Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số - Vận dụng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.08 KB, 9 trang )

THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH
CHUYỂN ĐỔI SỐ - VẬN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Huyền Linh, Nguyễn Thị Nước
Trường Đại học Lao động - Xã hội
Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập tồn cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục và
đào tạo (GDĐT) nói riêng cũng khơng thể nằm ngồi xu thế chung của thế giới và phải thực
hiện rất khẩn trương nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư
mang lại. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được
phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ với các
bước chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo. Tham vấn tâm lý học đường đóng vai trị vơ
cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần của người học, sinh viên và cả các cán bộ nhà
trường. Hoạt động tham vấn tâm lý học đường khơng nằm ngồi q trình chuyển đổi số của
toàn bộ nền giáo dục quốc gia. Trước yêu cầu chuyển đổi số của nền giáo dục nói chung, hoạt
động tham vấn tâm lý học đường và mỗi nhà tham vấn không chỉ cần trau dồi kiến thức, kỹ
năng chun mơn mà cịn cần hồn thiện bản thân mình với những kiến thức mới trong cơng
nghệ số, nền tảng số. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích hệ thống
cơ sở lý luận liên quan tới hoạt động tham vấn trong bối cảnh chuyển đổi số, những khó khăn
vướng mắc của q trình này, luận bàn và đề xuất một vài giải pháp để chuyển đổi số lĩnh vực
này nhanh chóng, hiệu quả.
Từ khóa: chuyển đổi số, tham vấn, tham vấn học đường
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, sinh viên các trường cao đẳng, đại học phải đối mặt với nhiều thách thức từ
cuộc sống thực tiễn, như: áp lực học tập, áp lực từ các mối quan hệ xã hội, những thay đổi của
môi trường sống, khiến cho sinh viên lúng túng và gặp khó khăn trong học tập, trong việc định
hướng nghề nghiệp tương lại. Nếu không tự giải quyết được những khó khăn đó, trạng thái tâm
lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến từ hoạt động sống của các sinh viên. Sinh viên có thể bị căng
thẳng, lo âu, trầm cảm, có những biểu hiện rối nhiễu hành vi. Vì vậy, sinh viên cần được tham
vấn và trợ giúp kịp thời của các chuyên gia tham vấn tâm lý để có sự tự tin và khả năng giải
quyết những khó khăn trong cuộc sống, tạo ra sự cân bằng tâm lý, học tập đạt kết quả tốt, mở
rộng giao lưu và hoàn thiện nhân cách. Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2006) đã nghiên cứu về thực
trạng nhu cầu tham vấn của học sinh, sinh viên hiện nay. Kết quả chỉ ra, học sinh - sinh viên


cần tham vấn về vấn đề học tập chiếm 76%; về vấn đề tình yêu 78% và vấn đề việc làm 80%.
Tác giả Triệu Thị Hương (2006), với nghiên cứu về nhu cầu tham vấn của học viên Học viện
Cảnh sát Nhân dân, đã chỉ ra rằng hầu hết các sinh viên đều có nhu cầu được trợ giúp giải quyết
những khó khăn tâm lý chiếm 91,43% và việc thành lập tham vấn tâm lý cho sinh viên trong
Học viện là rất cần thiết với 78,4%. Tác giả Chu Thị Hương Nga (2010), với nghiên cứu đề tài
“Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà
Nội”, đã cho thấy, sinh viên đã nhận thức được vai trò của tham vấn tâm lý là “cần thiết” và

359


“rất cần thiết” trong cuộc sống; vấn đề tâm lý mà sinh viên rất mong muốn và cần thiết được
tham vấn chủ yếu là giải tỏa áp lực trong học tập, phương pháp tự học, bế tắc trong định hướng
công việc tương lai; một số ít sinh viên đã tìm đến tham vấn tâm lý và đã lựa chọn hình thức
tham vấn qua điện thoại. Tác giả Bùi Thị Ngọc Thoa (2020), với nghiên cứu nhu cầu tham vấn
tâm lý của sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp, cho rằng khi gặp khó khăn trong cuộc sống,
sinh viên đã có nhu cầu chia sẻ và giải quyết những khó khăn của mình. Có đến 78% cho rằng
dịch vụ tham vấn tâm lý là cần thiết đối với sinh viên hiện nay. Đối tượng mà sinh viên lựa
chọn để chia sẻ và giúp đỡ là người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô giáo và các chuyên gia
tham vấn tâm lý. Nhiều sinh viên đã nhận thức được vai trò của tham vấn tâm lý là cần thiết và
rất cần thiết trong cuộc sống, chỉ có một bộ phận nhỏ sinh viên chưa hiểu hết tầm quan trọng
của tham vấn tâm lý.
Xuất phát từ nhu cầu của hoạt động tham vấn tâm lý học đường, Đảng, Chính phủ và
các cơ quan có thẩm quyền đã triển khai nghiên cứu và đưa ra nhiều văn bản nhằm tăng cường
hoạt động tham vấn tâm lý học đường cho đối tượng học sinh, sinh viên và thanh niên. Nhằm
quán triệt thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào
tạo liên quan đến công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh, sinh viên như: Quyết
định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021, Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021, Chỉ thị
số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019, Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đề nghị các địa phương tăng cường hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh

viên. Đặc biệt, sau 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều học sinh, sinh viên đã
gặp các vấn đề tâm lý như căng thẳng, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, trầm cảm... Trong năm
2022 và các năm tiếp theo, để bảo đảm và nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý
cho học sinh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ
đạo tăng cường triển khai công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên. Theo đó,
Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ đặt rõ Chỉ tiêu 19:
Phấn đấu 95% trường học có dịch vụ hỗ trợ tâm lý vào năm 2025.
Ngày 25/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg về việc
phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục
và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó, xác định rõ mục tiêu
chung là: tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao
chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở
thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Chuyển
đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 hiện nay. Chuyển đổi số đang là chủ trương lớn của Chính phủ và mọi ngành nghề,
trong đó có giáo dục.
Bên cạnh đó, Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ
cũng đề ra nhiều nhiệm vụ giải pháp tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý và giáo dục kỹ năng
sống, giá trị sống, văn hóa ứng xử cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trong đó có quy định rõ:
“d) Kết hợp tư vấn, tham vấn trực tiếp và thiết lập đường dây nóng, chun trang, chun mục,
diễn đàn, hịm thư, mạng xã hội để tiếp nhận thông tin và tư vấn tâm lý cho thanh niên, thiếu

360


niên, nhi đồng”. Nội dung này cho thấy Đảng, Nhà nước đã và đang rất quan tâm đến hoạt động
tham vấn tâm lý học đường, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số khi đã lồng ghép các hình
thức tham vấn tâm lý và huy động nhiều phương thức cũng như công cụ số vào triển khai hoạt
động tham vấn tâm lý cho đối tượng thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Xuất phát từ nhu cầu thực

tiễn và những văn bản pháp lý chỉ đạo, thì trong quá trình chuyển đổi số, hoạt động tham vấn
tâm lý học đường khơng đứng ngồi q trình chuyển đổi số và đứng trước những yêu cầu mới,
thách thức mới. Để đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên hiện nay địi hỏi có những
giải pháp cải thiện và làm mới hoạt động tham vấn tâm lý học đường.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Khái niệm về chuyển đổi số, chuyển đổi số trong giáo dục
Chuyển đổi số (Digital Transformation trong tiếng Anh) là q trình thay đổi tổng thể
và tồn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên
công nghệ số. Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, mơ hình hoạt động mới để cung cấp
dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới.
“Chuyển đổi số” (Digital Transformation) có thể dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa”
(Digitizing). Để phân biệt hai khái niệm này, có thể hiểu rằng “Số hóa” là quá trình hiện đại hóa,
chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như: chuyển từ tài liệu
dạng giấy sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang
phát sóng kỹ thuật số...); trong khi đó, “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ q
trình số hóa, rồi áp dụng các cơng nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị
mới hơn. Chúng ta có thể xem “Số hóa” như một phần của q trình “Chuyển đổi số”.
Chuyển đổi số trong giáo dục là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào mục đích đào
tạo và giảng dạy của hệ thống hay doanh nghiệp giáo dục. Trong đó, chuyển đổi số trong giáo dục
có ba áp dụng cơ bản là: ứng dụng công nghệ trong phương thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ
trong quản lý và ứng dụng công nghệ trong lớp học. Giáo dục là một trong các lĩnh vực được ưu
tiên đầu tư trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số trong ngành giáo dục đóng
vai trị rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo người học, sinh viên. Chuyển đổi số
trong ngành giáo dục cần phải có nền tảng công nghệ quốc gia thống nhất để tất cả mọi người trong
ngành giáo dục đều có thể tham gia. Tài nguyên số, học thuật cũng cần phải thực hiện trên công
nghệ thống nhất để mọi công việc học tập, giảng dạy hay học trực tuyến đem lại hiệu quả tốt nhất.
Các bước chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được
phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã quy
định rõ các bước chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo như sau:

- Một là, tạo môi trường giáo dục linh động, với mọi thiết bị (máy tính, laptop, smartphone,…).
- Hai là, truy cập tài liệu học tập khơng giới hạn.
- Ba là, tăng tính tương tác và trải nghiệm thực tế.
- Bốn là, nâng cao chất lượng giáo dục.
- Năm là, giảm chi phí đào tạo.

361


2.2. Khái niệm “tham vấn” và “tham vấn học đường”
2.2.1. Tham vấn
Tham vấn - tiếng Anh là Counseling, không đơn thuần là sự khuyên nhủ của những người
thân mà tham vấn được xem như là một quá trình tương tác tâm lý với sự can thiệp của người có
chun mơn được đào tạo như các nhà tâm lý học hay các nhà tham vấn, nhà trị liệu tâm lý.
Theo Hiệp hội Tham vấn Tâm lý Hoa Kỳ (American Counseling Association - ACA):
“Tham vấn tâm lý là việc ứng dụng các nguyên tắc của ngành sức khỏe tâm thần và ngành phát
triển tâm lý của con người (tâm lý học phát triển), thông qua nhận thức, cảm xúc, hành vi hoặc một
hệ thống các chiến lược can thiệp, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến sự khỏe mạnh, sự phát
triển cá nhân, hoặc sự phát triển nghề nghiệp cũng như các vấn đề tâm bệnh”.
Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà tham vấn sử dụng vốn kiến
thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực
với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hồn cảnh có vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ,
hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình.
Đặc trưng của tham vấn:
- Tham vấn là một quá trình.
- Hoạt động tham vấn nhằm giúp con người tự giải quyết vấn đề của chính họ.
- Thông qua tham vấn con người được nâng cao khả năng thích nghi và cải thiện cuộc sống.
- Nhà tham vấn cần được đào tạo và trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp tham vấn.
Tiến trình tham vấn tâm lý:
Tiến trình tham vấn là một tập hợp các hoạt động tương tác giữa nhà tham vấn và thân

chủ, trong đó nhà tham vấn sử dụng các kiến thức kỹ năng chuyên môn tham vấn, các giá trị
đạo đức nghề nghiệp để giúp đỡ thân chủ - người đang trong tình huống có vấn đề để giải
quyết vấn đề của họ. Nhìn chung, tiến trình tham vấn gồm các khâu cơ bản: tạo lập mối quan
hệ, thu thập thơng tin, xác định vấn đề và tìm giải pháp để giải quyết vấn đề, triển khai giải
pháp và kết thúc, theo dõi. Đồng thời, các ca tham vấn bao giờ cũng phải đi đến kết thúc dù
vấn đề có được giải quyết hay khơng.
2.2.2. Tham vấn tâm lý học đường
Tham vấn tâm lý học đường (School Counseling) hay còn gọi là tham vấn học đường là
một bộ phận của tham vấn tâm lý, xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 20 tại Mỹ. Theo Hiệp
hội Tham vấn học đường Mỹ (ASCA, 1990): Tham vấn học đường là công việc giúp đỡ tất cả
các người học trong học tập, trong quan hệ xã hội, trong công việc, trong việc nâng cao năng
lực cá nhân và giúp họ trở thành người có trách nhiệm và hữu ích. Nhà tham vấn học đường
trợ giúp hình thành và tổ chức tất cả những chương trình này cũng như cung cấp các hoạt động
can thiệp tham vấn thích hợp.
Tham vấn tâm lý học đường có thể hiểu một cách đơn giản giống như tham vấn tâm lý
bình thường, nhưng chỉ khác biệt ở chỗ phạm vi của nó thu hẹp trong trường học. Đây là một

362


q trình nhằm hỗ trợ tâm lý khơng chỉ cho người học sinh, sinh viên mà còn cho cán bộ,
giáo viên, phụ huynh người học, nhưng đối tượng đặc biệt được quan tâm trên hết là người
học. Việc tham vấn tâm lý học đường không chỉ giải quyết được những vấn đề người học
đang mắc phải mà còn giúp cải thiện mối quan hệ giữa người học - thầy cô, con cái - cha
mẹ, bạn bè - bạn bè,… Tham vấn tâm lý học đường giúp cho người học có khả năng giải
quyết được những vấn đề đang đối mặt như vấn đề học tập, thi cử, mối quan hệ với bạn bè,
thầy cô, cha mẹ,… bằng cách giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xem xét tất cả các
khả năng, và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho chính họ sau khi xem xét kỹ lưỡng các quan
điểm khác nhau. Từ đó giúp người học tự lựa chọn được hướng giải quyết tốt nhất của vấn
đề, đồng thời giúp họ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn, sống vui tươi, hồn nhiên đúng

với lứa tuổi của mình. Tham vấn tâm lý sẽ giúp người học tháo gỡ được những vướng mắc,
khó khăn trong học tập, cuộc sống. Họ sẽ cảm thấy bình tâm, giảm bớt áp lực, mệt mỏi và
từ đó giúp việc học tập hiệu quả hơn, cuộc sống vui vẻ hơn.
Hiện nay, Hiệp hội Các nhà tham vấn học đường Hoa Kỳ (ASCA) được xem là nguồn
tham khảo và kiểu mẫu cho các chương trình tham vấn tâm lý học đường của hầu hết các nước
trên thế giới. ASCA hiện là một phân hội của ACA với hơn 23.000 hội viên trên toàn thế giới.
Tham vấn học đường tại Việt Nam là một trong những vấn đề mang tính thời sự cao,
thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý, các chuyên gia, các tổ chức trong nước và
quốc tế mà ngay cả người học - sinh viên, các bậc cha mẹ và những giáo viên. Tuy nhiên, để
trở thành một hoạt động phổ biến trong trường học thì địi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực
lớn của khơng chỉ các nhà tham vấn mà là của tồn xã hội.
3. Hoạt động tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số
3.1. Vận dụng chuyển đổi số vào hoạt động tham vấn tâm lý học đường
Chính phủ tại nhiều nước bao gồm Việt Nam đã áp dụng phương pháp dạy trực tuyến
để có thể đảm bảo được sự trở lại bình thường mới. Đồng thời, nhiều nước cũng xác định chuyển
đổi số trong giáo dục sẽ được áp dụng rộng rãi trong tương lai. Việt Nam đã và đang chuyển
đổi số trong giáo dục bằng hàng loạt chính sách đã được ban hành. Chính vì vậy, theo thống kê
đã có 63 cơ sở giáo dục đào tạo và 710 phòng giáo dục đào tạo đã triển khai việc xây dựng cơ
sở dữ liệu chung cho giáo dục. Đồng thời, hiện nay đã có 82% các trường thuộc khối phổ thông
đã sử dụng phần mềm để quản lý trường học. Ngoài ra, việc áp dụng chuyển đổi số đã góp phần
thúc đẩy hoạt động “học tập suốt đời” cùng tài liệu trực tuyến. Tiêu biểu là hoạt động chia sẻ
5.000 bài giảng điện tử cùng với 7.000 luận văn, hơn 31.000 câu hỏi trắc nghiệm… từ người
dạy có chun mơn. Mặc dù áp dụng chưa được thực hiện một cách xuyên suốt, tuy nhiên, cùng
với sự phát triển nhanh chóng từ cơng nghệ và việc đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số giáo dục,
thì chắc chắn rằng hầu hết khó khăn sẽ được giải quyết. Điều quan trọng đó là ngành giáo dục
cùng người học phải hiểu rõ tầm quan trọng trong chuyển đổi số tại thời điểm hiện tại và trong
tương lai (Bùi Thị Huế và cộng sự, 2022).
Hoạt động tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số toàn ngành giáo dục
được xem là hoạt động giúp đỡ tất cả các người học trong học tập, trong quan hệ xã hội, trong công
việc nhằm nâng cao năng lực cá nhân và giúp họ trở thành người có trách nhiệm và hữu ích dựa

363


trên các công nghệ số. Nhà tham vấn học đường trợ giúp hình thành và tổ chức tất cả những chương
trình này cũng như cung cấp các hoạt động can thiệp tham vấn thích hợp trên cơ sở vận dụng kiến
thức, kỹ năng, thái độ đạo đức nghề nghiệp và các tiến bộ công nghệ số. Trong bối cảnh chuyển đổi
số tồn bộ các lĩnh vực trong xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng, các hoạt động hỗ trợ
người học để đạt được kết quả học tập cao nhất như tư vấn, hướng nghiệp, tham vấn tâm lý cũng
cần được chuyển đổi đồng bộ theo yêu cầu chuyển đổi số với nhiều giải pháp đồng bộ.
Căn cứ Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ với
các bước chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo, hoạt động tham vấn học đường được
thực hiện chuyển đổi số với những ứng dụng như sau:
- Hoạt động tham vấn tâm lý được thực hiện với các thiết bị cơng nghệ thơng minh (máy
tính, laptop, smartphone,…). Nhà tham vấn có thể triển khai các hoạt động tham vấn tâm lý học
đường vào bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ đâu với những điều kiện hỗ trợ thuận lợi nhất.
- Dựa trên nền tảng số hóa tài liệu, các công việc của nhà tham vấn tâm lý học đường
được hỗ trợ mạnh mẽ. Việc tìm kiếm tài liệu, kết nối mạng lưới, thực hiện kế hoạch tham vấn
tâm lý học đường ngày càng diễn ra dễ dàng hơn.
- Với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chuyển đổi số, những công nghệ 4.0 như ứng dụng
thực tế ảo (VR), thực tế ảo tăng cường (AR) tạo ra những trải nghiệm thực tế “thật” hơn cho
công việc tham vấn tâm lý học đường. Nhà tham vấn không những có thể vận dụng những cơng
nghệ để trau dồi, rèn luyện kỹ năng mà còn đưa vào trong những hoạt động tham vấn thực tế.
Điều này giúp tiết kiệm nguồn nhân lực và tối ưu các chi phí khác. Hơn nữa, tạo cho đối tượng
được tham vấn tâm lý có cảm giác an toàn, bảo mật, hứng thú hơn trong việc chia sẻ cảm xúc,
suy nghĩ, tình cảm, quan điểm, hoàn cảnh và vấn đề cá nhân.
- Các thành tựu công nghệ như Big Data giúp lưu trữ thông tin lên không gia mạng,
Internet vạn vật (IoT) giúp theo dõi hành vi của người học, quản lý, giám sát người học, hay
Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của người học, cho
phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều người học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng

điểm,… đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch. Đây là cơ sở dữ liệu tham khảo
tin cậy và vô cùng phong phú cho nhà tham vấn trong q trình thu thập thơng tin hỗ trợ cho
cơng tác tham vấn tâm lý học đường nếu như được quan tâm và biết cách tận dụng hiệu quả.
3.2. Một số giải pháp khi tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số
Bên cạnh những kết quả chuyến biến tích cực, q trình chuyển đổi số trong giáo dục
vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Cụ thể:
- Quá trình tiếp cận về kiến thức trực tuyến ở vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn:
Đối với những khu vực miền núi hay vùng sâu, vùng xa, hạ tầng mạng và trang thiết bị công
nghệ thông tin chưa được đảm bảo, gây ảnh hưởng lớn đến công tác về quản lý giáo dục trong
dạy và học. Đây chính là vấn đề phải ưu tiên khắc phục giúp triển khai thành cơng q trình
chuyển đổi số trong giáo dục, và đặc biệt là nhu cầu dạy và học trực tuyến khi điều kiện học
trực tiếp không cho phép.

364


- Chưa có sự kiểm sốt sát sao và tồn diện về học liệu số (là tập hợp các phương
tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài
liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra, đánh giá điện tử… và các học liệu được số hóa khác):
Để đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu của người học, ngành giáo dục cần có kho
tài liệu số chuẩn xác. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cũng như tài chính nước ta vẫn chưa thể
đáp ứng được công việc này. Vì vậy, hiện đang xảy ra rất nhiều tình trạng về học liệu số
tràn lan, thiếu tính xác thực và khơng được kiểm sốt chặt chẽ về chất lượng cũng như nội
dung. Từ đó, gây ra tình trạng khơng đồng nhất về kiến thức và tạo nên nhiều hệ lụy khác
như tiêu hao tài chính, tốn thời gian.
- Các quy định trong pháp lý chuyên về giáo dục vẫn chưa được hoàn thiện: Đây là vấn
đề lớn gây ảnh hưởng tới quyền sở hữu trí tuệ cũng như an ninh thơng tin… Đồng thời, đây
cũng là cơ hội để hồn thiện những quy định về thời lượng và cách kiểm tra, công nhận kết quả
học trực tuyến. Mặc dù vậy, những vấn đề này hiện nay vẫn chưa được thực hiện một cách đồng
nhất cũng như rõ ràng và chặt chẽ, từ đó gây nên nhiều bất cập trong quá trình chuyển đổi số.

Về bản chất, tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số cũng chính là
tham vấn tâm lý và là hoạt động thực hiện vận dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Nhà tham
vấn cần vận dụng những kiến thức, kỹ năng và những lưu ý tham vấn thơng thường vào
q trình hành nghề kết hợp tiến bộ khoa học công nghệ. Hoạt động tham vấn tâm lý học
đường cũng gặp những khó khăn, bất cập chung của quá trình chuyển đổi số như đã đề
cập. Do đó, bên cạnh những kiến thức, kỹ năng, lưu ý tham vấn tâm lý học đường thông
thường, để hoạt động tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số hiệu quả,
tác giả đề xuất một vài giải pháp cho quá trình chuyển đổi số các hoạt động tham vấn tâm
lý học đường như sau:
Thứ nhất, cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý phải được hoàn thiện, tạo hành lang
pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số cho hoạt động tham vấn tâm lý học đường. Đó là các chính
sách liên quan đến mơi trường mạng như: an tồn thơng tin mạng,...
Thứ hai, sự phát triển về mặt cơ sở vật chất cần phải đồng bộ và tương ứng, đảm bảo môi
trường mạng thông suốt, ổn định, an tồn thơng tin. Để hoạt động tham vấn tâm lý học đường
trong chuyển đổi số có thể được thực hiện thì các trường cần có đầy đủ hệ thống máy móc thiết
bị cơng nghệ và các ứng dụng của khoa học công nghệ tiến bộ. Đây là yêu cầu đầu tiên cần đáp
ứng để có thể ứng dụng, triển khai các hoạt động tham vấn tâm lý trong bối cảnh chuyển đổi số.
Thứ ba, nhà tham vấn tâm lý cần có kỹ năng sử dụng những cơng cụ, thiết bị cơng nghệ
(smartphone, máy tính, laptop,…). Như phân tích ở mục trên, việc thực hiện tham vấn tâm lý
học đường trong bối cảnh chuyển đổi số có thể được thực hiện trên các thiết bị công nghệ. Do
vậy, để hành nghề hiệu quả, nhà tham vấn tâm lý học đường cần trau dồi và trang bị cho mình
kỹ năng vận hành và sử dụng những cơng cụ, thiết bị cơng nghệ.
Thứ tư, nhà tham vấn cần có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước
hết là kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng an tồn thơng tin, kỹ năng khai thác, sử dụng
hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc, cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ 4.0 như:

365


Big Data, Internet vạn vật (IoT), ứng dụng thực tế ảo (VR), thực tế ảo tăng cường (AR), chủ động

đổi mới, cập nhật các phương thức giao tiếp hiện đại của người học để gần gũi với các con hơn như
qua mạng xã hội Facebook, Zalo,… tạo ra những trải nghiệm thực tế “thật” hơn cho công việc tham
vấn tâm lý học đường. Nhà tham vấn cần nhạy bén với những tiến bộ khoa học công nghệ, liên tục
học hỏi, vận dụng công nghệ để rèn luyện kỹ năng tham vấn của bản thân và đưa vào trong những
hoạt động tham vấn thực tế. Điều này giúp tiết kiệm nguồn nhân lực và tối ưu các chi phí khác.
Hơn thế nữa, tạo cho đối tượng được tham vấn tâm lý cảm giác an toàn, bảo mật, hứng thú hơn
trong việc chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm, quan điểm, hoàn cảnh và vấn đề cá nhân.
4. Kết quả và bàn luận
Trên thế giới nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược quốc gia về chuyển
đổi số như tại Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia… Tại Việt Nam, tham vấn tâm lý học đường đóng vai
trị vơ cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần của người học, sinh viên và cả các cán bộ nhà trường.
Trong quá trình chuyển đổi số, với nhu cầu thực tiễn và những chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước
thì hoạt động tham vấn tâm lý học đường không nằm ngồi q trình chuyển đổi số của tồn bộ nền
giáo dục quốc gia và cũng phải triển khai nhanh chóng quá trình số. Do vậy, nhà tham vấn học đường
bên cạnh việc trau dồi kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cịn cần phải cập nhật khoa học cơng
nghệ, làm mới quan điểm của mình trong tác nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động tham vấn tâm lý học
đường theo xu hướng chuyển đổi số cũng như mang lại hiệu quả cao nhất.
“Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt
được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và
thực hành cái Thiện” (Vijaya Lakshmi Pandit). Hoạt động tham vấn tâm lý học đường có vai
trị vơ cùng quan trọng. Trong bối cảnh chuyển đổi số trên thế giới và tại Việt Nam, toàn thể các lĩnh
vực và nền giáo dục quốc gia, hoạt động tham vấn tâm lý học đường đứng trước những yêu cầu, thách
thức mới. Nếu chúng ta nhanh nhạy với những xu thế mới, yêu cầu mới trong hoạt động tham vấn
tâm lý học đường, hiệu quả hoạt động tham vấn tâm lý học đường sẽ được nâng cao và nền giáo dục
quốc gia sẽ tạo ra những con người hoàn thiện cả về kiến thức, kỹ năng và tâm hồn.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022), Quyết định số 1282/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2022
ban hành Kế hoạch tang cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục
và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Triệu Thị Hương (2016), Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên trường Học viện

Cảnh sát, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Bùi Thị Huế, Bùi Đức Thịnh, Vũ Thị Tuyết Lan (2022), Chuyển đổi số trong giáo
dục và đào tạo: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam.
4. Bùi Thị Xuân Mai (2006), Thực trạng nhu cầu tham vấn của học sinh, sinh viên hiện
nay - Những khuyến nghị, giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo: Xây dựng và phát triển mạng lưới tham
vấn trong trường học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

366


5. Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Thái Lan, Lim Shaw Hui (2008), Giáo trình Tham
vấn, NXB Lao động - Xã hội.
6. Chu Thị Hương Nga (2010), Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội.
7. Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 về phê
duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030.
8. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về Chương
trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
9. Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 phê
duyệt chương trình “tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy
khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”.
10. Thủ tướng Chính phủ (2019), Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 về tăng cường
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
11. Thủ tướng Chính Phủ (2022), Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 phê
duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào
tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

367




×