Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BỆNH LÝ ỐNG PHÚC TINH MẠC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.75 KB, 2 trang )

COPY RIHGT BY HA THIEN TAN CKI 15
BỆNH LÝ ỐNG PHÚC TINH MẠC
Tồn tại ống phúc tinh mạc ở trẻ em có thể dẩn đến 1 trong 3 bệnh lý sau: thoát vị
bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn và nang nước thừng tinh. kỷ thuật mổ tuy không
phức tạp nhưng biến chứng có thể dẩn đến vô sinh do tắc ống dẩn tinh, tắc mạch
máu nuôi tinh hoàn.
I. THOÁT VỊ BẸN
1. LÂM SÀNG
- Thường biểu hiện bằng bẹn bìu to, kích thước thước tăng lên khi khóc, ho
hoặc chạy nhảy
- Bệnh có thể xuất hiện sau khi sinh hoặc vài tuần vài tháng hoặc thậm chí vài
năm
- Khám thấy khối vùng bẹn, mềm, ấn có tiếng lọc xọc có thể đẩy lên hết vào ổ
bụng
- Ở con gái khối phồng xuất hiện phần trên của môi lớn, khi thăm khám
thường sờ thấy buồng trứng
- Trường hợp tái diễn nhiều lần lúc đến khám không thấy khối phồng PTV cần
cho trẻ ho, chạy nhảy hoặc kích thích cho trẻ khóc để làm khối thoát vị xuất
hiện khi ấy mói quyết định phẩu thuật.
- sờ thấy thừng tinh dày và nhẳn là dấu hiệu gợi ý khi không thấy khối thoát vị
- Trường hợp đến viện khi khối thoát vị bị nghẹt biểu hiện của trẻ như tắc ruột
khóc to hoặc đau, nôn. bụng chướng, bí trung đại tiện.
2. CẬN LÂM SÀNG
- Siêu âm sẻ thấy hình ảnh nội dung trong túi thoát vị khi trẻ có khối phồng.
- Xq trong trường hợp thoát vị nghẹt có hình ảnh tắc ruột
- Các xét nghiệm khác đánh giá trước mổ
3. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Nang nước thừng tinh: khối tròn nhẳn nằm trên tinh hoàn, khi ấn kích thước
không nhỏ lại
- Giản tĩnh mạch thừng tinh: khối phồng dọc theo thừng tinh ấn mềm không
đau, sờ ấn kích thước không thay đổi


4. ĐIỀU TRỊ
- Cần phải mổ sớm vì nguy cơ nghẹt cao trong những tháng đầu sau mổ
- KỶ THUẬT MỔ:
+ Nguyên tắc: cắt và thắt ống phúc tinh mạc ở lổ bẹn sâu
+ Rạch da theo nếp lằn bụng, phía trên và phía ngoài lồi củ xương mu
+ Tiếp cận cơ chéo lớn, mở cơ chéo lớn 2-3cm hướng về phía lổ bẹn sâu
COPY RIHGT BY HA THIEN TAN CKI 15
+ phẩu tích tìm thừng tinh và túi thoát vị (nằm nép sát phía dưới và phía ngoài
cân cơ chéo lớn)
+ dùng kẹp phẩu tích nâng khối thoát vị ra phía trước(ống PTM)
+ Ống PTM thường nằm ở trước và ở giữa, mạch tinh hoàn nằm sau và ngoài,
ống dẩn tinh nằm sau và trong
+ tách túi thoát vị khỏi mạch tinh hoàn và ống dẩn tinh
+ tách ống PTM lên tận lổ bẹn sâu, khâu bằng chỉ không tiêu
- Ở trẻ em gái, bộc lộ ống bẹn giống như ở con trai, cần mở túi thoát vị để
kiểm tra, khi có vòi trứng bị trượt xuống không nên bóc tách khỏi lớp trong
của bao mà nên rạch dọc mặt trong bao 2 bên buồng trứng, khâu mủi chỉ
chờ, đẩy buồng trứng lên sau đó buộc chỉ chờ
- Khâu lại cân cơ chéo lớn
5. BIẾN CHỨNG MỔ THOÁY VỊ BẸN
- Có tỷ lệ cao trong thoát vị nghẹt
- Đáng lo ngại là các bi chứng tinh hoàn và ống đẩn tinh
II. NANG NƯỚC THỪNG TINH VÀ TRÀN DỊCH MÀNG TINH
HOÀN
Là do ống phúc tinh mạc còn tồn tại không hoàn toàn
1. Lâm sàng
- nang nước thừng tinh là mộ khối căng nhẵn ranh giới rỏ, ấn không đau và
không giảm thể tích, nằm dọc theo đường đi của thừng tinh, tách biệt với
tinh hoàn
- tràn dịch màng tinh hoàn biểu hiện bằng bìu to, căng nhẳn không sờ nắn thấy

tinh hoàn (trừ trường hợp tràn dịch ít), soi đèn thấy dịch trong suốt tinh hoàn
nằm giữa khối dịch
- khi nang nước thừng tinh hoặc tràn dịch màng tinh hoàn có thông với ổ
bụng, kích thước của nang hoặc bìu có thể thay đổi, to lên vào buổi chiều tối
và nhỏ đi sau một đem ngủ
2. Điều trị
- có thể đóng kín vào khoảng 12 đến 18 tháng tuổi
- phẩu thuật chỉ nên tiến hành sau 2 tuổi trừ các trường hợp quá căng
- nguyên tắc và chi tiết phẩu thuật giống như mổ thoát vị bẹn
- sau khi bóc tách ống phúc tinh mạc khỏi mạch máu và ồng dẩn tinh, cắt và
khâu ông phúc tinh mạc ở lổ bẹn trong, cắt chỏm của nang nước thừng tinh
hoặc khối nước màng tinh hoàn, cho nước thoát hết ra ngoài
- không cần khâu lộn màng tinh hoàn hoặc cắt bỏ hêt nang nước thừng tinh

×