Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Anh chị hãy trình bày quy trình hình thành một tác phẩm báo chí theo anh chị, bước nào trong quy trình là quan trọng nhất hãy áp dụng quy trình hình thành một tác phẩm báo chí để tạo lập một tác phẩm báo chí để hãy tạo lậ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.99 KB, 14 trang )

Anh/ chị hãy trình bày quy trình hình thành một tác
phẩm báo chí. Theo anh/ chị, bước nào trong quy trình
là quan trọng nhất? Hãy áp dụng quy trình hình thành
một tác phẩm báo chí để tạo lập một tác phẩm báo chí
để hãy tạo lập một tác phẩm báo chí theo loại hình báo
viết đề cập đến một vấn đề thời sự hiện nay.


MỞ ĐẦU
Mỗi thời đại đều có cách lưu truyền và đưa thơng tin khác nhau, trước kia
chưa có sự xuất hiện của công nghệ thông tin, đài, báo, mạng xã hội con người
thực hiện đưa thông tin bằng cách truyền miệng hay qua các bài báo. Ngày nay,
thời thế phát triển việc lưu giữ và đưa thông tin lên các bài báo là điều phổ biến để
mọi người có thể cập nhật tin tức một cách chính xác và nhanh nhất. “Trước hết
cần khẳng định rằng phân loại tác phẩm báo chí là một trong những phương pháp
tiếp cận nghiên cứu các tác phẩm báo chí. Việc phân loại tác phẩm báo chí rất
phức tạp, trước hết do thực tiễn báo chí vơ cùng sinh động, đa dạng” [1]. Các nhà
báo luôn bị câu thúc bởi hạn định thời gian do tính định kỳ của sản phẩm báo chí
cũng như yêu cầu thông tin của công chúng. Đặc biệt, làm báo là tham dự vào cuộc
chạy đua thông tin. Việc đưa tin nhanh về các sự kiện thời sự nóng hổi được cơng
chúng khát khao chờ đón là dấu hiệu đặc biệt quan trọng về sự thành công của nhà
báo, những “niêm”, “luật” về thể loại nhiều khi chỉ có ý nghĩa tương đối, không
được coi là yếu tố bắt buộc, cần quan tâm. Mặt khác, sản phẩm báo chí (tờ báo, tạp
chí, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, v.v..) được tạo thành bởi
nhiều loại chất liệu khác nhau. Các tác phẩm chỉ chiếm vị trí và dung lượng nào đó
– thường là lớn nhất và có vai trò quyết định. Những tư liệu, những văn bản hoặc
đoạn trích văn bản hành chính, những biểu bảng thống kê, biểu đồ, bản đồ, tranh
ảnh, hình vẽ và các tác phẩm văn học nghệ thuật đều có thể được sử dụng để hình
thành nên một sản phẩm báo chí hồn chỉnh. Vì thế, trước khi phân loại tác phẩm
báo chí, cần phải phân biệt tác phẩm báo chí với các tác phẩm thuộc các loại hình
sáng tạo khác mà trước hết và chủ yếu là văn học nghệ thuật.






NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. QUY TRÌNH TẠO LẬP MỘT TÁC PHẨM BÁO CHÍ


1.1.

Khái niệm tác phẩm báo chí
Mỗi vấn đề đều có những góc nhìn, khái qt chung của từng vấn đề, tác
phẩm báo chí cũng vậy, dựa trên phương diện khách quan và chủ quan của từng
nhà nghiên cứu họ đưa ra những quan điểm, cách đánh giá khác nhau về loại hình
này. Đầu tiên, chúng ta có thể nhận thấy bài báo “Theo một cách hiểu rộng và
khơng mang tính chuyên ngành, bài báo là bất kỳ văn bản nào có tác gia cơng bố
trên mặt báo, trừ những mẩu tin. Trong quan niệm mang tính chuyên ngành, bài
báo là một tác phẩm báo chí có nội dung và hình thức hồn chỉnh, xuất hiện như
mơt bức thơng điệp chứa đựng một thơng tin cốt lõi, có mơ tả, lý giải rõ ràng, cụ
thể và logic về một sự kiện, hiện tượng hay vấn đề, quan niệm nào đó đang có ý
nghĩa thời sự hay ý nghĩa xã hội quan trọng” [3]. Ở đây, tác giả bài báo phải tìm
kiếm những mối liên hệ, xác định nguyên nhân, hệ quả, phân tích, xếp loại sự
kiện.. Nội dung bài báo được tạo bởi những tư tưởng, quan niệm cơ bản, mang tính
chính thống hay là quan niệm của một tập thể, cộng đồng kết hợp với những luận
chứng, chứng cứ cụ thể. Cùng với đó theo Wikipedia: “Báo”, “hay gọi đầy đủ là
báo chí xuất phát từ 2 từ “báo”- thơng báo, và “chí”- ghi lại. Hiểu một cách khái
quát là những xuất bản định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con
người nổi bật mà xã hội cần quan tâm” [3]. Hay như trong Điều 3 Luật Báo chí
2016 lại đưa ra rằng: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong
đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất

bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng qua các loại hình
báo in, báo nói, báo viết hay báo điện tử” [3].
Trước hết cần khẳng định rằng phân loại “tác phẩm báo chí là một trong
những phương pháp tiếp cận nghiên cứu các tác phẩm báo chí. Việc phân loại tác
phẩm báo chí rất phức tạp, trước hết do thực tiễn báo chí vơ cùng sinh động, đa
dạng” [1]. Và tác phẩm báo chí là một trong những loại hình tác phẩm được pháp
luật cơng nhận và bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019). Theo đó, Nghị định
22/2018/NĐ-CP cũng có liệt kê cụ thể các loại hình tác phẩm được xem là tác
phẩm báo chí tại Điều 9 như sau: “Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc













lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường
thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí
và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo
điện tử hoặc các phương tiện khác”. Hoặc “Tác phẩm báo chí là sản phẩm cá
nhân sáng tạo ban đầu của phóng viên, nhưng sau khi hoàn thành sẽ được biên tập
cho phù hợp với chủ đề, tơn chỉ mục đích... của tờ báo. Vì thế mà khơng thể bỏ qua
khâu duyệt bài. Sản phẩm báo chí xuất hiện trước cơng chúng ln có bàn tay biên

tập. Người biên tập là những người đầu tiên thay mặt công chúng đọc (nghe, xem)
tác phẩm của nhà báo. Họ chỉnh sửa, cắt ngắn hoặc thêm bớt, kéo dài... cho rõ ý,
rõ câu chữ. Có tác phẩm phải biên tập nhiều, có tác phẩm phải biên tập ít tùy
thuộc vào trình độ người viết bài và trình độ biên tập viên. Khi ra với cơng chúng,
tác phẩm phải đạt độ hồn hảo nhất có thể” [2]. Qua việc tìm hiểu về khái niệm
chúng ta có thể thấy đôi nét về đặc điểm và nội dung của một tác phẩm báo chí mà
những nhà nghiên cứu muốn đề cập tới.
1.2. Quy trình tạo lập một tác phẩm báo chí
Trước khi làm một bài báo, một bài văn hay viết một vấn đề nào đó chúng ta
đều có các bước cũng như quy trình viết để bài viết đạt hiệu quả cao, bám sát với
nội dung, yêu cầu mà người giao đề đưa ra. Một tác phẩm báo chí cũng vậy, để đạt
được thành phẩm là một bài báo hoàn chỉnh đầy đủ về mặt nội dung lẫn hình thức
người viết phải đưa ra được quy trình viết báo. Từ đó, các nhà nghiên cứu và các
nhà văn học đã đưa ra các bước để thực hiện quy trình một tác phẩm báo chí như
sau:
Bước 1: Chọn tin/ chọn chủ đề của bài báo
Bước 2: Xác định nội dung bài báo
Bước 3: Xây dựng đề cương bài báo
Bước 4: Xây dựng kế hoạch thu thập tài liệu, ngữ liệu
Bước 5: Xử lí tư liệu tại kho lưu trữ
Bước 6: Thu thập ngữ liệu tại hiện trường
Bước 7: Lựa chọn thể loại báo chí
Bước 8: Lập dàn ý chi tiết cho bài báo
Bước 9: Hoàn thành bài báo
Bước 10: Biên tập, chỉnh sửa lại bài báo.
Chỉ với mười bước đơn giản chúng ta có thể đưa ra cho bản thân những yêu
cầu, những quy tắc và các bước để có thể hồn chỉnh một tác phẩm báo chí. Việc












lựa chọ và đưa ra các bước tiến hành một tác phẩm báo chí giúp người viết dễ dàng
hình dung ra các phần, kết cấu của bài báo. Đồng thời, người đọc cũng có thể tiếp
tu rõ nét bố cục cũng như nội dung bài báo muốn truyền đạt.
Trước tiên, để tiến hành một tác phẩm báo chí người nghiên cứu cần đưa ra
thông tin và lựa chọn chủ đề nhằm định hướng và dẫn dắt vấn đề của mình. Đây là
khâu đầu tiên trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí. Q trình tìm hiểu và
nghiên cứu thực tế nếu được coi trọng sẽ giúp nhà báo có thêm thơng tin, tài liệu,
giúp cho việc chọn đề tài thuyết phục hơn. Thực tế đời sống luôn biến động hàng
ngày hàng giờ, chính vì vậy mà việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tế chính là q
trình nhà báo thu thập thông tin cần thiết cho việc quyết định có chọn hay khơng
chọn đề tài đó. Nó cũng khác với quá trình tìm hiểu, thu thập và khai thác thơng tin
từ thực tế để hồn thành tác phẩm sau này. Bởi đề tài là những vấn đề đặt ra trong
cuộc sống thực, rất đa dạng và phong phú, không phụ thuộc vào phạm vi giới hạn
rộng hay hẹp của vấn đề, sự kiện mà thường mang tính khách quan; ví dụ, đề tài về
trẻ em, về giáo dục, về môi trường... Và chủ đề là vấn đề đã được người viết lựa
chọn để thực hiện tác phẩm và được giới hạn trong một phạm vi nhất định. Ta có
thể thấy ở “đề tài trẻ em nhưng chủ đề đề cập là trẻ em khuyết tật, hoặc chủ đề về
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em, hoặc chủ đề bảo vệ mơi trường văn hóa học
đường” [2]... Tư tưởng chủ đề là nội dung được người viết xác định cách thức thể
hiện tư tưởng, quan điểm, cách nhìn nhận của mình về vấn đề đó. Tư tưởng chủ đề
thể hiện rõ lập trường, sự nhận thức và những phán xét của người sáng tác về một
vấn đề nào đó. Cách bộc lộ tư tưởng chủ đề của một tác phẩm chính là sự bộc lộ

thái độ, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề của người viết. Vấn đề xác định đề tài, chủ
đề và tư tưởng chủ đề của tác phẩm để quyết định hướng khai thác và thu thập
thông tin liên quan, cần thiết cho tác phẩm, bám sát với chủ đề tác phẩm. Đây là
khâu dầu tiên và cũng là khâu quan trọng đối với một tác phẩm báo chí, nó giúp
người viết xác định và giới hạn vấn đề để triển khai các bước tiếp theo. Nếu việc
tìm hiểu thực tế được tiến hành tốt, có hiệu quả thì việc xác định đề tài chủ đề, tư
tưởng chủ đề sẽ bảo đảm chính xác và hiệu quả.
Sau khi đã xác định được thông tin cùng chủ đề của bài viết chúng ta cần lưu
ý tới nội dung mà mình sẽ triển khai. Định hướng nội dung sẽ giúp cho tác phẩm











báo chí này trở nên minh bạch, rõ ràng, mạch lạc trong lối viết và cách trình bày.
“Nội dung của một tác phẩm báo chí thường phản ánh chân thực, khách quan
những sự kiện, vấn đề, sự việc có thực xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, mang
tính thời sự, có ý nghĩa xã hội và được cơng chúng quan tâm” [2]. Đây là khâu
quan trọng thứ hai trong quy trình sáng tạo tác phẩm. Bởi, tác phẩm có hấp dẫn
công chúng hay không sẽ phụ thuộc vào những vấn đề mà nó đề cập và cách thức
thể hiện nó. Về hình thức thể hiện tác phẩm, trước hết, nó tùy thuộc loại hình báo
chí và thể loại tác phẩm. Mỗi thể loại báo chí thể hiện một mơ thức phản ánh khác
nhau. Tiếp đó là việc xây dựng đề cương bài báo, sự phân chia nội dung và triển
khai theo từng luận điểm cụ thể sẽ giúp cho tác phẩm của mình trở nên chi tiết, có

tính logic và thuyết phục hơn. Khi cần đưa thông tin nhanh, ngắn gọn, người ta sử
dụng thể loại tin tức hoặc một thể loại trong nhóm thơng tấn báo chí. Khi cần phân
tích, nêu lý lẽ, dẫn chứng, người ta chọn thể loại thuộc nhóm chính luận. Khi cần
bày tỏ cảm xúc thẩm mỹ hoặc viết dưới bút pháp nhẹ nhàng … thì thường sử dụng
các thể chính luận nghệ thuật.
Việc thu thập ngữ liệu là q trình địi hỏi nhà báo phải có kỹ năng nghiệp
vụ tinh thơng để có thể khai thác thơng tin một cách chính xác nhất, đầy đủ nhất.
Thông thường, các nhà báo sử dụng 3 phương pháp cơ bản để có được thơng tin.
Trước hết là, đọc và nghiên cứu tài liệu - có thể đọc các bản báo cáo, kỷ yếu, tư
liệu lịch sử, đọc và tìm kiếm trên mạng internet. Đọc thường kết hợp với phân tích,
so sánh… tìm hiểu bản chất của những thông tin sự kiện, vấn đề liên quan đến đề
tài, chủ đề tác phẩm. Thứ hai là sử dụng phương pháp phỏng vấn thơng qua hệ
thống câu hỏi để tìm kiếm thông tin từ đối tượng và những nhân vật liên quan hoặc
nhân vật nắm giữ thông tin. Người viết cần biết lựa chọn đối tượng, chuẩn bị hệ
thống câu hỏi, các phương tiện kỹ thuật thích hợp để thu thập thông tin phục vụ
cho chủ đề của tác phẩm. Phương pháp thứ ba là quan sát. Khi quan sát, chúng ta
cần có sự phân tích, thẩm định, nhận xét. Quan sát kèm theo sự cảm nhận của
người quan sát sẽ quyết định việc thu thập thông tin và thẩm định thơng tin chính
xác hơn.
Tùy thuộc loại hình báo chí và thể loại tác phẩm. Mỗi thể loại báo chí thể
hiện một mô thức phản ánh khác nhau. Sự phân chia thể loại căn cứ vào một số




























tiêu chí. Khi cần đưa thơng tin nhanh, ngắn gọn, người ta sử dụng thể loại tin tức
hoặc một thể loại trong nhóm thơng tấn báo chí. Khi cần phân tích, nêu lý lẽ, dẫn
chứng, người ta chọn thể loại thuộc nhóm chính luận. Khi cần bày tỏ cảm xúc thẩm
mỹ hoặc viết dưới bút pháp nhẹ nhàng… thì thường sử dụng các thể chính luận
nghệ thuật. Nội dung của một tác phẩm báo chí thường phản ánh chân thực, khách
quan những sự kiện, vấn đề, sự việc có thực xảy ra trong cuộc sống hàng ngày,
mang tính thời sự, có ý nghĩa xã hội và được cơng chúng quan tâm. Đây là khâu
quan trọng trong quy trình sáng tạo tác phẩm, bởi vì, tác phẩm có hấp dẫn cơng
chúng hay không sẽ phụ thuộc vào những vấn đề mà nó đề cập và cách thức thể
hiện nó.




CHƯƠNG II. TẠO LẬP TÁC PHẨM BÁO CHÍ
Từ những quy trình trên chúng ta có thể thấy rõ đặc trưng, thể loại cũng như
phân loại các loại hình báo chí khác nhau. Vậy, một tác phẩm báo chí có vai trị
quan trọng khơng chỉ trong đời sống con người mà còn quan trọng đối với bản thân
người viết. Chúng ta có thể thấy một số thể loại tác phẩm báo chí “thành ba nhóm
thể loại: nhóm tác phẩm thơng tấn, nhóm tác phẩm chính luận, nhóm tác phẩm
chính luận – nghệ thuật. Nhóm tác phẩm thơng tấn gồm có các thể loại: tin, phỏng
vấn, ghi nhanh, tường thuật, phóng sự, điều tra, bài báo. Ngoài tin và phỏng vấn,
các thể loại tác phẩm cịn lại của nhóm này rất gần gũi với nhau về tính chất và





phương pháp thể hiện. Một số tác giả còn gọi chung ghi nhanh, tường thuật, điều
tra và bài báo là loại bài phản ánh. Cũng có ý kiến cho rằng phóng sự, điều tra,
tường thuật và ghi nhanh có cùng nguồn gốc chung là phóng sự” [1].
Ở đây, “nhóm tác phẩm chính luận bao gồm các thể loại như: xã luận, bình
luận, chuyên luận, tiểu phẩm, tản văn (phiếm luận). Mục đích chung của nhóm tác
phẩm này là thơng tin giúp người ta hiểu sâu hơn về các mối quan hệ, tính chất
hay bản chất của sự kiện hay vấn đề thời sự. Chính vì thế, phương pháp thể hiện
của nhóm tác phẩm này là lơgic, luậnlý và khái qt. Nhóm thể loại cuối cùng,
chính luận – nghệ thuật, là tập hợp khá phức hợp các thể loại nằm ở khu vực giao
thoa giữa báo chí với loại hình sáng tạo văn học nghệ thuật như bút ký, nhật ký, ký
sự, ghi chép, ký chân dung” [4]. Ở bài viết này chúng tôi hướng đến chủ đề mà
hiện nay xã hội đang rất quan tâm và nóng bỏng.
Sống chung với COVID-19
Đây được xem là bước ngoặt hướng tới “bình thường mới” đối với xã hội
không chỉ đối với Việt Nam mà cịn là bước tiến đối với tồn nhân loại, cộng đồng .

Chúng ta thay vì nỗ lực “quét sạch” COVID-19, các nước trên thế giới đã điều
chỉnh sang mô hình “sống chung an tồn”, vừa kiểm sốt các đợt bùng phát dịch,
vừa mở cửa trở lại nền kinh tế và khơi phục cuộc sống bình thường. Thay vì giãn
cách xã hội làm ngưng phát triển kinh tế, khóa chặt các hoạt động của con người để
đảm bảo an toàn co mọi người và xã hội. Hiện nay, chúng ta đang dần thích nghi
với căn bệnh thế kỉ này, từ việc nghiên cứu và sản xuất ra loại vác xin phòng,
chống COVID, cuộc sống của chúng ta đã và đang dần trở lại với vòng xoay của
cuộc sống với những bộn bề của xã hội. Tuy nhiên, nó khơng thể dứt điểm một
cách tức thì mà phải trải qua quá trình lâu dài và kiên trì.
“Chúng ta phải học cách sống chung với dịch... Tôi muốn nhấn mạnh rằng
đại dịch còn lâu mới kết thúc”. Đây là lời tuyên bố được Thủ tướng Anh Boris
Johnson đưa ra trước khi nước này dỡ bỏ hầu hết các hạn chế chống dịch vào ngày
19/7 có thể coi là dấu mốc mở đầu cho “bước ngoặt” chiến lược trong cuộc chiến
chống dịch năm 2021: thích ứng an tồn, linh hoạt với COVID-19 để hướng tới
cuộc sống “bình thường mới”. Thực tế mơ hình chống dịch “Zero COVID”, với các
biện pháp phong tỏa chặt chẽ, vốn đem lại hiệu quả tại nhiều nước năm 2020, đã











khơng cịn phát huy tác dụng khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, biến thể này
chưa suy yếu thì đã có biến thể khác dễ lây lan hơn xuất hiện, khiến dịch bệnh
ngày càng phức tạp, khó lường.

Trong khi đó, các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus
SARS-CoV-2, đã “giáng một đòn mạnh” đối với kinh tế - xã hội, làm gián đoạn
việc học, đứt gãy sản xuất, ảnh hưởng tới việc chăm sóc sức khỏe và hoạt động xã
hội. Việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê chuẩn sử dụng khẩn cấp nhiều loại
vaccine ngừa COVID-19 và các nước đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng đại trà đã
tạo động lực để hàng loạt quốc gia chuyển hướng coi COVID-19 là “pandemic”
(đại dịch) sang “endemic” (bệnh đặc hữu). Điều này có nghĩa thay vì nỗ lực “qt
sạch” COVID-19, các nước điều chỉnh sang mơ hình “sống chung an tồn”, vừa
kiểm sốt các đợt bùng phát dịch, vừa mở cửa trở lại nền kinh tế và khơi phục cuộc
sống bình thường. Mơ hình mở cửa dần dần, từng bước và có cân nhắc cẩn trọng
được áp dụng khá rộng rãi. Các nước khơng mở cửa hồn toàn ngay lập tức mà
chia theo từng giai đoạn, hoặc phân chia khu vực dân cư theo “bản đồ sắc màu”
dựa trên tình hình dịch bệnh, chỉ cho phép những người đã hoàn thành tiêm chủng
hoặc đã khỏi bệnh trong vịng 6 tháng , hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính được tự
do đi lại, tham gia các hoạt động công cộng.
Công nghệ trở thành trụ cột, tạo điều kiện thúc đẩy trạng thái bình thường
mới, trong khi xu thế tiêu dùng, lao động của con người đã thay đổi cho phù hợp
tình hình mới. Sống chung an tồn với COVID-19 cũng khiến con người thay đổi
tư duy và lối sống. “Chìa khóa” để hướng tới cuộc sống bình thường chính là tiêm
chủng đại trà. Trước sự tấn cơng của các biến thể mới, các nước cũng tích cực mở
rộng đối tượng tiêm phòng, triển khai tiêm mũi tăng cường nhằm tăng hiệu quả bảo
vệ của vaccine.
Tại Mỹ và các nước châu Âu có tỷ lệ bao phủ vaccine cao, giấy chứng nhận
tiêm chủng gần như trở thành “tấm vé” để người dân tham gia các hoạt động công
cộng. Từ 1/7, các nước Liên minh châu Âu (EU) triển khai chứng nhận kỹ thuật số
COVID-19 chung, tạo điều kiện cho người dân đi lại trong khối. Tương tự, các
nước châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Australia, New Zealand, Singapore,
Hàn Quốc, từng áp dụng “Zero COVID” và kiểm soát dịch khá thành công trong




















năm 2020, cũng đã chuyển hướng sang “thích nghi, phát triển và sống chung lâu
dài với COVID-19”.
Với tỷ lệ tiêm chủng trong nước đạt 85%, Hàn Quốc đã thành lập “Ủy ban
hỗ trợ khôi phục đời sống thường nhật” để giải quyết các vấn đề phát sinh khi trở
lại với “cuộc sống bình thường mới”. Hiện nay, với tỷ lệ bao phủ 2 mũi vaccine
cho hơn 94% dân số đủ điều kiện, trong đó 26% đã tiêm mũi tăng cường, tỷ lệ tử
vong tại Singapore đã giảm từ mức đỉnh điểm trung bình 2,57 ca/1 triệu dân xuống
cịn 1 ca/1 triệu dân trong 7 ngày hiện nay và có tới 99% số ca mắc mới đều là
khơng có triệu chứng hoặc ở thể nhẹ. Cùng với việc triển khai quyết lược, đồng bộ
Chiến lược vaccine, Chính phủ Việt Nam đã quyết định chuyển hướng kịp thời để
ứng phó với dịch COVID-19, vừa phịng, chống dịch, vừa khơi phục, phát triển
kinh tế - xã hội.
Sau 2 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ

về “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19,” hiện tình
hình dịch bệnh đã được kiểm sốt trên phạm vi tồn quốc; kinh tế dần phục hồi, có
những khởi sắc. Sản xuất công nghiệp phục hồi tại hầu hết các địa phương, nhất là
khu vực phía Nam. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả nước trong tháng 11 cũng
tăng 5,5% so với tháng trước; tính chung 11 tháng tăng 3,6% so với cùng kỳ năm
2020. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng 44,6% so với tháng trước, vốn đăng ký
tăng 38%, lao động tăng 30,2%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng u cầu các bộ, ngành kiên trì thực hiện
“thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, phấn đấu đến
hết năm cơ bản tiêm đủ 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên; tiếp tục triển khai tiêm
vaccine cho trẻ em, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên. Một trong những dấu
ấn của chiến lược “sống chung an toàn” là việc các nước mở cửa lại biên giới, khôi
phục hoạt động du lịch thơng qua các mơ hình “bong bong du lịch” hay “hành lang
du lịch”. Chiến lược mới này sẽ có tác động như thế nào đến đời sống kinh tế - xã
hội Việt Nam, đặc biệt là đối với đối tượng dễ bị tổn thương? Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc có khuyến nghị gì với Việt Nam về vấn đề trợ giúp xã hội và
duy trì tăng trưởng kinh tế?
Ơng Patrick Haverman: “Vừa qua, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
đã tổ chức hội nghị trực tuyến, công bố hai báo cáo đánh giá tác động kinh tế-xã














hội của COVID-19 đối với các hộ dễ bị tổn thương ở Việt Nam và đánh giá nhanh
việc thiết kế và thực hiện gói hỗ trợ thứ hai của Chính phủ cho người bị ảnh
hưởng bởi COVID-19.”
Tại buổi Toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế-xã hội do Chủ tịch Quốc
hội Vương Đình Huệ chủ trì, cũng đã có bài tham luận về tăng cường trợ giúp xã
hội cho các đối tượng dễ bị tổn thương ở Việt Nam.
Ông Patrick Haverman: “Chúng tơi cho rằng Chính phủ Việt Nam đang thực
hiện rất tốt. Như tôi đã đề cập, việc tiêm chủng vaccine đóng vai trị rất quan
trọng.Trước hết, để mở cửa trở lại, việc đẩy mạnh tiêm chủng cần được ưu tiên
hàng đầu. Nhiều nước trên thế giới có tỷ lệ tiêm vaccine cao đã mở cửa kinh tế trở
lại. Thứ hai, Việt Nam đang áp dụng linh hoạt các hình thức phong tỏa, đó là
phong tỏa cục bộ trong phạm vi nhỏ hẹp thay vì trên diện rộng. Đó là những điều
kiện quan trọng giúp Việt Nam có thể từng bước mở cửa, thúc đẩy kinh tế phát
triển cùng với đẩy mạnh các chương trình trợ giúp xã hội.”
Câu hỏi: “Ơng có đánh giá như thế nào về khả năng phục hồi kinh tế và
triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới?”
Ơng Patrick Haverman: “Tơi cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng. Bằng
việc mở cửa, nền kinh tế của Việt Nam sẽ có thể tăng trưởng trở lại. Tôi hy vọng
kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tốt trong thời gian tới. Thế giới đang trở nên dễ bị tổn
thương hơn khi dịch bệnh và thiên tai có thể đe dọa chúng ta bất cứ lúc nào. Vì
vậy, việc đảm bảo hỗ trợ xã hội cho con người tránh khỏi những tổn thương do
dịch bệnh và thiên tai gây ra là giải pháp cần thiết mà bất cứ chính phủ nào cũng
nên tính đến.”
Sau nhiều tháng đóng cửa vì dịch bệnh, người dân tại nhiều các du lịch nổi
tiếng thế giới đã chào đón những vị khách quốc tế đầu tiên. Không ai được an toàn
cho tới khi tất cả được an toàn. Nếu vaccine, thuốc điều trị và ý thức của người dân
là điều kiện tiên quyết để các nước có thể chuyển hướng sang thích ứng an tồn,
linh hoạt với COVID-19, thì công bằng vaccine và thuốc điều trị là một trong

những yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo hiệu quả của mơ hình “sống chung”,
vừa phịng, chống dịch, vừa khơi phục, phát triển kinh tế-xã hội, dần đưa cuộc sống
trở lại trạng thái “bình thường mới”.





KẾT LUẬN
Đối với sự phát triển của xã hội và cộng đồng, đồng thời với tiến trình lịch
sử của báo chí Việt Nam, các thể loại báo chí ở nước ta cũng có một q trình phát
triển phong phú và sinh động. Q trình phát triển đó được triển khai chủ yếu theo
hai hướng chính: thứ nhất là sự phân nhánh và hình thành các thể loại phái sinh
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng phong phú của xã hội, và thứ hai là sự
tiếp nhận các yếu tố khác trong nền văn hoá dân tộc nhằm tăng cường năng lực
thông tin và sự hấp dẫn của các sản phẩm báo chí. Có thể nói rằng sự hình thành
của phóng sự điều tra (hay thể loại điều tra) từ thể loại phóng sự là sự phát triển thể
loại báo chí theo hướng thứ nhất. Đặc biệt, một tác phẩm báo chí ra đời khơng chỉ
tạo ra sức hút đối với độc giả, nó cịn là tiếng nói, là ảnh hưởng của không chỉ
riêng cá nhân người viết mà còn mang sứ mệnh phản ánh xã hội, phản ánh cộng
đồng. Chính hướng phát triển này là một trong những cơ sở quan trọng nhất làm
cho các thể loại tác phẩm báo chí khơng chỉ là những mơ thức biểu đạt có tính
quốc tế mà con mang đậm tính chất dân tộc, gắn bó chặt chẽ với những đặc trưng
văn hoá của mỗi quốc gia.





TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] />[2] />[3] />[4] Tạ Ngọc Tấn chủ biên (1995), Tác phẩm báo chí, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội



×