Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thành phố du lịch Biển Bà Rịa Vũng Tàu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.42 KB, 12 trang )

Thành phố du lịch Biển Bà Rịa
Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có cửa ngõ giao lưu giữa Việt Nam và
thế giới, có hệ thống đường biển, đường sông và đường hàng không rất thuận tiện.
Bên cạnh những tiềm năng to lớn về dầu khí. Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước
khẳng định thế mạnh du lịch của mình, nhờ lợi thế về tiềm năng thiên nhiên và
nhân văn phong phú. Bà Rịa - Vũng Tàu là m
ột quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn
thuỷ hữu tình, có những dãy Núi Lớn - Núi Nhỏ - Minh Đạm, Núi Dinh che chắn,
xa xa biển Đông có Côn Đảo bao bọc, ở gần có Long Sơn quy tụ
Ngoài những bãi tắm tuyệt đẹp với bờ cát mịn thoai thoải, nói đến Bà Rịa - Vũng
Tàu không thể không nhắc đến hai khu rừng nguyên sinh nổi tiếng: rừng cấm Bình
Châu - Phước Bửu và rừng quốc gia Côn Đảo với những loài động thực vậ
t quý
hiếm, môi trường đa dạng tập hợp nhiều kiểu rừng của các vùng sinh thái.
Đến với khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, du khách thực sự được thư giãn
để tận hưởng bầu không khí ấm áp, làn sương khói la đà len lỏi giữa rừng cây xanh
rải rác như giữa chốn thần tiên, đây đó là những khu nhà nghỉ dưỡng, trị bệnh bằng
nguồn nước khoáng nóng bổ ích.
Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là mi
ền đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời với
những khu di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử, toàn tỉnh hiện có 29
khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
Với những lợi thế và tiềm năng to lớn nói trên, thời gian qua du lịch Bà Rịa - Vũng
Tàu đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài vào
các lĩnh vực khách sạn, khu vui chơi giải trí, các tuyến, điểm du lịch với tổng số
vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu đôla đang hoạt động hết sức nhộn nhịp. Bà Rị
a -
Vũng Tàu hiện có 65 khách sạn với trên 2300 phòng trong đó có 1100 phòng được
công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.


Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (1995 - 2010) với 5
trung tâm kinh tế - du lịch, trong tương lai không xa, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phát
triển mạnh mẽ, tương xứng với vị thế và tiềm năng của một trung tâm du lịch quan
trọng của cả nước.
Thành phố Vũng Tàu
Thành phố
Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh 125km và cách thành phố Biên
Hoà 90 km. Vũng Tàu giống như một hòn đảo bởi nó được bao bọc ba mặt là biển
và sông án ngữ mặt thứ tư.
Bờ biển
Thành phố có bờ biển trải dài 20km, hầu hết là ghềnh đá nhấp nhô từ chân Núi Lớn
và Núi Nhỏ chạy ra biển.Từ rặng Bồng Đào đến mũi Nghinh Phong, bờ biển được
tạo bởi những vách
đá dựng đứng. có một cửa sông và bờ vịnh kín gió thuận lợi
cho tàu bè thả neo.
Đất và đồi cát
Ngoài hai ngọn núi đá Núi Lớn và Núi Nhỏ, phần đất còn lại vủa Vũng Tàu được
cấu tạo bởi những lớp đất cát. Loại đất này thích hợp với các loại cây: xoài, mãng
cầu, nhãn được trồng nhiều trong thành phố.
Thành phố Vũng Tàu có dãy đồi cát nằm song song với bãi biển chạy từ chân Núi
Nh
ỏ đến Cửa Lấp dài khoảng 10km, cao từ 4m đến 12m. Nhờ dãy đồi cát này mà
các luồng gió mạnh từ biển thổi vào theo hướng Đông Nam không làm thiệt hại
hao màu, cây cối.
Núi non
Thành phố Vũng Tàu có hai trái núi nằm ở phía Tây Nam thành phố:
- Núi Lớn ( còn gọi là tương kỳ ) diện tích khoảng 400ha gồm các đỉnh Núi Lớn
(245m), Vũng Mây (220m), Hòn Sụp (215m).
- Núi Nhỏ ( còn gọi là Tao Phùng ) cao 138m, diện tích khoảng 180ha.
Ao hồ

Sau dãy đồi cát chạy song song với bãi biển là một hồ sen trải dài từ chân Núi Nhỏ
đến khu Thắng Nhất, sau hồ sen là cánh rừng chạy đến rạch Cây Khế hết địa phận
thành phố Vũng Tàu.
Hồ sen rộng 400ha là một thắng cảnh và là nguồn cung cấ
p thực phẩm dồi dào.
Người ta đánh bắt cá cua, lươn, ếch và thu hoạch hột sen, ngó sen trong hồ để
chế biến các đặc sản cho du khách.
Sông rạch
Thành phố Vũng Tàu chỉ có một con sông lớn nhất là sông Dinh. Sông bắt nguồn
từ núi Dinh, chảy qua Phước Lễ, xuôi theo hướng Tây Bắc Vũng Tàu dài 11 km,
chỗ rộng nhất 1000m chỗ hẹp nhất 300m, nơi sâu nhất 25m.
Phía Đông Bắc thành phố có rạch Cây Khế dài 6 km. R
ạch Bà dài 7,9km nằm chắn
ngang, làm ranh giới giữa khu Thắng Nhất và Thắng Nhì.
Tại khu Thắng Nhì, phía sau cù lao Bến Đình có rạch Bến Đình dài 5,5km, phía
Đông Phước Thắng nơi Cửa Lấp có 3 rạch dẫn nước biển vào thành phố là rạch
Ông Nam, rạch Suối Nước và rạch Sông Cái. Sông rạch ở Vũng Tàu cũng là những
cảnh quan đẹp.
Đường sá
Đường vòng Núi Nhỏ ( đường Hạ Long ) chạy từ Bãi Trước đến m
ũi Nghinh
Phong ra đường Thuỳ Vân (Bãi Sau) dài 6km ôm sát chân núi, chạy lên dốc cao, có
đoạn chạy sát biển, có chặng luồn giữa những khu vực cây cối xanh tươi. Đi dạo
theo con đường này, du khách được hít thở không khí trong lành, hưởng gió biển,
ngắm cảnh biển bao la và những cảnh sắc luôn thay đổi dọc theo bên đường.
Đường vòng Núi Lớn ( đường Trần Phú ) chạy quanh sườn Núi Lớn, từ Bến Đình -
Thích Ca - Phật Đài - Bãi Dâu đến Bãi Trước dài 10km, cách mặt biển 40 - 50m
một bên là núi, phía dưới là biển, hùng vĩ hơn đường vòng Núi Nhỏ, có nhiều
thắng cảnh dọc đường như tượng Đức Mẹ, núi Ghềnh Rái, Bến Đá Điện Bà
Các mũi đá

Nơi có nhiều gió mà du khách thích đến là mũi Nghinh Phong, ở đây gió thổi
quanh năm. Ngoài ra còn có mũi Đá trước toà Bạch Dinh, mũi đá Cao Trang ở đầu
đường vòng Núi Lớn, cũng là những nơi buổi chiều du khách thường đến dạo chơi.
Trên đường vòng quanh Núi Nhỏ sau khi qua khỏi bãi Vọng Nguyệt, nếu để ý du
khách sẽ thấy một hòn đảo nhỏ như một tría núi nhô lên mặt nước. Khi nước ròng
hạ
thấp người ta có thể đi bộ ra đây, qua một bãi đá lởm chởm làm cầu, đó là hòn
Bà.
Thời tiết - Khí tượng
Bán đảo Vũng Tàu có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các tỉnh phía nam bởi ba
mặt giáp biển Đông, quanh năm lộng gió, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C,
lượng mưa trung bình 1.500mm/năm.
Vũng Tàu có hai mùa rõ rệt tuỳ thuộc vào gió, gió thổi theo hai chiều gần như
ngược nhau, tr
ừ những ngày chuyển tiếp. Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa (từ
tháng 5 đến tháng 10), gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng
4). Gió thổi mạnh, tốc độ khoảng 35km/giờ. Tháng 4 và tháng 10 là những tháng
chuyển mùa, gió thổi nhẹ, ngoài khơi sóng nhỏ. Biển Vũng Tàu ít bão tố hoặc ảnh
hưởng của bão không đáng kể vì thế trở thành nơi trú ngụ tốt cho thuyền bè.
Thuỷ triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đề
u có hai lần thuỷ triều lên xuống.
Biên độ triều lớn nhất là 4 - 5 m.
Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 24 - 29
độ C, nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5 - 27 độ C.
Với đặc điểm khí hậu, thời tiết và thiên nhiên ưu đãi, Vũng Tàu đã và sẽ luôn là
một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước.
CÁC BÃI T
ẮM Ở VŨNG TÀU
Bãi Trước
Là mặt tiền của Vũng Tàu, nằm về hướng tây-nam, còn gọi là bãi “Tầm Dương” -

Tìm ánh mặt trời. Vào buổi bình minh và hoàng hôn, mặt trời đỏ rực như tan vào
nước biển mênh mông. Bãi Trước như một nửa vành trăng tựa lưng vào đất liền,
hai đầu là hai ngọn núi Tương Kỳ và Tao Phùng. Thiên nhiên sơn thuỷ hửu tình đã
tạo cho Bãi Trước cảnh thơ mộng là bến đậu của những con tàu trở về sau những
chuyến hải trình Dọc Bãi Trước trồng nhiều dừa vì vậy trước đây còn có tên là
vịnh Hàng Dừa. Giờ đây vẫn rợp bóng dừa và được điểm tô thêm màu xanh của
những cây bàng, cây sứ. Bên dưới những bóng cây xanh rợp mát là một khu công
viên đầy hoa dành cho khách bộ hành hóng mát bên tiếng sóng biển du dương.
Trung tâm thành phố Vũng Tàu tọa l
ạc ở khu vực Bãi Trước với nhiều toà nhà,
khách sạn mới, hiện đại được mọc lên càng tô điểm cho Bãi Trước một nét đẹp vừa
xa xưa vừa hiện đại. Đêm về, dọc đại lộ Trần Phú, Quang Trung rực sáng với hệ
thống đèn cao áp, trên các tòa nhà cao lộng gió, những quán cà phê rực rỡ muôn
ánh đèn đủ sắc màu tỏa sáng lung linh cùng xa xa những chiếc tàu neo đậu với
những vầng ánh sáng xanh đỏ t
ỏa lan trên mặt biển tạo cho bãi trước một vẻ đẹp
thật quyến rũ về đêm.
Bãi sau
Nằm ở phía đông nam và còn có tên gọi “Bãi Thùy Vân". Bãi Sau dài 8 km, là bãi
biển dài và thơ mộng nhất của Vũng Tàu. Nếu như biển ở Bãi Trước có nét đẹp
lộng lẫy và rực rỡ thì Bãi Sau có nét đẹp dịu dàng của một vùng biển quanh năm
đầy nắng ấm. Đại lộ Thùy Vân con đường đầy hoa chạ
y dọc theo Bãi Sau, một bên
là những dãy phố sầm uất, nhà cao tầng, khách sạn dáng vóc hiện đại, đầy đủ tiện
nghi, một bên là bãi cát vàng và nhiều khu du lịch đủ các loại hình dịch vụ giải trí
vui chơi trên biển… dành cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt có một sân golf rộng hơn
100ha đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Bãi Sau còn có khu rừng dương - một cánh rừng rộng với những cây phi lao cổ thụ
xanh rợp trên nền cát trắ
ng. Dưới rừng dương thấp thoáng những căn nhà nghỉ

bằng gỗ, thiết kế theo kiểu nhà rông vừa tao nhã, vừa thanh lịch, đậm nét văn hóa
của núi rừng Tây Nguyên, nhà được trang bị đủ tiện nghi, vừa hiện đại, vừa dân dã
là chỗ dừng chân lý tưởng cho mọi du khách.
Bãi sau là nơi thu hút nhiều du khách lui tới vui chơi tắm biển nghỉ mát ở Bà Rịa –
Vũng Tàu. Vào những các ngày tết, lễ, đón mừng năm m
ới… Bãi Sau tràn ngập
người ghé đến, trên bờ cũng như dưới nước như không còn chỗ trống tạo nên một
sức sống của một trung tâm du lịch nổi tiếng khắp nơi.
Bãi Dứa
Từ Bãi Trước, dọc theo đường Hạ Long là một trong những con đường đẹp nhất
Việt Nam uốn lượn trên một đoạn triền núi lấn ra bờ biển sẽ đưa ta tới Bãi D
ứa.
Người xưa kể lại rằng sở dĩ có tên bãi Dứa, vì trước đây triền núi nhô ra biển rất
nhiều những cây dứa dại (một loại cây có hương thơm như gạo nếp hoặc nàng
hương) tỏa thơm ngát một vùng nên bãi này còn có tên gọi là Bãi Lãng Du là một
bãi biển đẹp của Vũng Tàu.
Cái đẹp ở đây không ồn ào tấp nập mà là một vẽ đẹp mộng mơ, tĩnh lặng. Biển len
lỏi trong các hẽm núi, ghềnh đá, tạo nên các vũng nhỏ ôm ấp những mạch nước
ng
ầm trong suốt đang rí rách. Khung cảnh này rất hợp với những đôi tình nhân hay
tuần trăng mật của những lứa đôi còn đang nồng nàn hương hoa ngày cưới. Phía
trên triền núi dọc theo đại lộ Hạ Long là các nhà nghỉ, khách sạn theo kiểu biệt thự
đầy đủ tiện nghi. Xen kẽ những ngôi chùa miếu khá nổi tiếng ở Vũng Tàu như Niết
Bàn Tịnh Xá, miếu Ông Nam Hải là những nơi dành cho khách mộ đi
ệu hành
hương về dâng hoa cầu phước, cầu lộc…
Ai đó đã đến Vũng Tàu cách đây dăm bảy năm bây giờ mới có dịp trở lại Bãi Dứa
sẽ không khỏi ngạc nhiên trước sự đổi thay kỳ diệu. Đó là thành quả lao động sáng
tạo, hòa quyện cùng thiên nhiên để tạo ra những cảnh quan tuyệt vời của Bãi Dứa.
Bãi Dâu

Nằm ở phía tây Núi Lớn, dọc theo
đường Trần Phú, từ Bạch Dinh (Bãi Trước) đến
Bãi Dâu xa chừng 3km. Bãi này trước đây gọi là bãi Vũng Mây, vì trên triền hòn
Núi Lớn đoạn này có nhiều cây mây mọc. Vào khoảng những năm đầu thế kỷ XX,
một thương nhân người Pháp đến đây lập cơ sở nuôi tằm và trồng rất nhiều dâu
trên triền núi và dọc theo bờ biển nên dần theo thời gian tên Vũng Mây được thay
thế bằng Bãi Dâu.
Ngày nay Bãi Dâu được mở r
ộng hơn, bao gồm những vịnh nhỏ khoảng giữa Núi
Lớn. Do nằm bên triền núi ăn sát ra biển, Bãi Dâu được kiến tạo bởi nhiều vịnh
nhỏ xinh xắn, những gộp đá nhỏ xen giữa triền cát vàng cát trắng mịn màng. Các
bãi tắm ở đây kín gió, nhiều đoạn biển sát chân núi với những vách đá dựng đứng
hoặc thoai thoải đón từng đợt sóng biển vỗ về
bọt tung trắng xóa, tạo nên cảnh sắc
sơn hải hữu tình. Đường Trần Phú uốn lượn cheo leo trên vách núi, một bên là biển
cả mênh mông, một bên là núi rừng, cỏ cây xanh thẳm. Giữa khung cảnh núi rừng
xanh ngắt nổi bật lên tượng Đức Mẹ Maria, Phật Bà Quan Âm hoà quyện bên tiếng
sóng biển dạt dào, tiếng gió ngàn vi vút tạo nên một âm thanh vừa huyên náo, vừa
tịch liêu làm thư thái tâm hồn du khách thập phương dù lần đầu ghé đến.
Dọ
c đường Trần Phú với cảnh sơn thuỷ hữu tình, bãi tắm nên thơ, những quán ăn
với món ngon miền biển… thu hút được nhiều người tới du lịch thưởng ngoạn.
Nghinh Phong
Từ Niết Bàn Tịnh Xá, theo đại lộ Hạ Long qua hết Bãi Dứa là tới Nghinh Phong có
nghĩa là "đón gió" thổi suốt bốn mùa. Như một cánh tay vươn dài ra biển, Nghinh
Phong tạo thành hai bãi biển ở hướng tây và hướng đông. Đó là bãi Vọng Nguyệt
(hay Ô Quắn) và bãi Hương Phong, xa xa là Hòn Bà - Bồng đảo nơi du khách có
thể ghé đến vào những khi thuỷ triều hạ thấp.
Những đêm vào mùa trăng mọc, hay lúc hoàng hôn, biển ở đây sáng rực nh
ư được

dát một lớp bạc óng ánh. Bên tiếng sóng rì rào, trước mặt biển sáng bạc mênh
mông bao la của trời mây sóng nước làm người ta dễ lâng lâng bay bổng tâm hồn.
Ba mặt tiếp giáp với biển của Nghinh Phong là vách núi dựng đứng khá cao, đứng
trên đường nhìn xuống ta cảm thấy biển ở đây như xanh hơn nơi khác, lộng gió và
mát mẻ lạ thường. Bãi tắm ở đây trong và sâu là nơi dành cho người hiếu động,
thích cảm giác m
ạnh từ những ngọn sóng dập dồn và rất thích hợp cho những
người ưa thích bộ môn câu cá.
Kỳ quan trên biển Vũng Tàu : Tượng chúa lớn nhất thế giới ở Vũng Tàu
“Mỗi người Việt Nam cần nhận thấy trọng trách phải tổ chức đất nước sao cho đẹp
mắt để tiếp đón bầu bạn năm châu, nói với thế giới sự giàu có tinh thần củ
a một
dân tộc có truyền thống đạo đức!”. Nhóm truyền thông Tin mừng (Giáo hội Công
giáo Vũng Tàu) đã mở đầu tác phẩm “Trên đỉnh Tao Phùng” – ấn phẩm như một
cuốn sử ghi chép lại quá trình xây dựng tượng chúa Giêsu Vua – bức tượng chúa
lớn nhất thế giới. Kể từ khi hoàn thành, tượng đài Đức Giêsu Vua đã khiến Vũng
Tàu không chỉ là một thành phố biển với “vàng đen” dầu khí, mà đó còn là vùng
đất củ
a những thắng cảnh “khổng lồ” của những công trình kiến trúc tôn giáo –
một điều mà ít người biết được.
Có thể gọi, Vũng Tàu là thành phố đảo, bởi đứng trên ngọn hải đăng sừng sững
đưa mắt bao quát toàn cảnh Vũng Tàu, người ta dễ dàng nhận thấy cuộc sống đô
thị được bao bọc xung quanh bốn bề là biển. Những con đường chạy men theo bờ
biể
n, sạch bóng và sáng trắng như một lằn lân tinh tỏa sáng. Thành phố rộng mở
hướng lòng ra biển, trong xu thế chung đất nước mở cửa nền kinh tế, không chỉ
phát triển bằng những tiềm năng, nguồn lực tự nhiên quý hiếm, mà còn bằng chính
những danh thắng nhân tạo và thiên tạo.
Cũng không dễ dàng giải thích, vì điều gì mà Vũng Tàu lại là nơi tập trung nhiều
nhất những công trình kiến trúc tôn giáo lớn t

ầm cỡ thế giới: Linh sơn Cổ Tự với
tượng Phật cao 1,2 mét bằng đá tại chính điện (tương truyền của người Chăm hay
Chân Lạp xưa); khu Đình Thắng Tam được xây dựng từ thời Minh Mạng (1820 –
1840) bao gồm đình Thần Thắng Tam, Miếu Bà, Lăng Cá ông với bộ xương cá
khổng lồ vớt được trên 100 năm; Thích Ca Phật đài; Điện Bà; Niết bàn tịnh xá;
Phước Lâm tự được xây dựng khoảng 200 năm trước với kiến trúc tôn giáo Ấn Độ;
khu Bạch Dinh; trạm Hải đăng (xây dựng từ năm 1907); khu Đức mẹ Bãi Dâu…
Ngót ba thập niên kể từ khi hoàn thành, tượng Chúa Giêsu Vua đã sừng sững trên
đỉnh Tao Phùng – ngọn núi hướng ra biển như một cánh sóng, đã chính thức đưa

ng Tàu thành một địa danh cả thế giới đều biết đến, bởi đó là nơi có bức tượng
Chúa lớn nhất thế giới và “soán” ngôi vị số 1 của bức tượng Chúa được xây dựng
tại Brazil.
Tượng đài Chúa Giêsu ở Rio de Janeiro bên Brazil cao 26 mét, hai tay dang rộng
16 mét. Tượng đài Đức Giêsu Vua trên đỉnh Tao Phùng, thành phố Vũng Tàu cao
32 mét, sải tay dang rộng 18,40 mét. Trong lòng tượng Chúa có đủ chỗ đứng cho
1.000 người, một cầu thang xây dựng xoáy trôn ốc d
ẫn lên vai tượng Chúa, để du
khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra xa vòng cung 5 quả núi ôm gọn Vũng Tàu,
khu công nghiệp Đông Xuyên, đầm Thị Vải, hay mũi Ô Quắn, Hòn Bà nép dưới
mép biển Đông hiền hòa sóng.
Vào đầu thập niên 1970, linh mục chính xứ Phaolô Nguyễn Minh Tri cùng với giáo
xứ Vũng Tàu đã tiến hành xây dựng một tượng chúa Giêsu ở Ô Quắn, ngay trước
mũi Nghinh Phong. Ban đầu, dự định của giáo xứ là xây dựng một bức tượng cao
10 mét, trên bệ
cao 5 mét. Công việc được khởi công từ năm 1972 thì đến ngày
17/01/1973, đại tá thị trưởng Vũng Tàu ra lệnh ngưng mọi công tác xây dựng do có
sự khiếu nại của giáo hội Phật giáo, cho rằng địa điểm này đã được dành cho giáo
hội Phật giáo.
Ngay ngày hôm sau, chính quyền cho người đến tháo dỡ hàng rào thuộc công

trường xây dựng. Để giữ hòa khí, các cuộc họp đã được tổ chức giữa chính quyền
và đại diệ
n hai bên tôn giáo, dẫn đến bản thỏa hiệp được ký kết ngày 16/02/1974.
Theo thỏa hiệp này, giáo hội Công giáo sẽ xây dựng các công trình tôn giáo của
mình bên ngọn Tao Phùng với diện tích 10 mẫu. Mũi Nghinh Phong (Ô Quắn)
thuộc toàn quyền sử dụng của giáo hội Phật giáo.
Ở địa điểm mới, trên đỉnh Tao Phùng với độ ca 176 mét so với mực nước biển, quy
mô tượng đài phải hoàn toàn thay đổi để có thể chịu đựng được sự
khắc nghiệt của
khí hậu nhiệt đới gió mùa và ảnh hưởng của biển. Tượng đài phải được xây dựng
thật kiên cố, khác hẳn với dự tính ban đầu cho một tượng đài trên địa điểm thấp ở
mũi Ô Quắn. Hàng loạt những khó khăn mới về kỹ thuật, mỹ thuật, tài chính…
phát sinh. Nhưng để sáng danh Chúa và trong tinh thần tôn trọng pháp luật, giới
Công giáo bắt tay vào việc, đặc biệt là linh mục chính xứ Phaolo Nguyễn Minh Tri
và ông bà Lê Quang Tuyến.
Chỉ một tháng sau ngày ký thỏa hiệp ba bên bằng văn thư số 140/VT/HC/LA ngày
18/3/1974, nhà cầm quyền địa phương chế độ cũ đã chính thức cho phép xây dựng
tượng đài đức Giêsu Vua trên đỉnh Tao Phùng. Cầm giấy phép trong tay, linh mục
Nguyễn Minh Tri, ông Lê Quang Tuyên và bà con giáo dân Vũng Tàu bắt tay vào
việc, vững tâm hơn nhưng khó khăn, vất vả hơn rất nhiều.

Công việc đầu tiên là tiến hành… đào móng trên độ cao 1236 mét so với mặt biển.
Ban đầu, dự định sẽ đào móng sâu 6 mét, nhưng mới được 3 mét thì đụng nền xi
măng cứng ngắc. Họ quyết tâm đập thủng khối xi măng cốt thép chặn ngay đường
tiến xuống móng, nhưng mỗi nhát xà beng là mỗi tia lửa bắn lên. Cùng với tia lửa
là tiếng dội đủ để họ hiểu khối ximăng cố
t thép này là nắp đậy, chưa biết dày mỏng
bao nhiêu của một khoảng trống phía dưới.
Vạch một vòng tròn to bằng cái mẹt, họ quyết tâm chọc thủng cái mẹt này để thăm
dò lòng núi. Đục thủng chướng ngại vật, một người ngồi gọn trong một cái thúng

rồi buộc dây thả xuống khoảng tối om phía dưới. Điều bất ngờ xảy ra: đây là một
hệ thống
địa đạo được che chắn bằng những tảng xi măng cốt thép. Chỗ bị chọc
thủng chính là lối đi ở giữa hai dãy phòng, mỗi bên gồm 7 phòng, mỗi phòng dài 7
thước, rộng 4 thước. Không nghi ngờ gì nữa: Đây là hệ thống phòng thủ của người
Pháp hoặc người Nhật xây dựng trước đây. Rải rác trên sườn núi, người ta thấy
những cửa hầm dẫn vào các khu chỉ huy trung tâm nằm dưới đỉ
nh Tao Phùng. Tất
cả đã bị cỏ cây che phủ. Như vậy, móng của tượng đài phải xuống sâu hơn, qua
khoảng trống của căn hầm và đụng đất!
Sự việc hoàn toàn bất ngờ với những người thi công tượng đài chúa Giêsu trên
đỉnh Tao Phùng. Thế nhưng, điều bất ngờ ấy sau này cũng trở thành điều trăn trở,
canh cánh của những người trong công giáo. Hòa bình lậ
p lại, đất nước thống nhất,
hệ thống đường hầm phòng thủ này đã gây nên mối nghi ngờ của nhiều vị lãnh đạo
địa phương với cộng đồng Công giáo.
Giải quyết xong phần móng của tượng đài, mọi người bắt tay vào việc đầy khí thế.
Dưới sự chỉ đạo của linh mục chính xứ Nguyễn Minh Tri và ông Lê Quang Tuyến,
ký sư Nguyễn Quảng Đức phụ
trách kỹ thuật bê tông cốt thép và điêu khắc gia Văn
Nhân phụ trách phần mỹ thuật tượng đài. 50 người thợ có tay nghề miệt mài lao
động. Ngoại trừ xi măng trắng, toàn bộ vật liệu đều sản xuất trong nước: cát từ
sông Đồng Nai, sỏi 3 ly cũng được sàng lọc từ dòng sông này để dung làm đá rửa;
đá cẩm thạch lấy từ vùng Non Nước – Đà Nẵng … Đất và nước quê hương đã
được dùng để tạo hình bức tượng Chúa lớn nhất thế giới này!
Vào những ngày cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ, tháng 4/1975, công việc lại
như dồn dập hơn. Tượng đài phải được hoàn tất để Đức Giêsu chứng kiến sự
chuyển mình sang một trang mới của dân tộ
c. Tiếng đạn pháo mỗi ngày một gần.
Quốc lộ 51 nối Vũng Tàu – Sài Gòn mỗi ngày mỗi nhộn nhịp, người người hối hả

vội vã. Trên đỉnh Tao Phùng, những công đoạn xây dựng tượng Chúa cũng đang ở
những khâu chót. Tượng được mài từ trên xuống dưới, cẩn thận và tỷ mỉ, mài đến
đâu dỡ giàn giáo đến đó. Một vị linh mục cao tuổi, có lẽ là người duy nhấ
t đã trèo
lên ôm hôn mặt Chúa, trước lúc giàn giáo được dỡ. Ông xúc động cầu nguyện cho
quê hương vào giờ phút lịch sử, ông dâng đồng bào vào vòng tay rộng mở của
Chúa. Ông cũng như đa số đồng bào của ông, chẳng mấy ai hiểu được sự chuyển
mình của đất nước…
Khu du lịch biển Long Hải ( Bà Rịa - Vũng Tàu )
Khu du lịch biển Long Hải - Phước Hải nằm trên địa bàn huyện Long Đất, trải dài
dọc ven biển bao gồm cả khu di tích căn cứ Minh Đạm. Hiện tại, khi đường ven
biển chưa hoàn thành, từ Vũng tàu đến Long Hải phải đi qua Long Đất với khoảng
cách trên 50km.
Từ TP. Hồ Chí Minh có thể đến thẳng khu vực này bằng đường cao tốc 51B chỉ
mất hơn 1 tiếng đồng hồ bằng xe ô tô.
Long Hải vốn được người Pháp chọn làm nơi nghỉ dưỡng biển cao cấ
p được biết
đến như một khu du lịch có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ,
khu biệt thự đã được xây dựng phục vụ cho các quan chức cao cấp thời Pháp và
thời Mỹ.
Đoàn Hạnh
Khai thác tốt hơn tiềm năng kinh tế biển
Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh hội tụ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các ngành
kinh tế biển: D
ầu khí, cảng biển, hải sản và đặc biệt là du lịch biển.
Trong những năm qua, lợi thế này từng bước được khai thác và đã mang lại kết quả
đáng khích lệ: Tổng sản lượng khai thác dầu thô trên vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu
tính đến nay đã gần 200 triệu tấn và đưa vào bờ hơn 30 tỷ met khối khí. Ngành du
lịch ven biển của tỉnh ngày càng phát triển, hiện có 140 doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ du lịch với 130 khách sạn và resort, trong đó có 94 khách sạn được xếp

hạng từ 1 đến 4 sao. Toàn tỉnh hiện có 47 cảng, cầu cảng chuyên dùng các loại với
tổng chiều dài khoảng 29.000m; dịch vụ cảng đã có những bước tiến theo xu thế
công nghiệp hóa; các cảng biển thuộc nhóm cảng biển số 5 với quy mô tầm cở khu
vực và quốc tế đang được triển khai xây dựng dọc theo sông Th
ị Vải. Ngành thủy
sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với gần 5.000 tàu thuyền,
trong đó có 40% tàu đánh bắt hải sản xa bờ; tổng sản lượng khai thác hải sản
những năm gần đây đạt 200.000 tấn/năm; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt bình
quân 180 triệu USD/năm…
Tuy nhiên, kết quả đạt được nêu trên vẫn còn khiêm tốn so với tiề
m năng. Cơ cấu
ngành nghề khai thác tiềm năng biển chưa thật hợp lý. Trong khai thác, đánh bắt,
chế biến hải sản vẫn đang chủ yếu là sản xuất nhỏ với hệ thống hạ tầng còn thiếu
thốn, chưa đồng bộ; thiếu hệ thống cảng biển lớn với dịch vụ hậu cần quy mô. Các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch h
ầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít
vốn, kinh nghiệm và năng lực kinh doanh còn hạn chế… do đó sản phẩm du lịch
chưa đa dạng, chưa có công trình mang tầm vóc quốc tế đủ sức cạnh tranh với các
nước trong khu vực. Mâu thuẫn lợi ích giữa phát triển du lịch biển và các ngành
kinh tế khác ở vùng ven bờ biển có chiều hướng gia tăng, còn thiếu sự phối hợp
liên ngành trong sử dụng và quản lý tài nguyên ven bi
ển, biển và hải đảo; không ít
nơi có tiềm năng du lịch biển lại nằm cạnh các bến cá, khu nuôi trồng và chế biến
hải sản gây tác động tiêu cực lẫn nhau. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào
quản lý và phát triển du lịch biển còn hạn chế và thụ động; chính sách quản lý môi
trường biển chưa đồng bộ; trình độ dân trí sống ven biển thấp, ý thức bảo vệ môi
tr
ường biển của du khách không cao… là những yếu tố làm cho việc phát triển
kinh tế biển bền vững theo hướng công nghiệp hóa và hội nhập gặp khó khăn.
Làm gì để khai thác tốt hơn tiềm năng của các khu công nghiệp và hệ thống cảng

biển dọc theo tuyến hành lang Quốc lộ 51-sông Thị Vải. Làm gì để khai thác tuyến
du lịch biển rộng lớn, trải dài từ Vũng Tàu – Long Hải - Phước Hải đến H
ồ Cốc –
Bình Châu. Làm gì để phát huy hết năng lực của đội ngũ đánh bắt hải sản xa bờ
nhiều kinh nghiệm, tận dụng những ưu thế lớn để phát triển kinh tế biển… Đó là
những vấn đề đã và đang đặt ra cho lãnh đạo và các nhà quy hoạch phát triển kinh
tế biển trên địa bàn tỉnh. Cái khó ở đây là phải chọn lựa, kêu gọi được các nhà đầu
t
ư đủ năng lực xây dựng hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế đúng tầm cỡ để
phát triển các loại hình dịch vụ cảng, dịch vụ hàng hải, dịch vụ dầu khí, đạt mục
tiêu của tỉnh đề ra là đến năm 2020 đủ năng lực luân chuyển 65 triệu tấn hàng hóa
mỗi năm thông qua các cụm cảng thuộc tỉnh. Rồi phải xây dựng các lo
ại hình vui
chơi, giải trí tầm cỡ gắn liền với biển, hình thành trung tâm du lịch, giải trí, nghỉ
dưỡng ven biển của khu vực miền Đông Nam bộ và cả nước. Phải có biện pháp
thiết thực hỗ trợ ngư dân, hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động khai thác và chế
biến thủy sản, trong đó chú trọng đến thủy sản xuất khẩu… Và điều quan trọng là
phối hợp hài hòa lợi ích của các ngành kinh tế liên quan để cùng khai thác tiềm
năng biển theo hướng bền vững , gắn liền việc khai thác tài nguyên thiên nhiên với
bảo vệ môi sinh- môi trường, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh trên bi
ển….
Hiện nay, hằng năm nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các
ngành kinh tế biển trên địa bàn tỉnh (trừ dầu thô) chiếm hơn 60% tổng thu ngân
sách tỉnh. Khi tiềm năng kinh tế biển được khai thác triệt để hơn, nhất định Bà Rịa-
Vũng Tàu sẽ góp phần không nhỏ vào việ

×