Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thay đổi việc đánh giá điểm quá trình và điểm thi kết thúc học phần của sinh viên đối với học phần Kỹ năng tìm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.58 KB, 10 trang )

Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện

THAY ĐỔI VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐIỂM QUÁ TRÌNH VÀ ĐIỂM THI
KẾT THÚC HỌC PHẦN CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HỌC PHẦN
KỸ NĂNG TÌM VIỆC
ThS. Nguyễn Văn Phong1
TÓM TẮT
Một nhà nghiên cứu đào tạo nước ngoài đã viết “Nếu muốn người học thay đổi cách
học thì trước hết hãy thay đổi cách đánh giá”, một tác giả Việt Nam khác thì cho rằng “Đổi
mới cách đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới hoạt động tổ chức dạy học, đổi mới quản lý, …”. Các tác giả không nêu tên
cũng như chúng ta đều thừa nhận tầm quan trọng của việc đánh giá các hoạt động giáo dục
và đào tạo nói chung và đánh giá kết quả học tập của sinh viên nói riêng ở tầm vi mơ hoặc
tầm vĩ mơ.
Tiếp cận ở tầm vi mô, bài viết này chỉ xem xét một khía cạnh đánh giá kết quả học tập
của sinh viên trên góc độ của một học phần; cụ thể hơn là cách thức đánh giá điểm quá trình
và đánh giá điểm thi kết thúc học phần kỹ năng Tìm việc. Với hy vọng làm rõ về thực trạng
cũng như một số ý kiến về thay đổi, đổi mới cách thức đánh giá điểm quá trình và điểm thi
kết thúc học phần của học phần kỹ năng Tìm việc sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
kỹ năng mềm tại Trường Đại học Tài chính-Marketing trong thời gian tới.
TỪ KHĨA
Đánh giá, điểm q trình, điểm thi kết thúc học phần, kỹ năng Tìm việc.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, học phần kỹ năng Tìm việc là một trong 8 học phần kỹ năng mềm mà sinh
viên chọn học theo quy định chuẩn đầu ra về kỹ năng mềm tại Trường Đại học Tài chínhMarketing. Qua thời gian khoảng 6 năm đào tạo học phần này, việc đánh giá kết quả học tập
của sinh viên theo hai bộ phận là đánh giá điểm quá trình và đánh giá điểm thi kết thúc học
phần của học phần này luôn được quan tâm và đổi mới nhưng cũng chưa thật nhiều. Bây giờ,
cũng đã đến lúc chúng ta cần phải có sự nhìn nhận sâu sắc, đầy đủ và toàn diện hơn về vấn
đề này để kịp thời phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm, tìm ra những cái chưa làm
tốt để từ đó có cách làm mới phù hợp hơn, đúng đắn hơn, giúp ngày càng nâng cao chất lượng
đào tạo kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng Tìm việc nói riêng.


Các câu hỏi sẽ được tác giả làm rõ trong bài viết này là: Hiểu thế nào ? Đã làm gì ?
Cần thay đổi, đổi mới và làm gì để việc đánh giá điểm quá trình và điểm thi kết thúc học phần
học phần kỹ năng Tìm việc của sinh viên được chính xác hơn?.

1

Viện Nghiên cứu kinh tế ứng dụng, Trường Đại học Tài chính-Marketing

Ngày 23 tháng 10 năm 2021

103


Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
Đánh giá điểm quá trình, điểm thi kết thúc học phần thực chất là đánh giá kết quả học
tập của sinh viên. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên bao gồm tất cả cách thức người dạy
thu thập và sử dụng thơng tin trong lớp của mình, bao gồm thơng tin định tính, định lượng
thu thập được trong quá trình giảng dạy trên lớp học nhằm đưa ra những phán xét, nhận định,
quyết định, giúp người dạy hiểu được mức độ kết quả và chất lượng dạy và học, để từ đó điều
chỉnh, phân loại, xếp hạng, báo cáo kết quả học tập. Theo Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ
Bích Hiền (2014), thường có các hình thức đánh giá kết quả học tập như sau:
- Đánh giá tổng kết (Summative Assessment)
- Đánh giá quá trình (Formative Assessment) là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến
trình thực hiện hoạt động giảng dạy mơn học, khóa học; cung cấp thơng tin phản hồi cho
người học về mức độ nắm vững thông tin của họ và những lĩnh vực cần cải thiện; đồng thời
giúp người dạy thiết kế phương pháp giảng dạy phù hợp hơn nhằm mục tiêu cải thiện hoạt
động giảng dạy.

- Đánh giá chính thức (Formal Assessment)
- Đánh giá khơng chính thức (Informal Assessment)
- Đánh giá truyền thống (Traditional Assessment)
- Đánh giá xác thực (Authentic Assessment) là hoạt động đánh giá địi hỏi người học
vận dụng cái đã có và được học để thực hiện một nhiệm vụ của thực tiễn, hoặc thực hiện một
dự án nào đó, hoặc tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một công việc nhằm mục đích kiểm
tra các năng lực cần có trong cuộc sống hàng ngày và được thực hiện trong bối cảnh thực tế.
Đánh giá xác thực không chỉ quan tâm đến sản phẩm học tập mà quan tâm đến cả q trình
làm ra sản phẩm đó. Việc đánh giá xác thực chú trọng đến năng lực thực hành, năng lực hành
động giải quyết những vẫn đề đặt ra trong thực tiễn có thể khắc phục được những nhược điểm
của đánh giá truyền thống (được cho là đã đặt người học vào một vai trò thụ động hơn là vai
trò chủ động), huy động mọi khả năng của bản thân để giải quyết các vấn đề từ bối cảnh thực.
Đánh giá xác thực kết hợp với việc đánh giá thái độ chính là đánh giá năng lực người học.
Theo Nghiêm Xuân Nùng, Lâm Quang Thiệp (Biên dịch, 1995), để đánh giá kết quả
học tập của sinh viên đối với một học phần được hiệu quả cần thực hiện theo quy trình gồm
các bước sau:
Bước 1. Xác định các mục tiêu cần đánh giá của học phần: Mục đích của bước này là
xác định chính xác các mục tiêu cần đạt của sinh viên sau khi học xong học phần nhằm đạt
được chuẩn đầu ra của học phần.
Bước 2. Xác định mục đích của đánh giá: Cần phải làm rõ mục đích của việc kiểm tra,
đánh giá q trình là thái độ, kiến thức, thực hành và mục đích của việc kiểm tra, đánh giá
thi kết thúc học phần về các mặt chủ yếu như kiến thức, thực hành.
Bước 3. Xác định hình thức đánh giá: Hình thức đề kiểm tra, đánh giá kết quả học của
học phần được xác định trong những hình thức sau: Bài tập lớn, thực hiện một dự án, vấn đáp
cá nhân hay nhóm, trắc nghiệm, tự luận, khác.
Ngày 23 tháng 10 năm 2021

104



Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện

Bước 4. Thiết lập ma trận đề đánh giá
Bảng 1. Ma trận chuẩn đầu ra học phần
Chuẩn đầu ra học phần
Nội dung
Mức độ đạt được Nội dung chuẩn đầu ra Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương…
Mức 1 (Hiểu, biết) Chuẩn đầu ra 1
X
Mức 2 (Vận dụng)

Chuẩn đầu ra 2

X

X

Mức 3 (Thành thạo) Chuẩn đầu ra 3

X

X

X

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Cấp độ nhận thức trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các học phần kỹ năng mềm
gồm có 3 mức (theo thang phân loại Bloom) như sau:
Mức I (Hiểu): Là khả năng phân tích, giải thích được ý nghĩa, nội dung, mối quan hệ
bên trong của các kiến thức (giải thích hoặc tóm tắt), diễn đạt được kiến thức đã học theo ý

hiểu của mình; hoặc khả năng người học có thể chuyển dịch các kiến thức đó theo thuật ngữ
hay hình thức thể hiện khác (chẳng hạn từ ngơn từ sang số liệu), suy luận dựa trên thông tin
đã có.
Mức II (Vận dụng): Là khả năng người học biết sử dụng thông tin, áp dụng các quy
tắc, phương pháp, khái niệm, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết tình huống
tương tự hoặc gần giống với tình huống đã học, đã gặp trên lớp; hoặc giải quyết vấn đề mới,
tình huống mới.
Mức III (Thành thạo): Là khả năng người học có thể phân chia thơng tin, kiến thức ra
thành những phần nhỏ để hiểu và chỉ ra mối liên hệ của chúng với tổng thể; sắp xếp các bộ
phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới, mơ hình hoặc cấu trúc mới; đưa ra nhận
định, nhận xét, đánh giá, phán quyết của bản thân đối với thông tin dựa trên các chuẩn mực,
tiêu chí.
Bước 5. Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề đánh giá
Bước 6. Xây dựng tiêu chí đánh giá cho các đề đánh giá: Tiêu chí đánh giá được xây
dựng trên cơ sở ma trận chuẩn đầu ra của học phần và ma trận đề đánh giá, vận dụng kỹ thuật
rubric để trình bày theo dạng biểu bảng. Với tính chất đặc thù của từng học phần, tiêu chí
đánh giá các đề đánh giá (rubric) kết quả học tập gồm các thành phần chính sau: Tên tiêu
chí, mơ tả tiêu chí (mơ tả bài tập, cơng việc, nhiệm vụ), thang điểm (thang đo hoặc các mức
độ thành tích), điểm theo thang đo hay mức độ thành tích.
Sau khi biên soạn xong câu hỏi và tiêu chí đánh giá (bước 5 và 6), Bộ môn tổ chức
trao đổi, thảo luận và thống nhất để tổng hợp thành bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập học phần và xin ý kiến chuyên gia về bộ công cụ.
Bước 7. Xin ý kiến chuyên gia về bộ công cụ đánh giá: Để kiểm tra, rà soát hoặc thẩm
định các câu hỏi trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên, phương pháp chuyên gia đã
được sử dụng bằng cách đề nghị một số chuyên gia cho ý kiến nhận xét về những câu hỏi
đánh giá cụ thể theo một số tiêu chí đề ra. Những người được hỏi là các chun gia mơn học,
có kinh nghiệm về đánh giá, đo lường trong giáo dục; có khả năng bình phẩm, phê phán các
câu hỏi đánh giá. Hình thức xin ý kiến chuyên gia có thể dùng phiếu khảo sát. Những câu hỏi
Ngày 23 tháng 10 năm 2021


105


Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện

chuyên gia đánh giá là “Ít phù hợp”, phải xem xét điều chỉnh hoặc viết lại; đánh giá là “Không
phù hợp”, phải loại bỏ.
Bước 8. Thử nghiệm bộ công cụ đánh giá: Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các chuyên
gia về câu hỏi để đánh giá, giảng viên điều chỉnh lại câu hỏi (hoặc thư viện câu hỏi) và tiến
hành thử nghiệm bộ công cụ (tổ chức cho sinh viên làm bài đánh giá). Việc thử nghiệm bộ
công cụ đánh giá được tiến hành trên mẫu đã chọn. Mục đích chính của thử nghiệm là thu
thập dữ liệu để phân tích các câu hỏi đánh giá, chỉ ra những câu hỏi đánh giá cần phải chỉnh
sửa.
Bước 9. Xem xét kết quả thử nghiệm và điều chỉnh, hồn thiện bộ cơng cụ: Sau khi
chấm điểm, giảng viên có thể sử dụng phương pháp định lượng hoặc định tính để phân tích
thống kê kết quả làm bài của sinh viên và đánh giá tình hình. Các phương pháp phân tích số
liệu và bình phẩm, đánh giá đều rất quan trọng giúp nâng cao chất lượng câu hỏi giao cho
sinh viên nhằm đo lường được thành tích học tập tương đối và mức độ đạt chuẩn đầu ra của
sinh viên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp: Đọc, phân tích, tổng hợp nhằm hệ thống hóa,
khái quát hóa những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện được một hệ
thống cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu;
- Phương pháp trực tiếp: Trực tiếp tham gia dự giờ giảng viên; tham gia giảng dạy,
công tác đề thi và chấm thi kết thúc học phần kỹ năng Tìm việc để thu thập thơng tin dữ liệu;
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giảng viên tham gia giảng dạy, sinh viên và một
vài đối tượng khác để thu thập thông tin dữ liệu và làm rõ các vấn đề nghiên cứu;
- Phương pháp thống kê: So sánh; sử dụng thống kê mô tả, với các tham số như số
tuyệt đối, số tương đối, … . Phần mềm sử dụng: Excel.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng về đánh giá điểm quá trình, điểm thi kết thúc học phần của sinh
viên đối với học phần kỹ Tìm việc
Học phần kỹ năng Tìm việc được đưa vào chương trình học kỹ năng mềm theo chuẩn
đầu ra cho sinh viên bậc đại học chính quy các khóa tuyển sinh từ năm 2015 trở về sau dưới
dạng môn tự chọn thuộc nhóm 2, nhóm gồm 4 kỹ năng: Kỹ năng Giao tiếp; Kỹ năng Giải
quyết vấn đề; Kỹ năng Tìm việc; Kỹ năng Khám phá bản thân và Lập kế hoạch nghề nghiệp.
Số tiết của học phần kỹ năng Tìm việc cho chương trình đại trà 15 tiết (1 tín chỉ) và
số tiết cho chương trình chất lượng cao 30 tiết (2 tín chỉ).
Hiện nay, việc đánh giá kết quả học tập học của sinh viên đối với phần kỹ năng Tìm
việc được xác định như sau:
- 50% đánh giá q trình, trong đó tính chun cần (sự chăm chỉ, siêng năng một cách
đều đặn) chiếm 10%, đánh giá tính chuyên cần của sinh viên, có giảng viên dựa vào số buổi
tham gia lớp học của sinh viên, có số ít giảng viên có xem xét thêm tinh thần, thái độ của
sinh viên trong các tiết học và các giờ thảo luận. Đây là sự cần thiết, bởi sinh viên tham gia
Ngày 23 tháng 10 năm 2021

106


Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện

lớp học để nghe giảng viên hướng dẫn những nội dung cơ bản của mơn học; từ đó, sinh tự
nghiên cứu, mở rộng kiến thức, liên hệ thực tiễn, thực hành, ... Do đó, việc đánh giá chuyên
cần sẽ tạo điều kiện cho sinh viên nắm được những nội dung cơ bản của môn học và định
hướng tự nghiên cứu, vận dụng, thực hành cho mình. Cịn đánh giá về chun mơn chiếm
90%, có giảng viên thực hiện cá nhân và cũng có giảng viên thực hiện cho nhóm.
- 50% đánh giá thi kết thúc học phần, hình thức thi vấn đáp cá nhân trong phòng thi
được sử dụng để đánh giá kết quả thi kết thúc học phần của sinh viên, với yêu cầu sinh viên
phải chuẩn bị một Hồ sơ dự tuyển và mang theo khi thi cùng với trang phục phù hợp; cán bộ
chấm thi gồm 2 người, cán bộ chấm thi 1 và cán bộ chấm thi 2 sử dụng bảng câu hỏi gợi ý

theo các tiêu chí đánh giá thể hiện trong bảng 2 để làm cơ sở chấm điểm.
Bảng 2. Tiêu chí đánh giá thi kết học phần kỹ năng Tìm việc
STT
Tiêu chí đánh giá
1
Hồ sơ ứng tuyển:
2
Trang phục
Sự hiểu biết về công việc chuyên môn:
3
- Thái độ đối với cơng việc
- Tính cách với cơng việc
4
Sự hiểu biết về đơn vị tuyển dụng
5
Khả năng biểu đạt ngôn ngữ, phi ngôn ngữ
6
Thái độ: tự tin, khiêm tốn, chân thành, cầu tiến,…

Điểm tối đa
3 điểm
1 điểm
2 điểm
2 điểm
1 điểm
1 điểm
Nguồn: Viện NCKTUD

Một thực tế là số sinh viên cho một lớp học phần kỹ năng Tìm việc khá nhiều, khoảng
50 sinh viên, thời gian cho 1 lớp ngắn; thi vấn đáp cá nhân cho 1 học kỳ với số lượng vài

trăm sinh viên và thời gian thi cũng rất ngắn; số lượng cán bộ chấm thi ít nên cũng ảnh hưởng
phần nào đến việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng như việc tìm ra và áp dụng
cách thức đánh giá mới kết quả học tập của sinh viên đối với học phần này. Kết quả đạt loại
khá, giỏi (từ 7 điểm trở lên) đối với học phần này chiếm tỷ trọng khá cao (74%), chi tiết xem
Bảng 3
Bảng 3. Tình hình sinh viên học kỹ năng Tìm việc

STT Năm

1
2016
2
2017
3
2018
4
2019
5
2020
6
2021
Tổng cộng

Số sinh viên học đạt yêu cầu học phần kỹ năng Tìm việc
Khá
Trung bình
Giỏi
Ghi chú
Tỷ
Tỷ

Tỷ
Tổng số
Số
Số
Số
trọng
trọng
trọng
lượng
lượng
lượng
(%)
(%)
(%)
388
46
354
42
99
12
841
197
324
318
839
23
39
38
298
444

280
1.022
29
43
27
192
256
173
621
31
41
28
235
679
438
1.352
17
50
32
362
891
403
1.656 HKĐ&G
22
54
24
1.672
26 2.948
47 1.711
27

6.331
Nguồn: Viện NCKTUD

Ngày 23 tháng 10 năm 2021

107


Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện

3.2. Nhận xét, đánh giá của Tác giả
Việc phân chia các bộ phận điểm như vậy được coi là hợp lý, nhưng trong từng điểm
bộ phận lại chưa thật sự hiệu quả trong đánh giá. Bởi, có tình trạng giảng viên là người đưa
ra điểm đánh giá nhưng hầu như chưa có sự tham gia của sinh viên vào quá trình đánh giá;
đánh giá thiên về sự có mặt của sinh viên và coi nhẹ mục tiêu đánh giá thái độ học tập của
sinh viên; có trường hợp sinh viên đi học đầy đủ nhưng khơng tham gia làm bài tập nhóm,
thảo luận vẫn có được điểm chuyên cần cao nhất hay rất cao, sinh viên có thái độ và năng lực
học tốt nhưng vì lý do khách quan và chủ quan khơng đi học đầy đủ thì điểm chuyên cần rất
thấp hoặc không đạt, đây là những điều chưa hợp lý. Mặt khác, có tình trạng điểm đánh giá
q trình mà đặc biệt là điểm đánh giá nhận thức, thái độ của sinh viên thường khơng có hoặc
có nhưng thang điểm lại khơng rõ ràng, chi tiết; có giảng viên chưa quan tâm hoặc chưa thực
hiện theo đúng các bước của Quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên như đã đề cập
trong Mục 2.1; chủ yếu dựa vào chủ quan của giảng viên nên khó có sự cơng bằng, khách
quan giữa các sinh viên; ngay cả việc hiểu con số 10% điểm chuyên cần trong điểm đánh giá
quá trình của sinh viên có giảng viên cũng hiểu chưa đúng nên dẫn đến có trường hợp sinh
viên phản hồi về điểm.
Việc đánh giá thi kết thúc học phần, hình thức thi vấn đáp trong phịng thi với các tiêu
chí chấm thi trong Bảng 2 chỉ quan tâm đến vấn đề Hồ sơ tìm việc và phỏng vấn (Chương 2
và một phần chương 3). Trong khi nội dung của học phần này cũng còn những phần quan
trọng khác như lập kế hoạch tìm việc, Hợp đồng lao động, Luật lao động, Bảo hiểm xã hội,

Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân, …
Thực tế trong thời gian vừa qua, thi kết thúc học phần kỹ năng Tìm việc, hình thức thi
vấn đáp cá nhân với số lượng sinh viên dự thi lớn, thời gian thi ngắn, số lượng giảng viên
giảng dạy môn học kỹ năng Tìm việc khơng nhiều, có tình trạng giảng viên khơng giảng dạy
học phần này nhưng cũng tham gia chấm thi nên phần nào cũng đã ảnh hưởng phần nào đến
chất lượng của việc đánh giá kết quả thi, kết quả học tập của sinh viên.
Hiện nay, vẫn có tình trạng giảng viên chưa hiểu đầy đủ các công việc phải làm của
việc đánh giá điểm quá trình của sinh viên; giảng dạy thiên về tính hàn lâm, đề cập khá nhiều
đến lý thuyết cũng như các công cụ; việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng chưa
thực sự được chú trọng, có trường hợp chỉ làm cho xong nhiệm vụ, mục đích đánh giá kết
quả học tập thường chỉ quan tâm đến mức độ ghi nhớ các thuật ngữ, khái niệm, sự kiện,
nguyên lý, quy trình, ... hoặc cao hơn là đánh giá mức độ hiểu của sinh viên về các tư liệu đã
được học, có khả năng mơ tả tóm tắt, diễn giảng, phân tích các thông tin nhận được, ...; chưa
quan tâm và thực hiện nhiều về yêu cầu sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào một
tình huống thực tế trong cuộc sống, trong công việc cũng như chưa đánh giá hết được năng
lực vận dụng và sáng tạo của sinh viên. Giảng viên là người đưa ra điểm đánh giá quá trình,
thi kết thúc học phần và thường sinh viên chưa biết rõ thơng tin cũng như tham gia vào q
trình đánh giá này.
3.3. Một số ý kiến của Tác giả
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng của đánh giá điểm quá trình, điểm thi kết
thúc học phần kỹ năng Tìm việc, theo tác giả cân lưu ý và thực hiện một số công việc sau:

Ngày 23 tháng 10 năm 2021

108


Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện

- Giảng viên cần hiểu rõ, quan tâm và làm tốt hơn công việc đánh giá điểm quá trình

học phần kỹ năng Tìm việc. Nên sử dụng kết hợp giữa hình thức đánh giá quá trình, đánh giá
xác thực với đánh giá thái độ.
Hình thức đánh giá xác thực kết hợp với việc đánh giá thái độ chính là hình thức đánh
giá năng lực hay được đề cập hiện nay, việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên không lấy
việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá
kết quả học tập theo năng lực chú trọng đến khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những
tình huống ứng dụng khác nhau, đây cũng là hình thức đánh giá giúp xác định mức độ thực
hiện mục tiêu dạy học và có vai trị quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của sinh
viên. Cụ thể có thể hiểu, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ;
đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để
chứng minh sinh viên có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho sinh viên được
giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn, khi đó sinh viên vừa phải vận dụng
những kiến thức, kỹ năng đã được học ở Trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản
thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường. Như vậy, thơng qua việc hồn
thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả nhận
thức, thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học.
- Thực hiện đúng và linh hoạt từ bước 1 đến bước 9 của Quy trình thực hiện đánh giá
kết quả học học phần kỹ năng Tìm việc của sinh viên như đã đề cập trong Mục 2.1.
Cụ thể, việc sử dụng quy trình này trong việc đánh giá điểm quá trình, từ bước 1 đến
bước 6 cho học phần kỹ năng Tìm việc với nội dung gồm 3 chương, trong điều kiện số lượng
sinh viên đông và số tiết trên lớp không nhiều như sau:
Bước 1. Mục tiêu học phần đối với sinh viên: Thành thạo và hiệu quả trong tìm việc
làm dài hạn ở một công ty hay đơn vị tầm trung trở lên ngay khi tốt nghiệp.
Bước 2. Mục đích của kiểm tra đánh giá: Phân loại chính xác sinh viên khi tham gia
học học phần kỹ năng Tìm việc với đầy đủ nội dung 3 chương có sự liên thơng nhau.
Bước 3. Hình thức đánh giá: Kết hợp đánh giá quá trình, đánh giá xác thực với đánh
giá thái độ. Thực hiện cơng việc nhóm theo u cầu của giảng viên, một nhóm khoảng 6-10
sinh viên.
Bước 4. Thiết lập ma trận đề đánh giá
Bảng 4. Ma trận đề đánh giá điểm quá trình học phần kỹ năng Tìm việc

Chuẩn đầu ra học phần
Mức độ đạt được
Mức 1 (Hiểu, biết)
Mức 2 (Vận dụng)
Mức 3 (Thành thạo)

Nội dung

Nội dung chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra 1
Chuẩn đầu ra 2
Chuẩn đầu ra 3

Chương 1 Chương 2 Chương 3
X
X
X

X
X
X

X
X
X

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bước 5. Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề đánh giá: Thí dụ 1 đề đánh giá, cơng việc
giao cho các nhóm: Kể một câu chuyện về một người tìm việc thành cơng trong một cơng ty
hay đơn vị bất kỳ có minh chứng kèm theo (Việc làm dài hạn, công ty tầm trung trở lên, trình

Ngày 23 tháng 10 năm 2021

109


Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện

bày cả bài học kinh nghiệm rút ra được từ việc chọn người để kể, đưa ra yêu cầu trong buổi
học đầu tiên và trình bày vào buổi học cuối của lớp).
Bước 6. Xây dựng tiêu chí đánh giá cho đề đánh giá điểm quá trình của học phần kỹ
năng Tìm việc: Các tiêu chí đánh giá phải đạt được tất cả các yêu cầu của 5 bước trên, xem
Bảng 5.
Bảng 5. Các tiêu chí đánh giá điểm q trình học phần kỹ năng Tìm việc
Các tiêu chí đánh giá điểm q trình cho đề
Hoạt động và kết quả hoạt động của
nhóm (chung, riêng)
Tinh
Trưởng
Nội
thần,
Họ
Nội
Nội
Số Mã
Nhóm nhóm, Chuyên dung
Hợp
thái
độ,

dung dung

TT SV
số
phó
cần
về kế
đồng sáng tạo
tên
về Hồ
về
nhóm
hoạch
lao
trong
sơ Tìm Phỏng
tìm
động cơng
việc
vấn
việc
việc
nhóm
20%
80%

Tổng
điểm Điểm Điểm
q
thi học
trình kết phần
(đã thúc

làm học
tròn phần
số)

50%

50%

Tối đa: Tối đa: Tối đa: Tối đa: Tối đa: Tối đa:
2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm
1

2

4

5

6

7

8

9

10

11


12

13

14

15

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Để chấm điểm cột số 7 trong Bảng 5, chúng ta có thể dựa vào thông tin bảng điểm
danh theo mẫu sau:
Bảng 6. Điểm danh sinh viên học phần kỹ năng Tìm việc
STT


sinh
viên

Họ
tên

1

2

3

Điểm danh

Tên

Trưởng,
Số
lớp
Nhóm
học
phó
điện
học
số
phần
nhóm Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày thoại
phần
4

5

6

7

8

9

10

11

12


13

Ghi
chú
14

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Để chấm điểm cột số 12 trong Bảng 5 có sự tham gia của sinh viên trong việc đánh
giá điểm q trình, chúng ta có thể dựa vào thơng tin báo cáo hoạt động nhóm của sinh viên
theo mẫu sau:

Ngày 23 tháng 10 năm 2021

110


Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện

Bảng 7. Báo cáo hoạt động nhóm học phần kỹ năng Tìm việc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI CHÍNH-MARKETING
NHĨM SỐ XX

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
HOẠT ĐỘNG NHĨM
1. Học Kỳ:
2. Tên học phần: Kỹ năng Tìm việc

3. Bậc: Đại học
4. Mã lớp học phần:
5. Thời gian học: Sáng thứ X, từ ngày XX/XX/202X đến ngày XX/XX/202X
6. Họ tên giảng viên:
7. Nhóm số:
8. Họ tên các sinh viên nhóm:
Số
TT


sinh viên

Họ tên
(Ghi theo thứ tự ABC của tên)

1
2

Điện thoại
liên hệ

Ghi chú
(Ghi Trưởng nhóm, phó
nhóm, đã rút học phần,
khơng tham gia nhóm)

Nguyễn Thị A
Nguyễn Thị B

Trưởng nhóm

Rút học phần

9. Cơng việc nhóm (Nhóm phải trình bày trong buổi học cuối): Kể một câu chuyện có minh
chứng về một người bất kỳ tìm việc thành cơng trong một cơng ty hay đơn vị (từ lúc bắt đầu tìm
cho đến lúc kết thúc việc tìm).
a) Số buổi họp của nhóm liên quan tới cơng việc nhóm ở Mục 9:
b) Sản phẩm cơng việc nhóm ở Mục 9: File Powerpoint và các sản phẩm khác (Nếu có) trình
bày của nhóm trong buổi học cuối (Hay gần cuối) của lớp.
c) Điểm đánh giá mức độ tham gia và thực hiện công việc từng sinh viên trong thực hiện cơng
việc của nhóm ở Mục 9 (Thang điểm 10, lấy sau dấu phẩy 1 con số; không cho bằng điểm nhau):
Số
TT

Họ tên


sinh viên

(Ghi theo thứ tự từ điểm đánh giá cao
nhất đến điểm đánh giá thấp nhất)

Điểm đánh giá mức độ tham
gia và thực hiện công việc

1

Nguyễn Thị C

10


2

Nguyễn Thị B

9,9

Ghi chú

10. Báo cáo này đã được thống nhất thông qua tất cả các sinh viên nhóm.
11. Ghi chú:
TP.HCM, ngày XX tháng XX năm 202X
TRƯỞNG NHÓM
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHÓ NHÓM HAY NGƯỜI ĐẠI ĐIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)
1

Ngày 23 tháng 10 năm 2021

111

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện

Các cột 8, 9, 10, 11 và 12 trong Bảng 5 cần phải chi tiết hóa các mức độ để thuận tiện
cho chấm điểm của giảng viên. Các bước còn lại của quy trình 9 bước nêu trên cũng cần phải
được thực hiện đầy đủ (ý kiến chuyên gia, thử nghiệm, điều chỉnh và hồn thiện bộ cơng cụ

đánh giá) để có bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của sinh viên đảm bảo tính khoa học,
hợp lý, chính xác và phù hợp.
- Đánh giá điểm thi kết thúc học phần kỹ năng Tìm việc, tuy ràng buộc bởi số lượng
sinh viên thi nhiều, thời gian thi ngắn; nhưng cũng có thể giúp việc đánh giá được đầy đủ và
toàn diện hơn nội dung của học phần kỹ năng Tìm việc bằng việc bổ sung thêm yêu cầu là
sinh viên phải chuẩn bị một bản kế hoạch tìm việc trước và mang theo khi đi thi, các tiêu chí
chấm thi và điểm số cũng cần thay đổi để tạo liên thông đầy đủ nội dung 3 chương cũng như
góp phần đạt được mục tiêu, mục đích của mơn học này.
4. KẾT LUẬN
Trong thời gian tới, việc thực hiện thay đổi, đổi mới đánh giá điểm quá trình và đánh
giá điểm thi kết thúc học phần kỹ năng Tìm việc là việc làm cần thiết để phù hợp với nền
giáo dục đào tạo hiện đại, đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn lao động có chất lượng ngày càng cao cho xã hội. Để cho
việc thay đổi, đổi mới thành cơng; địi hỏi tất cả các giảng viên giảng dạy học phần kỹ năng
Tìm việc và những đối tượng khác có liên quan cần phải có nhận thức đúng đắn về cách thức
đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với học phần này; những cái đã làm được, chưa
làm được của cách đánh giá hiện nay để từ đó có cách làm khoa học, bài bản, rõ ràng và đúng
quy trình các bước như đã đề cập ở trên; điều quan trọng nữa là các giảng viên cần thống nhất
với nhau trong việc xây dựng và sử dụng bộ hệ thống công cụ đánh giá điểm quá trình và
đánh giá điểm thi kết thúc học phần của học phần kỹ năng Tìm việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiêm Xuân Nùng, Lâm Quang Thiệp (Biên dịch, 1995). Trắc nghiệm và đo lường cơ
bản trong giáo dục. Bộ GD-ĐT - Vụ Đại học.
2. Nguyễn Thành Nhân (2014). Đánh giá kết quả học tập môn học của sinh viên theo hướng
phát triển năng lực. Tạp chí Quản lý Giáo dục, số 65 tháng 10/2014.
3. Nguyễn Cơng Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2014). Tài liệu kiểm tra, đánh giá trong
giáo dục. Cục nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Hồ Phương Nhật (2018). Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của sinh viên trong dạy học học phần “Tuyển dụng nhân lực” tại Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội Phân hiệu Quảng Nam. Tạp chí Giáo dục, số 426, tr 58-62.

5. Đồng Thị Kim Xuyến (2019). Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
các trường đại học ở Việt Nam hướng đến mơ hình giáo dục 4.0. Tạp chí Giáo dục, số Đặc
biệt tháng 10/2019, tr 108-112.
6. />
Ngày 23 tháng 10 năm 2021

112



×