LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian vừa qua ngành du lịch đã phát triển mạnh mẽ và đem
lại nguồn lợi khổng lồ cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Không chỉ
thế đổi mới và tận dụng sự phát triển của tin học viễn thông trong phương
thức kinh doanh cũng là một chiến lược của các doanh nghiệp hoạt động du
lịch hiện nay. Công ty du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chi nhánh tại Hà Nội đã
dựa trên những thuận lợi cũng như những đặc tính của hình thức kinh doanh
này để tạo ra hiệu quả trong kinh doanh của công ty mình. Từ những thực tế
công ty đã và chưa làm được trong hoạt động kinh doanh lữ hành trực tuyến
tôi đã chọn đề tài: "Áp dụng kinh doanh trực tuyến sản phẩm lữ hành của
công ty du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chi nhánh tại Hà Nội" nhằm phân
tích tìm hiểu và đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động kinh
doanh trực tuyến của công ty
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh trực
tuyến, đi sâu phân tích điểm mạnh điểm yếu trong hoạt động của công ty
nhằm đưa ra những biện pháp áp dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Đối tượng nghiên cứu: kinh doanh sản phẩm lữ hành trực tuyến
Phạm vi nghiên cứu: công ty du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chi nhánh
tại Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu: Các nghiên cứu phi thực nghiệm bao gồm
phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, khảo sát thực tế, phỏng vấn; các phương
pháp thu thập số liệu thứ cấp tra cứu tài liệu nghiên cứu tại chỗ và các phương
pháp thống kê để xử lý dữ liệu
Nội dung của đề tài: không kể mở bài và kết luận đề tài được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch và loại hình kinh
doanh trực tuyến
-1-
Chương 2: Thực trạng kinh doanh trực tuyến các sản phẩm du lịch của
công ty du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chi nhánh tại Hà Nội
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy kinh doanh trực tuyến các sản phẩm du
lịch của công ty du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chi nhánh
tại Hà Nội
-2-
Danh mục bảng, sơ đồ
Bảng số 1. Chi tiết về hệ thống cơ sở vật chất
Bảng số 2. Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng số 3. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Bảng số 4. Các chương trình du lịch nội địa
Bảng số 5. Các chương trình du lịch quốc tế
Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trực
tuyến
Sơ đồ 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp
-3-
Danh mục các chữ viết tắt
CSDL : Cơ sở dữ liệu
CNTT-TT : Công nghệ thông tin - trực tuyến
VN : Việt Nam
TP : Thành phố
-4-
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ LOẠI
HÌNH KINH DOANH TRỰC TUYẾN
1. Sản phẩm du lịch và thị trường du lịch
Khi nhắc đến thị trường thì không thể không nhắc tới các loại sản phẩm
là tiêu điểm trong hoạt động trao đổi giữa các chủ thể. Bất cứ một loại thị
trường nào cũng không thể thiếu được các loại sản phẩm đặc trưng cho thị
trường đó.Vì thế để hiểu rõ hơn về thị trường du lịch trước hết phải hiểu rõ
sản phẩm du lịch là gì và các loại sản phẩm du lịch
1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tất cả các hàng hoá dịch vụ cung ứng cho du khách
được tạo ra trên cơ sở nguồn nhân lực của các doanh nghiệp du lịch và tài
nguyên du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và vô hình trong
đó yếu tố hữu hình là hàng hoá chiếm một tỷ trọng nhỏ, yếu tố vô hình là dịch
vụ thường chiếm 80% - 90% về mặt giá trị. Vì thế sản phẩm du lịch về cơ bản
là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể nên việc đánh giá chất lượng
sản phẩm du lịch rất khó khăn. Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định
phụ thuộc vào khách du lịch, dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và
mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch
Việc tiêu thụ sản phẩm du lịch cũng gặp khó khăn do xuất phát từ đặc
điểm của sản phẩm du lịch là gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch nên không
thể dịch chuyển được. Các nhà kinh doanh du lịch không thể đưa sản phẩm du
lịch đến nơi có khách du lịch mà khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du
lịch, tiêu dùng sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình. Đa số quá
trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về thời gian và
không gian. Do vậy tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng rất khó khăn.
Vấn đề thu hút khách du lịch tiêu thụ sản phẩm du lịch là trọng tâm của các
nhà kinh doanh du lịch. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường tập trung vào
-5-
những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận trong nhà
hàng), trong tuần (đối với thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (như du lịch
nghỉ biển, du lịch nghỉ núi…). Vì vậy hoạt động du lịch mang tính mùa vụ.
Sự dao động về thời gian trong hoạt động tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho
việc tổ chức kinh doanh gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các nhà
kinh doanh du lịch. Khắc phục vấn đề này đòi hỏi hình thức kinh doanh trực
tuyến phát huy rất nhiều lợi thế cả về không gian lẫn thời gian để có thể tiếp
cận được với khách hàng.
1.1.1. Hàng hoá du lịch
Hàng hoá du lịch là một bộ phận cấu thành lên sản phẩm du lịch, mặc
dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong hệ thống các sản phẩm du lịch nhưng cũng không
thể thiếu do tính đặc trưng của loại hàng hoá này mang lại không chỉ là nguồn
thu về mặt vật chất mà còn mang trong đó cả giá trị tinh thần góp phần làm
tăng thêm giá trị cho các loại sản phẩm du lịch. Hàng hoá du lịch được phân
chia thành các loại:
• Hàng lưu niệm
• Hàng hoá đặc biệt
• Hàng hoá thông thường
• Hàng hoá có giá trị cao
1.1.2. Dịch vụ du lịch
Mỗi loại sản phẩm du lịch thường hàm chứa trong đó một tỷ trọng lớn
yếu tố dịch vụ và đặc trưng cho mỗi loại sản phẩm là một loại hình dịch vụ
tương ứng. Để tạo ra một sản phẩm du lịch tổng hợp đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch thì cần phải biết kết hợp tốt các loại dịch vụ để tạo ra sản phẩm
tốt nhất. Sau đây là các loại dịch vụ cấu thành lên sản phẩm du lịch
Dịch vụ vận chuyển: là một loại hình dịch vụ du lịch nhằm giúp du
khách dịch chuyển từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch
chuyển trên phạm vi của điểm du lịch. Dịch vụ vận chuyển hiện nay đã được
phát triển rất mạnh không ngừng đổi mới về mặt chất lượng mà cả về mặt số
-6-
lượng các loại hình mới vói rất nhiều loại phương tiện khác nhau như: ôtô, tàu
hoả, tàu thuỷ, máy bay, tàu vũ trụ… Trên thực tế để có thể đảm nhiệm toàn bộ
việc vận chuyển của khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại
điểm du lịch đối với một doanh nghiệp du lịch là rất khó khăn chỉ có một số
tập đoàn du lịch có khả năng thực hiện được việc này. Vì thế phần lớn trong
các chương trình du lịch khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các
phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh
dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ lưu trú: Khi nói tới dịch vụ lưu trú rất nhiều người đã đánh
đồng loại hình dịch vụ này với dịch vụ khách sạn. Thực tế dịch vụ khách sạn
chỉ là một loại hình trong dịch vụ lưu trú, ngoài dịch vụ buồng ngủ dịch vụ
này còn có thêm các dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm
thương mại (với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ
giải trí. Ngoài dịch vụ khách sạn ra dịch vụ lưu trú còn có thêm các loại hình
lưu trú khác như: Motel, làng du lịch, lều trại, nhà nghỉ… Các loại hình này
hiện nay cũng không ngừng làm phong phú cho sự lựa chọn của khách du lịch
mà còn đóng góp lượng doanh thu khá lớn cho dịch vụ du lịch
Dịch vụ ăn uống: Là một loại hình dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu ăn
uống và thưởng thức nghệ thuật của khách du lịch.
Dịch vụ giải trí: Bao gồm các loại hình giải trí như: chơi golf, chơi
tennis, tham gia các trò chơi dân tộc như ném còn, đánh đáo, thưởng thức các
loại hình nghệ thuật âm nhạc tạo cảm giác thoải mái cho du khách
Dịch vụ khác: Các dịch vụ hỗ trợ hoạt động tham quan du lịch của du
khách như dịch vụ visa, hộ chiếu, dịch vụ bán vé, dịch vụ giao hàng tận tay
khách…khi khách du lịch có nhu cầu
1.1.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở phát triển của
ngành du lịch. Tất cả các yếu tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội kích thích
động cơ du lịch của du khách được ngành du lịch tận dụng và từ đó sinh ra lợi
-7-
ích kinh tế và lợi ích xã hội thì đều được coi là tài nguyên du lịch. Hiện nay
đã có những tài nguyên du lịch đã được đưa vào khai thác được trang bị, lắp
đặt các trang thiết bị du lịch và có những tài nguyên du lịch tiềm năng chưa
được đưa vào khai thác. Tài nguyên du lịch cấu thành khu phong cảnh, có khu
phong cảnh mới có sản phẩm du lịch, có sản phẩm du lịch mới có thể chuyển
hoá thành hàng hoá du lịch. Tài nguyên du lịch có thể nói là cơ sở vật chất và
điều kiện tiền đề quan trọng nhất cho sự phát triển của ngành du lịch, tài
nguyên du lịch mang tính đặc thù riêng so với các loại tài nguyên khác. Về
kết cấu tài nguyên du lịch cơ bản là rất rộng lớn, tài nguyên mà ngành du lịch
có là toàn bộ thế giới vật chất và toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại. Theo sự
phân loại của các nhà nghiên cứu du lịch tài nguyên du lịch được chia làm hai
loại chính:
Tài nguyên thiên nhiên: chỉ tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng để con
người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng, du ngoạn
tham quan và khảo sát khoa học về sông núi nổi tiếng, hồ, động kỳ vĩ, suối
thác, bãi biển, ánh sáng, chim thú quý hiếm, hoa, cây cối…Tài nguyên du lịch
thiên nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, bãi biển,
hang động, sự đa dạng sinh học, biển đảo, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên
nhiên, di sản tự nhiên, có thể chia thành ba loại: tài nguyên du lịch sông núi,
tài nguyên du lịch khí hậu, tài nguyên du lịch sinh vật (động vật, thực vật và
vi sinh vật).
Tài nguyên nhân văn bao gồm giá trị lịch sử giá trị văn hoá và các
thành tựu chính trị, kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển du lịch cho
một địa điểm, một vùng hay một đất nước. Trong đó giá trị văn hoá bao gồm
các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể mà du lịch văn hoá là loại hình du
lịch dựa trên các giá trị văn hoá đó giúp cho khách du lịch hiểu được cái hay
cái đẹp ý nghĩa truyền thống của các giá trị văn hoá. Chỉ chung những của cải
vật chất và của cải tinh thần do loài người sáng tạo nên từ xưa đến nay, có thể
thu hút mọi người tiến hành hoạt động du lịch. Tài nguyên văn hoá vật thể
-8-
bao gồm tài nguyên nhân tạo lịch sử và tài nguyên nhân tạo hiện có, bao gồm
di tích lịch sử, kiến trúc cổ điển, di chỉ văn hoá, văn hoá nghệ thuật, đặc sản
công nghệ, thành tựu xây dựng…Tài nguyên văn hoá phi vật thể như: nghệ
thuật âm thanh và nghệ thuật trình diễn, lễ hội, làng nghề truyền thống, các
đối tượng dân tộc học, nghệ thuật ẩm thực…
1.2. Thị trường du lịch
Thị trường du lịch là sản phẩm của xã hội hoá hoạt động du lịch khi
kinh tế xã hội phát triển tới một trình độ nhất định. Do sức sản xuất và trình
độ khoa học được nâng cao và dưới sự thúc đẩy của nhiều động cơ về mậu
dịch, giao lưu, xã hội, văn hoá, nguyện vọng du lịch của mọi người ngày càng
tăng làm hình thành nhu cầu du lịch. Mặt khác sự phát triển của kinh tế hàng
hoá tạo điều kiện cho việc thoả mãn nhu cầu này và thông qua hình thức giao
lưu hàng hoá mà cung cấp các loại dịch vụ du lịch cho xã hội. Như vậy thị
trường du lịch được hình thành từ nhu cầu du lịch của du khách và sự cung
ứng du lịch của người kinh doanh du lịch liên hệ lại với hình thức trao đổi
hàng hoá, dịch vụ du lịch. Vì thế theo nghĩa hẹp thị trường du lịch chỉ là thị
trường nguồn khách, nghĩa là trong thời gian nhất định ở khu vực nào đó tồn
tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua hàng hoá
du lịch. Còn theo nghĩa rộng thị trường du lịch là chỉ tổng thể các hành vi,
quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu
thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp
sản phẩm du lịch. Chức năng cơ bản của thị trường du lịch là làm cầu nối liên
kết cung cấp sản phẩm du lịch với nhu cầu du lịch
Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, thị trường du lịch không
ngừng phát triển và hoàn thiện. Trong thời gian vừa qua ngành du lịch thế
giới phát triển với tốc độ nhanh, quy mô kết cấu của thị trường du lịch và nhu
cầu của du khách đều có nhiều biến đổi to lớn. Căn cứ vào sự khác nhau của
nhu cầu du lịch chia thị trường khách du lịch thành hai loại thị trường du lịch
quốc tế và thị trường du lịch nội địa hai loại thị trường này chế ước và ảnh
hưởng lẫn nhau, trở thành thể thống nhất liên hệ chặt chẽ với nhau
-9-
1.2.1. Thị trường du lịch quốc tế
Thị trường du lịch quốc tế là chỉ thị trường mà hoạt động du lịch vượt
ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Đối tượng của thị trường du lịch quốc tế
là khách du lịch quốc tế theo định nghĩa của tổ chức WTO là tất cả những
người đến một quốc gia khác ngoài quốc gia mà họ cư trú trong thời gian
ngắn nhất là 24 tiếng đồng hồ với mục đích ngoài mục đích kiếm tiền hoặc
làm việc lâu dài. Theo pháp lệnh du lịch của Việt Nam thì khách du lịch quốc
tế là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài vào Việt Nam và người
Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
Thị trường du lịch quốc tế lại được phân loại theo các tiêu thức nhu
cầu, động cơ, mục đích chuyến đi… Căn cứ vào điểm đi và điểm đến của
khách du lịch chia thị trường du lịch thành hai loại thị trường khách du lịch
quốc tế chủ động và thị trường khách du lịch quốc tế bị động. Thị trường
khách du lịch quốc tế bị động (thị trường du lịch nhận khách) là thị trường
khách du lịch xuất phát từ Việt Nam đi du lịch tại các quốc gia khác trên thế
giới. Và thị trường khách du lịch quốc tế chủ động (thị trường du lịch gửi
khách) là thị trường khách du lịch từ các quốc gia khác đến du lịch tại Việt
Nam. Loại thị trường này mức độ cạnh tranh diễn ra không chỉ trong phạm vi
quốc gia mà còn diễn ra trong phạm vi quốc tế. Hiện nay cả hai loại thị trường
này đang được các quốc gia đặc biệt quan tâm và có sự đầu tư thích đáng
1.2.2. Thị trường du lịch nội địa
Thị trường du lịch nội địa chỉ thị trường tổ chức và tiếp đón nhân dân
nước mình đi du lịch trong nước. Là sự lưu động của nhân dân trong lãnh thổ
nước mình tạo thành một bộ phận của thị trường tiêu thụ và thị trường dịch vụ
trong nước, ảnh hưởng tới sự lưu thông hàng hoá và thu hồi tiền tệ trong nước
2. Loại hình kinh doanh trực tuyến
2.1. Khái niệm kinh doanh trực tuyến
Quan niệm chung: là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ trên Internet bao
hàm cả việc mua bán hàng hoá mới là thông tin điện tử
-1
0-
Kinh doanh trực tuyến không chỉ gồm các giao dịch trực tiếp sinh lợi
xoay quanh hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ mà cả các giao dịch giao
tiếp hỗ trợ sinh lợi như kích thích một nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ, cung cấp
các dịch vụ khách hàng và hỗ trợ bán hàng, tạo môi trường truyền thông thuận
lợi giữa các bên bán
2.2. Các hình thức kinh doanh trực tuyến
Kinh doanh trực tuyến đã làm thay đổi chiều hướng tích cực môi
trường nội bộ một doanh nghiệp, cải thiện các mối quan hệ khách hàng và
loại bỏ các trở ngại về thời gian và không gian
Chia sẻ thông tin:
• Cung cấp thông tin đồng thời tìm hiểu về thị trường
• Thông qua cộng đồng mạng để tuyên truyền thông tin về sản phẩm
• Thu thập các dữ liệu từ các khách hàng duyệt web
Đặt hàng: Dùng các biểu mẫu điện tử, email để xử lý các đơn đặt mua
hàng
Thanh toán: Phù hợp với mọi đối tượng doanh nghiệp với quy mô khác
nhau. Các ngân hàng đã và đang sử dụng hình thức chuyển tiền điện tử để
chuyển tiền của các khách hàng đi khắp thế giới và các khách hàng có thể
giao dịch qua hệ thống mạng với nhau thông qua:
• Dùng thẻ tín dụng
• Séc điện tử
• Tiền mặt số hoá ( Digital cash)
• Vi tiền mặt ( Microcash)
• Các phần mềm server web bán hàng được thiết kế để sử lý các giao
dịch thanh toán
Đáp ứng khách hàng
• Truyền sản phẩm, thông tin tới khách hàng
• Liên lạc với các nhà doanh nghiệp vận tải, nhà cung cấp, nhà phân
phối
-1
1-
• Cung cấp thông tin vừa đủ cho khách hàng
• Củng cố mọi mối quan hệ thông qua CSDL dùng chung
Dịch vụ và hỗ trợ: hình thức kinh doanh trực tuyến có hệ thống phần
mềm riêng trong việc thu thập ý kiến, những rắc rối, khó khăn xảy ra với
khách hàng và xử lý kịp thời mọi thắc mắc của họ. Hệ thống trả lời tự động
luôn thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng mọi lúc. Khách hàng sẽ không
phải chờ quá lâu để có câu trả lời thích đáng với vấn đề mình đang gặp phải.
Hiện nay hệ thống này đã và đang được các nhà hoạt động kinh doanh hoàn
thiện.
Các doanh nghiệp thông qua hệ thống bán hàng trực tuyến với những
số liệu và yêu cầu cụ thể của khách hàng có thể hiểu rõ hơn nhu cầu của
khách từ đó có những chương trình dịch vụ riêng để lôi kéo sự quan tâm và
mục đích chính để tạo cảm giác thoải mái, hài lòng cho khách hàng. Thông
qua hệ thống mạng máy tính có tốc độ truyền tải mọi thông tin với tốc độ
nhanh nhất doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp cũng như thư mời, thư
cảm ơn tới khách hàng. Ngoài ra khách hàng có thể giao tiếp trao đổi mối
quan tâm của mình và sẽ có được những thông tin cần thiết mà không gặp khó
khăn gì.
Kinh doanh trực tuyến đã tạo ra dịch vụ khá hoàn hảo, chính vì vậy mà
hình thức kinh doanh này ngày càng phát triển mạnh trên toàn thế giới
2.3. Xu hướng của kinh doanh trực tuyến các sản phẩm du lịch hiện nay
Trên thế giới: Kinh doanh trực tuyến đã và đang phát triển và tăng
trưởng rất mạnh. Theo hãng nghiên cứu thị trường Forrester Research vừa cho
biết trên thị trường thế giới các dịch vụ du lịch gồm đặt vé máy bay, khách
sạn, thuê xe ôtô… sẽ chiếm khoảng 27 tỷ USD doanh số bán hàng trực tuyến
trong năm nay. Hơn 10% doanh số sẽ từ bán hàng trực tuyến với 4 mặt hàng
được người tiêu dùng ưa chuộng là phần mềm và phần cứng máy tính, vé,
sách và dịch vụ du lịch.
-1
2-
Doanh thu từ dịch vụ đặt chỗ trên Internet cho các chuyến du lịch nghỉ
dưỡng đạt khoảng 51 tỷ USD, chiếm 44% tổng doanh thu trên mạng. Khoảng
30% tổng lượng booking là được thực hiện trên Web. Các công ty xuyên quốc
gia phát triển rất mạnh với việc triển khai các mô hình kinh doanh như:
Website giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
(storefront model): đây là trang web của các doanh nghiệp nhằm mục đích bán
và phân phối theo kênh trực tiếp từ doanh nghiệp tới khách hàng. Khách hàng
sẽ xem thông tin, lựa chọn sản phẩm và thanh toán ngay bằng thẻ tín dụng
Cổng thông tin trực tuyến (portal model): đây thực chất là một mắt
xích của các kênh phân phối trực tuyến, sử dụng công cụ internet để giới thiệu
quảng bá thương hiệu, sản phẩm của các công ty có yêu cầu. Cổng thông tin
trực tuyến thường tương đối phức tạp và đòi hỏi đầu tư công nghệ cao, nên
hầu hết được xây dựng bởi những doanh nghiệp lớn như: cheapickét.com,
expedia.com…
Mô hình giá động (dynamic price model): đây là những trang web liên
kết hay tập hợp nhiều người bán, trên đó cho phép người xem trả giá món
hàng mình muốn mua theo giá mà mình ưa thích. Sau đó các công ty có món
hàng sẽ xem xét mức giá đó có thể bán được không tuỳ thuộc vào chính sách
bán hàng hoặc sẽ môi giới khách hàng với công ty khác để hưởng hoa hồng.
Điển hình là website priceline.com
Đấu giá trực tuyến (aution model): đây thực chất là các sàn giao dịch
ảo mà ở đó hàng triệu khách hàng có thể rao bán và đấu giá hàng hoá, dịch vụ
khác nhau. Tất cả người mua đều có quyền ra giá với một hàng hoá được
niêm yết và người trả giá cao nhất sẽ được mua sản phẩm đó. Như: ebay.com,
alibaba.com
Ứng dụng ba cấp độ công nghệ thông tin vào kinh doanh trực tuyến
Cấp độ 1: xây dựng trang chủ của doanh nghiệp nhằm giới thiệu hệ
thống sản phẩm, dịch vụ của mình trên internet, quảng bá thông tin và hình
ảnh của doanh nghiệp ra thị trường toàn cầu
-1
3-
Ở mức độ này website rất đơn giản chỉ cung cấp thông tin về doanh
nghiệp và sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mà không hề có các chức năng
phức tạp khác. Trên website có thể đưa ra nhiều tiện ích như bộ tìm kiếm
thông tin doanh nghiệp, các tiện ích cho phép khách hàng liên lạc và tìm kiếm
thông tin theo các yêu cầu khác nhau một cách thuận lợi nhất. Ở cấp độ này
doanh nghiệp chưa có cơ sở dữ liệu nội bộ phục vụ các giao dịch qua mạng
mà chỉ là bước chuẩn bị cho triển khai bán sản phẩm qua mạng
Cấp độ 2: Doanh nghiệp triển khai áp dụng thương mại điện tử theo
mô hình B2B (business to business), B2C (business to customer)
Ở cấp độ này website của doanh nghiệp đã xây dựng được cơ sở dữ liệu
của bản thân doanh nghiệp, khách hàng và nhà cung cấp cũng như liên kết
chia sẻ dữ liệu với các ngân hàng, các công ty tín dụng với độ an toàn và bảo
mật cao. Hàng loạt ứng dụng được cài đặt cùng với trang chủ nhằm giúp nhà
cung cấp, khách hàng tiến hành giao dịch thương mại với doanh nghiệp, mọi
hoạt động truyền thông số, dữ liệu đã được tự động hoá, hạn chế sự can thiệp
của con người vì thế làm giảm chi phí hoạt động, hỗ trợ quan mạng và xây
dựng hệ thống quản trị khách hàng
Cấp độ 3: doanh nghiệp triển khai áp dụng thương mại điện tử theo mô
hình thương mại điện tử không đây và ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến
Các doanh nghiệp đạt tới mức độ này đảm bảo khả năng truy nhập
tương tác từ nhiều phía và tài nguyên được đặt ở máy chủ, giúp doanh nghiệp
dễ quản lý và bảo mật thông tin cao. Do đó, các ứng dụng qua mạng mang lại
cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể về tính tiện lợi cũng như chi phí quản
lý, đồng thời không phải bận tâm đến vấn đề cài đặt ứng dụng trên từng máy
con và cấu hình phần cứng
Tại Việt Nam: Kinh doanh trực tuyến đã có quá trình hình thành hơn 5
năm và được nhận định là đang bắt đầu vào giai đoạn phát triển mạnh. Thống
kê năm 2004 đã có trên 3000 doanh nghiệp xây dựng website riêng và hiện
đang tăng rất nhanh. Tuy nhiên phần lớn các ứng dụng còn sơ khai, các
-1
4-
website mới chỉ cung cấp thông tin khái quát về doanh nghiệp, sản phẩm mà
chưa trở thành công cụ tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp
Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp du lịch ứng dụng thương
mại điện tử ở Việt Nam đang rất băn khoăn trong hoạt động của mình bởi lĩnh
vực này còn thiếu nhiều cơ sở pháp lý, chưa có chính sách hỗ trợ khuyến
khích và điều kiện kỹ thuật cần thiết, nhất là việc giao kết, ký hợp đồng qua
mạng và thanh toán trực tuyến. Vì vậy mức độ tham gia của các doanh nghiệp
du lịch còn ở dạng tự phát. Nhưng những lợi ích mà thương mại điện tử mang
lại cho các doanh nghiệp như: giảm các chi phí giao dịch, kinh doanh, nhân
lực, mở rộng thị trường cho hàng hoá và dịch vụ của mình không chỉ trong
phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra quốc tế., nên vấn đề này đang được
chính phủ tập trung hoàn thiện các văn bản liên quan
Thực tế khó khăn của các doanh nghiệp là không thể phủ nhận, nhưng
thị trường của hoạt động kinh doanh trực tuyến đang có xu hướng phát triển
rất tốt. Hiện nay số dân sử dụng mạng internet là 12% và con số này đang
biến đổi rõ rệt từng ngày theo chiều hướng đi lên. Số thuê bao quy đổi đạt 1.7
triệu. Tổng số người sử dụng dịch vụ internet là 9.6 triệu. Tổng dung lượng
kênh kết nối quốc tế của Việt Nam là 1038Mbps. Tổng số miền .vn là 7.346.
Tổng số địa chỉ IP đã cấp là 433.453. Có 67% miền đăng ký trong nước và
33% miền đăng ký ngoài nước. Hoạt động kinh doanh lữ hành của Việt Nam
ngày càng khởi sắc, với hơn 329 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 2462 doanh
nghiệp lữ hành nội địa. Nổi bật lên là một số công ty lữ hành quốc tế như:
Saigontourist, Fiditour… đây đồng thời là các đơn vị bước đầu áp dụng có
hiệu quả mô hình kinh doanh truyền thống vào hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp mình
Định hướng cho sự phát triển CNTT-TT đến năm 2010 đề ra chiến lược
bốn dự án ưu tiên, năm chương trình và chín giải pháp. Bốn nhóm dự án ưu
tiên cấp quốc gia sẽ có tính chất đột phá, tạo môi trường và nền móng cho
ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong tất cả các ngành kinh tế-xã hội đặc biệt là
-1
5-
ngành du lịch. Đó là xây dựng nền tảng cho phát triển xã hội điện tử; xây
dựng nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử; xây dựng và phát triển hệ
thống mạng trọng điểm, tăng cường năng lực truy cập Internet; Tăng cường
năng lực quản lý CNTT-TT quốc gia. Cụ thể cho nhóm dự án đầu tiên - nền
tảng cho Công dân điện tử - sẽ sản xuất 1 triệu thiết bị kết nối Internet giá rẻ.
Phổ cập tin học cho 20 triệu người dân, xây dựng 1 triệu trang thông tin điện
tử phục vụ cộng đồng, đào tạo 30.000 cán bộ chuyên ngành CNTT-TT...
Năm Chương trình trọng điểm là đẩy mạnh ứng dụng E-Việt Nam; phát
triển công nghiệp; phát triển hạ tầng viễn thông và Internet; phát triển nguồn
nhân lực; và hoàn thiện môi trường. Triển khai các chương trình này sẽ mang
tính đột phá, liên ngành. Đầu tư từ nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó đầu
tư của nhà nước mang tính hỗ trợ, thúc đẩy
Chín giải pháp được chia thành ba nhóm mục đích là: Nhóm Tăng
cường năng lực với ba giải pháp: nhận thức; thực hiện và quản lý. Nhóm Phát
triển nguồn lực với giải pháp: tài lực; nhân lực và trí lực. Nhóm Hoàn thiện
môi trường với giải pháp: pháp lý, chính sách; liên kết, hợp tác và thị trường.
Hiện nay có nhiều cá nhân từ Việt Nam không ý thức được hoạt động
của mình gây ra các vụ trộm tên miền, thuê chỗ, tăng dung lượng chứa dữ liệu
cho các hộp thư… do vậy mà Việt Nam bị coi là đất nước có nguy cơ lừa đảo
cao vì thế khi muốn giao dịch phải cung cấp đầy đủ các thông tin về thẻ visa
cũng như thông tin về công ty của mình, các giấy tờ tùy thân như chứng minh
thư, bằng lái xe hoặc hộ chiếu để chứng thực”. Việc này mất nhiêu thời gian
email qua lại, gọi điện thoại, quét ảnh CC để chứng thực, dẫn đến việc bị các
khách hàng phàn nàn về sự chậm trễ trong việc cung cấp dịch vụ Goddady
vừa thông báo xếp VN vào danh sách các nước (cùng với Trung Quốc,
Bulgaria, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Singapore) bị chặn không được giao
dịch qua mạng với Goddady. Rất nhiều công ty có dịch vụ giao dịch qua
mạng đã “tẩy chay” tất cả những người sử dụng ở VN
-1
6-
2.4. Lợi ích và bất cập của kinh doanh trực tuyến các sản phẩm du lịch
* Lợi ích
- Đơn giản hoá truyền thông và thay đổi các mối quan hệ
Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia hoạt động kinh
doanh trực tuyến
- Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong lựa chọn khi mua, cung cấp thông
tin chính xác về doanh nghiệp, các nhà kinh doanh có các sản phẩm khách
hàng cần, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, gợi ý cho khách hàng cách
mua hàng và xem xét sản phẩm mới
- Cơ hội giảm chi phí
• Cung cấp cho người dùng cá nhân, doanh nghiệp nhiều phương
thức mới để mô tả, tìm kiếm thông tin
• Giao dịch thương mại, ngân hàng ít tốn kém hơn
• Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
• Giảm chi phí văn phòng: nhân viên, giấy tờ…
- Lực lượng trung gian mới: Tìm các thị trường đặc biệt, thông tin cho
khách hàng các cơ hội kinh doanh tốt, thay đổi điều kiện thị trường, các mặt
hàng thực sự khó tìm, tổ chức các điều tra, nghiên cứu định kỳ về mặt hàng
cụ thể cho doanh nghiệp
- Nắm được thông tin phân phối nếu tiến hành quảng cáo tốt trên
website thì có thể các thông báo quảng cáo của các hãng nhỏ cũng có thể đến
được với khách hàng ở mọi quốc gia trên thế giới. Doanh nghiệp có thể sử
dụng mạng internet để tìm kiếm các khu vực thị trường hẹp nhưng dàn rộng
về mặt địa lý. Internet và website đặc biệt hữu ích trong việc tạo ra cộng đồng
ảo, là tập hợp một nhóm người có thể chia sẻ các mối quan tâm chung
Kinh doanh trực tuyến còn làm tăng khả năng bán hàng và mua hàng
của cả người bán và người mua, việc thương lượng giá cả và phân phối hàng
hoá, tìm nhà cung cấp trở nên đơn giản hoá hơn và chính xác hơn
-1
7-
Khách hàng
Nâng cao về thị trường
Tạo ra các kênh bán hàng mới
Cá nhân hoá tiếp thị, nghiên
cứu thị trường
Doanh nghiệp
Tăng sản lượng
Tăng hiệu quả của các tiến
trình
Chia sẻ thông tin
Tạo ra các sản phẩm thông
tin mới
Các doanh nghiệp thành viên
Quản lý các khâu cung cấp hàng
hoá
Giảm chi phí giao dịch
Tạo ra các đơn vị chức năng
chuyên sâu
- Tạo điều kiện sớm tiếp cận “Kinh tế số”
- Việc chi trả điện tử có thể dễ dàng kiểm tra và quản lý hơn chi trả
thông thường
* Bất cập
- Một số quy trình kinh doanh không thích hợp với hình thức kinh
doanh trực tuyến
- Cơ sở hạ tầng: đảm bảo tính tuân theo chuẩn mực, độ ổn định cao
- Hạ tầng cơ sở nhân lực
• Đội ngũ nhà tin học đủ khả năng vận hành đồng thời nắm bắt, triển
khai công nghệ mới phục vụ chung
• Sử dụng ngôn ngữ chung là Tiếng Anh
- Về bảo mật an toàn: đòi hỏi cao
- Về thanh toán tự động: có các đe doạ (threats) chủ yếu trên Internet:
Xem trộm (eavesdropping, interception), loại tấn công thụ động gây ảnh
hưởng đến tính riêng tư (privacy) của thông tin (e-mails, messages,...), nhưng
không ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung thông tin.
Phá hoại-thay đổi thông tin (hackers), là loại tấn công tích cực gây ảnh
hưởng đến tính chân thực (authentication), tính toàn vẹn (integrity), tính khả
dụng (availability),... của thông tin truyền trên Internet.
Đe doạ của Người nội bộ hay tay trong (insiders), là loại tấn công nội
bộ có trợ giúp của người bên trong của một mạng cục bộ, một mạng máy tính
như mạng Intranet hoặc như sự gian lận của Người bán muốn trộm tiền từ
Người mua một cách phi pháp.
- Hiểm hoạ đối với sở hữu trí tuệ là vấn đề lớn và tồn tại rất nhiều
- Bảo vệ người tiêu dùng, chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an
toàn và độ tin cậy, nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ
- Hạ tầng cơ sở kinh tế và quản lý, tốc độ đường truyền Internet vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, các công cụ xây dựng phần mềm
-1
8-
đang trong giai đoạn phát triển, cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc
biệt (công suất, an toàn) do vậy đòi hỏi chi phí đầu tư cao
- Lệ thuộc vào công nghệ và các tổ chức lớn có khả năng phát triển
mạnh hình thức kinh doanh trực tuyến
Tóm tắt chương 1
Chương này đã giải quyết được các vấn đề:
Khái niệm về sản phẩm du lịch, hệ thống về các loại sản phẩm du lịch:
hàng hoá du lịch, dịch vụ du lịch và tài nguyên du lịch. Phân tích và khái quát
lại thị trường du lịch và tổng quát lại thị trường du lịch quốc tế và thị trường
nội địa
Khái niệm kinh doanh trực tuyến, các hình thức kinh doanh trực tuyên,
xu thế kinh doanh trực tuyến trên thế giới và ở Việt Nam cùng với những lợi
ích và bất cập trong kinh doanh trực tuyến các sản phẩm du lịch
-1
9-
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH TRỰC TUYẾN
CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA CÔNG TY DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA -
VŨNG TÀU CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI
1. Tổng quan chung về công ty
1.1. Khái quát về công ty
Chi nhánh công ty du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại Hà Nội là một đơn
vị kinh doanh trực thuộc công ty du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tổ chức lữ
hành nội địa và quốc tế chuyên nghiệp ở Việt Nam. Tên giao dịch là Vũng
Tàu tourist, Hà Nội branch. Được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ
ngày 26 tháng 6 năm 1996. Quyết định thành lập công ty số 09/QĐ.UBT ngày
03/111/1992 của uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trụ sở văn phòng
đặt tại: số 01E2B Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: (84-4)
8357382/ 8313798// Fax: (84-4) 8313316// Email: vttour-Hà Nộ
hoặc Giám đốc Nguyễn Thị Lan Anh
1.1.1. Nguồn nhân lực
*Tổ chức bộ máy
Trên cơ sở quy mô của chi nhánh, tính chất công việc, lĩnh vực và
phạm vi hoạt động, Vung Tau tourist, Ha Noi Branch được tổ chức theo quy
mô trực tuyến chức năng. Các bộ phận có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:
Ban giám đốc: Giám đốc quản lý điều hành, có quyền quyết định và
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước công
ty và trước pháp luật
Bộ phận tổng hợp:
+ Tài chính kế toán: Đảm nhận các công việc có liên quan đến hoạt
động tài chính, kế toán của doanh nghiệp, giúp giám đốc của doanh nghiệp
quản lý và điều hành tốt hoạt động kinh doanh
-2
0-
+ Phòng tổ chức hành chính: thực thi những công việc chủ yếu trong
việc xây dựng đội ngũ lao động của công ty, thực hiện các quy chế, nội quy,
khen thưởng kỷ luật, chế độ tiền lương, thay đổi đội ngũ,đào tạo. Phòng này
còn đảm nhận công việc văn phòng của doanh nghiệp
Bộ phận nghiệp vụ du lịch
+ Marketing: có chức năng tổ chức và thực hiện các hoạt động nghiên
cứu thị trường du lịch trong nước và quốc tế, là bộ phận chủ yếu giúp giám
đốc xây dựng chiến lược sách lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra bộ phận marketing còn phối hợp với bộ phận điều hành trong việc
xây dựng các chương trình du lịch, ký kết hợp đồng với các hãng, các công ty
du lịch trong và ngoài nước, phối hợp với các bộ phận liên quan theo dõi việc
thanh toán và quá trình thực hiện hợp đồng phục vụ khách
+ Bộ phận điều hành: Là bộ phận đảm nhận khâu lập kế hoạch và triển
khai các công việc liên quan đến thực hiện các chương trình du lịch theo yêu
cầu của khách như: đăng ký đặt chỗ trong khách sạn, làm visa, mua vé máy
bay… Đồng thời còn có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận có liên quan
theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch và cùng bộ phận kế toán
thực hiện các thủ tục thanh toán với các công ty giúp khách và cung cấp các
sản phẩm du lịch…
+ Bộ phận hướng dẫn: có chức năng tổ chức điều động, bố trí hướng
dẫn viên cho các chương trình du lịch đã ký kết với khách hàng, tiến hành các
hoạt động nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tác
viên chuyên nghiệp
Bộ phận hỗ trợ và phát triển: Các bộ phận này đảm nhận việc đáp ứng
nhu cầu cho các chương trình du lịch và góp phần mở rộng lĩnh vực kinh
doanh của doanh nghiệp
-2
1-
+ Bộ phận visa: có chức năng thực hiện mọi công việc làm thủ tục visa,
hộ chiếu cho khách du lịch vào Việt Nam cũng như khách du lịch từ trong
nước ra nước ngoài
Sơ đồ 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp
*Đội ngũ lao động
Lực lượng lao động thuộc công ty có độ tuổi lao động trẻ (độ tuổi trung
bình dưới 30 tuổi), trình độ ngoại ngữ tương đối tốt (tiếng Anh, tiếng Trung,
tiếng Pháp…), trình độ vi tính đáp ứng tốt nhu cầu của công việc. Khả năng
tiếp thu nhanh nhạy với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường cao, nhiệt tình
năng động hết mình vì công việc tuy còn một số hạn chế trong kinh nghiệm
và xử lý các vấn đề phát sinh
Lực lượng lao động trong công ty gồm 15 nhân viên chính thức và lực
lượng cộng tác viên đông đảo hoạt động trong các lĩnh vực marketing, hướng
dẫn du lịch, giám đốc Nguyễn Thị Lan Anh, tất cả đều làm việc với tinh thần
trách nhiệm cao và đặc biệt phương châm đưa ra của công ty là thấu hiểu
khách hàng và khả năng thực hiện lời hứa phục vụ một cách chính xác và
đúng đắn như quảng bá và quảng cáo để khách hàng hài lòng nhất. Chính vì
vậy sẽ không có gì là khó hiểu khi khách hàng của công ty ngày càng tăng lên
và lượng khách hàng cũ quay trở lại hợp tác với công ty chiếm một số không
nhỏ. Lực lượng lao động chính thức đều được đào tạo từ các cơ sở chuyên
ngành du lịch, trình độ hiểu biết về công việc, về các đối tượng liên quan đến
việc phục vụ khách, kể cả những người tiếp xúc với du khách có thể nói là rất
tốt; thái độ phục vụ cũng luôn lịch sự, nhã nhặn; khả năng giao tiếp khéo léo
tạo lòng tin cho khách, luôn đảm bảo chắc chắn chất lượng phục vụ. Mức độ
sẵn sàng phục vụ, đón tiếp của từng nhân viên ở mỗi cương vị công tác cũng
như điều kiện đón tiếp luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm hết lòng vì công
việc. Các nhân viên ở đây có thể sẵn sàng đi sớm về muộn khi khối lượng
công việc nhiều, không nề hà khó khăn, luôn hết lòng làm việc đến cùng. Có
-2
2-
Giám đốc
Các bộ phận
tổng hợp
Các bộ phận nghiệp
vụ du lịch
Các bộ phận hỗ trợ
và phát triển
Tài
chính kế
toán
Tổ chức
hành
chính
Marketing
Điều
hành
Hướng
dẫn
Kinh
doanh
khác
Visa
Kỹ
thuật
thể nói công ty có một đội ngũ lao động chất lượng cao, số lượng tuy chưa
nhiều nhưng có khả năng đáp ứng được công việc, có cơ cấu tương đối hợp
lý, gồm những nhân viên rất chuyên nghiệp, yêu nghề, tài năng, giỏi nghiệp
vụ, tháo vát, năng động. Người quản lý có tầm nhìn xa trông rộng, quản lý tận
tụy, giỏi chuyên môn, có khả năng khai thác và sử dụng đội ngũ nhân viên
làm việc ngày một hiệu quả
Lực lượng có trình độ thực hiện công việc kinh doanh trực tuyến
Tổng số 15 nhân viên chính thức của công ty đều tốt nghiệp từ các
trường cao đẳng, đại học chuyên ngành du lịch, khả năng tiếng anh vi tính đều
tốt. Nên những nhân viên này đều đảm nhận được công việc kinh doanh trực
tuyến tất cả các sản phẩm lữ hành của công ty. Khả năng hiểu biết và quảng
cáo sản phẩm trên mạng internet các nhân viên đều làm tốt, đặc biệt khả năng
bán, trao đổi, đáp ứng nhu cầu khách, khả năng liên hệ với các nhà cung ứng
du lịch, liên kết với các công ty du lịch trên hệ thống mạng… là điểm mạnh
của lực lượng lao động trong công ty
1.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng công nghệ tại công ty
* Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Tài sản cố định:
- Nhóm tài sản cố định:
+ Nhà cửa vật kiến trúc
+ Máy móc trang thiết bị văn phòng
+ Máy vi tính, máy in và máy scan
+ Máy điện thoại, fax
+ Tủ đựng tài liệu
+ Két sắt
Bảng số 1: Chi tiết về hệ thống cơ sở vật chất
Trang thiết bị văn phòng Số lượng(chiếc)
Bàn, ghế làm việc 16
-2
3-
Máy vi tính 15
Máy in 2
Két sắt, máy fax & scan 1
Máy điện thoại 13
Tủ đựng tài liệu 6
(Nguồn : Công ty du lịch Vũng Tàu chi nhánh Hà Nội)
- Phương tiện vận tải
- Thiết bị dụng cụ quản lý
Nguyên giá tài sản cố định của công ty là 235.600.000 VNĐ
Bảng số 2. Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu Số lượng (VNĐ)
Nguồn vốn kinh doanh
Trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp
50.000.000
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1. Ngân sách nhà nước cấp
2. Nguồn khác
50.000.000
79.780.000
Nguồn khác
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi
2. Lãi chưa phân phối
47.056.000
47.149.061
Tổng cộng 223.985.061
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chi
nhánh tại Hà Nội
Bảng số 3. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tổng số tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là: 1.540.696.300 VNĐ
Chỉ tiêu Số lượng (VNĐ)
Tiền mặt 123.476.300
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 156.800.000
Các khoản phải thu 95.177.000
Hàng tồn kho 0
-2
4-
Tài sản lưu động khác 378.985.000
Chi phí sự nghiệp khác 786.258.000
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chi
nhánh tại Hà Nội
Được công ty du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp cho nguồn vốn kinh
doanh lúc đầu là 50.000.000 VNĐ và cho vay 5.000USD
Ứng dụng công nghệ: Với các sản phẩm dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí: ban giám đốc và bộ phận điều hành đã tiến hành ký hợp đồng cả
bằng phương pháp truyền thống và thông qua hệ thống mạng với các khách
sạn, các cơ sở lưu trú, các nhà hàng, các nhà cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí
có uy tín trong và ngoài nước. Đảm bảo cho hệ thống sản phẩm của công ty
phong phú đa dạng, tiêu chuẩn chất lượng tốt đồng thời giá cả phù hợp và có
khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khi đã có được hệ thống giá qua việc hợp
tác với các nhà cung cấp này, bộ phận điều hành có nhiệm vụ lập ra một list
giá net và giá bán ra thị trường. Khi đã có hệ thống giá net và giá công bố bộ
phận kỹ thuật có nhiệm vụ đưa hệ thống giá này lên mạng nội bộ của doanh
nghiệp mình và đưa hệ thống giá công bố lên hệ thống website của tổng công
ty để khách hàng có thể tham khảo và đi đến quyết định mua. Trong hệ thống
giá công bố lại phân chia thành nhiều loại giá khác nhau: giá giành cho khách
lẻ, khách đoàn và cho công ty đối tác, cho các doanh nghiệp lữ hành có nhu
cầu mua lại sản phẩm của công ty. Hệ thống các loại sản phẩm cùng với giá
cả sẽ được update thường xuyên lên mạng máy tính, thông qua hệ thống phần
mềm gửi email tới tất cả các khách hàng truyền thống và tiềm năng của công
ty để khách hàng có thể nắm bắt thông tin giá cả cũng như sản phẩm của công
ty kịp thời và hiệu quả nhất. Khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thì sẽ
liên hệ trực tiếp với công ty qua hệ thống email hoặc thông qua website của
tổng công ty. Trên hệ thống website, và email có sẵn một mẫu đăng ký mua
sản phẩm và thanh toán bằng các hình thức. Khách hàng sẽ điền thông tin vào
-2
5-