Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÀI LIỆU TẬP HUẤN CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN AN TOÀN SINH HỌC pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.65 KB, 12 trang )

TÀI LIỆU TẬP HUẤN CHĂN NUÔI
GÀ THẢ VƯỜN AN TOÀN SINH HỌC
ĐỀ MỤC
1.ĐẶC ĐIỂM GÀ THẢ VƯỜN
2.MỘT SỐ GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN
2.1. Gà Ri
2.2. Gà Tam Hoàng
2.3. Gà Lương Phượng
2.4. Gà Tàu Vàng
3. PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI
3.1. Thả vườn
3.2. Nuôi gà theo phương thức bán công nghiệp
4. CHUỒNG TRẠI VÀ KHU VỰC CHĂN THẢ
5. KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG
5.1. Kỹ thuật chọn gà mới nở
5.2. Kỹ thuật chọn gà hậu bị
5.3. Kỹ thuật chọn gà mái đẻ
6. QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC
6.1. Kỹ thuật nuôi úm gà con
6.2. Kỹ thuật nuôi gà thịt xuất bán
7.QUY TRÌNH PHÒNG BỆNH GÀ
8. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
MỞ ĐẦU
Góp phần tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với
thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải
thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ
sinh an toàn thực phẩm theo định hướng chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm
2020.
1. ĐĂC ĐIỂM GÀ THẢ VƯỜN
Ưu điểm
+ Dễ nuôi, ít bệnh


+ Chuồng trại đơn giản
+ Tự sản xuất con giống
+ Thịt thơm ngon
Tồn tại
+ Chậm lớn
+ Quy mô đàn vừa phải
+ Kiểm soát bệnh dịch khó khăn
2. MỘT SỐ GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN
Có nhiều giống gà thả vườn như: gà Ri, gà Mía, gà Đông Tảo,gà Hồ, gà Tam
Hoàng, gà Lương Phượng, gà Kabir, gà BT1, gà BT2
- Dưới đây xin giới thiệu ba giống gà phổ biến hiện nay :
2.1. Gà Ri
- Nguồn gốc :Gà Ri là giống gà được nuôi phổ biến ở nước ta
- Đặc điểm ngoại hình
+ Ngoại hình gà Ri chủ yếu thon nhỏ ,đầu thanh ,mỏ nho,mào cờ có nhiều
răng cưa ,chân và da có màu vàng . Gà trống mào phát triển, tích và dái tai màu đỏ,
có khi xen lẫn ánh bạc trắng .
Màu lông gà ri rất khác nhau song phổ bến nhất là con gà mái có lông vàng
rơm vàng đốm đen xung quanh cổ đôi khi có đốm đen (đốm hoa mơ );con trống
màu lông đỏ thắm ,lông cườm cổ và lưng phát triển có màu vàng òng ,lông bụng
màu đỏ nhạt hoặc vàng đất
- Các chỉ tiêu năng suất
+ Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi : trống 1.700-1.800g và mái1.200-1.300g
+ Tuổi đẻ quả trưngs đầu tiên :113 ngày tuổi
+ Sản lượng trứng 68 tuần tuổi: 124-126 quả / mái
+ Khối lượng trứng trung bình : 43,9g, tỷ lệ ấp nở :78%
+ Nuôi thịt 105 ngày tuổi : 1,2 -1,3 kg .
+ Tiêu tốn bình quân thức ăn cho một kg tăng khối lượng : 3,4-3,5 kg.
2.2. Gà Tam Hoàng:
* Nguồn gốc: Trung Quốc

* Đặc điểm ngoại hình:
- Gà mái:lông màu vàng, chân vàng, da vàng, mào cờ nhiều răng cưa.
- Gà trống: lông vàng xen kẽ đỏ tía ở cổ, đuôi; chân vàng, da vàng, mào cờ
nhiều răng cưa.
* Chỉ tiêu năng suất gà bố mẹ:
- Khối lượng gà trưởng thành (4,5 tháng): trống 2,8- 3,2 kg; mái 1,7-2,1kg.
- Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên (đẻ bói): 23-25 tuần tuổi (6 tháng).
- Sản lượng trứng/10 tháng đẻ: 140-160 trứng/mái
- Tỷ lệ ấp nở: 80%
* Chỉ tiêu năng suất gà thịt đến 12 tuần tuổi (3 tháng):
- Khối lượng:1,7-2,2kg
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng: 2,8-3,3kg
- Chất lượng thịt: mềm và ngon
* Mục đích sử dụng: nuôi để lấy thịt và trứng
2.3. Gà Lương Phượng:
* Nguồn gốc: Trung Quốc
* Đặc điểm ngoại hình:
- Gà mái: lông màu vàng đốm xen kẽ màu cờ đỏ tươi, tích tai phát triển,da và
chân màu vàng nhạt.
- Gà trống: màu lông sẫm, sắc tía đỏ ở cổ, màu cánh gián ở lưng, xanh đen ở
đuôi. Mào cờ, tích tai phát triển, màu đỏ tươi, da và chân màu vàng nhạt.
* Chỉ tiêu năng suất gà bố mẹ:
- Khối lượng: gà mái 20 tuần tuổi (5 tháng): 1,9-2,1kg.
- Khối lượng: gà trống 20 tuần tuổi (5 tháng): 2,8-3,2 kg.
- Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên (đẻ bói): 22-23 tuần
- Sản lượng trứng /10 tháng đẻ: 150-170 trứng/mái
- Tỷ lệ ấp nở: 80-85%
* Chỉ tiêu năng suất gà thịt đến 12 tuần tuổi( 3 tháng):
- Khối lượng: 2,0- 2,5 kg
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng:3,0-3,2 kg

- Chất lượng thịt: mềm và ngon
2.4. Gà Tàu Vàng
* Mục đích sử dụng: nuôi để lấy thịt và trứng
* Đặc điểm ngoại hình:
Là giống gà nuôi nhiều ở miền Nam, thể trọng và màu sắc lông rất biến
động. Đa số trống to con, lông vàng nhạt, hơi trụi lông, đuôi cụt, cong và sắc xanh
biếc pha lẫn màu đen . Đầu to, mồng đơn, mỏ màu nâu sậm, chân vàng ẩn hồng,
cựa lớn.
Gà mái thân hình vuông vức, lông màu vàng nhạt hoặc vàng sậm, mồng đơn
nhỏ, đầu nhỏ thanh, chân vàng thấp, có thể có lông.
* Chỉ tiêu năng suất:
- Trọng lượng 5 tháng tuổi nặng khoảng 1,6-1,8 kg, thịt thơm ngon, một năm
tuổi nặng 2,8-3,0 kg. Gà mái đẻ sai khoảng 100 trứng/năm, trọng lượng trứng 35-
45 g, ấp trứng và nuôi con giỏi. Gồm nhiều nhóm gà mang tên của một số địa
phương như: gà Đồng Nai, gà Thủ Thừa, gà Tân Uyên.
3. PHƯƠNG THỨC NUÔI
* Thả vườn
Ở vùng nông thôn hầu hết hộ nông dân nghèo đều nuôi từ vài con đến vài
chục con với phương thức thả tự do, đó là phương thức nuôi gà lâu đời và nay vẫn
còn tồn tại ở những vùng nông thôn đất còn rộng.
Mục đích cải thiên bữa ăn gia đình chính và thường nuôi giống gà địa
phương năng suất thấp. Gà đi kiếm ăn trong vườn hằng ngày, tối tự tìm chỗ ngủ
trên cây hay góc sân nào đó. Cũng có những gia đình làm chuồng tam bợ cho gà trú
ngụ ban đêm hoặc đẻ trứng bằng vật liệu có sẵn.
Phương thức này không thích hợp với những giống gà năng suất cao và
nuôi với mục đích sản xuất hàng hóa .
- Ưu điểm: tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong sân vườn nên không tốn
tiền mua thức ăn, không cần đàu tư nhiều cho chuồng nuôi nên giá thành thịt trứng
thấp.
- Nhược điểm: Không kiểm soát được số trứng đẻ ra vì gà đẻ khắp nơi nên

dễ bị mất, gà cũng đẽ bị mất do trộm hoặc thú khác hại gà . Không kiểm soát được
bệnh nhất là các bệnh truền nhiễm, kí sinh trùng. Gà thả tràn lan phá hoại cây trồng
khác cũng là điều kiện của phương thức nuôi gà hả vườn
* Nuôi gà theo phương thức bán công nghiệp
Do đất vườn ở nông thôn ngày càng ít và có giá nên phương thức nuôi thả
vườn không còn phù hợp , mặt khác các giống gà kiêm dụng năng suất đã được cải
thiên cho phương thức nuôi gà với mục đích sản xuất hàng hóa nên phương thức
kết hợp vừa nuôi nhốt vừa thả vườn trong giới hạn nhất định
Chuồng nuôi là chỗ cho gà trú mưa nắng và ngủ đêm, sân vườn xung quanh
chuồng được rào khoanh vùng cho phép gà được phép nhảy trong phạm vi rào.
Thức ăn được cung cấp từ 70- 100% nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào diện tích
vườn rộng hay hẹp, trong vườn có nhiều thức ăn tự nhiên, rau cỏ hay không.
- Ưu điểm: Hạn chế thất thoat trứng và gà, dễ quản lí và chăm sóc, gà có
khoảng rộng để vận động dưới ánh nắng, có thể tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên để
tiết kiệm thức ăn cho gà và vẫn có nhiều sản phẩm gà ta bám trên thị trường.
Có thể áp dụng thả luân phiên để hạn chế bệnh cho gà, gà không hại cây
trồng, gà làm cỏ và bới đất làm tơi xốp đất giúp cây trồng phát triển tốt hơn, khi
vừa hết cỏ trong khu vực thả chuyển gà sang khu vực khác thì trứng kí sinh trùng ,
mầm bệnh sẽ giảm đáng kể
- Nhược điểm: Tiêu tốn thức ăn cao, cần quy hoạch vườn chuồng hợp lý.
4. CHUỒNG TRẠI VÀ KHU VỰC CHĂN THẢ
Vườn thả có thể dưới tán cây ăn trái hoặc cây công nghiệp, nên giới hạn diện
tích thả , luân phiên sẽ giảm mức tiêu tốn thức ăn , làm sạch ỏ cây, không gây hại
cây, phòng bệnh cho gà.
Chuồng gà đơn giản, nên thiết kế theo kiếu lắp ghép, đễ di chuyển nhưng
phải đạt yêu cầu sau:
- Bảo vệ được đàn gà tránh nắng, tránh mưa tạt, gió lùa. Chuồng trại phải
thoáng mát, không qua nóng, không quá lạnh, nền chuồng bằng kẽm hoặc bằng tre,
gỗ sao cho buổi tối gà có chỗ nằm cao khỏi mặt đất ít nhất 50 cm.
- An toàn cho gà như chồn, cáo, mèo hại gà, trộm cắp.

- Khu vực nuôi gà cần cao ráo, không đọng nước ẩm thấp, không có nguồn
chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Khu vực thoáng đãng dễ kiểm soát, dễ quản
lý.
- Nếu làm chuồng gà trên ao hồ thì khoảng cách sàn chuồng và mặt nước
phải trên 1,5 m tránh ẩm cho gà.
5. KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG
5.1. Kỹ thuật chọn gà con mới nở
+ Nguyên tắc chọn lựa: Dựa vào đặc điểm ngoại hình
+ Đặc điểm ngoại hình cần chọn:
- Bắt lần lượt từng con gà trên tay và quan sát kỹ toàn diện từ lông, đầu, cổ,
chân, bụng, hậu môn phát hiện các khuyết tật.
- Khối lượng sơ sinh lớn, màu lông đăc trưng của giống, lông bông không bị
dính ướt.
- Mắt to nhanh nhẹn, bụng thon nhẹ, rốn kín, mỏ khép kín.
- Chân bóng cứng ráp, không bị dị tật đi lại binh thường.
5.2. Kỹ thuật chọn gà hậu bị
+ Nguyên tắc chọn: Dựa vào đăc điểm ngoại hình:
- Chọn từ gà
- Chọn gà vào thời điểm sắp sửa bước vào đẻ
Đầu Tròn, nhỏ
Mắt To, sáng
Mỏ Bình thường
Mào và tích Đỏ tươi
Thân hình Cân đối
Bụng
Phát triển,khoảng cách giữa cuối xương lưỡi và xương hán
rộng
Chân Màu vàng, bóng
Lông Màu sáng, bóng mượt
Trạng thái Nhanh nhẹn

5.3. Kỹ thuật chọn gà mái đẻ
Trong quá trình chăn nuôi gà mái đẻ cần chọn định kỳ để loại thải những con
đẻ kém nhằm tiết kiệm thức ăn.
- Những đặc điểm ngoại hình của gà mái đẻ tốt và kém:
Ngoại hình Gà mái đẻ tốt Gà mái đẻ kém
Mào và tích tai To, mềm, màu đỏ tươi Nhỏ, nhợt nhạt khô
Khoảng cách giữa hai
xương
háng
Rộng, đặt lọt 2-3 ngón
tay
Hẹp, chỉ đặt lọt 1 ngón tay
Khoảng cách giữa hai
xương lưỡi hái và xương
hán
Rộng, đặt lọt 3-4 ngón
tay
Hẹp,chỉ đặt lọt 2 ngón tay
Lỗ huyệt Ướt, cử động, màu nhạt Khô, bé, ít cử động
Màu sắc mỏ, chân và lông Màu vàng của mỏ và Màu ít thay đổi theo thời
chân nhạt dần theo thời
gian đẻ. Màu lông nhạt
dần
gian đẻ
6.QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC
Điều quan trọng là vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi nên có rào cách
ly, hạn chế súc vật, người lạ xâm nhập. Cửa ra vào luôn có hố sát trùng.
Áp dụng nguyên tắc:<< Cùng vao - cùng ra>>. Không nên nuôi gối đầu
trong cùng một chuồng.
Sau mỗi đợt phải dọn vệ sinh sạch phân và chất độn chuồng, rửa sạch máng

ăn, máng uống, phun thuốc sát trùng và đóng kín chuồng, để trống chuồng ít
nhất một tuần, đối với trường hợp đàn gà bị bệnh dịch chết trên 15%thì thời
gian để trống chuồng phải kéo dài hơn và sát trùng 2-3 lần trước khi nuôi đợt
mới.
6.1. Kỹ thuật nuôi úm gà con
Gà con phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, sức đề kháng kém, dễ nhiễm
bệnh và chết do các tác nhân khác ngoài môi trường. Để đạt hiệu quả cao thì cần
phải nuôi úm gà con. Gà con cần được chăm sóc đặc biệt và có quay úm ít nhất 3
tuần tuổi.
- Quây úm gà: Có thể dùng nhiều cách sao cho đảm bảo nhiệt độ, tránh gió
lùa, tiên chăm sóc đạt hiệu quả. Một trong các cách là dùng cót ép cao 45cm quây
tròn, đường kính phụ thuộc vào số lượng gà (25 con/m
2
), khi gà lớn thì nới rộng
dần cót ép theo tuổi của gà và điều kiện thời tiết.
- Trước khi đưa gà vào rải một lớp chất độn chuồng bằng phoi bào, trấu, rơm
chặt nhỏ 5-10cm, sát trùng kỹ ít nhất là một ngày trước khi thả gà.
- Máng uống: Dùng máng nhựa galon 1,8l lúc 1 – 4 tuần tuổi; sau thay thế
bằng máng lớn hơn.
- Khay ăn và thức ăn: Tuần đầu cho gà ăn bằng khay nhựa, Thức ăn cho gà
có hàm lượng dinh dưỡng cao, gà nở được 18 – 24h cho ăn ngô nghiền để tiêu túi
lòng đỏ. Cho gà ăn tự do cả ngày và đêm , mỗi ngày cho ăn 4-6 lần.
- Dùng máng ăn khi gà được 01 tuần tuổi
- Trong tuần đầu nên bổ sung VitaminADE, vitamin C, B- complex, đường
gluco để tăng cường sức đề kháng cho gà.
- Yêu cầu nhiệt độ úm gà và chuồng nuôi
Tuổi Nhiệt độ dưới đèn úm Nhiệt độ phòng
1 tuần 35
0
C 30

0
C
2 tuần 32
0
C 27
0
C
3 tuần 29
0
C 24
0
C
- Nhiệt độ đủ ấm thì gà phân tán đều trong chuồng, nếu không đủ ấm gà nằm
tụ dưới đèn, ăn uống ít, phân lỏng, nếu lạnh kéo dài ngày sẽ rất yếu, đễ bị bệnh và
chết nhiều .
- Nhiệt độ quá nóng gà sẽ tản xa đèn, nằm xoải cánh, thở nhanh, ăn ít nhưng
uống nước nhiều, phân lỏng. Sau 4 tuần có thể thả vườn khi trời nắng ấm, phải tập
cho gà lên xuống chuồng để tránh tai nạn cho gà, những tuần sau đó gà quen dần
với vườn dễ dàng hơn. Gà dễ định hướng theo vị trí máng ăn và máng uống nên bố
trí trên chuồng để kiểm soát đàn gà.
- Nước uống cho gà phải đảm bảo sạch sẽ, thường xuyên rửa vệ sinh máng
ăn, máng uống cho thật sạch, tránh trường hợp thức ăn dư thừa lâu ngày trong
máng gây nên nấm mốc.
6.2. Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt xuất bán
- Thức ăn: đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng( năng lượng trao đổi tối thiểu: 3000-
3100Kcal/kg, đạm tối thiểu: 18%), tận dụng nguyên liệu sẵn để giảm chi phí. Tận
dụng tối đa khả năng tự kiếm mồi để giảm chi phí thức ăn: Buổi sáng nếu trời
không mưa và ấm áp thì thả gà ra vườn để kiếm mồi, gần trưa cho gà ăn thức bổ
sung, chiều cho gà ăn trước khi vào chuồng.
- Quan sát và theo dõi kĩ đàn gà khi cho ăn, cho uống. Cần có biện pháp xử

lý kịp thời khi thấy gà có biểu hiện khác thường, cần có sổ sách ghi chép cẩn thận,
chi tiết về chi phí đầu vào (giống, lượng thức ăn, thuốc thú y), biểu hiện của gà
hàng ngày
- Lựa chọn thời gian nuôi phù hợp để dễ chăm sóc, phòng dịch bệnh sản
phẩm bán được giá.
- Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống và vườn chăn thả. Sát trùng
chuồng trại dụng cụ chăn nuôi định kì 1 tuần một lần.
- Phòng bệnh cho gà theo lịch.
7. QUY TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
7.1. Phòng bệnh bằng kháng sinh
- Gà con mới nở trong 3 ngày đầu dùng kháng sinh phòng các bệnh như
thương hàn, bạch lỵ, hô hấp mãn tính(CRD) và một số bệnh do vi trùng nhằm tăng
cường sức kháng bệnh cho gà như: Colistin, Oxytetracyclin, Sulphamethoprim…
theo liều ghi trên nhãn.
- Thuốc kháng sinh chỉ nên dùng định kỳ tháng đến 2 tháng / lần tùy thuộc
vào điều kiện vệ sinh của khu vực và tình trạng đàn gà. Sau khi thả vườn khoảng 2
tuần có thể trộn thuốc cầu trùng định kỳ.
7.2. Phòng bệnh bằng vaccine
Có thể chủng vacxin theo quy trình sau:
Ngày tuổi Loại vacxin dùng Cách sử dụng
5 ngày tuổi Vacxin Gumboro lần1 Nhỏ vào mắt, mũi
7 ngày tuổi
Vacxin Lasota lần 1 Nhỏ vào mắt, mũi
Vacxin đậu gà Chủng vào màng cánh
10 ngày tuổi Vacxin cúm gia cầm lần 1
*
Tiêm dưới da, cổ hoặc tiêm
bắp ức
15 ngày tuổi Vacxin Gumboro lần 2 Nhỏ vào mắt, mũi
25 ngày tuổi Vacxin Lasota lần 2 Nhỏ vào mắt, mũi

40 ngày tuổi Vacxin cúm gia cầm lần 2
*
Tiêm dưới da cổ hoặc tiêm
bắp ức
2 tháng tuổi
Vacxin Niu-cat-xơn Hệ 1 Tiêm dưới da
Vacxin Tụ huyết trùng Tiêm dưới da
4,5 tháng tuổi
Vacxin đậu gà Chủng vào màng cánh
Vacxin Niu-cat-xơn Hệ 1 Tiêm dưới da
Vacxin tụ huyết trùng Tiêm dưới da
6 tháng tuổi Vacxin cúm gia cầm lần 3
*
Tiêm dưới da cổ hoặc tiêm
dưới bắp ức
Sau đó cứ bốn tháng tiêm nhắc lạ vacxin Niu- cat- xơn Hệ 1, vacxin tụ huyết trùng
và sau 5 tháng tiêm nhắc lại vacxin cúm gia cầm
*
8.MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
8.1.Bệnh tụ huyết trùng
* Nguyên nhân
Do vi trùng Pateurella Multocida gây ra, thường xảy ra khi gặp điều kiện môi
trường bất lợi như thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại và khu vực chăn nuôi kém
vệ sinh, tác động của vận chuyển xa.
* Triệu chứng:
Mồng tím tái, cù rù, đi đứng chậm chạp khó khăn. Phân loãng trắng hoặc
xanh, có thể có máu tươi, khó thở, chảy nước mũi, cấp tính gây chết đột ngột. Á
cấp tính, gà mắt sưng viêm kết mạc, mũi sưng, viêm khớp, gà đẻ giảm đẻ hoặc
ngưng đẻ, trứng vỏ mỏng, tỷ lệ chết cao có thể lên tới 80-100%
* Bệnh tích:

Thịt tím sẫm,phủ tạn xuất huyết.
* Phòng bệnh:
- Giữ vệ sinh chuồng trại, thức ăn,nước uống đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh,
khi thời tiết thay đổi bất thường nên cho uống vitamin C và thuốc chống stress.
- Định kì cho uống kháng sinh đúng cũng là phương pháp tốt để phòng bệnh
- Vacxin phòng tụ huyết trùng cho hiệu quả không cao
8.2. Bệnh thương hàn,bạch lỵ
* Nguyên nhân:
Do vi trùng cơ hội Salmonella gây ra. Bệnh thường gặp ở những vùng ẩm
thấp, gà vịt chăn thả dễ bị mắc bệnh,thường ở dạng mãn tính, chỉ bùng dịch khi gặp
yếu tố môi trường bất lợi, gà con dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao ở hai tuần đầu.
* Triệu chứng:
Gà kêu nhiều, thường tụ lại như bị lạnh, phân trắng nhầy, bết đít.
* Phòng bệnh:
Giữ vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh,
khi thời tiết thay đổi bất thường nên cho uống Vitamin C và thuốc chông stress.
Định kỳ cho uống kháng sinh đúng cũng là phương pháp tốt để phòng bệnh.
8.3. Bệnh đậu gà
* Nguyên nhân:
Do virut gây ra, lây lan nhanh trong đàn
* Triệu chứng:
- Nổi các nốt đậu xù xì trên không lông như mắt, mồng, miệng hay trong
thực quản hoặc khí quản, nốt đậu xưng to, vỡ ra làm gà đau đớn, mệt mỏi, bỏ ăn, gà
suy kiệt dần và chết, tỷ lệ chết không cao nhưng giảm sức sinh trưởng, giảm sức đề
kháng nên dễ bị các mầm bệnh khác tấn công.
* Phòng bệnh:
- Chủng ngừa bằng vacxin đạt hiệu quả cao.
- Những con đã bị bệnh nên tăng cường sức đề kháng cho gà bằng vitamin ,
B-Complex, ADE. Trong vườn có nhiều rau xanh tươi cũng là nguồn vitamin và vi
khoáng làm tăng sức kháng bệnh cho gà.

8.4. Bệnh do ký sinh trùng
Thường gặp là bệnh cầu trùng, hay xảy ra ở gà con 3-6 tuần khi nuôi nền
hoặc thả vườn sớm.
* Nguyên nhân:
Thường thấy sớm nhất là ở phân sáp, màu socola, gà bệnh nặng trong phân
có lẫn máu. Khi phát hiện có phân sáp nên trôn thuốc phòng cầu trùng trong thức
ăn và tăng cường Vitamin ADE bệnh sẽ nhanh chóng qua khỏi, vấn đề vệ sinh
chuồng trại có ý nghĩa lớn để phòng bệnh, chất độn chuồng, nền chuồng khô sẽ
ngăn cản trứng cầu trùng phát triển.
Bệnh giun sán cũng thường gặp trên gà thả vườn khi chuồng trại nuôi nhiều
đợt gà liên tiếp mà thời gian trống chuồng quá ngắn. Nuôi thả vườn theo phương
thức luân phiên sẽ hạn chế được bệnh do ký sinh trùng.
8.5. Ngộ độc
Nuôi gà thả vườn cần đề phòng tình trạng ngộ độc do thuốc trừ sâu, phân hóa
học, thuốc sát trùng. Vì vậy phải chú ý loại bỏ những chất độc hại đó trước khi thả
gà ít nhất 2 tuần.
8.6. Bệnh cúm gia cầm.
* Nguyên nhân:
Do virut gây ra, bệnh truyền nhiễm nguy hiễm gây bệnh cho gà, vịt, ngang,
ngỗng, gà tây, đà điểu, các loài chim, có thể gây bệnh cho người. Lây lan rất nhanh
chóng, làm chết nhiều gia cầm, có thể gây bệnh cho người và làm tử vong.
* Triệu chứng:
Đừng tụm một chỗ, lông xù, xốt cao, ho, thở khó, chảy nước mắt, nước mũi ,
đặc biệt chảy nước dãi ở mỏ, phù đàu và mặt, da tím tai và xuất huyết ở da chân.
* Phòng bệnh:
Chỉ chọn mua gà khỏe mạnh ở những cơ sở có giống tốt, không nhốt chung
gà mới mua về với gà khỏe đang nuôi, cách ly nuôi riêng trong vòng 10 ngày.
Đảm bảo chuồng trại, khu vực chăn nuôi luôn luôn sạch sẽ và khô ráo.
Thường xuyên sát trùng chuồng gà và khu vực thả gà.
Có biện pháp ngăn ngừa, không cho gà tiếp xúc với thủy cầm, bồ câu, chim

trời.
Tiêm vacxin phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
8.7. Bệnh Gumboro
* Nguyên nhân:
Là bệnh truyền nhiễm rên gà con do virut gây nên.
* Đặc điểm bệnh:
- Gây viêm túi Fbricius( Tuyến Bursa), làm tổn thương hệ miễn dịch.
- Gà từ 3-6 tuần tuổi bị nặng nhất, nhiễm trước 3 tuần tuổi triệu chứng không
rõ ràng, nhưng gây tổn thương hệ miễn dịch trầm trọng hơn.
- Tất cả các giống gà đều bị nhiễm bệnh, bồ câu dường như không mắc bệnh,
thủy cầm mang trùng.
- Thời gian nung bệnh ngắn 2-3 ngày, lây lan rất nhanh 2-5 ngày lây lan toàn
đàn, dứt bệnh sau 7-8 ngày.
- Tỷ lệ chết trung bình 10-20%, ghép với bệnh khac tỷ lệ chết có thể 50-
100%
* Triệu chứng:
Gà bay nhảy không định hướng , thường mổ vào hậu môn.
- Phân lỏng trắng hơi ngã vàng, suy nhược, mất nước, lông xù.
- Gà chết cao điểm vao3-4 ngày sau khi nhiễm.
* Phòng bệnh:
Bệnh không có thuốc đặc trị.Sử dụng vacxin để phòng bệnh Gumboro
Tăng cường sức đề kháng cho gà : Quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng tốt cung
cấp các vitamin, đặc biệt là vitamin C.

×