Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.34 KB, 12 trang )

TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI KHU
CƠNG NGHIỆP GIANG ĐIỀN, HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI
Châu Võ Trung Thông, Phạm Ngọc Sơn, Nguyễn Hữu Ngữ
Trƣờng Đại học Nơng Lâm, Đại học Huế
Liên hệ email:
TĨM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại Khu công nghiệp (KCN) Giang
Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu
thực trạng sử dụng đất ở khu công nghiệp Giang Điền từ năm 2010 đến 2018. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: Tỷ lệ lấp đầy ở KCN tính đến năm 2018 là 63,08%; chỉ tiêu vốn đầu tƣ trên diện tích quy hoạch là
2,574 triệu USD/ha, chỉ tiêu vốn đầu tƣ trên dự án là 13,182 triệu USD/dự án. Hiệu quả sử dụng đất của
KCN tăng từ 19,92 tỷ đồng/ha năm 2010 lên 55,77 tỷ đồng/ha năm 2018. KCN đã thu hút đƣợc 41 doanh
nghiệp đầu tƣ, giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, trong đó 40,09% lao động đã qua đào tạo nghề từ
sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học. Tổng giá trị nộp ngân sách của các dự án trong KCN giai đoạn
2010 - 2018 là 78.324 tỷ đồng, trong đó giá trị nộp ngân sách năm 2018 là 12.786 tỷ đồng.
Từ khóa: Hiệu quả sử dụng đất, khu công nghiệp, quản lý đất đ , sử dụng đất.

1. MỞ ĐẦU
Q trình đơ thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc sử dụng đất bảo đảm tiết kiệm, hợp
lý trên cơ sở hiệu quả, bền vững và cân đối quỹ đất cho sự phát triển các ngành công nghiệp, xây
dựng cơ sở hạ tầng là rất cấp thiết. Việc phát triển hình thành nên các khu cơng nghiệp (KCN),
khu chế xuất, các cụm công nghiệp trên cả nƣớc nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài
nƣớc đến đầu tƣ là nguồn lực quan trọng trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nƣớc. Kể từ khi Chính phủ có chủ trƣơng xây dựng và phát triển các khu cơng nghiệp đến nay,
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả Nguyễn Minh Dũng (2010) đã nghiên
cứu đánh giá thực trạng phát triển của các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1994 - 2005.
Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá những ƣu điểm, những tồn tại hạn chế trong quá trình phát
triển các khu cơng nghiệp của tỉnh Đồng Nai và đã đề xuất các giải pháp để phát triển hiệu quả
các KCN nhƣ: giải pháp về đầu tƣ cơ sở hạ tầng KCN, giải pháp về nguồn nhân lực, về chính


sách, về vốn đầu tƣ (Nguyễn Minh Dũng, 2010). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bình
(2011) đã tập trung luận giải những vấn đề cốt lõi của phát triển bền vững khu công nghiệp và đề
xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững các khu cơng nghiệp Đồng Nai
(Nguyễn Thị Bình, 2011). Tác giả Lê Hoàng Hải (2013) đã thực hiện nghiên cứu nâng cao hiệu
quả quản lý dự án hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, định hƣớng đến
2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy: để phát triển cơng nghiệp bền vững phải có cơ sở hạ tầng tốt
tạo mơi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, thơng thống là yếu tố quan trọng đầu tiên để thu hút đầu tƣ (Lê
Hoàng Hải, 2013). Tác giả Huỳnh Văn Chƣơng và cs. (2018) đã đánh giá hiệu quả sử dụng đất
của các khu công nghiệp ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết quả cho thấy mật độ sử dụng
363

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

đất của KCN là đồng đều và hiệu quả sử dụng đất khá cao; đồng thời đã đề xuất 3 nhóm giải
pháp: giải pháp về cơ chế và cải cách thủ tục hành chính, giải pháp về chính sách đất đai và giải
pháp về việc thu hút vốn đầu tƣ (Huỳnh Văn Chƣơng và cs., 2018). Nhƣ vậy, có thể thấy việc
đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất của các khu công nghiệp là vấn đề cần đƣợc quan tâm
thực hiện. Do đó nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất tại Khu
công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội ung nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện để đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất bao gồm cả đánh
giá hiệu quả sử dụng đất ở khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
* Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập thông tin, số liệu, tài liệu tại các sở, ban, ngành

của tỉnh Đồng Nai (Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Kế hoạch và đầu tƣ, Sở Công thƣơng, Sở
Xây dựng, Ban Quản lý các KCN). Các thông tin thu thập bao gồm: số liệu điều tra về tình hình
phát triển cơng nghiệp của tỉnh; báo cáo thuyết minh quy hoạch đƣợc duyệt, tổng giá trị sản xuất
của KCN, tỷ lệ đóng góp cho ngân sách địa phƣơng, thực hiện nghĩa vụ tài chính (trả tiền thuê
đất); nguồn gốc sử dụng đất; tình hình thu hồi đất, bồi thƣờng GPMB; công tác giao đất, cho
thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; biến động diện tích đất đai tại KCN; các văn
bản liên quan đến chính sách quản lý sử dụng đất KCN của Trung ƣơng và của Tỉnh. Phạm vi
thời gian là giai đoạn 2010 đến 2018.
* Thu thập số liệu, tài liệu sơ ấp
Phƣơng pháp này sử dụng mẫu phiếu điều tra có sẵn để nhằm đánh giá đƣợc thực trạng
quản lý và sử dụng đất của KCN Giang Điền. Số lƣợng mẫu điều tra là 100 phiếu, chia làm 02
nhóm. Nhóm 1 gồm 30 ngƣời, là các đối tƣợng quản lý: 10 cán bộ chuyên môn của các Sở,
ngành, UBND huyện Trảng Bom, các phịng ban có liên quan của huyện; 10 cán bộ Ban Quản lý
các KCN và 10 cán bộ KCN Giang Điền (doanh nghiệp đầu tƣ hạ tầng). Nhóm 2 gồm 70 ngƣời,
là các đối tƣợng sử dụng đất: 50 ngƣời đại diện doanh nghiệp đầu tƣ và ngẫu nhiên 20 công nhân
lao động, làm việc trong KCN Giang Điền. Nội dung điều tra bao gồm: Thu hút đầu tƣ, mặt bằng
bố trí sử dụng đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, thực trạng
công tác bảo vệ môi trƣờng, số lƣợng doanh nghiệp đầu tƣ, ngành nghề sản xuất kinh doanh, tình
hình lao động, việc làm, thu nhập của ngƣời lao động.
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
* Tỷ lệ lấp đầy
Tỷ lệ lấp đầy sử dụng đất trong KCN là tỷ lệ phần trăm diện tích đất đã cho th trên tổng
số diện tích đất cơng nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch của KCN tại một thời gian nhất định
(Huỳnh Văn Chƣơng và cs., 2018).
364

|


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


∑ Diện tích đất đã cho thuê * 100
Tỷ lệ lấp đầy =

∑ Diện tích đất cơng nghiệp dành cho th của khu công
nghiệp

* H ệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đƣợc sử dụng để tính xem trên một đơn vị diện tích đất tạo ra đƣợc bao
nhiêu doanh thu và đƣợc tính theo cơng thức sau (Huỳnh Văn Chƣơng và cs., 2018)
Hiệu quả kinh tế =

∑ Doanh thu
∑ Diện tích

Trong đó:
Tổng doanh thu chính là tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng);
Diện tích là tổng diện tích của các dự án đang hoạt động (ha).
* G á trị nộp ngân sá
ủ á dự án trong k u ông ng ệp:Giá trị nộp ngân sách của
các dự án trong khu công nghiệp chủ yếu là các khoản thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế khai thác tài nguyên.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập đƣợc và kết quả điều tra, nghiên cứu tiến hành phân
tích, tổng hợp những thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu, thống kê so sánh và xử lý số
liệu. Việc tổng hợp, xử lý số liệu đƣợc thực hiện trên phần mềm Excel.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO UẬN
3.1. Mô tả vùng nghiên cứu
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm khu vực phía
Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dƣơng và Đồng Nai, có nhiều

điều kiện thuận lợi để phát triển khu cơng nghiệp. Huyện có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm
gần các đơ thị lớn, có vị thế đặc biệt quan trọng trong việc giao lƣu với các địa phƣơng lân cận
trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Trảng Bom có các tuyến đƣờng giao thông đƣờng bộ
thuận lợi (Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn với chiều dài 21,8 km, hai tuyến tỉnh lộ là Tỉnh lộ 767 và
Tỉnh lộ 762 với tổng chiều dài 15,9 km) góp phần thúc đẩy phát triển thơng thƣơng, giao lƣu
kinh tế giữa các huyện của tỉnh Đồng Nai và với các tỉnh khác; đƣờng sắt Bắc - Nam, tƣơng lai
là tuyến vành đai IV Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam kết nối vào cao tốc thành phố Hồ Chí
Minh - Long Thành - Dầu Giây, tuyến Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Biên Hòa, đƣờng vành
đai thành phố Biên Hòa và tuyến đƣờng sắt Biên Hịa - Vũng Tàu nên có điều kiện thuận lợi để
gắn kết, giao lƣu nhằm phát triển kinh tế - xã hội và trở thành đô thị vệ tinh trong vùng.

365

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Hình 1. Sơ đồ hành chính
huyện Trảng Bom

Hình 2. Sơ đồ các khu cơng nghiệp
tỉnh Đồng Nai

Hiện nay, huyện Trảng Bom có 4 khu cơng nghiệp với tổng diện tích là 1.999,8 ha, gồm
khu cơng nghiệp Sông Mây 474 ha; khu công nghiệp Hố Nai 496,94 ha; khu công nghiệp Bàu
Xéo 499,86 ha; khu công nghiệp Giang Điền 529,2 ha (Phịng Tài ngun Mơi trƣờng huyện
Trảng Bom, 2018). Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đƣợc thành
lập theo Văn bản số 3553/UBND-CNN ngày 16 tháng 05 năm 2007 của UBND tỉnh Đồng Nai
về việc chấp thuận chủ trƣơng và thỏa thuận địa điểm cho Công ty Phát triển Khu công nghiệp

Biên Hịa (nay là Cơng ty CP Sonadezi Giang Điền) lập thủ tục quy hoạch, đầu tƣ Khu công
nghiệp và Khu dân cƣ - dịch vụ Giang Điền tại xã Giang Điền và xã An Viễn huyện Trảng Bom
và xã Tam Phƣớc huyện Long Thành (nay là xã Tam Phƣớc thành phố Biên Hịa). Khu cơng
nghiệp Giang Điền tập trung chủ yếu vào các lại hình cơng nghiệp nhẹ, cơng nghiệp chế biến ít
độc hại, ít sử dụng nƣớc đƣợc đầu tƣ xây dựng đủ các thành phần cơng năng có thể vận hành độc
lập, ƣu tiên các ngành công nghiệp có cơng nghệ hiện đại, các loại sản phẩm sản xuất ra đáp ứng
nhu cầu sử dụng trong nƣớc và xuất khẩu, mức độ ô nhiễm xác định cấp III, IV (Ban Quản lý
khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai, 2016).
3.2. Tình hình quản l và sử ụng đất đai tại Khu cơng nghiệp Giang Điền
Tính đến thời điểm năm 2018, đã có 41 doanh nghiệp thuê đất với tổng diện tích 209,9 ha,
tổng vốn đầu tƣ đạt 540,485 triệu USD, giải quyết việc làm cho 25.000 ngƣời lao động trong và
ngoài tỉnh. Tỷ lệ lấp đầy đất quy hoạch xây dựng công nghiệp, dịch vụ, kho bãi đạt 63,07%. Dự
kiến tỷ lệ lấp đầy 100% vào năm 2024. Trong KCN Giang Điền chƣa có trƣờng hợp nào bị thu
hồi giấy phép đầu tƣ. Các doanh nghiệp trong KCN Giang Điền đƣợc thực hiện nghĩa vụ tài
chính 01 lần trong năm theo hợp đồng hai bên đã ký kết.

366

|


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bảng 1. Kết quả thực hiện quy hoạch sử ụng đất đƣợc duyệt
tại Khu cơng nghiệp Giang Điền
STT Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)


1

Đất xây dựng nhà máy xí nghiệp cơng nghiệp

319,58

60,39

2

Đất xây dựng kho bãi

28,52

5,39

3

Đất xây dựng cơng trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

12,43

2,35

4

Đất xây dựng Trung tâm điều hành - dịch vụ

15,54


2,93

5

Đất cây xanh

86,47

16,34

6

Đất giao thông

66,66

12,60

529,20

100%

Tổng cộng

Nguồn: Công ty Cổ phần Son de G ng Đ ền
Bảng 2.Tình hình quản l đất đai tại KCN Giang Điền
STT Chỉ tiêu
1


2

3

KCN Giang Điền

Quy mơ diện tích KCN:

529,2 ha

- Diện tích đã giải phóng mặt bằng

528 ha

- Diện tích đã thực hiện bố trí cơng trình

209,9 ha

- Diện tích chƣa thực hiện bố trí cơng trình

122,9 ha

Quy mơ ảnh hƣởng đã thực hiện:
- Số hộ bị thu hồi đất do GPMB (hộ)

384 hộ

- Số tiền bồi thƣờng chi trả (tỷ đồng)

776,2 tỷ đồng


- Số tiền đầu tƣ xây dựng hạ tầng (tỷ đồng)

1.166 tỷ đồng

- Suất đầu tƣ hạ tầng trung bình (tỷ đồng/ha)

30,89 tỷ đồng/ha

Đất xây dựng xí nghiệp cơng nghiệp (ha):
- Diện tích theo quy hoạch so với tồn khu

332,8 ha

- Diện tích đã cho thuê so với quy hoạch

209,9 (đạt 63,07%)

- Diện tích đã cấp GCN QSDĐ/đã cho thuê

209,9 (đạt 100,0%)

Nguồn: Ban quản lý KCN tỉn Đồng Nai và Công ty Cổ phần Son de G ng Đ ền
Từ bảng 1 và bảng 2 cho thấy: Khu công nghiệp Giang Điền có tổng diện tích phê duyệt là
529,2 ha, đến nay đã bồi thƣờng và thu hồi đất đƣợc 528 ha, đạt tỷ lệ 99,77%. Diện tích 1,2 ha
cịn lại đã có quyết định phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng của UBND tỉnh Đồng Nai. Theo quy
hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Giang Điền đƣợc UBND tỉnh Đồng Nai
duyệt thì diện tích đất cơng nghiệp có thể cho nhà đầu tƣ thuê lại đƣợc với diện tích là 332,8 ha,
đạt 62,88% so với diện tích tồn khu cơng nghiệp (khơng bao gồm 196,4 ha đất đầu mối hạ tầng
kỹ thuật, Kho tàng bến bãi, Đất khu dịch vụ, nghiên cứu và đào tạo...). Đến nay, diện tích đã thực

hiện bố trí cơng trình là 209,9 ha, đạt tỷ lệ 63,07% và đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
367

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

cho 209,9 ha (đạt tỷ lệ 100%). Kết quả điều tra ý kiến của ngƣời sử dụng đất trong KCN
(nhóm 2) ở bảng 3 cho thấy có 71,43% ý kiến hài lịng về vấn đề xin giấy phép đầu tƣ, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và việc xây dựng cơ sở hạ tầng; 14,29% ý kiến chƣa hài lịng và
7,14% khơng hài lịng về một số hạng mục cơ sở hạ tầng chƣa hoàn thiện và chƣa xây dựng đƣợc
khu nhà ở, các cơng trình cơng cộng phục vụ đời sống ngƣời lao động làm việc trong khu cơng
nghiệp. Trong khi đó, đối với nhóm đối tƣợng quản lý (nhóm 1) thì 83,33% ý kiến hài lòng về hệ
thống xử lý nƣớc thải, rác thải của các Doanh nghiệp trong KCN và tiến độ nộp tiền thuê đất đầy
đủ và đúng hạn. Có 27,67% ý kiến chƣa hài lịng về cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng để xây
dựng khu nhà ở cho ngƣời lao động.
Bảng 3.Ý kiến đánh giá của ngƣời quản lý và sử dụng đất về tình hình sử dụng đất
tại khu công nghiệp Giang Điền
TT

Đối tƣợng
điều tra

Kết quả điều tra

Số phiếu
điều tra

Hài lịng


Chưa hài lịng

Khơng hài lịng

1

Nhóm 1

30

25/30

05/30

0

2

Nhóm 2

70

55/70

10/70

05/70

Tổng


100

80

15

5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu đ ều tra, 2018
3.3. Đánh giá hiệu quả sử ụng đất hu công nghiệp Giang Điền
3.3.1. Hiệu quả về kinh t
a. Tỷ lệ lấp đầy và t u út đầu tư
Bảng 4. Tỷ lệ lấp đầy của KCN Giang Điền giai đoạn 2010-2018 (tính đến 31/12/2018)
Năm

Đất tự nhiên
(ha)

Đất công nghiệp cho
thuê (ha)

Đất công nghiệp đã
cho thuê (ha)

Tỷ lệ lấp đầy
(%)

2010


529,2

332,8

15,07

4,53

2011

529,2

332,8

17,2

5,17

2012

529,2

332,8

18,9

5,68

2013


529,2

332,8

19,8

5,95

2014

529,2

332,8

20,3

6,10

2015

529,2

332,8

24,2

7,27

2016


529,2

332,8

24,85

7,46

2017

529,2

332,8

27,4

8,23

2018

529,2

332,8

42,18

12,67

209,9


63,07

Tổng cộng

Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉn Đồng Nai
368

|


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Số liệu ở bảng trên cho thấy tỷ lệ lấp đầy của KCN Giang Điền từ năm 2010 đến 2018 tăng
dần theo từng năm hoạt động (đạt từ 4,53% đến 63,07% so với diện tích đất cơng nghiệp cho
th). So về quy mơ và thời gian thành lập thì tỷ lệ này là khá cao so với các KCN trên địa bàn
toàn tỉnh Đồng Nai.
Tính đến năm 2018, KCN Giang Điền có số lƣợng doanh nghiệp đầu tƣ là 41 doanh
nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp nƣớc ngồi chiếm 73,17%, doanh nghiệp trong nƣớc chiếm
26,82% trên tổng số doanh nghiệp trong KCN tính đến thời điểm năm 2018, chỉ tiêu vốn đầu tƣ
trên diện tích đất cơng nghiệp đã cho th đạt là 2,574 triệu USD/ha, chỉ tiêu vốn đầu tƣ trên dự
án là 13,182 triệu USD/dự án.
Bảng 5. Các dự án và nguồn vốn đầu tƣ vào KCN Giang Điền đến năm 2 18
STT

Đơn vị

Hạng mục

KCN Giang Điền


Số dự án đầu tƣ đƣợc cấp Giấy chứng nhận dự án
đầu tƣ vào khu cơng nghiệp

41

Số dự án đầu tƣ có vốn trong nƣớc
Số dự án đầu tƣ có vốn nƣớc ngồi

dự án
dự án

11
30

2

Tổng vốn đầu tƣ

triệu USD

540,485

3

Diện tích đất cơng nghiệp đã cho thuê

Ha

209,9


4

Vốn đầu tƣ bình quân cho một đơn vị diện tích

triệu USD/ha

2,574

5

Vốn đầu tƣ bình qn (triệu USD/dự án)

triệu USD/dự án

13,182

1

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉn Đồng Nai
b. H ệu quả sử dụng đất
Bảng 6. Hiệu quả sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2018
Hiệu quả sử
dụng đất
(tỷ đồng/ha)

Lợi nhuận
sau thuế
(tỷ đồng)

ợi nhuận tính

trên đơn vị iện
tích (tỷ đồng/ha)

332,8

996,21

22.016

19,92

378.400

332,8

1.137,02

24.462

22,74

2012

415.800

332,8

1.249,40

27.180


24,99

2013

435.600

332,8

1.308,89

30.200

26,18

2014

446.600

332,8

1.341,95

33.556

26,84

2015

532.400


332,8

1.599,76

37.284

32,0

2016

546.700

332,8

1.642,73

40.029

32,85

2017

602.800

332,8

1.811,30

41.426


36,23

2018

927.960

332,8

2.788,34

51.144

55,77

Doanh thu

Diện tích

(tỷ đồng)

(ha)

2010

331.540

2011

Năm


Nguồn: Cơng ty CP Son de G ng Đ ền
369

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Giá trị sản xuất kinh doanh (doanh thu) của KCN Giang Điền tăng lên hàng năm. Hiệu
quả sử dụng đất của khu công nghiệp tăng từ 996,21 tỷ đồng/năm/ha năm 2010 lên 2.788,34 tỷ
đồng/năm/ha của năm 2018. Lợi nhuận sau thuế tính trên đơn vị diện tích tăng từ 19,92 tỷ
đồng/năm/ha lên đến 55,77 tỷ đồng/năm/ha. Trong khi đó giá trị sản xuất nơng nghiệp trên toàn
huyện, đến năm 2018 đạt đƣợc 82,9 triệu đồng/ha đối với đất trồng cây hàng năm và đất trồng
cây lâu năm đạt 108,9 triệu đồng/ha. Nhƣ vậy hiệu quả sử dụng đất của KCN Giang Điền gấp
hàng trăm lần so với giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích năm 2018 của huyện
Trảng Bom. Hoạt động của KCN Giang Điền thực sự đã góp phần tích cực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phƣơng và của tỉnh. Diện tích đất quy hoạch phát triển Khu công nghiệp
Giang Điền trƣớc đây là đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng
năm đƣợc sản xuất trên vùng đất bạc màu phụ thuộc nhiều vào thời tiết, năng suất thấp, thu
nhập của ngƣời lao động không ổn định và chỉ đáp ứng đƣợc việc làm cho một lƣợng nhỏ ngƣời
lao động.
c. G á trị nộp ngân sá



á dự án trong k u ông ng ệp

Bảng 7. Giá trị nộp ngân sách giai đoạn 2010 - 2018
Giá trị nộp ngân sách (tỷ đ ng)


KCN

2010

Giang Điền

2011

2012

2013

2014

2015 2016

2017

2018

Tổng
cộng

5.504 6.115 6.795 7.550 8.389 9.321 10.357 11.507 12.786 78.324

Nguồn: Công ty CP Son de G ng Đ ền
Giá trị nộp ngân sách của các dự án trong khu công nghiệp chủ yếu là các khoản thu từ
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế khai thác tài nguyên.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018, khu cơng nghiệp Giang Điền đã góp 78.324

tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh Đồng Nai. Điều này cho thấy rằng, việc hình thành khu cơng
nghiệp Giang Điền đã mang lại hiệu quả sử dụng đất tốt hơn so với sử dụng đất trồng cây hàng
năm và lâu năm.
3.3.2. Hiệu quả về xã hội
Đánh giá hiệu quả về xã hội đƣợc dựa trên số liệu về giải quyết việc làm, đào tạo nghề và
mức thu nhập bình qn.
Bảng 8. Thơng tin về lao động và thu nhập của ngƣời lao động
trong KCN Giang Điền năm 2 18
Chỉ tiêu

Đơn vị

KCN Giang Điền

1. Tổng số lao động (ngƣời)
Trong đó:
- Số lao động nữ

Ngƣời

25.000

- Số lao động phổ thông
- Lao động đã qua đào tạo
- Kỹ sƣ/nhân viên văn phòng
370

|

12.142

11.188
12.248
1.564


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chỉ tiêu

Đơn vị

2. Mức lƣơng bình qn

Triệu
đồng/ngƣời/tháng

Trong đó:

KCN Giang Điền
10,6

- Mức lƣơng lao động phổ thơng

4

- Mức lƣơng nhân viên văn phịng

8

- Mức lƣơng cán bộ quản lý


20

Nguồn: Ban quản lý á

CN tỉn Đồng N

Tính đến thời điểm hiện tại, KCN Giang Điền có 41 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, sử
dụng lao động khoảng hơn là 25.000 ngƣời.Trong đó, lao động có trình độ cao đẳng trở lên
chiếm 2,9%; lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp, cơng nhân kỹ thuật chiếm 37,19% và lao
động phổ thông chiếm 59,91%.
3.3.3. Hiệu quả về môi trường
KCN Giang Điền đã đƣợc phê duyệt đánh giá tác động môi trƣờng tại Quyết định số
1054/QĐ-BTNMT ngày 21/5/2008 và số 572/QĐ-BTNMT ngày 24/3/2010 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng.
* Công tá t u gom và ử lý

ất t ả rắn,

ất t ả nguy ạ

Khu công nghiệp đã trang bị các thùng chứa rác 200 lít có nắp đậy đặt theo dọc các tuyến
đƣờng nội bộ để gom rác thải sinh hoạt. Xây dựng kho lƣu giữ tạm thời chất thải công nghiệp
thông thƣờng và chất thải nguy hại có diện tích 100m2, thực hiện quản lý chất thải rắn và chất
thải nguy hại theo quy định và sau đó hợp đồng với Cơng ty Cổ phần Dịch vụ Môi trƣờng
Sonadezi vận chuyển đi xử lý tại khu xử lý chất thải công nghiệp tại xã Quang Trung, huyện
Thống Nhất của tỉnh Đồng Nai. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại đạt 85%.
* Công tác thu gom và xử lý nước thải
Nƣớc thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp đƣợc thu gom về bể gom
nƣớc thải. Trƣớc khi vào bể gom, tồn bộ rác có kích thƣớc lớn hơn 10 mm sẽ đƣợc tách ra khỏi
hệ thống nhờ 02 song chắn rác lắp đặt tại ngăn thu nƣớc của bể. Trong bể gom đƣợc lắp đặt 03

bơm nƣớc thải, mỗi bơm có cơng suất 120m3/giờ. Ngồi ra, trong bể còn đƣợc lắp đặt 01 thiết bị
đo mức để xác định mức nƣớc trong bể làm cơ sở để điều khiển mức độ hoạt động của các bơm.
Cụm bể xử lý sinh học đƣợc thiết kế gồm có 02 module hoạt động theo mẻ liên tục. Thời gian
hoạt động của mỗi chu kỳ là 06 giờ. Tính đến năm 2018, chƣa phát hiện có doanh nghiệp nào xả
nƣớc thải trực tiếp ra môi trƣờng nhƣng không bị xử lý.
Nƣớc sau xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn môi trƣờng TCVN 5945-2005 với các hệ số kq = 0,9
và kf = 0,9 trƣớc khi thải vào hệ thống chảy vào sông Buông.
Phần bùn lắng dƣ đƣợc bơm bùn thải lắp đặt trong bể C-Tech bơm sang bể phân hủy và
làm đặc bùn, q trình phân hủy hiếu khí sẽ làm giảm khối lƣợng và thể tích sau đó đƣợc bơm
trục vít bơm lên làm khơ bằng máy tách bùn ly tâm trƣớc khi thải bỏ. Nƣớc trong tại bể phân hủy
và làm đặc bùn sẽ tự chảy theo đƣờng ống dẫn về bể gom để xử lý lại.
371

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

* Cơng trình bảo vệ mơ trường khác
Khu cơng nghiệp đã tự động hóa bằng cách lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục để
giám sát chất lƣợng nƣớc thải sau khi xử lý với các thông số lƣu lƣợng, nhiệt độ, pH, DO, TSS,
COD, Amoni, Nitrat, truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đồng Nai. Trồng cây
xanh, thảm cỏ dọc các tuyến đƣờng nội bộ KCN với tổng diện tích 12,77%. Tổ chức hệ thống
phịng cháy chữa cháy nghiêm ngặt đƣợc công an tỉnh cấp giấy thẩm duyệt về phòng cháy chữa
cháy số31/TD-PCCC ngày 27/11/2008 và số 24/TD-PCCC ngày 14/12/2010 và xây dựng biện
pháp phịng ngừa ứng phó sự cố hóa chất đƣợc Sở Cơng thƣơng tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng
nhận biện pháp phịng ngừa ứng phó sự cố hóa chất số 76/GXN-SCT ngày 27/12/2016.
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử ụng đất tại Khu công nghiệp
Giang Điền
* G ả p áp quy oạ , quản lý và t ự


ện quy oạ

Rà soát điều chỉnh kịp thời quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và các quy hoạch
chuyên ngành nhƣ quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch đô thị, thị trấn, thị tứ, quy hoạch các
trƣờng và hệ thống trung tâm dạy nghề, quy hoạch khu xử lý rác thải tập trung,... cho phù hợp
với tình hình thu hút đầu tƣ và phát triển khu công nghiệp.
Quy hoạch khu nhà ở cho công nhân phải đáp ứng quy hoạch chung của đô thị và là một bộ
phận cấu thành của hệ thống nhà ở đô thị. Các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân thƣờng đƣợc
xây dựng gắn liền với các dự án nhà ở thƣơng mại hoặc các dự án khu đô thị mới để đảm bảo tính
đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội, đồng thời phải đƣợc tổ chức tƣ vấn kiểm định chất lƣợng độc
lập, đánh giá sự phù hợp về chất lƣợng cơng trình xây dựng trƣớc khi đƣa vào sử dụng.
Phát triển đồng bộ của các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội và môi trƣờng nhằm bảo
đảm cho sự phát triển bền vững không những nội tại KCN mà cả những địa phƣơng có KCN, để
thực hiện đƣợc mục tiêu trên sự phát triển các KCN phải đƣợc kết hợp chặt chẽ với các yếu tố
cần phát triển khác nhƣ hệ thống bảo vệ và chống ô nhiễm môi trƣờng; Hệ thống cơ sở hạ tầng
kỹ thuật và xã hội: đƣờng giao thông, điện, nƣớc, nhà ở, mạng lƣới thông tin viễn thông, y tế,
giáo dục, phát triển KCN đi đôi với quy hoạch đồng bộ mạng lƣới thị tứ, khu vực thành thị với
các điều kiện sinh hoạt hiện đại.
* G ả p áp t u út và đẩy mạn

ú t ến đầu tư vào k u ơng ng ệp

Hồn thiện mơi trƣờng pháp lý và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thơng qua việc
nhanh chóng xây dựng Luật về Khu cơng nghiệp, đồng thời ổn định các chính sách và cơ chế để
tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ vào KCN có những tính tốn chiến lƣợc dài hạn và bền vững.
Tập trung giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang xây dựng hoặc
đang sản xuất kinh doanh, thành lập một cơ quan chuyên môn làm công tác vận động, xúc tiến
đầu tƣ vào KCN và các khu vực khác.
Tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết, danh mục các dự án ƣu tiên đầu tƣ và các

chính sách khuyến khích đầu tƣ vào KCN; cung cấp miễn phí các thơng tin cần thiết cho các nhà
đầu tƣ đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ. Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tƣ với sự hợp tác của các cơ
372

|


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

quan xúc tiến đầu tƣ của nƣớc ngoài. Đồng thời với việc tham gia hiệp hội các KCN và khu chế
xuất khu vực và thế giới cũng sẽ góp thêm cơ hội quảng bá cho các KCN của địa phƣơng nói
riêng và tồn tỉnh Đồng Nai nói chung.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dự án đầu tƣ xây dựng vào KCN. Tạo
mơi trƣờng thơng thống và thuận lợi, sự hỗ trợ, quan tâm đối với các nhà đầu tƣ ngay ở giai
đoạn đầu thực hiện dự án nhằm tạo niềm tin để thu hút thêm những nhà đầu tƣ mới, cũng nhƣ
củng cố niềm tin của nhà đầu tƣ hiện hữu. Hỗ trợ nhà đầu tƣ sau khi dự án đƣợc cấp phép, bao
gồm: giải quyết thủ tục điều chỉnh giấy phép đầu tƣ, thủ tục giao nhận mặt bằng, giấy phép xây
dựng, đấu thầu, ƣu đãi đầu tƣ,… công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, thủ tục nhập khẩu máy
móc, thiết bị, nguyên vật liệu, các thủ tục hải quan, bảo hiểm, vận tải,hỗ trợ tiếp cận các tổ chức
tín dụng, các thơng tin kinh tế xã hội liên quan, tƣ vấn văn hóa cho nhà đầu tƣ…
Tiến hành nhanh chóng các thủ tục xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp.Điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ một cách hợp lý, phù hợp
với điều kiện thực tế của từng KCN nhằm đảm bảo nâng cao hàm lƣợng vốn đầu tƣ, hàm lƣợng
công nghệ trong các dự án để nâng cao hiệu quả sử dụng đất KCN.
4. KẾT UẬN
Trong giai đoạn từ 2010 đến 2018, khu công nghiệp Giang Điền đã cho 41 doanh nghiệp
thuê đất và đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 209,9 ha trên tổng số
332,8 ha diện tích đất công nghiệp cho thuê, đạt tỷ lệ lấp đầy 63,08%. Hiệu quả sử dụng đất của
khu công nghiệp tăng từ 996,21 tỷ đồng/năm/ha năm 2010 lên 2.788,34 tỷ đồng/năm/ha của năm
2018. Lợi nhuận sau thuế tính trên đơn vị diện tích tăng từ 19,92 tỷ đồng/năm/ha lên đến 55,77

tỷ đồng/năm/ha. Tổng giá trị nộp ngân sách của khu công nghiệp Giang Điền là 78.324 tỷ đồng,
riêng năm 2018 là 12.786 tỷ đồng. Khu công nghiệp đã giải quyết việc làm cho hơn là 25.000
ngƣời, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 40,09%. Tổng hợp ý kiến đánh giá, nhận xét
cho thấy 80% số ngƣời hài lòng về quản lý và sử dụng đất tại khu cơng nghiệp. Tính đến năm
2018, các chỉ tiêu về mơi trƣờng vẫn đảm bảo, chƣa xảy ra các sự cố về môi trƣờng. Tuy nhiên,
cần tăng cƣờng công tác kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng, thu gom xử lý chất thải tại
khu công nghiệp.
TÀI IỆU THAM KHẢO
1. Ban Quản lý khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai (2016), Báo cáo tình hình sử dụng đất,
cơng tác bảo vệ mô trường trong các khu công nghiệp tỉn Đồng N năm 2016.
2. Nguyễn Thị Bình (2011), Xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững tại các
khu cơng nghiệp Đồng Nai. Tạp chí Khoa h Đại h Sư p ạm Thành phố Hồ Chí Minh, 26,
108-113.
3. Huỳnh Văn Chƣơng, Nguyễn Bích Ngọc và Nguyễn Hồng Quế (2018), Đánh giá hiệu
quả sử dụng đất của các khu công nghiệp ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa h c
Đại h c Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 127(3B), 21-33. doi:10.26459/hueunijard.v127i3B.4618.
373

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

4. Nguyễn Minh Dũng (2010), Đán g á t ực trạng phát triển của các khu công nghiệp
tỉn Đồng N g đoạn 1994 - 2005. Luận văn Thạc sỹ khoa học môi trƣờng, Trƣờng Đại học
Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Lê Hoàng Hải (2013), Nâng cao hiệu quả quản lý dự án hạ tầng các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉn Đồng N , địn ướng đến 2020. Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại học xây dựng.
Hà Nội.
đ


6. Phòng Tài nguyên Môi trƣờng huyện Trảng Bom (2018), Báo cáo kết quả t ông kê đất
uyện Trảng Bom.

ASSESSING CURRENT STATUS OF LAND USE MANAGEMENT IN GIANG DIEN
INDUSTRIAL ZONE, TRANG BOM DISTRICT, DONG NAI PROVINCE
Chau Vo Trung Thong, Pham Ngoc Son, Nguyen Huu Ngu
University of Agriculture and Forestry, Hue University
Contact email:
ABSTRACT
This study aims to assess the status of land use management in Giang Dien Industrial Park, Trang
Bom district, Dong Nai province. The study used a survey method to collect data on the actual land use
status in Giang Dien industrial park from 2010 to 2018. The research results show that industrial park
occupancy rate reached 63,07 percent in 2018. The investment capital in the planned area was USD 2.574
millions per hectare and the average investment capital in the project was USD 13.182 millions per
project. The effectiveness of land use at the Giang Dien Industrial Park increased from VND 19.92 billion
per hectare in 2010 to VND 55.77 billion per hectare in 2018. The Industrial Park has attracted 41
enterprises to invest and created jobs for 25,000 labors in which 40.09% of labors have vocational
training from elementary, secondary, college and university. The industrial park contributed to budget
with total value of VND 78,324 billion for the whole period from 2010 to 2018. This figure for 2018 was
VND 12,786 billion.
Keywords: Effectiveness of land use,land use, industrial zone, land management.

374

|




×