Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Cơ sở lý luận về hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.83 KB, 7 trang )

Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
Cơ Sở Lý Luận Về Hộ, Cá Nhân Kinh Doanh Làm Luận Văn
1.Khái niệm, đặc điểm hộ, cá nhân kinh doanh
1.1.Khái niệm hộ, cá nhân kinh doanh
Có nhiều ý kiến khác nhau về hộ, cá nhân kinh doanh (hộ kinh doanh cá thể),
tuy nhiên khái niệm Hộ kinh doanh được đề cập tại các văn bản sau:
Theo Điều 24, khoản 1 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/04/2004: “Hộ
kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký
kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng khơng q mười lao động, khơng có con dấu
và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Theo Điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP thì: “Hộ kinh doanh do một cá nhân
là cơng dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ
được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động,
khơng có con dấu và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt
động kinh doanh”.
Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh
doanh của Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là cơng
dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình
làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao
động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán
hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập
thấp khơng phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện,
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập
thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com


Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com


3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập
doanh nghiệp theo quy định.”
Qua đó cho thấy HKD cá thể có những dấu hiệu cơ bản như sau:
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là
cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia
đình làm chủ:
+ Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó hồn tồn quyết
định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ (như chủ doanh nghiệp tư nhân đối với
doanh nghiệp tư nhân).
+ Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ,
mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc hộ gia đình
quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người làm đại diện cho nhóm
hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
- Phải thực hiện kinh doanh tại một địa điểm. Địa điểm này có thể là nơi đăng
ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh
doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Đối với hộ kinh doanh bn
chuyến, kinh doanh lưu động thì cũng phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký
hộ kinh doanh. Tuy nhiên, những hộ kinh doanh này có thể kinh doanh ngoài địa
điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo
cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký địa điểm kinh doanh và
nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Sử dụng không quá 10 lao động. HKD sử dụng trên 10 lao động phải đăng
ký kinh doanh dưới một trong các hình thức doanh nghiệp được quy định tại Luật
doanh nghiệp như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nghiệp hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp danh.
- Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
- Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp: cá nhân, nhóm người, hộ gia
đình nhân danh chính mình tham gia vào hoạt động kinh doanh. Mặc dù là chủ thể
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com



Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
kinh doanh chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh lại khơng có tư cách của doanh
nghiệp, khơng có con dấu, khơng được mở chi nhánh, văn phịng đại diện, khơng
được hực hiền các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu
hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
- Cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên như trong hộ chịu trách nhiệm
đến cùng về mọi khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh
(trách nhiệm vơ hạn). Hay nói cách khác, khi phát sinh khoản nợ, cá nhân hoặc các
thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh
doanh mà họ đang có; khơng phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm
dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.
1.2.Đặc điểm của hộ, cá nhân kinh doanh
- Đặc điểm về sở hữu: HKD cá thể dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất, người chủ kinh doanh tự quyết định từ quá trình sả xuất kinh doanh đến phân
phối tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động kinh tế cá thể mang tính tự chủ cao, tự tìm kiếm
nguồn lực, vốn, sức lao động. Thành phần kinh tế này rất nhạy bén trong kinh
doanh, dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị
trường và nền kinh tế.
- Về quy mô sản xuất kinh doanh: HKD cá thể có quy mơ nhỏ, trình độ
chun mơn và quản lý chủ yếu từ kinh nghiệm mà phần lớn khơng phải là những
người có bằng cấp hay được đào tạo bài bản từ trường lớp.
- Số lượng HKD cá thể: HKD cá thể có số lượng lớn do quy mơ nhỏ và phù
hợp với nhiều hộ gia đình, nên số lượng ngày càng phát triển hơn, đa dạng về đối
tượng, hình thức ngành nghề, địa bàn và thời gian hoạt động. Do là ngành kinh
doanh trong phạm vi hộ gia đình nên lĩnh vực hoạt động là rất đa dạng, thêm nữa
người chủ kinh doanh có thể tự quyết định thời gian hoạt động nhưng vẫn phải dựa
trên khung thời gian quy định của nhà nước.


Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com


Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
2. Phân loại hộ, cá nhân kinh doanh
2.1. Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân
nộp thuế khoán) là là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh
doanh thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định,
không bao gồm: cá nhân cho thuê tài sản; cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng
lần phát sinh; cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp.
Các sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ, cá nhân kinh doanh bao gồm: lệ phí
mơn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt…
2.2. Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm: cá nhân cư trú có
phát sinh doanh thu kinh doanh ngồi lãnh thổ Việt Nam; cá nhân kinh doanh
không thường xuyên và khơng có địa điểm kinh doanh cố định; cá nhân hợp tác
kinh doanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cá
nhân.
Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh như: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến,
bãi, ...
Các sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế từng lần
phát sinh bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc
biệt…

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com


Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com

2.3. Hộ kinh doanh trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán
hàng đa cấp
Cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa
cấp là cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo hình thức đại lý bán đúng giá.
Các sắc thuế áp dụng đối với hộ, cá nhân kinh doanh trực tiếp ký hợp đồng làm
đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp bao gồm: lệ phí mơn bài, thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
2.4. Hộ kinh doanh cho thuê tài sản
Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản
bao gồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm
dịch vụ lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị khơng kèm theo
người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.
Dịch vụ lưu trú khơng tính vào hoạt động cho thuê tài sản gồm: cung cấp cơ sở
lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; cung cấp cơ sở lưu trú dài
hạn cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; cung cấp cơ sở lưu trú
cùng dịch vụ ăn uống và/hoặc các phương tiện giải trí. Dịch vụ lưu trú khơng bao
gồm: cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn được coi như cơ sở thường trú như cho thuê
căn hộ hàng tháng hoặc hàng năm được phân loại trong ngành bất động sản theo
quy định của pháp luật về Hệ thống ngành kinh tế của Việt nam.
Các sắc thuế áp dụng đối với hộ, cá nhân kinh doanh cho thuê tài sản bao gồm:
lệ phí mơn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
3. Vai trò của hộ, cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân
Thành phần kinh tế cá thể có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề ở cả
nông thôn lẫn thành thị, bởi vậy nó có khả năng đóng góp vào q trình phát triển
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com


Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
kinh tế - xã hội của đất nước. Đến Đaị hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta thực

hiện đường lối mới nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch sang
nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó có
thành phần kinh tế cá thể. Chủ trương này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội
Đảng VII như sau: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, thành
phần kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá độ ở nước ta là kinh tế quốc doanh, kinh tế
tập thể, kinh tế cá thể; kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước…”. Các
thành phần kinh tế tồn tại khách quan tương ứng với tổ chức và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất trong giai đoạn hiện nay (điều kiện sản xuất nhỏ, phân công
lao động đang ở trình độ thấp) nên quan hệ sản xuất được thiết lập từng bước từ
thấp đến cao, đa dạng hóa về hình thức sở hữu. Trong đó, kinh tế cá thể gồm những
đơn vị kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào vốn tự có và sức lao động
của từng hộ là chủ yếu. Nếu như thành phần kinh tế quốc doanh đóng vai trị chủ
đạo, then chốt trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, thì kinh tế các thể nói
riêng và kinh tế ngồi quốc doanh nói chung tuy chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhưng ngày
càng phát triển và chiếm một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò
cụ thể của hộ, cá nhân kinh doanh như sau:
- Hộ, cá nhân kinh doanh thu hút được một lực lượng lớn lao động nhàn rỗi,
đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội mà thành phần kinh tế quốc doanh chưa đảm bảo
hết, tạo thêm thu nhập và từng bước góp phần nâng cao đời sống của các tầng lớp
nhân dân.
- Hộ, cá nhân kinh doanh góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động ở nông thôn. Do là kinh doanh trong hộ gia đình, tham gia vào nhiều lĩnh
vực, trong đó có cả cơng nghiệp và dịch vụ, nên hộ, cá nhân kinh doanh góp phần
làm tăng thêm số lượng lao động hoạt động trong những ngày nghề của khu vực
lao động ngồi nơng nghiệp, từ đó, giúp chuyển dịch cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu lao
động ở nơng thơn.
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com


Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com

Như vậy, thành phần kinh tế cá thể vẫn còn tồn tại như một tất yếu khách quan,
bắt nguồn từ nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội. Với quan điểm đó, hoạt động của
thành phần kinh tế cá thể ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
hiện tại và tương lai.

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×