Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

BÁO CÁO KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 144 trang )

BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU
VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Hà Nội, 2011
2
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
I. Bối cảnh chung 4
II. Lý do thực hiện nghiên cứu 5
III. Phạm vi, đối tượng, thời gian,
phương pháp nghiên cứu 7
PHẦN A
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CẢN TRỞ
TÁC NGHIỆP VÀ CÁC BIỆN PHÁP
ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG
I. Quá trình nghiên cứu trước đây –
Các định nghĩa đã có về “cản trở tác nghiệp báo chí” 11
II. Một số vụ cản trở tác nghiệp điển hình trong
hai năm qua 14
III. Một số kết quả khảo sát đáng chú ý 19
IV. Cản trở tác nghiệp báo chí trong lĩnh vực bảo vệ
tài nguyên-môi trường và chống tham nhũng 45
V. Hoạt động cung cấp thông tin của các cơ quan
Nhà nước – Quy chế người phát ngôn 55
PHẦN B
NGUYÊN NHÂN CỦA HÀNH VI
CẢN TRỞ BÁO CHÍ TÁC NGHIỆP
I. Nguyên nhân về phía người làm báo 63
1. Nguyên nhân chủ quan 63
2. Nguyên nhân khách quan 67
II. Nguyên nhân về phía cơ quan báo chí 68


3
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
1. Khi tòa soạn kém uy tín 68
2. Khi tòa soạn không đoàn kết 69
III. Nguyên nhân về phía đối tượng Cản trở 70
1. Cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp,
các tổ chức xã hội… 70
2. Người dân 72
IV. Nguyên nhân liên quan đến hệ thống pháp luật
và cơ chế thực thi 73
A. CÁC TỒN TẠI
1. Hệ thống pháp luật 74
2. Hội nghề nghiệp (Hội Nhà báo) 83
3. Cơ quan quản lý nhà nước (kiểm tra,
giám sát việc tuân thủ pháp luật về báo chí) 88
B. CÁC NGUYÊN NHÂN 90
C. CÁC GIẢI PHÁP 93
1. Truyền thông (tuyên truyền - giáo dục) 93
2. Kiện toàn pháp luật 95
3. Nâng cao vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam 96
4. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 97
KẾT LUẬN 100
PHỤ LỤC 104
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 113
4
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
PHẦN MỞ ĐẦU
I. BI CNH CHUNG
Từ một nước chậm phát triển, Việt Nam đã bước sang giai đoạn trở

thành một nước phát triển với trình độ trung bình. Nền kinh tế đang
chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu với những bước đi cụ thể
và tầm nhìn dài hạn. Tuy nhiên hệ lụy của chính sách tăng trưởng
theo chiều rộng một thời đã bộc lộ một số mặt trái: môi trường bị
tàn phá, nạn tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, cái xấu-cái tốt, cái
cũ-cái mới đan xen và không dễ nhận diện, đặc biệt là sự tác động
của nhiều nhóm lợi ích vào chính sách, vào việc ưu tiên sử dụng tài
nguyên và các nguồn lực diễn ra ngày một phức tạp… Những điều
này đã tạo ra những nguy cơ lớn gây bất ổn xã hội, đe dọa sự phát
triển.
Trong bối cảnh đó, với vai trò là công cụ của Đảng, Nhà nước, tiếng
nói của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân, lực lượng
báo chí đã bám sát các sự kiện xảy ra trong xã hội, phản ánh đa chiều
những vấn đề nảy sinh từ hiện tượng cũng như lột tả bản chất các
xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình đi lên của đất nước. Sự
tham gia của báo chí vừa là thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin
5
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
cho người dân theo Hiến pháp, vừa giám sát hoạt động của cơ quan
nhà nước với tư cách là nhân tố chủ chốt điều hành và phân chia các
nguồn lực trong xã hội.
Chính vì đánh giá rất cao vai trò của báo chí nên từ năm 1989, Quốc
hội đã ban hành Luật Báo chí nhằm tạo hành lang pháp lý cho các
phóng viên, nhà báo hoạt động. Luật này không những minh định
quyền thu thập và công bố thông tin của nhà báo mà còn nghiêm
cấm tất cả những hành vi cản trở nhà báo hành nghề đúng pháp luật.
Sau đó, Luật Phòng chống tham nhũng và nhiều văn bản khác tiếp
tục cụ thể hóa quyền này của báo chí với mục tiêu tạo điều kiện tốt
hơn cho các nhà báo hoạt động, cũng là nhằm phục vụ xã hội tốt
hơn.

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các sự vật hiện tượng diễn ra
trong quá trình phát triển, do bị đụng chạm đến lợi ích, do nhà báo bị
tác động hoặc đơn giản do thiếu hiểu biết, ở một số nơi, hiện tượng
cản trở nhà báo hành nghề vẫn diễn ra, có trường hợp rất nghiêm
trọng, gây bức xúc dư luận xã hội. Trong vài năm gần đây, hiện tượng
này diễn ra ngày một nhiều, hậu quả ngày một lớn, diễn ra ở tất cả
mọi vùng miền, lĩnh vực… nhưng kết quả xử lý các hành vi cản trở
nhà báo lại không tương xứng với mong muốn của các cơ quan quản
lý, chỉ đạo báo chí, của chính giới báo chí cũng như của các tầng lớp
nhân dân. Tình hình này đòi hỏi có những khảo sát, đánh giá cụ thể
về thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm hạn chế
tình trạng cản trở nhà báo tác nghiệp.
II. LÝ DO THC HIN NGHIÊN CU
Tính đến tháng 3/2011, trên lĩnh vực báo in, cả nước có 745 cơ quan
báo chí với 1003 ấn phẩm. Ở lĩ nh vực phát thanh và truyền hình,
có 67 đài phát thanh, truyền hình gồm 3 đài phát thanh, truyền hình
ở trung ương (VOV, VTV, VTC), và 64 đài phát thanh-truyền hình
ở các địa phương với 200 kênh sản xuất trong nước và 67 kênh nước
ngoài.
Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 46 báo điện tử và tạp chí
điện tử, 287 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng nghìn
trang tin điện tử có nội dung thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà
nước và Chính phủ, các đoàn thể, hội, hiệp hội và các doanh nghiệp.
6
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Cũng tính đến tháng 3/2001, cả nước có gần 17.000 người đã được
cấp thẻ nhà báo và trên 5.000 người đang hoạt động báo chí nhưng
chưa có thẻ, trong đó nhiều phóng viên, biên tập viên có trình độ
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ khá.
Hiện tượng phóng viên, nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp đã diễn ra

từ lâu, ở nhiều vùng, do nhiều loại đối tượng gây ra với đủ loại hậu
quả. Xét về mặt hình thức, các quy định của pháp luật về lĩnh vực
này có tương đối nhiều, hệ thống cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí và
tổ chức của hội nghề nghiệp cũng khá đầy đủ. Tuy nhiên, tình hình
các phóng viên, nhà báo liên tục bị cản trở vẫn diễn ra, trong khi từ
trước đến nay chưa có bất cứ nghiên cứu bài bản, toàn diện nào về
tình trạng này.
RED Communication là tổ chức khoa học trực thuộc Liên hiệp Các
Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, có chức năng nghiên cứu về
lĩnh vực truyền thông phát triển. Các nhân sự tham gia RED đều
từng là nhà báo, từng quan tâm và bám sát các hiện tượng phóng
viên, nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp. Ngay tại thời điểm RED đề
xuất ý tưởng nghiên cứu (tháng 4/2011), đã xảy ra liên tiếp các vụ
cản trở nhà báo gây xôn xao dư luận và giống như nhiều sự việc khác,
các vụ cản trở này đa phần không tìm ra thủ phạm hoặc thủ phạm
không bị xử lý nghiêm minh. Chính vì thế, từ tháng 6/2011, được sự
hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Anh, được cơ quan chủ quản là Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phê duyệt, RED
triển khai thực hiện dự án trên quy mô toàn quốc với nhiều hoạt
động cụ thể.
Chính vì tầm quan trọng của dự án, RED Communication đã mời
nhóm chuyên gia nghiên cứu là những người đã hoạt động nhiều
năm trong lĩnh vực báo chí, có nhiều kinh nghiệm, am hiểu công
tác nghiên cứu và xây dựng chính sách, đã tham gia nhiều hoạt động
tương tự ở giai đoạn tiền dự án.
7
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Họ tên Các đơn vị công tác đã qua Chuyên môn hiện tại
Mai Phan Lợi
Báo Khoa Học & Đời Sống,

báo Nhà Báo & Công Luận,
báo Pháp Luật TP.HCM
Quản lý tòa soạn báo
Ngô Huy Toàn
anh tra Bộ VH-TT; anh
tra Bộ TT-TT
anh tra Báo chí
Lưu Đình Phúc
Cục An ninh Tư tưởng - Văn
hóa; Cục Báo chí
Quản lý báo chí
Nguyễn Văn Hiếu
VKSND tỉnh Hưng Yên, Vụ
Pháp chế Bộ VH-TT, Cục
Báo chí
Quản lý báo chí
Phạm Đoan
Trang
Báo điện tử VnExpress;
Đài TH VTC, báo điện tử
VietNamNet, báo Pháp Luật
TP.HCM
Nhà báo
Hoàng Nghĩa
Nhân
Tạp chí Nghề Luật, báo điện
tử VnExpress, báo Pháp Luật
TP.HCM
ư ký tòa soạn báo
Lê Khánh Duy Báo điện tử VietNamNet Nhà báo

III. PHM VI, ĐI TƯNG, THI GIAN,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU
Dự án được ký kết ngày 20/6/2011, nhưng đã được nhóm thành viên
RED khởi động từ rất sớm. Sau khi văn kiện dự án được phê duyệt,
từ 1/7/2011 đến 15/8/2011, việc khảo sát được tiến hành theo hai
hình thức:
- Khảo sát trực tuyến trên 6 báo điện tử (VietNamNet, VTC News,
Dân Việt, anh Niên online, Pháp luật TP.HCM online, Người Lao
Động online) với nhóm bạn đọc và nội dung được xác định trước.
- Khảo sát trực tiếp với 384 người đang trực tiếp hành nghề báo chí
theo bảng câu hỏi có sẵn (bảng hỏi định lượng); phỏng vấn trực tiếp
(bảng hỏi định tính có ghi danh) 60 nhà báo, cán bộ liên quan đến
tác nghiệp báo chí xung quanh chủ đề cản trở nhà báo tác nghiệp.
Trong quá trình này, nhóm nghiên cứu đã trực tiếp thực hiện điều
tra khảo sát tại một số địa bàn trọng điểm đối với tác nghiệp báo chí
8
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Tây Nguyên,
TP.HCM và Cần ơ. Một số địa bàn “nóng” khác cũng được các
điều tra viên, cộng tác viên của RED trực tiếp khảo sát, như Hải
Phòng, Nghệ An, Huế, Bình uận.
Trong cuộc khảo sát trực tiếp 384 người làm báo (gồm cả nhà báo –
đã có thẻ, và phóng viên – chưa được cấp thẻ), để đảm bảo tính đại
diện, RED cố gắng duy trì một tỷ lệ thích hợp, cân đối giữa các nhóm
tuổi, kinh nghiệm làm nghề và loại hình báo chí, như trong các bảng
dưới đây.

Độ tuổi của các phóng viên, nhà báo tham gia khảo sát cũng là một
thông số cần chú ý, bởi vì trong nghề báo, độ tuổi có mối liên hệ rất
chặt chẽ với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, trong đó

có cả kỹ năng ứng xử khi tác nghiệp, nhất là trong những tình huống
khó khăn.

9
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Tương tự, một thông số khác là số năm kinh nghiệm làm việc, cũng
là một yếu tố có tác động mạnh tới trình độ chuyên môn, kỹ năng tác
nghiệp của phóng viên, nhà báo, nhất là trong tình huống khó khăn.

Một thông số quan trọng mà nhóm tiến hành điều tra khảo sát tính
đến là tỷ lệ người làm báo có và không có thẻ nhà báo. Điều này sở dĩ
quan trọng vì trong luật pháp cũng như trong nhận thức của xã hội,
nhà báo phải là người “đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên
với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo”. Người
chưa/không được cấp thẻ thì không được công nhận là nhà báo. ế
nhưng trên thực tế, như các phần sau trong báo cáo sẽ cho thấy, một
tỷ lệ rất lớn người bị cản trở trong lúc tác nghiệp báo chí lại là những
người không có thẻ. Từ đây đặt ra vấn đề cần làm gì để bảo vệ quyền
lợi của những người tác nghiệp báo chí chính đáng, đúng luật pháp
mà lại chưa/không có thẻ nhà báo.

10
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tiến hành thu thập tài liệu, khảo sát,
phân tích sâu về các nhóm đề tài: thực trạng việc sử dụng công cụ
pháp lý (hành chính, hình sự) trong việc bảo vệ quyền tác nghiệp
của nhà báo; việc thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông
tin theo Quyết định của ủ tướng Chính phủ; thực trạng cản trở tác
nghiệp báo chí liên quan đến mảng phòng chống tham nhũng và tài
nguyên môi trường; vai trò của hội nghề nghiệp trong bảo vệ quyền

tác nghiệp báo chí; sự quan tâm của một cơ quan báo chí (Pháp Luật
TP.HCM) đối với đề tài cản trở tác nghiệp báo chí; kinh nghiệm
nước ngoài xử lý các hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp.

11
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
PHẦN A
THC TRNG TÌNH HÌNH VÀ CÁC BIN
PHÁP ĐÃ ĐƯC ÁP DNG
I. Quá trình nghiên cu trưc đây – Các
đnh nghĩa đã có v “cn tr tác nghip
báo chí”
Cho đến nay, ở Việt Nam, chưa từng có một đề tài nghiên cứu nào
cụ thể hóa về “cản trở tác nghiệp báo chí”, cho nên cũng chưa có định
nghĩa nào của giới nghiên cứu về khái niệm này.
Gần đây nhất, Nghị định 02/2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí-xuất bản, ký ngày
6/1/2011, tại Điều 6, có nhắc tới một định nghĩa về “hành vi cản trở
bất hợp pháp hoạt động báo chí”:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành
vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi đang hoạt động
12
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
nghiệp vụ đúng pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi
cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau:
a) Đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo;
b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài

liệu hoạt động báo chí của nhà báo.
Bên cạnh Điều 6, khoản 1 Điều 8 của Nghị định này có nêu các hành
vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí, theo đó:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, công dân;
b) Không cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 7
Luật Báo chí (Điều 7 Luật Báo chí quy định: “Trong phạm vi quyền
hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp
thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”).
Như vậy, Nghị định đã gián tiếp định nghĩa cản trở tác nghiệp báo
chí bao gồm: hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi
đang hoạt động nghiệp vụ đúng pháp luật; hành vi cản trở nhà báo hoạt
động nghề nghiệp đúng pháp luật; đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo;
hủy hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu
hoạt động báo chí của nhà báo; không cung cấp thông tin cho báo chí
theo quy định của Luật Báo chí.
Song ở đây lại có vướng mắc. Nhà báo, theo định nghĩa từ Luật Báo
chí năm 1989, thì “phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ
thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và
nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công
tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ
nhà báo”.
Có thể thấy định nghĩa này hạn chế nội hàm của khái niệm nhà báo
ở việc định ra một tiêu chuẩn là nhà báo phải là người được cấp thẻ.
13
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Với cách tiếp cận như vậy, ở Việt Nam những người hoạt động báo
chí thường xuyên và xem đó là sự nghiệp chính, mang lại nguồn thu

nhập chủ yếu… có thể được phân chia ra thành hai nhóm: nhà báo
(có thẻ) và không phải nhà báo (không có thẻ). Nhóm “không phải
nhà báo” bao gồm phóng viên, cộng tác viên. Căn cứ Điều 6 Nghị
định 02 đã nói trên, thì nhóm này không phải là đối tượng được xét
đến trong việc xử lý các hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động báo
chí.
Việc không đưa ra một định nghĩa bao hàm cả những người không
có thẻ mà thực chất vẫn hoạt động báo chí thường xuyên như sự
nghiệp chính không làm chúng ta bác bỏ được một thực tế, là trong
những vụ cản trở tác nghiệp báo chí ở Việt Nam nhiều năm qua, có
không ít trường hợp nạn nhân là phóng viên, cộng tác viên của báo
chí. Không có số liệu thống kê chính thức nhưng từ thực tế khảo sát,
có thể nhận định rằng số “không có thẻ” chiếm tỷ lệ rất đáng kể trong
các nạn nhân của hành vi cản trở tác nghiệp báo chí (sẽ phân tích rõ
hơn trong phần sau). Tuy vậy, do không được thừa nhận là nhà báo
nên những nạn nhân này không nhận được sự chú ý cần thiết của
dư luận (thông qua chính kênh báo chí) cũng như sự bảo vệ từ pháp
luật. Điều đó, đến lượt nó, có nguy cơ gây cho những đối tượng cản
trở tâm lý xem thường và “bắt nạt” những người tuy vẫn hành nghề
báo chí nhưng không có thẻ.
14
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng,
2011, định nghĩa “cản trở” là “gây trở ngại, làm cho không
tiến hành được dễ dàng”. Một tài liệu khác – Dự án Từ điển
tiếng Việt, truy cập tại địa chỉ -
leipzig.de/~duc/Dict/ định nghĩa động từ hoặc danh từ “cản
trở” là “gây khó khăn trở ngại, làm cho không tiến hành được
dễ dàng, suôn sẻ, ví dụ cản trở giao thông, công việc bị cản trở,
cản trở sự tiến bộ”.

II. Mt s v cn tr tác nghip đin hình
trong hai năm qua
Do số lượng các vụ cản trở quá nhiều, tính chất phức tạp, diễn ra trên
địa bàn quá rộng lớn (cả nước), nên khi thực hiện báo cáo này, chúng
tôi chọn một giai đoạn cụ thể để khảo sát. eo nhận định của đa số
nhà báo mà chúng tôi tiếp xúc, thì khoảng thời gian từ năm 2008 đến
nay, có thể do có những diễn biến phức tạp về kinh tế - chính trị - xã
hội mà báo chí vẫn bám sát, nên tình hình hoạt động báo chí ở Việt
Nam có xu hướng biến động theo hướng bất an hơn cho nhà báo.
Số vụ cản trở xảy ra ngày một nhiều (so với thời gian trước đó), và ở
nhiều vụ, tính chất cũng nghiêm trọng hơn.
Để nghiên cứu được tập trung hơn, chúng tôi lựa chọn thời gian
khảo sát là trong hai năm trở lại đây. Ở mức độ nào đó, tất cả các vụ
cản trở tác nghiệp báo chí đều nghiêm trọng bởi nó thể hiện sự coi
thường pháp luật, xâm phạm quyền hành nghề vì nhiệm vụ công
của cá nhân khác. Tuy nhiên, cũng để hạn chế bớt quy mô quá dàn
trải nên chúng tôi chỉ lựa chọn những vụ việc nghiêm trọng theo
nghĩa được công luận nhắc đến thông qua phương tiện thông tin
đại chúng. Các nạn nhân của hành vi cản trở cũng được xác định là
người làm báo (có thẻ hoặc không có thẻ) bị cản trở trong lúc đang
tác nghiệp hợp pháp hoặc gần như sau khi vừa tác nghiệp xong, cho
thấy có dấu hiệu liên quan. Vì lý do này, chúng tôi sẽ không xét đến ở
đây những vụ việc tuy cũng rất nghiêm trọng nhưng lại không diễn
ra nhằm vào nhà báo đang tác nghiệp hợp pháp, và không có bằng
chứng cho thấy có liên quan trực tiếp với hoạt động tác nghiệp của
nhà báo; chẳng hạn vụ việc nhà báo Hoàng Hùng (Người Lao Động)
bị phóng hỏa tại nhà riêng trong đêm 19/1/2011, gây xôn xao dư
luận.
HỘP 1:
15

BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Trong hai năm qua, trên toàn quốc, đã có nhiều vụ cản trở tác nghiệp
được phản ánh trên báo chí:
- Phóng viên Minh Sơn (báo Người Lao Động) bị ném đá vào kính
xe ô-tô (tại Đồng Nai, ngày 24/7/2011);
- Hai phóng viên Phạm Hồng Phong (Truyền hình Kỹ thuật số VTC)
và Lê Duy Khánh (truyền hình ATV của báo An Ninh ủ Đô) bị
côn đồ chửi bới, đấm vào mặt, bóp cổ… (Hà Nội, ngày 14/6/2011);
- Nhà báo Võ anh Mai (báo Nông Nghiệp Việt Nam) bị tấn công
bằng dao (Nghệ An, ngày 30/5/2011);
- Phóng viên Trần Công Lũy (báo Công Lý) bị tấn công, còng tay, giật
camera, dẫn giải như tội phạm (An Giang, ngày 29/5/2011);
- Nhà báo Nguyễn Hồng Cơ (báo Pháp luật Việt Nam) bị hành hung,
dọa giết (ủ Đức, ngày 21/5/2011);
- Nhà báo Đặng Ngọc Như (báo Công an Nhân dân) bị một nhóm
đối tượng ném chất thải pha nhớt vào nhà riêng (Gia Lai, 16/5/2011);
- Phóng viên Duy Bùi (báo ể thao 24h) bị bảo vệ sân iên
Trường hành hung, bẻ tay, giật máy ảnh và xóa ảnh (Nam Định, ngày
15/4/2010);
- Hai phóng viên ái Duy và Mỹ Phương (Đài Phát thanh Truyền
hình Bình Dương) bị chủ, nhân viên quán café Karum-Kim hành
hung, giật máy quay phim (Bình Dương, 5/4/2010);
- Nhóm nhân viên sản xuất chương trình truyền hình thuộc Công ty
cổ phần Truyền thông Việt Nam (VBC) bị bảo vệ của Tập đoàn kinh
tế Vinashin hành hung, thu giữ máy quay (Hà Nội, ngày 30/3/2010);
- Hai phóng viên Huỳnh Lộc và Hàn Giang (báo Pháp Luật
TP.HCM) bị côn đồ hành hung, giật và phá máy ảnh (Long An, ngày
21/3/2010);
- Nhà báo Ngô Mai Phong (báo Lao Động) bị một số đối tượng
16

BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
không rõ danh tính đe dọa (khoảng tháng 3/2010).
- Phóng viên Cẩm Châu (báo Nông ôn Ngày Nay) bị một nhóm
người hành hung và bắt giữ làm con tin suốt 7 tiếng đồng hồ (Quảng
Nam, ngày 10/1/2010);
- Nhà báo Võ Minh Châu (báo Tiền Phong) bị em trai Chủ tịch xã
đánh trọng thương (Hà Tĩnh, ngày 6/1/2010);
- Nhà báo Trần ế Dũng (báo Người Lao Động) bị một nhóm buôn
lậu hành hung dã man, sát biên giới Lạng Sơn (ngày 6/1/2010).
Đặc biệt, trong quá trình nhóm nghiên cứu chuẩn bị báo cáo này, chỉ
tính từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10/2011, đã xảy ra một loạt vụ
cản trở nhà báo tác nghiệp, mà không phải vụ nào cũng được phản
ánh trên báo:
- Ngày 2/10, nhà báo Vũ Tiến Dũng (Đài PTTH Lào Cai) nhận được
hai tin nhắn đến máy di động cá nhân của mình, có nội dung đe dọa:
“ằng Dũng kia, đợt này mày chết rồi con ạ Tao chỉ khóc thương
cho mày khi vợ trẻ, con thơ ”. Sáng 5/10, anh Dũng đã gửi đơn tới
Công an tỉnh Lào Cai và Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai đề nghị được
bảo vệ. Trước đó ít ngày, anh có làm loạt phóng sự truyền hình về
việc một doanh nghiệp tư nhân cung cấp cơm hộp không bảo đảm
an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh bán trú trường tiểu học Lê
Văn Tám ở TP Lào Cai.
- Khoảng 21h30 ngày 2/10, tại huyện Đồng Phú – Bình Phước,
phóng viên Đ.T.T. (phân xã Bình Phước, TTXVN) bất ngờ bị hai
thanh niên dùng ống tuýp sắt tấn công. Phóng viên T. kịp chạy thoát.
Không tìm được anh, nhóm tấn công quay lại đập phá xe máy của
bạn anh. Trước đó, vào ngày 1-2/10, phóng viên này có đăng hai bản
tin trên VietNam Plus về việc ông Lê Văn Bắc, Phó trưởng Công an
xã Tân Lập, cùng một công an viên và hai dân quân tự vệ chặn người
đi đường, lập biên bản vi phạm hành chính, sau đó tự ra quyết định

trái pháp luật để tạm giữ xe máy của công dân.
- Ngày 30/9, phóng viên Trương Hồng Sơn (báo Đất Việt, thường trú
tại Quảng Nam) bị một số điện thoại lạ gọi đến dọa giết. Sự việc xảy
ra thường xuyên, đến ngày 4/10., phóng viên Trương Hồng Sơn phải
17
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
gửi đơn kêu cứu đến cơ quan chức năng.
- Phóng viên báo Lao Động đang tác nghiệp tại tại hiện trường một
vụ tai nạn giao thông thì bị ông Hồ Xuân ành – người gây tai nạn,
cán bộ trung tâm văn hóa huyện Quỳnh Lưu – dọa giết và dùng
nhiều lời lẽ thô tục xúc phạm, cương quyết ngăn cản việc tác nghiệp
của phóng viên ngay trước mặt cảnh sát giao thông.
- Chiều 1/9, được sự đồng ý của Giám đốc Khu chứng tích Sơn Mỹ,
hai phóng viên Giang Văn Hải và Đào Hồng Quân (Đài Truyền hình
Kỹ thuật số VTC) đã thực hiện ghi hình ảnh và phỏng vấn nhân
chứng của vụ thảm sát Mỹ Lai. Trong khi họ đang tác nghiệp, ông
Giám đốc Khu chứng tích Sơn Mỹ đột ngột quát mắng, vô cớ lập
biên bản thu giữ máy quay phim của hai phóng viên.
- Nhà báo Hữu Toàn (báo Công An Nhân Dân) bị một đối tượng
đe dọa và xúc phạm danh dự sau khi báo Công An Nhân Dân số ra
ngày 25/8 đăng bài “Một người mẹ liệt sĩ bị con ngược đãi”.
18
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Khoảng 7h40 ngày 30/5/2011, trong khi đang đổ xăng tại cây
xăng ở góc đường Nguyễn ị Minh Khai và Lê Hồng Phong
(TP Vinh, Nghệ An), nhà báo Võ anh Mai - phóng viên
thường trú Báo Nông nghiệp Việt Nam tại Nghệ An - bất ngờ
bị hai đối tượng bịt mặt lao vào tấn công bằng dao. Ngay sau
đó cả hai đối tượng lên xe máy tẩu thoát. Nhà báo anh Mai
được người dân đưa vào Bệnh viện ành An - Sài Gòn cấp

cứu.
Bác sĩ Nguyễn Văn Vinh - khoa Hồi sức Cấp cứu - cho biết:
“Khi được đưa vào bệnh viện, nạn nhân trong tình trạng mất
máu nhiều với vết thương ở vai, tay. Chúng tôi đã tiến hành
khâu 21 mũi”. Được biết, trong thời gian gần đây, nhà báo
anh Mai có đăng một số bài viết phản ánh tình trạng tiêu
cực ở Nghệ An, có thể đây là nguyên nhân khiến anh bị chém
để “dằn mặt”.
(Sài Gòn Giải Phóng, 30/5/2011)
Tổng cộng, có 12 vụ cản trở với tính chất nghiêm trọng được báo chí
phản ánh. Trong đó, 7 vụ nhằm vào các nạn nhân là người tuy hoạt
động báo chí nhưng lại không được cấp thẻ nhà báo, do đó không
được công nhận là nhà báo.
Một vụ việc được nhắc tới với liều lượng cao hơn các vụ khác (số
lượng tin bài nhiều hơn trong thời gian dài hơn), là trường hợp nhà
báo Trần ế Dũng của báo Người Lao Động bị hành hung tại Lạng
Sơn, sát gần một điểm nóng về buôn lậu xuyên biên giới. Nhóm
buôn lậu hành hung tập thể nhà báo Trần ế Dũng, sau đó công
khai đưa nạn nhân đến đồn công an rồi bỏ đi, thể hiện một sự ngang
nhiên coi thường pháp luật, coi thường công dân. Bệnh án của bệnh
viện Việt Đức (Hà Nội) ghi rõ anh Dũng bị “chẩn đoán chấn thương
sọ não kín, tụ máu quanh hốc mắt hai bên, tụ máu xung huyết hai
mắt”… Sau hơn hai tháng, cơ quan Cảnh sát Điều tra huyện Cao Lộc,
Lạng Sơn đã ra quyết định không khởi tố hình sự vụ hành hung nhà
báo này khiến lãnh đạo nhiều cơ quan Trung ương phải bày tỏ thái
độ. Sau đó, do sức ép từ Trung ương, công an tỉnh Lạng Sơn mới khởi
tố vụ án, nhưng mới đây lại đã quyết định đình chỉ điều tra.
Một vụ việc khác cũng gây thương tích cho nạn nhân (tỷ lệ thương
HỘP 2:
19

BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
tật 3%) là trường hợp nhà báo Võ Minh Châu của báo Tiền Phong.
Các vụ khác mang tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm: Phóng
viên Trần Công Lũy bị còng tay, giật camera, áp giải giữa Hội chợ
ương mại Quốc tế ĐBSCL; phóng viên Duy Bùi bị bẻ tay, giật máy
và xóa ảnh, áp giải trước mắt hàng nghìn cổ động viên trên sân iên
Trường… Tương tự vụ việc của nhà báo Trần ế Dũng, đây được
coi là một trường hợp trong đó cơ quan chức năng không có sự xử lý
thỏa đáng để bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân, đảm bảo tính nghiêm
minh của pháp luật.
Nhà báo Ngô Mai Phong (báo Lao Động) sau khi viết loạt bài (đăng
trên Lao Động, tháng 3/2010) phản ánh về hoạt động khai thác than
trái phép diễn ra công khai tại Quảng Ninh trong những ngày Tết
Nguyên đán Canh Dần (12-19/2/2010), đã bị những đối tượng lạ
mặt nhắn tin khủng bố, đe dọa. Nhà báo Ngô Mai Phong báo cáo với
cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh (tháng 6/2011). Tuy nhiên, chỉ
không đầy một tuần sau, vào ngày 18/6/2010, trên Cổng ông tin
Điện tử tỉnh Quảng Ninh và báo Công an Nhân dân, đã xuất hiện tin
“Phóng viên báo Lao Động bị đe dọa sát hại là không có thật”, bác bỏ
hoàn toàn việc ông Phong báo cáo, ngoài ra còn công khai danh tính
nhà báo và các nguồn cung cấp thông tin cho ông Ngô Mai Phong.
Vụ việc hai phóng viên Phạm Hồng Phong (Truyền hình Kỹ thuật số
VTC) và Lê Duy Khánh (truyền hình ATV thuộc báo An Ninh ủ
Đô) bị côn đồ chửi bới, đấm vào mặt, bóp cổ… (ngày 14/6/2011),
thủ phạm được xác định là Trần Xuân anh (SN 1975, trú tại xã
Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Ngày 29/9/2011, Tòa án Nhân
dân huyện Từ Liêm đã mở phiên tòa xét xử Trần Xuân anh và
tuyên phạt anh 6 tháng tù giam, về tội “Chống người thi hành
công vụ”. Đây là một trong số ít trường hợp được xử lý nhanh, trong
đó lý do quan trọng là hai phóng viên này được cơ quan nhà nước

trưng tập đi làm nhiệm vụ, họ được coi là thi hành công vụ. (Xem
thêm chương IV, mục 1.2, “Hoạt động báo chí – công vụ hay không
công vụ?”).
III. Mt s kt qu kho sát đáng chú ý
Như đã trình bày tại phần I. (Quá trình nghiên cứu trước đây – Các
định nghĩa đã có về “cản trở tác nghiệp báo chí”), cho đến nay chưa
20
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
có một định nghĩa chính xác về “thế nào là cản trở tác nghiệp báo
chí”. Do vậy, trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu - truyền thông về
các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí”, chúng tôi đã cố gắng để đạt tới
một định nghĩa đầy đủ về khái niệm này, thông qua một cuộc khảo
sát với quy mô 384 người làm báo trên toàn quốc. Các câu hỏi nhằm
xác định bốn vấn đề sau:
- Nhận diện hành vi cản trở báo chí
- Quan niệm, nhận thức của người làm báo về hành vi cản trở tác
nghiệp báo chí
- Hậu quả của hành vi cản trở tác nghiệp báo chí
- Định nghĩa rút ra về “thế nào là cản trở tác nghiệp báo chí”.
III.1. Các hình thức cản trở
Các hành vi cản trở báo chí rất đa dạng. Trong khuôn khổ dự án,
chúng tôi tập trung liệt kê một số hành vi được các nhà báo, phóng
viên cho là phổ biến nhất và bản thân họ cũng gặp phải nhiều nhất.
Nói cách khác, câu hỏi được chia thành hai phần chính:
l Phần các nhà báo, phóng viên nhận diện hành vi cản trở (theo
bạn, như thế nào thì gọi là hành vi cản trở tác nghiệp báo chí);
l Phần các nhà báo, phóng viên chia sẻ thực tế họ đã trải qua (bạn đã
bị cản trở chưa và bị cản trở như thế nào)
Với câu hỏi “Bạn đã từng bị cản trở trong quá trình tác nghiệp chưa?”,
chúng tôi nhận được câu trả lời “Có” từ 327 trên tổng số 384 phóng

viên, nhà báo được hỏi, nghĩa là một tỷ lệ rất cao (87,90%).

21
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Với câu hỏi “eo bạn, như thế nào thì được gọi là hành vi cản trở
tác nghiệp báo chí”, các phóng viên, nhà báo đã nhận diện khoảng
12 nhóm hành vi cản trở. Đây chắc chắn chưa phải một sự thống kê,
định nghĩa đầy đủ, bởi trên thực tế, hành vi cản trở báo chí “thiên
hình vạn trạng”, có những trường hợp rất tinh vi, không thể nhận
diện. Ngay cả tên gọi của các hành vi này có thể cũng chưa phản ánh
được hết nội hàm, tính chất, mức độ của nó; chẳng hạn “Gây khó dễ”
là một khái niệm rất rộng.
Chúng tôi xin liệt kê 12 nhóm đã được các phóng viên, nhà báo nhận
diện, như dưới đây:

Nhóm 1 – Né tránh cung cấp thông tin
Nhóm này có thể có các biểu hiện như: Khi phóng viên gọi điện liên
hệ, đối tượng (có nghĩa vụ và thẩm quyền cung cấp thông tin) nại
các lý do sau để từ chối: “Không biết”, “Bận”, “Mệt”, “Chuyện nội bộ,
chưa/ không thể công bố được”, hoặc đùn đẩy trách nhiệm trả lời cho
người khác, cơ quan khác.
l 229 trường hợp đề cập tới việc bị cản trở vì đối tượng nại lý do
“Đây là chuyện nội bộ, chưa/ không thể công bố” (cao nhất, chiếm
tỷ lệ 59,64%);
22
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
l 228 trường hợp đề cập việc bị cản trở vì đối tượng kêu “bận”
(59,38%);
l 208 trường hợp đề cập việc bị cản trở vì đối tượng đùn đẩy trách
nhiệm trả lời cho người khác, cơ quan khác (54,17%);

l 188 trường hợp đề cập việc bị cản trở vì đối tượng nại lý do “Không
biết” (48,96%);
l 23 trường hợp đề cập việc bị cản trở vì đối tượng nại các lý do khác
để từ chối (5,99%).
Trong số 384 phóng viên, nhà báo được hỏi có 202 người thực sự đã
từng bị cản trở theo cách né tránh cung cấp thông tin (52,60%).
Nhóm 2 – Gây khó dễ
Hành vi gây khó dễ rất đa dạng, và nhiều trường hợp rất tinh vi, đủ
để người làm báo và cơ quan báo chí không thể dùng điều luật hay
quy định nào về cung cấp thông tin để gây sức ép. Trong 384 người
được khảo sát, có 183 người xác nhận từng bị cản trở theo cách này
(47,66%).
Đối tượng (có nghĩa vụ và thẩm quyền cung cấp thông tin) thường
sử dụng các chiêu như:
- Liên tục sai hẹn: Đối tượng không từ chối hẳn, mà vẫn nhận lời tiếp
phóng viên, nhưng liên tục sai hẹn, cốt để phóng viên nản và bỏ cuộc
(mà không thể xử lý thông tin bằng cách nói rằng đối tượng “đã từ
chối tiếp xúc”). 198/384 phóng viên, nhà báo được hỏi xác định đây
là một hình thức cản trở (51,56%).
23
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Đi tìm hiểu khiếu nại của một bạn đọc ở xã T., huyện B., tỉnh
Bình Dương, buổi sáng tôi đến UBND xã T. thì được nhân viên
ủy ban tiếp và vào trình bày sự việc với chủ tịch xã. Một lúc
sau, nhân viên này quay ra nói: “Chút nữa chủ tịch bận phải
đi đám tang nên chủ tịch hẹn anh vào đầu giờ chiều”. Đầu giờ
chiều, quay lại thì “chủ tịch xã đã đi họp ở trên huyện nên hẹn
phóng viên bữa khác quay lại”. Tôi gọi điện thoại trực tiếp cho
chủ tịch xã thì ông này nói đang bận họp và nói chờ khoảng
nửa tiếng phó chủ tịch xã sẽ ra tiếp.


Ngồi chờ mỏi mòn gần hai tiếng đồng hồ giữa không khí oi
bức, tôi nhắc thì một nhân viên nam lấy máy điện thoại ra gọi
cho phó chủ tịch xã, rồi nói vị phó chủ tịch này “bận đi công
chuyện đột xuất nên hẹn phóng viên bữa khác quay lại”.

Mấy bữa sau, tôi liên hệ lại thì chủ tịch xã T. yêu cầu phải có
giấy giới thiệu của huyện mới tiếp. Lòng vòng thêm một thời
gian thì phóng viên mới nhận được lời giải thích cho chuyện
khiếu nại của bạn đọc! Có vậy thôi mà sao khó khăn dữ vậy?
Minh Hiếu (báo Pháp Luật TP.HCM, ngày 21/6/2011)
- Kéo dài thời gian bằng nhiều lý do: Gần giống dạng cản trở “liên tục
sai hẹn”, nhưng ở đây, nhân vật không hẹn cụ thể thời gian gặp, nại
các lý do khác nhau để trì hoãn việc gặp, khiến thông tin mất dần
tính thời sự. 223/384 phóng viên, nhà báo được hỏi cho rằng đây là
một hình thức cản trở (chiếm tỷ lệ cao nhất, 60,68%).
- Đòi hỏi thủ tục: Mặc dù nhân vật có nghĩa vụ và thẩm quyền cung
cấp thông tin cho báo chí, nhưng vẫn đòi hỏi thêm giấy tờ thì mới
tiếp phóng viên, ví dụ thẻ nhà báo, giấy giới thiệu của cơ quan báo
chí, giấy mời riêng của cơ quan chức năng… Đây rõ ràng là hành vi
cản trở, nhưng chưa bao giờ bị nhận diện và rất khó xử lý. 213/384
phóng viên, nhà báo nhận diện màn “đòi hỏi thủ tục” này là hành vi
cản trở (55,47%);
HỘP 3:
PHÓNG VIÊN PHI ĐI LÒNG VÒNG
24
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Ở cấp quận, một số nơi chấp hành “quy chế phát ngôn” quá
triệt để. Việc lớn nhỏ gì cũng “phải gặp, phải xin phép người
phát ngôn”. ậm chí có lần khi tôi hỏi về chuyên môn trong

ngành chứ không phải trường hợp cụ thể nào, một vị trưởng
phòng ở quận X cũng né vì: “Lên báo là phải xin ý kiến của
chủ tịch quận”.

Ấy là chưa kể lãnh đạo cao nhất cơ quan thường xuyên đi họp,
muốn gặp họ đôi khi phải đăng ký trước cả tuần. Việc gì cũng
có hai mặt. Khi nhà báo bị hạn chế thông tin, bị né trả lời
từ nguồn chính thống thì buộc lòng họ phải lấy từ các nguồn
khác. Nếu nội dung bài viết chưa được chính xác, đa chiều thì
không chỉ nhà báo bị ảnh hưởng mà chính những cơ quan, cá
nhân có trách nhiệm cũng bị ảnh hưởng. Khi ấy phải thấy đó
là phần lỗi rất lớn của những người vin “quy chế phát ngôn”
để né báo chí.

Hà Nguyễn (báo Pháp Luật TP.HCM, ngày 21/6/2011)
- Cắt liên lạc: Đây là kiểu hành vi cản trở trong đó đối tượng chủ
động tắt máy điện thoại, cắt mọi kênh liên lạc qua điện thoại, email,
fax… “biến mất một cách bí ẩn”. Có trường hợp, đối tượng đồng ý
tiếp xúc, nhưng khi phóng viên đến địa điểm hẹn thì không gặp,
gọi điện thì đối tượng không bật máy. 150/384 phóng viên, nhà báo
được hỏi đề cập tới hình thức cản trở này (39,06%);
- Vòi tiền, đòi “trả ơn”, “trả công”: Trường hợp này, đối tượng thường
đặt điều kiện để cung cấp thông tin, đòi phóng viên trả ơn, trả công
bằng quà cáp biếu xén. 85/384 phóng viên, nhà báo được hỏi cho
rằng đây là một hình thức cản trở (22,14%);
20 trường hợp gặp các hình thức gây khó dễ khác.
Nhóm 3 – Mua chuộc
Chúng tôi xếp hành vi mua chuộc phóng viên, nhà báo (hiện đang
được coi là người thi hành công vụ trong một số trường hợp) vào
HỘP 4:

NÉ BNG… QUY CH PHÁT NGÔN
25
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
loại hành vi cản trở tác nghiệp báo chí. Việc đối tượng tiến hành mua
chuộc nhằm tác động để phóng viên, nhà báo hoặc là không theo
đuổi vụ việc nữa, hoặc là xử lý nội dung tin, bài theo chủ ý của đối
tượng. Mua chuộc có nhiều hình thức trong thực tế, nhưng căn cứ
vào định nghĩa do các phóng viên, nhà báo được khảo sát đưa ra, có
thể thấy hai hình thức mua chuộc chủ yếu là bằng lợi ích (tiền) và
bằng tác động vào một mối quan hệ nào đó có ảnh hưởng tới nhà
báo.
l 259/384 phóng viên, nhà báo được khảo sát cho rằng có chuyện
đối tượng gạ gẫm, mua chuộc bằng quan hệ (67,45%);
l 177/384 người cho rằng có chuyện đối tượng gạ gẫm, mua chuộc
bằng lợi ích (46,09%).
94 người cho biết đã ít nhất một lần bị gạ gẫm, mua chuộc (24,48%).
Dưới đây là một trường hợp điển hình của việc cản trở tác nghiệp
bằng cách mua chuộc phóng viên (trích thư của nhà báo Cao Hùng
(cơ quan thường trú của báo Lao Động tại TP.HCM) gửi Tổng Biên
tập báo Lao Động, ngày 28/3/2011):
(…) Kể từ tháng 10/2010 đến nay, xung quanh các bê bối xảy ra tại
Trường Cao đẳng Điện Lực TP.HCM, tôi đã viết khoảng 10 tin, bài
(…).
Bài báo đầu tiên, lãnh đạo cơ quan thường trú (CQTT) ký duyệt và Ban
Biên tập cho đăng. Song, đến bài thứ hai, khi tôi đã nộp lên bàn lãnh
đạo, thì thật bất ngờ, lãnh đạo CQTT thông báo cho tôi biết rằng: Một
ông phụ trách Đảng ủy phía Nam của Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ
dẫn ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp (Hiệu trưởng trường) tới gặp lãnh đạo
CQTT. Tôi khuyên lãnh đạo không nên gặp các đối tượng trên, khi
phóng viên đang viết bài phanh phui sai phạm. Tuy nhiên, phía lãnh

đạo CQTT vẫn tiếp xúc. Và sau đó, bài báo thứ 2 của tôi buộc phải bị
gác lại.
(…) Sau bài báo thứ hai, tuân thủ chỉ đạo của lãnh đạo CQTT, tôi đã
xuống làm việc với ông Nghiệp và 3 cán bộ lãnh đạo khác của Trường
Cao đẳng Điện Lực, ngay tại phòng làm việc của ông Nghiệp.
Trong buổi làm việc này, ông Nghiệp cũng như Ban giám hiệu nhà

×