Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tài liệu tập huấn chăn nuôi 2009 - Phần 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.08 KB, 5 trang )


1
MỞ ĐẦU
Chăn nuôi là một bộ phận trong hệ thống sản xuất nông nghiệp và là một
ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và của tỉnh
Quảng Nam nói riêng. Năm 2003 Tỉnh ủy đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển
chăn nuôi đưa ngành chăn nuôi lên ngành sản xuất chính. Nhờ đó mà những năm
gần đây chăn nuôi có những bước phát triển cả về số, chất lượng. Việc chuyển
đổi một số giống vật nuôi có nhiều khởi sắc.

Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
và lợi thế của tỉnh, giá trị sản xuất chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp còn thấp,
hình thức chăn nuôi hộ gia đình vẫn là chủ yếu chiếm 93% chăn nuôi nhỏ lẻ, 7%
chăn nuôi theo phưong thức tập trung. Đây chính là rào cản lớn ngăn chặn sự
phát triển chăn nuôi theo phương thức hàng hóa, khó áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh.
Để nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cơ sở chuyển giao các tiến
bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đến với bà con nông dân tốt hơn, chúng tôi tổng hợp,
biên soạn tập tài liệu “Một số tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi” .





















2
PHẦN I
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Ở QUẢNG NAM
GIAI ĐOẠN 2005 -2008

Chăn nuôi là nghề sản xuất lâu đời cuả nông dân Quảng Nam, hiện nay
sản phẩm chăn nuôi được xác định là một lợi thế so với sản phẩm nông nghiệp
khác. Vì vậy, tỉnh đã có nhiều chủ trương và chính sách hỗ trợ đầu tư để đẩy
mạnh phát triển chăn nuôi, coi đây là mũi nhọn, là khâu đột phá để nhằm đưa
chăn nuôi lên ngành sản xuất chính theo hướng sản xuất hàng hóa và bền vững.
I. Tăng trưởng về số lượng đàn vật nuôi

Trong 4 năm ( 2005- 2008) chăn nuôi ở Quảng Nam có nhiều cơ hội để
phát triển nhanh về số lượng và cải tiến về chất lượng giống.

Số lượng đàn bò qua các năm như sau:
ĐVT: Con
Năm
Loại
vật
nuôi
2005 2006 2007 2008

Tăng trưởng
bình quân/năm
(%)
Bò 197.009 233.678 238.430 229.992 5,70
Trâu 68.087 78.977 80.770 81.463 6,73
Lợn 576.470 587.875 597.738 582.546 0,37
Gia cầm 3.922.589 3.526.569 3.469.179 3.361.526 - 4,94
Qua số liệu trên cho thấy, giai đoạn 2005 – 2008 đàn bò tăng trưởng về số
lượng với tốc độ 5,70%/năm và hiện Quảng Nam có số lượng bò đứng thứ 6 toàn
quốc sau Nghệ An, Thanh Hoá, Bình Định, Gia Lai và Quảng Ngãi. Đàn trâu
tăng trưởng 6,73%/năm. Đàn lợn tăng trưởng ít nhưng ổn định, tổng đàn lớn,
đứng thứ 11 sau các tỉnh: Thanh Hoá, Hà Tây, Nghệ An, Thái Bình, Đồng Nai,
Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Bình Định và Đắc Lắc. Duy chỉ có gia cầm
là tụt giảm đàn (giảm 5%) do ảnh hưởng của dịch Cúm gia cầm từ đầu năm 2005
kéo dài đến giữa năm 2007.
II. Tăng trưởng về năng suất, chất lượng vật nuôi
1. Chăn nuôi bò

Số lượng bò cái được truyền giống nhân tạo và số bê lai ra đời như sau:
Năm
Số bò cái được truyền giống
(con)
Số bề lai ra đời
(con)
2005 24.474 17.377
2006 23.271 16.289

3
2007 21.621 15.567
2008 20.400 15.300

Tổng 89.766 64.533
Nhờ sự đầu tư đồng bộ của ngân sách tỉnh, địa phương cùng với sự hưởng
ứng đồng tình của nhân dân, chương trình lai tạo đàn bò đã thúc đẩy chăn nuôi
bò phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo báo cáo của Chi cục Thú
y: giai đoạn 2002 - 2004, toàn tỉnh truyền giống được 34.203 lượt bò cái, tỷ lệ bò
lai cuối giai đoạn này (2004) đạt 17,60%; đến giai đoạn 2005 - 2008 (có chính
sách khuyến khích chăn nuôi bò), toàn tỉnh truyền giống được 89.766 lượt bò
cái, tỷ lệ bò lai cuối giai đoạn này (2008) đạt 27,57%; nhiều địa phương thực
hiện tốt chương trình này, nhờ vậy có tỷ lệ đàn bò lai cao trong tổng đàn như các
huyện: Điện Bàn đạt 62,00%, Duy Xuyên đạt 61,00%, Đại Lộc đạt 47,74 %,
Hiệp Đức đạt 39,4%; bên cạnh đó nhiều địa phương có tỷ lệ bò lai thấp như: Núi
Thành 7,02%, Tam Kỳ 15,20%, Quế Sơn 17,39%, …
2. Chăn nuôi lợn
Hiện nay, đàn lợn nái Móng Cái trên địa bàn toàn tỉnh và đàn lợn nái cỏ ở
các huyện miền núi cao có tới trên 80.000 con, đây được xem như những “cái
máy” sản xuất thịt nhưng ít được quan tâm, nhất là về áp dụng khoa học kỹ thuật
trong việc nâng cao phẩm chất giống và bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi quí.
Chăn nuôi heo nạc có tốc độ tăng trưởng nhanh. Nếu giai đoạn 2002 –
2004 đàn lợn nái ngoại của tỉnh chỉ có 900 con (chiếm 1% đàn nái) thì đến năm
2007 số lượng đã tăng lên 5.500 con (chiếm 7,2% đàn nái) và tập trung chủ yếu
ở các huyện ở các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ.
Chăn nuôi công nghiệp là một xu thế tất yếu, nếu không chúng ta sẽ không
quản lý và kiểm soát được dịch bệnh, không xử lý và kiểm soát được chất thải
chăn nuôi tác động đến môi trường và không thể có khối lượng sản phẩm lớn
theo hướng sản xuất hàng hoá.
Hệ thống mạng lưới thụ tinh nhân tạo lợn: Hiện cả tỉnh có gần 20 cơ sở và
hộ gia đình nuôi đực giống, hàng năm sản xuất và cung ứng gần 200.000 liều
tinh lỏng phục vụ công tác phối giống nhân tạo heo trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ
làm công tác thụ tinh nhân tạo lợn là gần 500 người, thực hiện công tác truyền
giống nhân tạo cho gần 85.000 lợn nái. Một số cơ sở sản xuất tinh lỏng lợn với

số lượng lớn là Trại heo giống Tiền Phong tại Điện Thọ (Điện Bàn) khoảng
60.000 – 65.000 liều/năm, Trại Giống Cây trồng - Vật nuôi Bình Trung (thuộc
Trung tâm Giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam) khoảng 20.000 – 25.000
liều/năm và được kiểm tra chất lượng lợn giống, chất lượng tinh một cách
nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở chất lượng giống lợn và chất
lượng tinh lợn sản xuất ra chưa cao nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lợn thịt.


4
3. Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng chiếm một vị trí
quan trọng trong ngành sản xuất chăn nuôi của tỉnh. Tuy bị tác động xấu bởi các
đợt dịch cúm gia cầm từ cuối năm 2004 đến năm 2008, có làm giảm số tổng đàn
gia cầm từ 3.922.589 con (năm 2005) xuống còn 3.361.526con (năm 2008),
nhưng khi dịch bệnh được khống chế thì dự báo tổng đàn gia cầm sẽ bắt đầu
được khôi phục và phát triển vào đầu năm 2009.
Mô hình chăn nuôi gia cầm mới đang có xu hướng phát triển tại vùng cát
Quảng Nam là việc mở rộng nuôi đà điểu gia công trong nông hộ với Trung tâm
Giống đà điểu (thuộc Công ty Khánh Việt tại Quảng Nam). Hiện đã có 02 hộ tại
Tam Phú nhận nuôi đà điểu thương phẩm, qui mô 15 con/hộ. Công ty Khánh
Việt đầu tư con giống giá trị ban đầu 1.500.000 đ/con, sau 7 - 8 tháng nuôi đạt
100 kg/con, Công ty mua lại với giá 38.000 đ/kg hơi, dự kiến nông dân lấy công
làm lời khoảng 1.200 đ – 1.400 đ/con.
Việc quản lý chăn nuôi vịt đẻ, vịt chạy đồng, phân tán nhỏ lẻ đã từng bước
được khắc phục. Qua các đợt dịch, người chăn nuôi đã dần ý thức trong việc hạn
chế tình hình dịch bệnh cho gia cầm và cho cả con người là hết sức cần thiết.
Trong thời gian tới cần hướng dẫn các địa phương quản lý chặt chẽ việc chăn
nuôi thuỷ cầm bằng việc cấp Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng, vịt thời vụ
theo Thông tư hướng dẫn số 92/2007/TT-BNN ngày 19/11/2007 của Bộ Nông
nghiệp & PTNT.

4. Chăn nuôi trâu
Con trâu là vật nuôi gắn bó lâu đời với người nông dân Quảng Nam, ngoài
giải quyết một phần sức kéo cho nông nghiệp, cung cấp phân bón hữu cơ cho
cây trồng, thì việc đầu tư nuôi con trâu để bán giết thịt hiện đang là hướng cho
lợi nhuận khá cao, trong khi kỹ thuật nuôi trâu không khó, giải quyết thức ăn dễ
dàng, ít dịch bệnh.
Giai đoạn 2005 – 2008, đàn trâu của tỉnh có sự tăng trưởng khá cao và ổn
định (6,72%/năm), là một trong những tỉnh có đàn trâu lớn trên cả nước (81.463
con). Thị trường cũng như nhu cầu tiêu thụ thịt trâu ngày càng được nâng lên.
Ngoài việc xuất bán ra ngoại tỉnh cho các cơ sở giết mổ chế biến lớn, thực tế cho
thấy tại lò mỗ Trường Xuân (Tam Kỳ) trong tổng số 20 –30 trâu bò được giết
mổ/ngày đêm thì có đến hơn 60% là trâu và thịt trâu bán ngang giá với thịt bò.
5. Chăn nuôi dê
Tổng đàn dê của tỉnh hiện có vào khoảng 12.000 con, tập trung chủ yếu ở
các huyện Quế Sơn, Hiệp Đức, Thăng Bình, Núi Thành, Đại Lộc. Tuy số lượng
đàn ít và tăng trưởng chậm nhưng hiệu quả từ nghề nuôi dê vẫn đang được khẳng
định, nhất là trong lúc dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra triền miên thì con dê
vẫn chống chịu tốt, sinh sản nhanh, dễ nuôi và khả năng sinh lợi là rất cao.

5
Tuy chương trình cải tạo chất lượng đàn dê được quan tâm rất sớm thông
qua việc nhập giống dê đực Bách Thảo để lai tạo nâng tầm vóc, khả năng sinh
trưởng của con lai, nhưng đến nay tỷ lệ dê lai Bách Thảo vẫn còn hạn chế (chưa
đến 8% tổng đàn). Thịt dê là món ăn đặc sản, thị trường tiêu thụ rất ưa chuộng,
giá bán thịt dê cao (vào khoảng 35.000 - 40.000 đ/kg hơi). Nếu một dê lai Bách
Thảo nuôi đến trưởng thành, trọng lượng cơ thể tăng hơn so với dê cỏ 15-20%
thì giá bán cũng tăng lên theo phần trăm tương ứng. Chính vì thế việc khuyến
cáo nông dân phát triển chăn nuôi dê trong thời gian đến cũng phải được quan
tâm đúng mức.
6. Một số đối tượng vật nuôi mới: con cừu, con thỏ giống ngoại …đang được

nuôi khảo nghiệm thích nghi, xây dựng mô hình trình diễn để khẳng định hiệu
quả và khuyến cáo nhân rộng chủ yếu ở vùng ven biển, ven đô như các địa
phương vùng Duyên hải Miền Trung đã nuôi có hiệu quả.



















×