Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
NGUYÊN TẮC GIAO KẾT VÀ TRÌNH TỰ GIAO
KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Nguyên tắc là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt buộc các bên phải tuân theo trong
một hoạt động hoặc một quá trình. Điều 17 BLLĐ 2012 quy định về nguyên tắc
giao kết hợp đồng lao động:
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện
Dưới góc độ pháp luật lao động, đây là nguyên tắc thể hiện một cách sinh động
và là sự cụ thể hóa một trong những nguyên tắc cơ bản của BLLĐ: Nguyên tắc
đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc cho công dân.
Nguyên tắc này biểu hiện về mặt chủ quan của người giao kết hợp đồng lao
động ở chỗ, các chủ thể hoàn toàn tự nguyện về mặt ý chí và lý chí, cấm các
hành vi dùng thủ đoạn ép buộc, đe dọa nhằm buộc các bên phải giao kết hợp
đồng trái với ý chí của họ. Khi tham gia quan hệ hợp đồng lao động, kết quả của
quan hệ trước hết là sự chuyển tải tuyệt đối, trọn vẹn, đầy đủ yếu tố ý thức, tinh
thần, sự mong muốn đích thực của chính các bên trong quan hệ. Tuy nhiên, do
năng lực chủ thể trong quan hệ hợp đồng lao động không đồng đều nên trong
một số trường hợp ý thức chủ quan của chủ thể bị chi phối bởi những người thứ
ba, nghĩa là bên cạnh ý chí của chính chủ thể trong quan hệ cịn sự chi phối của
ý chí thứ ba và quan hệ này chỉ được xác lập với sự thống nhất các ý chí này.
Điều này là cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Do đó, sự biểu
hiện của nguyên tắc này trong quan hệ hợp đồng lao động vừa có tính tuyệt đối,
vừa có tính tương đối.
- Ngun tắc bình đẳng
Theo ngun tắc này, các chủ thể - NLĐ và NSDLĐ - có sự tương đồng về vị
trí, tư cách, địa vị pháp lý và phương thức biểu đạt trong quan hệ giao kết hợp
đồng lao động. Bất cứ hành vi xử sự nào nhằm tạo ra thế bất bình đẳng giữa các
chủ thể luôn bị coi là vi phạm pháp luật hợp đồng lao động.
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
Tuy nhiên, khi tham gia quan hệ hợp đồng lao động, thực tế các chủ thể khơng
bình đẳng với nhau – xuất phát từ sự khác biệt địa vị kinh tế. NSDLĐ được coi
là kẻ mạnh, là người bỏ tiền của, tài sản thuê mướn lao động, có quyền tổ chức,
điều hành lao động sản xuất, phân phối lợi ích. NLĐ thường ở thế yếu bởi họ
chỉ có tài sản duy nhất là SLĐ, họ chịu phụ thuộc rất lớn vào NSDLĐ về việc
làm, tiền lương, điều kiện lao động… Trong tương quan này, có được sự bình
đẳng là hết sức khó khăn. Nên nguyên tắc này được nhấn mạnh chủ yếu ở khía
cạnh pháp lý và chủ yếu có ý nghĩa trong giao kết hợp đồng lao động, cịn khi
đã thiết lập quan hệ, sự bình đẳng được đặt trong mối quan hệ lệ thuộc pháp lý
của quá trình tổ chức, quản lý lao động.
- Ngun tắc khơng trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể
Khi giao kết hợp đồng lao động, nguyên tắc tự do, tự nguyện là sự tôn trọng cái
riêng tư, cá nhân của các bên trong quan hệ tức có quyền tham gia quan hệ hay
không, tham gia bao lâu, với ai và nội dung quan hệ bao gồm những quyền và
nghĩa vụ gì do các bên chủ thể hồn tồn quyết định. Nhưng để được xã hội tôn
trọng, để được pháp luật chấp thuận và bảo vệ thì cái riêng của các bên phải đặt
trong cái chung của xã hội tức tuân thủ nguyên tắc không trái pháp luật. Khi
tham gia quan hệ về lao động, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau
mà trong quá trình thực hiện quan hệ luôn tiềm tàng các nguy cơ dẫn đến sự vi
phạm các cam kết. Vì vậy, các quy định chung của pháp luật lao động đặc biệt là
TƯLĐTT trở thành nguồn “sức mạnh”, hỗ trợ đắc lực cho cam kết các bên
nhằm hiện thực hóa nó trên thực tế.
2. Trình tự giao kết hợp đồng lao động
Quá trình giao kết hợp đồng lao động có thể chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: các bên bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ hợp đồng lao động.
Đây là giai đoạn cụ thể hóa nguyên tắc tự do, tự nguyện. Khi các bên có nhu cầu
giao kết hợp đồng lao động thì phải tiết lộ ra bên ngồi dưới hình thức nào đó.
NSDLĐ có thể thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo trước
trụ sở, nơi công cộng, thông qua các trung tâm tư vấn… NLĐ khi tiếp nhận
được thơng tin nếu có nhu cầu làm việc và thấy phù hợp có thể trực tiếp đến đơn
vị hay thông qua trung tâm tư vấn giới thiệu để bày tỏ nguyện vọng của mình.
Đây là giai đoạn các bên chưa hề có sự chi phối lẫn nhau mà họ có thể chấm dứt
quan hệ ngay lần gặp gỡ đầu tiên mà khơng có sự rằng buộc về mặt pháp lý.
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
- Giai đoạn 2: các bên thương lượng, đàm phán nội dung hợp đồng lao động
Đây vẫn chưa là giai đoạn chưa làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ cụ thể, hai
bên chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, còn nếu thương
lượng khơng đạt kết quả thì khơng hề có rằng buộc nghĩa vụ pháp lý. Song trên
thực tế, đây là giai đoạn quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, hai bên đều có nghĩa
vụ cung cấp thơng tin trước khi giao kết hợp đồng lao động, theo Điều 19
BLLĐ 2012. Đối với NSDLĐ, phải cung cấp thông tin cho NLĐ về công việc,
địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ
sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cơng nghệ và vấn đề khác liên
quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà NLĐ yêu cầu. Còn đối
với NLĐ, họ phải cung cấp thông tin cho NSDLĐ về họ tên, tuổi, giới tính, nơi
cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khỏe và vấn đề
khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà NSDLĐ yêu
cầu. Chất lượng QHLĐ trong tương lai phụ thuộc lớn vào thái độ, sự thiện chí
và ý thức của các bên trong thương lượng.
- Giai đoạn 3: hoàn thiện và giao kết hợp đồng lao động
Giai đoạn đàm phán kết thúc bằng việc thống nhất những thỏa thuận và chuyển
sang giao kết hợp đồng lao động. hợp đồng lao động phải giao kết bằng văn bản
và được làm thành 02 bản, NLĐ giữ 01 bản, NSDLĐ giữ 01 bản. Cịn đối với
cơng việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng
lao động bằng lời nói[1]. Thực tế dường như tất yếu này lại đặc biệt quan trọng
về mặt pháp lý vì hảnh vi đó được coi là căn cứ pháp lý phát sinh hợp đồng lao
động. Theo Điều 25 BLLĐ 2012 thì hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày
các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác.
Ngoài những nội dung cơ bản trên, các bên cần chú ý một số quy định khác khi
giao kết hợp đồng lao động, như quy định về thử việc, thời gian thử việc, tiền
lương trong thời gian thử việc và kết thúc thời gian thử việc quy định từ Điều 26
đến Điều 29 BLLĐ 2012
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com