Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nên ăn chocolate thế nào là đúng? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.57 KB, 3 trang )

Nên ăn chocolate thế nào là đúng?

Chocolate là quà tặng ngọt ngào được bán chạy nhất vào dịp Giáng sinh, lễ tết. Thật
may, món ăn này có nhiều tác dụng tốt cho tim mạch, hệ thần kinh, đặc biệt là giúp
chống lão hóa hiệu quả. Tuy nhiên, nên ăn chocolate thế nào cho đúng?

Chocolate hiện được biến tấu thành nhiều sản phẩm độc đáo từ dạng nước, dạng bột đến
các loại bánh kẹo. Có rất nhiều chủng loại chocolate dựa trên ba nguyên liệu chính là
chocolate đen, nâu và trắng (thể hiện độ “đậm đặc” của tinh bột ca cao giảm dần).

Dù món nóng hay lạnh, dạng nước hay cô đặc, chocolate có thể hòa hợp với rượu, trái
cây khô, tươi cùng các loại thực phẩm, gia vị khác nhau dưới nhiều trạng thái: nước
uống, kem, xốt, xúp và bánh kẹo.


Chocolate là quà tặng ngọt ngào bán chạy nhất vào dịp Giáng sinh, lễ tết.
Khi chế biến các món chứa chocolate, vì độ tan chảy nhanh của chocolate nên trước hết
bạn cần xác định món ăn nóng hay lạnh. Với xốt chocolate dùng cho trái cây hay món
mặn như thịt hoặc mì, bạn phải nấu chảy chocolate bằng cách cho vào tô thủy tinh đặt
trong lò viba vài giây hoặc đánh đều tay khi đặt tô chocolate trong nước đun sôi, lợi dụng
hơi nóng để chocolate tan chảy (nhưng tránh để nước nhỏ vào chocolate, làm sản phẩm
vón cục và hư hỏng).

Đặc biệt, chocolate có thể tan chảy với rượu hoặc cà phê. Tùy vào sự sáng tạo của người
đầu bếp và khẩu vị người ăn, chocolate còn có thể được chế biến món mặn hay món ngọt
cho các bữa ăn chính và phụ.

Khoa học đã chứng minh tác dụng của chocolate đối với sức khỏe con người. Đây là món
ăn giúp kích thích hệ thần kinh, giảm nguy cơ tim mạch, ngăn ngừa sự lão hóa của các tế
bào, giúp giảm huyết áp và hỗ trợ tích cực cho quá trình lưu thông máu, thậm chí có thể
làm giảm cơn ho và làm đẹp.



Vì thế, khi dùng một thanh chocolate nhỏ, bạn sẽ thấy tỉnh táo, giảm mệt mỏi và được
tăng lực nhanh chóng. Tuy nhiên, các bác sĩ đều khuyên bạn dùng chocolate theo thể
trạng với liều lượng nhất định, không nên ăn quá nhiều hay sử dụng chocolate trắng và
nâu vì hàm lượng ca cao ít, lại chứa nhiều đường và sữa có thể có tác dụng xấu đến sức
khỏe của bạn, gây béo phì.

Đối với loại thực phẩm được xem là “siêu hạng” về calo và dinh dưỡng này, việc bảo
quản để giữ đúng hương vị chuẩn rất công phu. Tuổi thọ sản phẩm chocolate rất ngắn, do
tính chất dễ bốc hơi, tan chảy nên bạn cần duy trì nhiệt độ ổn định từ 18-200C, bảo quản
nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt, không bị mùi lạ xâm lấn.

Chỉ cần bị chiếu nắng hay ủ nóng trong vài phút cũng đủ làm chocolate tan chảy. Ngược
lại, bạn để chocolate vào ngăn đá quá lạnh cũng khiến bơ, đường hoặc sữa kết tinh lại,
chocolate bị khô cứng, mất vị thơm ngon nguyên chất. Thời hạn sử dụng của sản phẩm
chocolate thường từ 1-12 tháng, nhưng tốt nhất vẫn là những tháng đầu tiên khi sản phẩm
mới ra lò, thời gian càng mới thì sản phẩm được xác định là chocolate tươi, nhất là ở tuần
đầu tiên.

Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm: chocolate rượu, chocolate đắng (tỷ lệ ca cao
trên 75%), chocolate sữa hay các loại hương tự nhiên như hương trà, cam, táo, nho và các
loại nhân từ hạt, quả. Thông thường sản phẩm được định lượng dạng thanh (từ 30-
50g/thanh) hoặc viên khoảng 10g/viên, các nhà sản xuất xác định lượng calo trong một
thanh chocolate tương đương một bữa ăn sáng hay bữa phụ của một người.

Để bổ sung năng lượng, bạn có thể dùng từ ba-năm viên chocolate trong một lần/ngày.
Tránh các loại chocolate kém chất lượng khi mùi bị chuyển hóa và màu sắc biến dạng vì
bảo quản không đúng quy cách hay thời gian để lâu, đã lên nấm mốc.


×