi.
Câu 6: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
MƠN : ĐỊA LÝ LỚP 8
I. TRẮC NGHIỆM
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Các quốc gia nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á là
A. Trung Quốc, Việt Nam, Lào,Cam-pu-chia.
B. Hàn Quốc, Nhật Bản, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.
C. Thái Lan, Mi-an-ma, Việt Nam, Lào
D. Thái Lan, Mi-an-ma, Trung Quốc, Lào
Câu 2: Châu Á có số dân đơng nhất thế giới vì


A. Châu Á tiếp giáp với châu Âu và châu Phi.
B. Châu Á có hai quốc gia đơng dân nhất thế giới.
C. Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu màu mỡ.
D. Châu Á có nhiều chủng tộc.
Câu 3: Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là
A. Đồng bằng.

B. Sơn nguyên và núi cao.
C. Bồn địa.
D. Hoang mạc.
Câu 4: Sự phân bố lượng mưa ở khu vực Nam Á phụ thuộc vào
A. Hướng chảy của các con sơng.
B. Vị trí gần hay xa xích đạo.
C. Hình dạng của khu vực và đường bờ biển cắt xẻ ít hay nhiều.
D. Vị trí gần hay xa biển, hướng gió và độ cao địa hình.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với phần đất liền của Khu vực Đông Á?
A. Là vùng đồi núi thấp xen lẫn các đồng bằng rộng.
B. Có các bồn địa rộng.
C. Có nhiều núi, sơn nguyên cao, hiểm trở.
D. Là vùng núi trẻ, thường có động đất và núi lửa.
Câu 6: Nửa phía Tây phần đất liền Trung Quốc khơng phải là nơi có
A. Khí hậu quanh năm khơ hạn.
B. Mùa đơng có gió mùa tây bắc, mùa hạ có gió mùa đơng nam.
C. Chủ yếu là thảo ngun khơ, hoang mạc và bán hoang mạc.
D. Gió mùa từ biển không xâm nhập vào được.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội
các nước châu Á
A. Các nước châu Á có q trình phát triển sớm.
B. Thời Cổ đại và Trung đại nhiều dân tộc châu Á đã đạt đến trình độ phát triển
cao
C. Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX, hầu hết các nước châu Á trở thành
thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,…


D. Các nước ở châu Á có trình độ phát triển kinh tế - xã hội rất đồng đều.
Câu 8: Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX đặc điểm phát triển kinh tế - xã
hội các nước châu Á có gì nổi bật

A. Kinh tế của các nước châu Á rất phát triển với trình độ cao.
B. Nhiều nước các nước thực hiện thành công các cuộc cách mạng công nghiệp trở
thành các nước tư bản hùng mạnh trên thế giới.
C. Hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà
Lan, Tây Ban Nha,…
D. Các nước châu Á trở thành các nước đế quốc đi xâm lược các nước khác.
Câu 9: Nhận xét nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á
A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.
B. Tiếp giáp với nhiều vùng biển.
C. Có vị trí chiến lươc về kinh tế- chính trị
D. Nằm hồn tồn ở bán cầu Tây.
Câu 10: Khu vực Nam Á có diện tích: 4489.000 km2, dân số: 1969 triệu người
(năm 2021). Vậy, mật độ dân số Nam Á là
A. 439 người/km2
B. 438,6 người/km2
C. 430 người/km2
D. 440 người/km2
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Phân tích sự khác nhau của các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu
lục địa ở châu Á?
Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư khu vực Tây Nam Á? Giải thích sự khơng ổn định về
kinh tế, chính trị của khu vực?
Câu 3: Hãy chứng minh ngành công nghiệp Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới?
Câu 4: Nêu đặc điểm dân cư Nam Á? Giải thích sự phân bố dân cư khơng đều?
Câu 5: Phân tích đặc điểm phát triển KT – XH Nhật Bản?

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CUỐI HKI MƠN ĐỊA LÍ 9
NĂM HỌC 2022-2023



Trung du miền núi BB:
Câu 1: Tỉnh nào duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển?
A. Cao Bằng.

C. Quảng Ninh.

B. Bắc Kạn.

D. Phú Thọ.

Câu 2: Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm
chung là
A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
B. chịu tác động rất lớn của biển.
C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ.
D. chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn.
Câu 3: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc do ngun nhân nào?
A. Gió mùa, địa hình.
B. Núi cao, nhiều sơng.
C. Thảm thực vật, gió mùa.
D. Vị trí ven biển và đất.
Câu 4: Trong số các tỉnh dưới đây, tỉnh nào nằm ở Tây Bắc?
A. Lạng Sơn.
B. Quảng Ninh.
C. Hồ Bình.
D. Phú Thọ.
Câu 5: Lồi gia súc nào của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng cao
nhất so với cả nước?
A. Bò.
B. Dê.

C. Trâu.
D. Ngựa.
Câu 6: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

A. cà phê
B. chè
C. cao su


D. điều
Câu 7. Tại sao vùng Đông Bắc đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn
vùng Tây Bắc?
A. Vì vùng có nhiều cảnh đẹp hơn.
B. Vì có nhiều tài ngun khống sản hơn.
C. Vì người dân ở vùng trung du Bắc Bộ cần cù, sáng tạo hơn.
D. Vì vùng trung du có địa hình bằng phẳng, ít hiểm trở thuận lợi cho việc sinh
sống và đi lại hơn.
Vùng ĐBSH:
Câu 8: Các tỉnh không thuộc Đồng bằng Sơng Hồng là
A. Bắc Giang, Lạng Sơn
B. Thái Bình, Nam Định
C. Hà Nam, Ninh Bình
D. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
Câu 9: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát
triển mạnh cây vụ đơng là
A. đất phù sa màu mỡ.
B. nguồn nước mặt phong phú.
C. có một mùa đơng lạnh.
D. địa hình bằng phẳng.
Câu 10: Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Đất feralit
B. Đất phù sa sông Hồng
C. Than nâu và đá vôi
D. Đất xám, đất mặn
Câu 11: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế của 2
vùng nào?
A. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ
B. Bắc Trung Bộ và DH Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi Bắc Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ
Câu 12. Cho BSL sau:


Diện tích đất nơng nghiệp, dân số của cả nước và Đồng bằng sơng Hồng, năm
2002
Đất nơng nghiệp

Dân số

(Nghìn ha)

(Triệu người)

Cả nước

9406,8

79,7

Đồng bằng sơng Hồng


855,2

17,5

Dựa vào BSL, tính bình qn đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông
Hồng?
A. 0,02 ha/người.

C. 0,04 ha/người.

B. 0,03 ha/người.

D. 0,05 ha/người.

Câu 13. Đâu không phải là địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sơng
Hồng?
A. Tam Cốc - Bích Động.

C. Đồ Sơn.

B. Vịnh Hạ Long.

D. Chùa Hương.

Vùng Bắc Trung Bộ:
Câu 14: Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Trung du miền núi Băc Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Tây Nguyên
Câu 15: Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống
và sản xuất của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là
A. Cơ sở hạ tầng thấp kém.
B. Mật độ dân cư thấp.
C. Thiên tai thường xuyên xảy ra.
D. Tài nguyên khoáng sản hạn chế.
Câu 16: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm là
A. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.
B. phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.
C. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.
D. nguồn lao động dồi dào tập trung ở các thành phố, thị xã.


Câu 17: Phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ giáp với dãy núi nào?
A. Dãy Bạch Mã.
B. Dãy Trường Sơn Bắc.
C. Dãy Tam Điệp.
D. Dãy Hồnh Sơn.
Câu 18: Đây khơng phải khác biệt cơ bản giữa hai miền Đông và Tây của vùng
Bắc Trung Bộ là
A. Địa hình
B. Dân tộc
C. Hoạt động kinh tế
D. Sinh vật
Câu 19: Loại khoáng sản lớn nhất của vùng Bắc Trung Bộ là
A. Than đá
B. Dầu khí
C. Đá vơi
D. Đất sét.

Câu 20: Điều kiện tốt nhất để vùng Bắc Trung Bộ phát triển dịch vụ là
A. Địa hình
B. Khí hậu
C. Hình dáng
D. Vị trí địa lý.
Câu 21: Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây vùng Bắc Trung Bộ

A. nghề rừng, trồng cây cơng nghiệp lâu năm, ni trâu bị đàn.
B. nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm.
C. trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt thủy sản.
D. sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Câu 22: Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO
công nhận là
A. Phong Nha – Kẻ Bàng
B. Di tích Mĩ Sơn


C. Phố cổ Hội An
D. Cố đô Huế
Câu 23: Ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ có những hoạt động kinh tế chủ yếu nào
sau đây?
A. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
B. Chăn ni gia súc lớn (trâu, bị).
C. Trồng cây hàng năm, sản xuất công nghiệp.
D. Trồng rừng, canh tác nương rẫy.
Câu 24: Vùng đất cát pha duyên hải ở Bắc Trung Bộ thích hợp để trồng những
loại cây nào sau đây?
A. cây lúa và hoa màu.
B. cây lạc và vừng.
C. cây cao su và cà phê.

D. cây thực phẩm và cây ăn quả.
Câu 25: Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là
A. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và công nghiệp cơ khí.
B. cơng nghiệp hóa chất và cơng nghiệp luyện kim.
C. công nghiệp điện lực và công nghiệp khai thác dầu khí.
D. cơng nghiệp khai khống và sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu 26: Các điểm du lịch nổi tiếng không thuộc Bắc Trung Bộ là
A. Đồ Sơn, Cát Bà
B. Sầm Sơn, Thiên Cầm
C. Cố đô Huế, Phong Nha – Kẻ Bàng
D. Nhật Lệ, Lăng Cô
Câu 27: Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Trung Bộ là
A. Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh
B. Vinh, Đồng Hới, Đơng Hà
C. Thanh Hóa, Vinh, Huế
D. Bỉm Sơn, Cửa Lị, Đồng Hới
Câu 28: Khó khăn khơng phải trong sản xuất lương thực của vùng Bắc Trung Bộ



A. Đồng bằng hẹp
B. Đất đai kém màu mỡ
C. Nhiều thiên tai
D. Người dân có kinh nghiệm sản xuất.
Câu 29: Trung tâm du lịch lớn ở miền Trung và cả nước là
A. Huế
B. Thanh Hóa
C. Vinh
D. Hà Tĩnh
Câu 30: Nghề trồng rừng ở Bắc Trung Bộ giúp vùng phát triển ngành kinh tế là

A. Dệt may
B. Chế biến thực phẩm
C. Chế biến gỗ
D. Cơ khí
Câu 31: Vì sao ngành du lịch là thế mạnh kinh tế ở Bắc Trung Bộ?
A. Nhiều di tích văn hóa, lịch sử, thắng cảnh đẹp.
B. Giao thông vận tải thuận lợi.
C. Nhiều dân cư sinh sống.
D. Nhiều khu công nghiệp.
Câu 32: Nguyên nhân tự nhiên ảnh hưởng đến nông nghiệp của vùng Bắc Trung
Bộ
A. Nhiều thiên tai xảy ra
B. Địa hình núi cao hiểm trở
C. Ít sơng ngịi
D. Gió lào hoạt động mạnh.
Câu 33. Việc trồng rừng có ý nghĩa lớn nhất đối với vùng Bắc Trung Bộ là
A. cung cấp gỗ.

C. hạn chế thiên tai.

B. phát triển kinh tế.

D. tận dụng tài nguyên đất.

Vùng DHNTB:
Câu 34. Ngành thủy sản là một trong những thế mạnh của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ nhờ


A. Bờ biển dài.


C. Nhiều tàu thuyền.

B. Ít thiên tai.

D. Nhiều bãi tơm cá.

Câu 35: Quần đảo Hồng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc:
A. Tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
B. Tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên.
C. TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
D. Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận.
Câu 36: Thế mạnh lớn nhất trong nơng nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ là
A. Chăn nuôi gia súc lớn.
B. Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.
C. Trồng lúa.
D. Trồng cây ăn quả.
Câu 37: Khống sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Sắt, đá vôi, cao lanh.
B. Than nâu, mangan, thiếc.
C. Đồng, Apatít, vàng.
D. Cát thủy tinh, ti tan, vàng.
Câu 38: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam
Trung Bộ là
A. Vùng đồng bằng có độ dốc lớn
B. Quỹ đất nông nghiệp hạn chế
C. Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
D. Đất trống, đồi núi trọc còn nhiều
Câu 39: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho sản lượng khai thác thủy sản của

vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ vì
A. Người dân có nhiều kinh nghiệm hơn
B. Vùng có nhiều ngư trường lớn, nhiều bãi tơm, cá
C. Vùng có nhiều cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại
D. Vùng có bờ biển dài
Câu 40: Hoạt động kinh tế ở khu vực đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ chủ yếu là


A. Chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp hằng năm và lâu năm
B. Ni bị, nghề rừng, trồng cà phê.
C. Công nghiệp, thương mại, thủy sản
D. Trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông.
Câu 41: Biện pháp nào nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước vào mùa khô ở Tây
Nguyên?
A. Thủy lợi
B. Trồng rừng
C. Tuyên truyền
D. Trồng rừng và xây dựng hồ chứa nước
Câu 42: TNKS của vùng TDMN Bắc bộ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nào
của vùng?
A. CN Khai thác khoáng sản
B. CN dệt may
C. CN chế biến LTTP
D. CN sản xuất hàng tiêu dùng

Duyệt của Tổ chuyên môn
(ký và ghi rõ họ tên)
Phạm Thị Hồng Tịnh


Duyệt của BGH
(ký và ghi rõ họ tên)




×