Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

BÀI tập lớn học PHẦN PHÁP LUẬT VIỆT NAM đại CƯƠNG đề tài PHÁP NHÂN CHỦ THỂ của QUAN hệ PHÁP LUẬT dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.82 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH


BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: 4
PHÁP NHÂN CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
LỚP: CC03 ------------ NHÓM: 16 ------------ HK: 211
NGÀY NỘP: 27/09/2021
Giảng viên hướng dẫn: CAO HỒNG QUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 16

STT

Họ và tên

1.

Lê Anh Đạt

2.

3.

Nguyễn Đình


MSSV

Nhiệm vụ

2052938

Phần nội dung tiểu luận: từ
đầu đến 1.2.2 Chương I.

2052233

Quốc Đạt

Qúi Đạt

Phần nội dung tiểu luận: từ
1.2.3 đến hết Chương I.

2052949

Phần mở đầu của tiểu luận và
2.1.1 – 2.1.2 Chương II.

Kết quả

Chữ ký

Hoàn thành

Đạt


Hoàn thành

Đạt

Hoàn thành

Đạt

Hoàn thành

Đức

Hoàn thành

Đăng

Phần nội dung của tiểu luận:
4.

Phạm Nguyễn

1952658

Đại Đức

2.2 Chương II, thu thập ý kiến
của từng thành viên để rút ra
quan điểm chung của nhóm.


5.

Trần Phạm
Minh Đăng

2052070

Tổng hợp bài của các thành
viên, làm bìa, Chương III và
phần kết luận của tiểu luận.

NHĨM TRƯỞNG (Thơng tin liên hệ: 0912816466 –
) (Trần Phạm Minh Đăng – Ký tên: Đăng)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................3
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP NHÂN –....................................3
CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ..............................................................3
1.1. Khái niệm và phân loại pháp nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam................3
1.1.1. Khái niệm pháp nhân.......................................................................................3
1.1.2. Phân loại pháp nhân........................................................................................4
1.2. Các điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân.....................................7
1.2.1. Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan...8
1.2.2. Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự..................8
1.2.3. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình................................................................................................9
1.2.4. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập..................11
1.3. Năng lực chủ thể của pháp nhân và một số vấn đề về yếu tố lý lịch của pháp

nhân............................................................................................................................. 12
1.3.1. Năng lực chủ thể của pháp nhân...................................................................12
1.3.2. Một số vấn đề về yếu tố lý lịch của pháp nhân...............................................13
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRONG TRANH
CHẤP THỰC TẾ...........................................................................................................15
2.1. Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc và quan điểm của các cấp Tòa án....15
2.1.1. Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc.........................................................15
2.1.2. Quan điểm của các cấp Toà án xét xử vụ việc...............................................15
2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật hiện hành...........................................................................................16
2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp...........................................16
2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành...................17


CHƯƠNG III. VẬN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỊNH PHÁP NHÂN – CHỦ THỂ
QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ...............................................................................19
3.1. Vận dụng chế định...............................................................................................19
3.2. Đánh giá ý nghĩa của chế định............................................................................22
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................26


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài thuộc lĩnh vực luật dân sự, đối tượng là pháp nhân – chủ thể quan hệ của pháp
luật dân sự.
Thể chế hóa đầy đủ, đồng thời tăng cường các biện pháp để công nhận, tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống
dân sự, cũng như những tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa về quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa

các chủ thể thuộc mọi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế đã được ghi nhận trong
trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49NQ/TW của Bộ Chính trị và đặc biệt là trong Hiến Pháp năm 2013.
-

Vị trí và tầm quan trọng:
Thứ nhất, chế định pháp nhân được xây dựng trong BLDS 2015 đã góp phần cùng
với các chế định khác của Bộ luật thể hiện được tư tưởng chỉ đạo khi xây dựng Bộ
luật Dân sự (sửa đổi) của Chính phủ (Bộ Tư Pháp, 2014, tr. 7 – 8).
Thứ hai, chế định pháp nhân được cụ thể hóa theo hướng hợp lý hơn, phù hợp với
quy định của pháp luật liên quan.

-

Thực hiện tốt đề tài này đóng vai trị đặc biệt trong việc bảo đảm sự ổn định và
phát triển của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.

-

Vậy nên, nhóm 16 thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Pháp nhân – chủ thể quan hệ
của pháp luật dân sự” cho bài tập lớn trong chương trình học mơn Pháp luật Việt
Nam Đại cương.

2. Nhiệm vụ của đề tài

1


Một là, làm rõ lý luận về những chế định về pháp nhân – chủ thể quan hệ pháp luật
dân sự. Trong đó, nhóm tác giả nghiên cứu những vấn đề về khái niệm; các điều kiện để

tổ chức được công nhận là pháp nhân; năng lực chủ thể (NLCT) của pháp nhân cũng như
việc thành lập, chấm dứt hoạt động pháp nhân.
Hai là, tập trung phân tích, đánh giá những tiêu chí để cơng nhận tổ chức có tư cách
pháp nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam.
Ba là, nghiên cứu tình huống từ thực tiễn Tồ án để nhận diện tổ chức có tư cách pháp
nhân trong thực tế, phát hiện ra bất cập quy định pháp luật và thực tiễn.
Bốn là, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế định pháp nhân trong quan hệ dân sự.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài thực hiện nghiên cứu về chủ thể quan hệ của pháp luật dân sự trong lĩnh vực khoa
học pháp lý.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: hiện nay
- Nghiên cứu dựa trên Bộ luật Dân sự năm 2015
5. Bố cục tổng quát của đề tài:
Gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về pháp nhân - chủ thể quan hệ của pháp luật dân sự
Chương II: Thực tiễn xác định tư cách pháp nhân trong tranh chấp thực tế
Chương III: Vận dụng và đánh giá chế định pháp nhân – chủ thể quan hệ pháp luật dân
sự.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP NHÂN –
CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

1.1. Khái niệm và phân loại pháp nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm pháp nhân1

Theo cách hiểu thông thường, “pháp nhân” là một chủ thể cơ bản tham gia vào các quan
hệ dân sự – kinh tế thường xuyên và phổ biến. Về pháp nhân có rất nhiều lý luận và quan
điểm cho rằng: “Pháp nhân là một chủ thể giả tạo” nhưng song hành cũng có quan điểm
cho rằng: “Pháp nhân là một chủ thể thực sự” … nhưng quan trọng nhất pháp chỉ ra được
các thực thể đồn hội có những biểu hiện tương tự như thể nhân… Pháp nhân được tạo
thành bởi 2 từ Pháp (trong Pháp luật) và Nhân (trong nhân cách con người). Pháp nhân
là tổ chức được thừa nhận là có nhân cách con người, tức là có đầy đủ đời sống Pháp lý
và có thể tham gia vào các mối quan hệ pháp luật giống như con người.
Theo Điều 74 Bộ luật dân sự 2015: Một tổ chức được cơng nhận là pháp nhân khi
có đủ các điều kiện sau đây:2
-

Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

-

Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại điều 83 của Bộ luật này;

-

Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản của mình;

-

Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

1

[Chương 04_ Pháp nhân (Điều 74 - Điều 96) - Bộ luật dân sự (2015).html], 11/9/2021


2

[ 11/9/2021

3


Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật khác
có quy định.
Ưu điểm của Điều 74: là pháp nhân tham gia các quan hệ dân sự với tư cách riêng, có
quyền và nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định và đồng thời pháp nhân có thê trở thành
nguyên đơn hoặc bị đơn trước tịa trong quan hệ tố tụng dân sự.
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh sau
khi gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng tại vùng biển miền Trung thì khi bị khởi kiện,
chính cơng ty là bị đơn của vụ việc chứ không phải một cá nhân hay tổ chức nào khác của
công ty này.
Nhược điểm của Điều 74: là trường hợp doanh nghiệp tư nhân không được coi là pháp
nhân bởi vì: mặc dù doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quy định của pháp luật, có
cơ quan điều hành và nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc
lập; tuy nhiên tài sản của doanh nghiệp tư nhân lại gắn liền với cá nhân (tức ông chủ của
doanh nghiệp) chứ không phải là tài sản độc lập với pháp nhân.
1.1.2. Phân loại pháp nhân3
a. Phân loại theo BLDS 2015
Theo Bộ luật dân sự 2015, Pháp nhân chia làm hai loại:
(i)
-

Pháp nhân thương mại:
Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi

nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên  Đây được coi là
điều kiên tiên quyết để quyết định xem một Pháp nhân có phải là một
pháp nhân thương mại hay không.

-

Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế
khác.

3

[Các cơ quan của Pháp nhân.html], 11/9/2021

4


-

Nếu dựa vào chủ sở hữu vốn trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp bao
gồm doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp khơng phải Nhà nước.
Nếu dựa vào quốc tịch thì gồm doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp
nước ngoài. Dựa vào loại hình doanh nghiệp thì bao gồm: cơng ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Các tổ chức kinh
tế khác được hiểu là các tổ chức khơng phải doanh nghiệp nhưng hoạt
động nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

-

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực
hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác

của Pháp luật có liên quan.

(ii)
-

Pháp nhân phi thương mại:

Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân khơng có mục tiêu chính là tìm
kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho
các thành viên  Đây được coi là điều kiện tiên quyết để quyết định
xem một pháp nhân có phải là một pháp nhân phi thương mại hay
không.

-

Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang
nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ
xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại
khác.

-

Bởi vì cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, nhân
danh nhà nước thực thi quyền lực nhà nước. Đơn vị vũ trang nhân dân
gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ. tổ chức
chính trị là tổ chức mà thành viên hoạt động với nhau vì một khuynh
hướng chính trị nhất định. Tổ chức chính trị - xã hội là tổ chức mang
màu sắc chính trị với vai trò là đại diện các tầng lớp trong xã hội đối với
hoạt động của nhà nước cũng như đóng vai trị quan trọng trong hệ

thống chính trị, chính quyền nhân dân (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
5


Cơng đồn, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam).
Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có thể kể đến như Hội Luật gia
Việt Nam. Tổ chức xã hội ví dụ như Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Tổ
chức xã hội nghề nghiệp ví dụ như Đồn Luật sư, Trọng tài kinh tế, …
-

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được
thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà
nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ý nghĩa của việc phân loại pháp nhân: Khi phân loại pháp nhân, nhà nước sẽ có
những cách và điều luật khác nhau để áp dụng lên các pháp nhân tương ứng. Qua đó có
thể dễ dàng theo dõi và giúp cho xã hội trở nên không bị rối loạn khi xảy ra mâu thuẫn.
(iii)

Phân loại theo tiêu chí thủ tục thành lập, nguồn thu và mục đích
hoạt động – có pháp nhân cơng pháp và pháp nhân tư pháp.

-

Pháp nhân công pháp được hiểu là Nhà nước, các cơ quan Nhà nước và đơn
vị vũ trang. Pháp nhân cơng pháp được chia làm 2 cơ quan chính:
 Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chun mơn, cơ quan
kiểm sát và cơ quan xét xử, cũng như đơn vị vũ trang được tổ chức
và điều hành theo chế độ thủ trưởng: người đứng đầu cơ quan là

người duy nhất được thay mặt cơ quan để xác lập và thực hiện các
giao dịch với người thứ ba.
 Cơ quan quyền lực và quản lý Nhà nước có thẩm quyền chung được
điều hành theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể. Trong quan hệ với các
chủ thể khác của quan hệ pháp luật, các cơ quan này được đại diện
bởi người đứng đầu gọi là Chủ tịch. Riêng Thủ tướng chính phủ và
Chủ tịch nước là cơ quan đặc biệt: bản thân cơ quan Chủ tịch nước,
Thủ tướng chính phủ và cá nhân Chủ tịch nước, Thủ tướng chính
phủ hồn toàn đồng nhất.

6


-

Pháp nhân tư pháp được hiểu là nguyên tắc phân công giữa các cơ quan.
Pháp nhân tư pháp được chia làm 2 cơ quan chính và 1 cơ quan phụ:
 Cơ quan quyết nghị của pháp nhân: là cơ quan có quyền quyết định
cao nhất của pháp nhân và có cả khả năng định đoạt số phận pháp lý
của pháp nhân (sáp nhập, giải thể...). Cơ quan này được tổ chức dưới
hình thức đại hội thành viên.
 Cơ quan chấp hành của pháp nhân: là cơ quan chịu trách nhiệm
thực hiện các quyết định của cơ quan quyết nghị, đồng thời đảm
nhận việc quản lý đối với các công việc hàng ngày của pháp nhân,
kể cả việc đại diện cho pháp nhân trong quan hệ với người thứ ba.
Cơ quan chấp hành có thể mang những tên gọi khác nhau: ban giám
đốc, hội đồng quản trị, ban quản lý... Bằng hoạt động của mình, cơ
quan chấp hành ràng buộc trách nhiệm của pháp nhân đối với những
giao dịch mà cơ quan chấp hành xác lập và thực hiện nhân danh
pháp nhân và trong giới hạn quyền và nhiệm vụ được giao.

 Cơ quan kiểm sốt: là cơ quan có trách nhiệm bảo đảm tính hợp
pháp của các hoạt động của pháp nhân. Thơng qua hoạt động kiểm
sốt, cơ quan này đánh giá chất lượng pháp lý của sự vận hành của
pháp nhân cũng như của các giao dịch mà pháp nhân xác lập với
người thứ ba.

1.2. Các điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân4
Điều 74, Pháp nhân:
(1) Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

4

-

Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

-

Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của bộ luật này;

[ 11/9/2021

7


-

Có tài sản độc lập với cá nhân, Pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình;


-

Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

(2) Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có
quy định khác.
1.2.1. Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan 5
Điều kiện này làm tăng tính chặt chẽ giữa các bộ luật với nhau và cụ thể ở đây là Luật
doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014…
Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, số lượng pháp nhân được thành lập ngày càng
nhiều và đa dạng về mục đích hoạt động. Qua điều kiện này, khi pháp nhân muốn thành
lập hợp pháp, pháp nhân phải hoàn thành những thủ tục do luật quy định dành riêng cho
từng loại hình pháp nhân khác nhau.
Ý nghĩa: Khi các pháp nhân thương mại được thành lập, pháp nhân sẽ tìm được những
tiêu chí riêng để chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh lành
mạnh trong sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ, xây dựng thương hiệu.
1.2.2. Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự6
Điều 83, Bộ luật Dân sự:

5

[ ],

11/9/2021
6

[ ],

11/9/2021


8


-

Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ
quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc
trong quyết định thành lập pháp nhân.

-

Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của
pháp luật.

Cơ quan điều hành là tổ chức đầu não của pháp nhân, điều hành mọi hành động bên
trong cũng như tham gia vào hoạt động bên ngoài pháp nhân. Cơ quan điều hành được
coi là cơ quan quyết định những công việc thường ngày của pháp nhân, hoạt động theo
nghị quyết và điều lệ của pháp luật. Với tư cách là cơ quan đầu não của pháp nhân, cơ
quan điều hành của pháp nhân có vai trò quan trọng trong tổ chức và hành động của pháp
nhân. Qua đó tổ chức phải có cơ quan điều hành thì mới được gọi là có cơ cấu chặt chẽ.
Bên cạnh cơ quan điều hành, tổ chức cần phải có các bộ phận khác, phịng ban được
phân chia cụ thể, phân công chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, phòng
ban được quy định rõ ràng trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập. Ở trong hệ
thống của một pháp nhân, với tư cách là cơ quan đầu não, cơ quan điều hành nắm quyền
điều hành và phân công công việc cơ bản cho các phịng ban với từng nhiệm vụ khác
nhau.
Ý nghĩa: Thơng qua điều kiện này của điều 74 bộ luật dân sự, một pháp nhân khi thành
lập về cơ bản đã có một tổ chức có cơ cấu tổ chức rõ ràng, chặt chẽ. Qua đó tổ chức đó có
thể tìm cho mình những nhân tài phù hợp với u cầu cơng việc của mỗi phịng ban cịn
đang thiếu sót, đơn giản hóa bộ máy cơng nhân.


9


1.2.3. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình7
“Có tài sản độc lập” là tiền đề quan trọng nhất của điều kiện này và là tiền đề vật chất
cần phải có. Bởi vì, pháp nhân là tổ chức độc lập để xác lập quyền và nghĩa vụ trong hoạt
động của nó, nên bắt buộc phải có tài sản độc lập. Có tài sản độc lập mới có thể tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó xác
lập.
Tài sản độc lập của pháp nhân là sản nghiệp phải biệt lập với những cá nhân. tổ chức
khác và không trùng với nhau, và là tài sản thuộc quyền của pháp nhân đó, do pháp nhân
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp vớỉ mục đích của
pháp nhân. Tài sản của pháp nhân thể hiện dưới dạng vốn, các tư liệu sản xuất và các loại
tài sản khác phù hợp với từng loại pháp nhân. Tàỉ sản của pháp nhân được hình thành
trên những cơ sở khác nhau dưới dạng được Nhà nước giao để thực hiện chức năng (các
pháp nhân là lực lượng vũ trang) được giao theo pháp luật về doanh nghiệp nhà nước;
được chuyển giao quyền sở hữu cho các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; từ nguồn vốn
đóng góp của các thành viên; từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp...
Bên cạnh đó, tiền đề “Tự chịu trách nghiệm bằng tài sản của mình” có nghĩa là pháp
nhân phải tự mình chịu trách nhiệm trước chủ nợ bằng chính tài sản của pháp nhân và
cũng phải chịu trách nhiệm tối đa toàn bộ tài sản của pháp nhân, ngược lại các thành viên
và các cơ quan sáng lập pháp nhân khơng dùng tài sản của mình để chịu trách nhiệm thay
cho pháp nhân. Khi món nợ của pháp nhân lớn hơn những gì pháp nhân đang có, thì pháp
nhân chỉ chịu trách nhiệm với mức tài sản hiện có chứ khơng lấy thêm tài sản riêng của
thành viên để chịu trách nhiệm bổ sung cho pháp nhân. Bên cạnh đó, người của pháp
nhân cũng có trách nhiệm dân sự độc lập với pháp nhân và pháp nhân cũng khơng dùng
tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm thay cho thành viên hoặc cơ
7


[ ],

11/9/2021

10


quan sáng lập của pháp nhân, trừ trách nhiệm dân sự phát sinh do người sáng lập hoặc đại
diện của họ xác lập thực hiện để thành lập hoặc đăng ký pháp nhân. Trách nhiệm của
pháp nhân thuộc dạng trách nhiệm “hữu hạn” trong phạm vi tài sản riêng của pháp nhân.
Độc lập về tài sản và chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của pháp nhân là tiền đề vật chất
để một tổ chức tham gia vào quan hệ dân sự như là một chủ thể độc lập.

Với quy định trên, ta có thể thấy được ý nghĩa:
Thứ nhất, phân biệt về mặt trách nhiệm tài sản giữa pháp nhân với thành viên hoặc
người sáng lập pháp nhân đồng thời giới hạn có mức độ chịu trách nhiệm của pháp nhân
và hạn chế các rủi ro tài chính đối với thành viên và người sáng lập, qua đó làm cho các
thành viên an tâm đầu tư tài chính cho pháp nhân dù không trực tiếp điều hành các hoạt
động đó.
Thứ hai, khi giao dịch với pháp nhân, các đối tác cần phải tìm hiểu về khả năng tài
chính và năng lực chịu trách nhiệm độc lập tài sản của pháp nhân nhằm để nhắm được dữ
liệu mức độ rủi ro và các khả năng bảo đảm tối đa các quyền lợi của mình.
1.2.4. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập8
Pháp nhân là một tập hợp người có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu
trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình chứ khơng phải là số cộng đơn giản có nhiều
người hay là một tập hợp rời rạc các đồng sở hữu chủ, và sự độc lập về mặt tổ chức và tài
sản so với thành viên làm nên tư cách chủ thể độc lập.
Đối với điều kiện thứ 4 này, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc
lập sẽ mang lại ý nghĩa:


8

[ ],

11/9/2021

11


-

Thứ nhất, bảo đảm cho pháp nhân có tư cách pháp lý độc lập để hoạt động cũng
như là bảo đảm có tư cách chủ thể đầy và địa vị pháp lý bình đẳng của pháp
nhân đối với các trường hợp.

-

Thứ hai, bảo vệ quyền lợi của pháp nhân và của xã hội, nâng cao trách nhiệm
của pháp nhân trong các hoạt động của mình, ngăn ngừa các trường hợp làm ăn
bát chính hoặc là mạo danh núp bóng của các cá nhân tổ chức, cơ quan nhà nước
có ảnh hưởng đến chuộc lợi, không ai được phép mạo danh pháp nhân và bản
thân pháp nhân cũng không được lấy danh nghĩa của người khác để hoạt động.

-

Thứ ba, cá biệt hóa trách nhiệm của pháp nhân đồng thời đây còn là cơ sở để
pháp lý, tòa án các bên đương sự và bản thân pháp nhân xác định đúng đắn các
chủ thế quan hệ pháp luật về nội dung cũng như về tố tụng của pháp nhân trong
việc giải quyết các tranh chấp liên quan.


1.3. Năng lực chủ thể của pháp nhân và một số vấn đề về yếu tố lý lịch của pháp
nhân
1.3.1. Năng lực chủ thể của pháp nhân9
Bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân (Điều 86 Bộ luật dân sự 2015) là khả năng
của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Năng
lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì
năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. Năng
lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

9

[ 11/9/2021

12


Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân là khả năng pháp nhân thông qua người đại
diện theo pháp luật của pháp nhân xác lập, thực hiện các quyền dân sự và nghĩa vụ dân
sự. Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân được xác định dựa trên 2 yếu tố: thứ nhất là
yếu tố ý chí, thứ hai là yếu tố hoạt động của pháp nhân.
Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân cùng phát sinh, chấm dứt đồng thời với năng
lực pháp luật dân sự của pháp nhân.
Năng lực chủ thể của pháp nhân là khả năng cho phép của pháp nhân và khả năng tự
có của chính pháp nhân để pháp nhân trở thành chủ thể độc lập khi tham gia các quan hệ
pháp luật. Năng lực chủ thể của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và khơng thể
dịch chuyển cho chủ thể khác. Nó xuất hiện từ khi người đó sinh ra cho đến khi người đó

chết đi.
Và năng lực chủ thể của pháp nhân có đặc biệt so với năng lực chủ thể của cá nhân:10
Pháp nhân

Cá nhân

Năng lực

-

Có từ khi thành lập

-

Có từ khi sinh ra.

pháp luật

-

Chấm dứt khi pháp nhân không

-

Chấm dứt khi chết (chỉ hạn chế

cịn tồn tại.
-

nếu pháp luật có quy định).


Xác định trong quyết định

-

thành lập, điều lệ của pháp
nhân đó.
-

Xác định trong các văn bản
pháp luật.

-

Như nhau giữa các cá nhân.

Phụ thuộc vào từng pháp nhân.

10

[ ], 12/9/2021

13


Năng lực

-

Khả năng hoạt động.


-

Khả năng thực hiện hành vi.

hành vi

-

Phụ thuộc vào năng lực pháp

-

Phụ thuộc vào mức độ nhận

luật của từng pháp nhân.
-

thức, trưởng thành của cá nhân.

Có đồng thời với năng lực

-

Chỉ có khi đạt độ tuổi nhất định.

pháp luật.

-


Có thể khơng cịn khi cá nhân

Chỉ khơng còn khi pháp nhân

còn sống.

chấm dứt tồn tại.

1.3.2. Một số vấn đề về yếu tố lý lịch của pháp nhân
Điều 78, Tên gọi của pháp nhân có các yêu cầu:
(1) Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.
(2) Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và
phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
(3) Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.
(4) Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Điều 79, Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trường hợp
thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là
địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.

Điều 80, Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.

Điều 81, Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành
viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy
định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

14


Điều 84, Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là

pháp nhân.11
Chi nhánh, văn phịng đại diện khơng có tư cách pháp nhân. Bởi vì theo Điều 84 BLDS
2015, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, khơng có tư cách pháp nhân và chi
nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

CHƯƠNG II. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRONG TRANH
CHẤP THỰC TẾ

2.1. Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc và quan điểm của các cấp Tòa án
2.1.1. Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc
-

Đây là bản án cấp xét xử phúc thẩm. Cụ thể là ra TAND TP. HCM.

-

Yêu cầu của nguyên đơn có liên quan 1 phần đến nội dung của bài tập lớn. Vì theo
luật Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

-

Bộ luật Dân sự năm 2015 sẽ điều chỉnh tranh chấp này.

-

Những vấn đề pháp lý phát sinh trong tranh chấp bao gồm: làm rõ tư cách pháp nhân,
những vấn đề về Pháp lý liên quan đến trách nhiệm, chức năng, vai trò của các bên
trước và sau khi Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại TP.HCM đổi tên thành
Cơ quan đại diện Bộ TN&MT tại TP.HCM (gọi tắt là cơ quan đại diện).


2.1.2. Quan điểm của các cấp Toà án xét xử vụ việc
Phiên tòa sơ thẩm:
11

[ 14/9/2021

15


-

TAND Quận 1 TP. HCM xác định Cơ quan là bị đơn  Cơ quan có tư cách pháp
nhân

-

TAND Quận 1 TP. HCM chấp nhận yêu cầu của ông Hùng, hủy quyết định cho thôi
việc, buộc Cơ quan đại diện bồi thường các khoản như ơng Hùng u cầu.

Phiên tịa phúc thẩm:
-

Phía Viện kiểm sát nhân dân cho rằng việc Toà án nhân dân Quận 1 xác định tư cách
bị đơn như trên là sai về tố tụng, thay vào đó bị đơn trong vụ kiện này phải được xác
định là Bộ TN&MT chứ không thể là Cơ quan đại diện (khơng có tư cách pháp nhân).

-

Phía Tồ án nhân dân TP.HCM, xét quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT thì Cơ
quan đại diện của Bộ tại TP.HCM có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức sau: Là một tổ chức giúp việc cho bộ trưởng, theo dõi tổng hợp tình hình thực
hiện nhiệm vụ về lĩnh vực thuộc phạm vi của Bộ trên địa bàn các tỉnh, thành phía
Nam; thực hiện một số nhiệm vụ theo chương trình cơng tác của Bộ trên địa bàn được
giao phụ trách; phối hợp với các cơ quan đơn vị thuộc Bộ thực hiện công tác chuyên
môn được giao; làm chủ đầu tư các dự án xây dựng của Bộ tại các tỉnh phía Nam
được phụ trách; lập dự toán và tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán thu chi ngân sách
theo quyết định của Nhà nước và phân cấp của Bộ; quản lý cán bộ, công chức, người
lao động, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

-

Từ đó, Tòa án cấp phúc thẩm nhận định Cơ quan đại diện là đơn vị trực thuộc Bộ
TN&MT, là Cơ quan đại diện hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải
theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc theo sự phân bổ ngân sách Nhà nước và phân cấp
của Bộ, khơng phải là cơ quan hạch tốn độc lập. Mặc dù trong quyết định của Bộ
trưởng Bộ TN&MT có nội dung: “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng” nhưng cơ quan này vẫn phải hạch toán báo sổ. Do vậy, cơ quan
này có tư cách pháp nhân nhưng khơng đầy đủ, vẫn chỉ là một đơn vị phụ thuộc vào
pháp nhân là Bộ TN&MT.

16


2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật hiện hành
2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
-

Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân Quận 1 là xem xét lại các chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT thì Cơ

quan đại diện của Bộ tại TP.HCM. Quan điểm của Tịa án nhân dân Quận 1 cho rằng
ơng Hùng đã bị xâm phạm đến quyền và lợi ích bởi Cơ quan đại diện và cơ quan này
có tư cách pháp nhân nhưng không đầy đủ, vẫn chỉ là một đơn vị phụ thuộc vào pháp
nhân là Bộ TN&MT.

-

Theo nhóm, thì tịa án nhân dân Quận 1 đã xác định sai về tư cách pháp nhân của Cơ
quan đại diện theo pháp luật dân sự. Tư cách dân sự không phải tuân theo quy định
của một tổ chức, bộ máy hay cơ quan nào mà phải được xem xét, rà soát dựa trên quy
định chung của pháp luật thứ được đặt ra để làm thước đo cho mọi tranh chấp. Theo
điều 4 khoảng 84 của Bộ luật dân sự thì việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn
phịng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công
bố công khai. Thế nên, việc Bộ trưởng Bộ TN&MT đặt ra các chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức là không khả thi.

-

Về tư cách pháp nhân của cơ quan đại diện của Bộ TN&MT hay là bất kì cơ quan đại
diện của một bộ nào khác, như trên, nhóm cho rằng tư cách pháp nhân của cơ quan
đại diện cho bộ bất kì là khơng hề có. Bộ luật hình sự được ban hành bởi Quốc hội
phải được tuân theo bởi bất kì một cá nhân, cơ quan, bộ máy và tổ chức nào đó. Trong
đó, khoảng 1 điều 84, chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp
nhân, không phải là pháp nhân.

2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
Bất cập:
-

Tòa án cấp phúc thẩm nhận định rằng Cơ quan đại diện Bộ TN&MT có tư cách pháp

nhân nhưng không đầy đủ. Nhưng theo pháp luật Việt Nam hiện nay, cụ thể là BLDS
17


2015 chỉ quy định khi nào một tổ chức được công nhận là pháp nhân ( Điều 74 BLDS
2015) cũng như năng lực dân sự của pháp nhân và trách nhiệm dân sự của pháp nhân
được quy định tại Điều 86 và 87 BLDS 2015, cịn những tổ chức khơng đáp ứng đủ
điều kiện của Điều 74 BLDS 2015 thì khơng được cơng nhận là pháp nhân và khơng
có tư cách pháp nhân, chứ chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào cũng như
một khoản Điều luật nào quy định cụ thể về việc một tổ chức có tư cách pháp nhân
nhưng khơng đầy đủ. Vì thế, bất cập ở đây nằm ở chỗ thế nào là một tổ chức có tư
cách pháp nhân nhưng khơng đầy đủ ? Như vậy nếu đã cho rằng Cơ quan đại diện Bộ
TN&MT có tư cách pháp nhân nhưng lại khơng thừa nhận hồn tồn thì cuối cùng
phải quy kết trách nhiệm cho Cơ quan đại diện hay Bộ TN&MT trong khi cơ quan
này không hoạt động theo ủy quyền của Bộ TN&MT ? Cơ quan đại diện đó có tài sản
riêng, hạch tốn riêng khơng ? Rồi ai sẽ là người bồi thường các khoản như ông Hùng
yêu cầu ? Cơ quan đại diện đó có tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình được
khơng ? Vậy cuối cùng một tổ chức có tư cách pháp nhân khơng đầy đủ khác như thế
nào với một tổ chức có tư cách pháp nhân đầy đủ?
-

Ngoài ra, nội dung: “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng” trong quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT là khơng hợp lý vì BLDS do
Quốc hội ban hành mà Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 69 Hiến Pháp 2013), chỉ có Quốc hội mới
có quyền ban hành luật và sửa đổi luật ( khoản 1 Điều 70 Hiến Pháp 2013). BLDS
2015 đã đặt các điều kiện của một pháp nhân đầy đủ và rõ ràng thì mọi cá nhân, cơ
quan, tổ chức đều phải tuân theo. Vậy, xét ở một góc độ nào đó thì Bộ TN&MT có
được thành lập một tổ chức có tư cách pháp nhân hay khơng ?


Kiến nghị:
-

Pháp luật Việt Nam nói chung, BLDS hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác, bộ
luật chuyên ngành khác có liên quan nói riêng nên có khoản điều luật cụ thể quy định
về việc thế nào là một tổ chức có tư cách pháp nhân khơng đầy đủ cũng như trách

18


nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của nó. Cịn khơng, Tịa án có thể dùng án lệ của một vụ
án có tình tiết tương tự để áp dụng giải quyết tranh chấp.
-

Kiểm soát chặt chẽ các quyết định Bộ, ngành khi thành lập Cơ quan đại diện, đặc biệt
là quy ước nội bộ để tránh trường hợp các Bộ, ngành tự ý cho các Cơ quan đại diện có
tư cách pháp nhân dẫn đến việc vi phạm pháp luật. Hoặc có thể kiến nghị lên Quốc
hội xem xét để được cho phép thành lập Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân trong
một số trường hợp nhất định hoặc Bộ chủ quản có thể ủy quyền tham gia tố tụng trực
tiếp cho Cơ quan đại diện.

CHƯƠNG III. VẬN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỊNH PHÁP NHÂN – CHỦ THỂ
QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

3.1. Vận dụng chế định
Ta sẽ xem qua một ví dụ như sau:
Ba người A, B, C rủ nhau thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên với vốn điều lệ
là 2 tỷ đồng (A góp một ngơi nhà trị giá 1 tỷ, B góp ơ tơ trị giá 500 triệu cịn C góp tiền
mặt 500 triệu) – lấy tên là công ty TNHH ABC.
Sau 3 năm hoạt động thì số vốn sở hữu đã tăng lên 6 tỷ đồng. Để tiếp tục phát triển kinh

doanh thì cơng ty ABC vay ngân hàng 10 tỷ và nhập một lô sữa từ Nhật về Việt Nam
nhưng do bảo quản không tốt nên tồn bộ số sữa đều hỏng. Cơng ty TNHH ABC bị tòa
án tuyên bố phá sản.

19


Tồn bộ tài sản của cơng ty TNHH ABC bị đem ra thanh lý theo quy định của pháp luật
được 8 tỷ đồng. Số tiền này được đem trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng bị mất 2 tỷ mà
không thể địi các ơng A, B, C.
- Ví dụ trên là điển hình của một đơn vị sự nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân. Chúng ta
hãy cùng phân tích một tổ chức được cơng nhận là có tư cách pháp nhân khi hội đủ 4
điều kiện sau đây:
(1) Pháp nhân là một chủ thể pháp luật được thành lập theo quy định của pháp luật
Việt Nam: Theo như định nghĩa thì rõ ràng pháp nhân không phải là một
người (một cá nhân) mà phải là một tổ chức. Tổ chức này được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Vì thế tổ chức đó được cơng
nhận là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập. Như
vậy, một doanh nghiệp có thể được coi là có tư cách pháp nhân tại thời điểm
doanh nghiệp đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tức là được pháp
luật công nhận việc khai sinh ra doanh nghiệp. Tuy nhiên khơng phải doanh
nghiệp nào cũng là pháp nhân (ví dụ doanh nghiệp tư nhân) vì nó chưa hội đủ
các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Pháp nhân phải có tên gọi bằng
tiếng Việt thể hiện rõ loại hình tổ chức và có thể phân biệt với các pháp nhân khác
trong cùng một lĩnh vực. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo
vệ cho nên pháp nhân bắt buộc phải sử dụng tên gọi đó trong các giao dịch dân sự.
Đối với pháp nhân là doanh nghiệp thì việc đặt tên doanh nghiệp là rất quan trọng,
vì vậy luật pháp các nước đều có quy định riêng về tên doanh nghiệp. Ba người A,
B, C đã đặt tên cho công ty TNHH 2 thành viên là công ty TNHH ABC và được
cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đã thể hiện được yêu cầu đầu tiên để có

tư cách pháp nhân.
(2) Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Ngoài tên riêng được đăng ký để gọi
và sử dụng trong các giao dịch, pháp nhân phải có điều lệ hoạt động rõ ràng, có cơ
cấu tổ chức cụ thể, có người đại diện theo pháp luật để nhân danh (thay mặt, đại
diện) cho pháp nhân thực hiện các giao dịch. Điều lệ của công ty sẽ do 3 người

20


sáng lập A, B, C xây dựng và thống nhất thơng qua, có cơ quan điều hành cùng
đầy đủ các bộ phận, phòng ban được quy định rõ ràng trong điều lệ hoặc quyết
định thành lập, có con dấu riêng do người đại diện của tổ chức quản lý và sử dụng
trong mọi giao dịch, hoạt động của công ty.
(3) Có tài sản độc lập, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm với các tài sản đó: Theo
quy định của pháp luật thì pháp nhân phải sở hữu một lượng tài sản nhất định để
sử dụng trong các giao dịch và hoàn toàn chịu trách nhiệm với các tài sản đó. Tài
sản này được pháp luật cơng nhận thuộc quyền sở hữu của pháp nhân, tức là pháp
nhân có tồn quyền sử dụng mà khơng chịu sự chi phối, kiểm sốt của bất kỳ
ai. Tài sản đó phải hồn tồn tách biệt với tài sản của các cá nhân là thành viên nên
các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào tổ chức.
Đây là sự khác biệt rất lớn để phân biệt giữa pháp nhân với thể nhân (cá nhân). Để
thấy rõ sự khác biệt chúng ta cùng phân tích ví dụ trên. Ta thấy rằng điều kiện 3 đã
được thể hiện rất rõ trong vấn đề nợ tiền từ ngân hàng khi công ty bị phá sản, mặc
dù vẫn còn nợ ngân hàng 2 tỷ nhưng ngân hàng vẫn không thể nào khiến 3 người
A, B, C phải bồi thường được vì cơng ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách
pháp nhân, có một lượng tài sản nhất định và hồn tồn tách biệt với tài sản của 3
người kia, họ chỉ phải chịu duy nhất trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã góp
để tạo nên tổ chức. Cịn các tài sản riêng của mỗi người A, B, C không liên quan
đến tài sản của cơng ty.Cơng ty có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau: doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, công ty

trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh…
nhưng nếu xét về trách nhiệm tài sản của người chủ doanh nghiệp đối với các
khoản nợ của doanh nghiệp thì chỉ có hai loại:
-

Hoặc là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản
nợ của doanh nghiệp;

-

Hoặc là chủ doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản
nợ của doanh nghiệp, loại doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân.

21


×