Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận so sánh những điều khoản trong bộ luật dân sự năm 2005 và bộ luật dân sự năm 2015 về cá nhânchủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.19 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

1


I.

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển và thay đổi liên tục không ngừng nghỉ,

nhất là xét riêng trong lĩnh vực luật pháp. Kinh tế, khoa học và xã hội
luôn luôn trong xu hướng cải tiến thì cũng là quá trình luật pháp cần có
sự thay đổi và bổ sung để đáp ứng cấp thiết cho nhu cầu của con người.
Con người là chủ thể đầu tiên và cơ bản trong tất cả các quan hệ xã
hội. Nhà nước ra đời với bản chất giai cấp cũng đồng thời mang bản
chất xã hội. Bản chất xã hội của nhà nước thể hiện bằng việc thông qua
các cơ quan quyền lực của mình, nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ
chủ yếu và quan trọng trong xã hội. Nói như vậy có nghĩa là nhà nước
điều chỉnh con người trong xã hội thông qua việc điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội. Nói riêng về các mối quan hệ trong xã hội dân sự, luật
pháp nước ta chia làm hai mảng chính: quan hệ tài sản và quan hệ nhân
thân nhưng điều đó không nói lên rằng quan hệ dân sự thiếu tính đa
dạng mà chính là thể hiện sự phức tạp của vấn đề. Tham gia vào các mối
quan hệ pháp luật dân sự, con người thể hiện những tư cách chủ thể
khác nhau. Trong dân sự, các chủ thể tham gia với mong muốn là sự giao
dịch này phải đảm bảo được độ tin cậy, người tham gia làm sao thỏa
mãn được ý chí của mình ( có thể giao dịch hoặc không thể giao dịch.
Luật dân sự có quy định riêng cho mỗi chủ thể tham gia, tính đảm bảo tư
cách chủ thể được luật dân sự đảm bảo về quyền và nghĩa vụ: cá nhân
tham gia có quyền, nghĩa vụ khác với quyền và nghĩa vụ pháp nhân tham
gia. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn, Nhà nước đã và đang tiếp tục điều


chỉnh luật để phục vụ cho lợi ích của xã hội nói chung và mỗi cá nhân nói
riêng, tiêu biểu là những thay đổi của Bộ luật dân sự năm 2015 so với Bộ
luật dân sự năm 2005.
Vì những vấn đề trên, nhóm chúng em xin được trình bày phần nghiên
cứu con người với tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Và
2


vấn đề đề cập trong bài tiểu luận này là: những phân tích và bình luận
một số điểm mới của Bộ luật dân sụ 2015 so với Bộ luật dân sự 2005 về
vấn đề con người tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân- một
chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.
II.

NỘI DUNG
Cá nhân là chủ thể chủ yếu và thường xuyên tham gia vào các quan

hệ pháp luật dân sự. Nhưng để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân
sự với tư cách chủ thể, cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, nghĩa
là phải được pháp luật thừa nhận có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
1.

NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ, HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN
1.1. Khái niệm
Khái niệm về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy
định hoàn toàn giống nhau tại khoản 1, điều 14, Bộ luật Dân sự
2005 cũng như ở khoản 1 điều 16, Bộ luật Dân sự 2015 mới:
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá
nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Đây là những quyền và nghĩa vụ dân sự khách quan là khả

năng do nhà nước quy định cho mọi cá nhân trong các văn bản
quy phạm pháp luật mà nội dung của năng lực dân sự này phụ
thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục, tập
quán...của nhà nước đó. Cụ thể:

-

-

Quyền dân sự là những quyền gắn liền với mỗi cá nhân và không
thể chuyển giao cho người khác, như: Quyền sống, quyền tự do và
an ninh cá nhân; Quyền không bị bắt làm nô lệ; Quyền không bị tra
tấn, quyền được đối xử nhân đạo; Quyền tự do đi lại và cư trú;
Quyền có quốc tịch; Quyền kết hôn và xây dựng gia đình; Quyền sở
hữu tài sản riêng…
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau
đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển
giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác
3


hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một
hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền) 1.
Đặc điểm

1.2.

Các đặc điểm về năng lực hành vi dân sự của cá nhân cũng vẫn
được giữ nguyên:
-


Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.(Theo

khoản 2, điều 14, Bộ luật Dân sự 2005 tương ứng với khoản 2, điều 16,
Bộ luật Dân sự năm 2015) . Không phân biệt giới tính, thành phần dân
tộc, giàu nghèo, tôn giáo. Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp
luật đều có các quyền nhân thân và tài sản.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra
và chấm dứt khi người đó chết.(Khoản 3, điều 14, Bộ luật Dân sự 2005
tương đương với khoản 3, điều 16, Bộ luật Dân sự năm 2015). Sinh ra
với tư cách là một con người, là chủ thể của pháp luật, được pháp luật
bảo vệ do đó cá nhân có các quyền nhân thân và tài sản là điều đương
nhiên.

-

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường

hợp do pháp luật quy định.(Được quy định tại điều 16, Bộ luật Dân sự 2005
cũng như ở điều 8, bộ luật Dân sự 2015). Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân do Nhà nước quy định, không ai được hạn chế năng lực pháp luật dân
sự của người khác, trong một số trường hợp để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi
ích công cộng, lợi ích của cá nhân tổ chức thì Nhà nước ban hành văn bản quy
phạm pháp luật hạn chế năng lực pháp luật của một hoặc một nhóm cá nhân
nhất định.

1.3.

Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân


1 Theo điều khoản số 280, bộ luật dân sự 2005 tương đương với điều 273, bộ luật dân sự 2015

4


Nội dung về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng đều được quy
định như nhau tại điều 15, Bộ luật Dân sự 2005 tương đương với điều 17,
Bộ luật Dân sự 2015. Cá nhân có quyền, nghĩa vụ sau đây :
1.3.1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài

sản. (Khoản 1). Cụ thể:
Quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền thuần tuý
về tinh thần gắn liền với chủ thể, không thể bị định đoạt và không
thể chuyển nhượng, những giá trị nhân thân này được đánh giá bởi
xã hội, nó đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người như danh dự,
nhân phẩm, uy tín, họ tên.
1.3.2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản(Khoản

2). Trong đó:
i)

Quyền sở hữu là quyền của cá nhân đối với tài sản của mình trong
việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, cá nhân có quyền sở hữu đối với
tài sản có được một cách hợp pháp.

ii)

Quyền thừa kế là quyền của cá nhân được hưởng di sản của người
khác để lại và quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo di
chúc hoặc theo pháp luật.


iii)

Quyền khác đối với tài sản như quyền khai thác bất động sản liền kề,
quyền tưới tiêu….

1.3.3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó

(Khoản 3). Xuất phát từ nguyên tắc cá nhân có quyền tự do cam kết,
thoả thuận bất cứ vấn đề gì vì lợi ích của mình nhưng không được vi
phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
2.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
2.1. Khái niệm

5


Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân
bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.(Quy
định tại điều 17, Bộ luật Dân sự 2005 và điều 19, Bộ luật Dân sự 2015)
-

Đặc điểm
Năng lực hành vi dân sự gắn với độ tuổi và trạng thái sức khẻo tinh thần

-

của cá nhân.

Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người đủ mười tám tuổi trở

2.2.

lên (người đã thành niên) là người có khả năng nhận thức, điều khiển
được hành vi của mình và ý thức được hậu quả hành vi của mình gây ra.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân thể hiện ở hai khía cạnh: khả năng
giao dịch (năng lực thực hiện giao dịch) , khả năng gánh chịu trách nhiệm

i)
ii)

(độc lập chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình).
2.3. Phân loại
2.3.1. Người chưa thành niên
Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo

iii)

pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng
ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù

iv)

hợp với lứa tuổi.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan

đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác
theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật

i)

đồng ý.
2.3.2. Mất năng lực hành vi dân sự
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không
thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án
ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi

ii)

dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân
sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi
6


ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết
iii)

định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do

i)

người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
2.3.3. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không
đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất
năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ
sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên
bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người

ii)

giám hộ.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu
quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó

i)

khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2.3.4. Hạn chế năng lực hành vi dân sự
Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá
tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích
liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra
quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi

ii)

dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn


iii)

chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của
người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có
sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy

iv)

định khác.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án
ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi
dân sự.
7


3.

Quyền nhân thân

Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự
gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.( điều 24-2005 và 25, khoản 1, Bộ
luật Dân sự 2015).
Cũng tại điều 25, Bộ luật Dân sự 2015, trong khoản 2 đã quy định rõ
ràng hơn về việc xác lập và thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến
quyền nhân thân của những người chưa có hoặc đã mất năng lực hành

vi dân sự. Theo đó, việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến
quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người có khó khan trong nhận thức, làm chủ hành vi phải
được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định
của Bộ luật này, luật khác có liên quan theo quy định của tòa án. Đồng
thời, việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân
thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý
của vợ, chồng hoặc con thành liên của người đó; trường hợp không có
những người này thì phải được sự dồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên
bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác.
Với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân có hàng
loạt dấu hiệu và thuộc tính tự nhiên, xã hội mà trên cơ sở đó phân biệt
các cá nhân với nhau đồng thời có ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của cá
nhân đó.Các thuộc tính đó là tên, quốc tịch, độ tuổi, tình trạng gia đình,
giới tính. Từ những thuộc tính này, luật quy định mỗi người tham gia
vào quan hệ pháp luật với tên (họ) nhất định (nhân danh mình) với quốc
tịch, độ tuổi và giới xác định. Các thuộc tính này được xác định ngay từ
khi khai sinh cùng với việc đăng ký khai sinh.

8


Trong Bộ luật Dân sự 2015, quyền nhân thân của cá nhân đã được cụ
thể hóa đầy đủ nhằm xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ
dân sự được quy định trong Hiến pháp và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam
là thành viên, bao gồm:
3.1.

Quyền có họ,tên

Quyền có họ, tên được quy định tại điều 26, Bộ luật Dân sự

2015. Trong điều luật này, ngoài những quy định cụ thể về quyền và
cách thức xác định về họ và tên của những người đã xác đinh được
cha hoặc mẹ hoặc cả 2 theo như điều 26, Bộ luật Dân sự 2005 quy
định về quyền đối với họ tên thì Bộ luật Dân sự 2015 còn bổ sung
thêm quy định về việc xác đinh họ, tên của những trường hợp trẻ em
bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ. Theo đó, Trường hợp trẻ em
bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con
nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ
của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha
nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người
đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ
và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo
đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề
nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em
đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Đồng thời cũng tại điều khoản này, Bộ luật đã nêu lên định
nghĩa cha đẻ và mẹ đẻ: Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này
là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang
thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của
Luật hôn nhân và gia đình.

9


Từ đó giúp việc xác lập và thực hiện quyền có họ, tên của mỗi cá nhân
được thuận tiện và dễ dàng hơn.
3.2.


Quyền được khai sinh, khai tử
Quyền được khai sinh tại điều 29 và quyền được khai tử tại điều

30, Bộ luật Dân sự 2005 đã được gộp thành quyền được khai sinh,
khai tử tại điều 30, Bộ luật Dân sự 2015, đồng thời có bổ sung: “Trẻ
em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì
phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi
bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ,
mẹ đẻ có yêu cầu’’.
3.3.

Quyền được xác định dân tộc
Quyền xác định, xác định lại dân tộc tại điều 29, Bộ luật Dân sự

2015 cũng có bổ xung thêm những quyền áp dụng cho trẻ em bị bỏ
rơi: “Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ
và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc
của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường
hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác
định theo dân tộc của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và
chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị
của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị
của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký
khai sinh cho trẻ em”.
3.4.

Quyền hiến nhận mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác
Bởi tính chất có những mối liên hệ mật thiết nhất định giữa


quá trình cho, nhận và ghép nội tạng của y học nên các quyền gồm:
quyền được hiến bộ phận cơ thể tại điều 33, quyền được hiến xác, bộ
phận cơ thể sau khi chết tại điều 34 và quyền được nhận bộ phận cơ
10


thể tại điều 35 trong Bộ luật Dân sự 2015 được quy định chung tại
điều 35, Bộ luật Dân sự 2015.
3.5.

Quyền xác định lại giới tính và quyền chuyển đổi giới tính
Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng pháp luật, vấn đề

xác định lại giới tính đã được ghi nhận. Điều 36 Bộ luật dân sự 2015
sửa đổi quy định: “Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác
định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp
giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình
chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính
(Khoản 1)”.
Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ
đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các
quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy
định của Bộ luật này và luật khác có liên quan(Khoản 3)”.
Điều 37 BLDS 2015 quy định thêm: “Việc chuyển đổi giới tính
được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính
có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật
về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển
đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Khi ghi nhận quy định này, BLDS năm 2015 đã đáp ứng được nhu cầu

của một bộ phận công dân trong xã hội mà không trái với truyền thống,
phong tục tốt đẹp của dân tộc và phù hợp với thông lệ quốc tế chung.
3.6.

Các quyền khác
Ngoài một số quyền nhân thân đã kể trên thì trong bộ luật mới

hầu hết các quyền khác như: quyền thay đổi họ; quyền thay đổi tên;
quyền đối với quốc tịch; quyền cá nhân đối với hình ảnh; quyền sống,
quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền về đời sống riêng tư,
11


bí mật cá nhân, bí mật gia đình; quyền nhân thân trong hôn nhân và
gia đình đều không có thay đổi cơ bản đáng kể nào.
4.

Hộ tịch và nơi cư trú của cá nhân
4.1. Hộ tịch
Hộ tịch có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nội dung
năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự.
Hộ tịch là tất cả những sự kiện (hành vi hoặc sự kiện) pháp
lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của
chủ thể. Việc xác định các sự kiện pháp lý về hộ tịch liên quan đến
địa vị dân sự cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Các sự
kiện đó đựơc quy định bao gồm: sinh tử kết hôn, ly hôn, giám hộ,
nuôi con nuôi, thay đổi tên, họ, quốc tịch, xác định dân tộc, cải
chính hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ
tịch.

4.2.

Nơi cư trú của cá nhân:
Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh

sống. (điều 52 BLDS 2005)
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá
nhân theo quy định trên thì nơi cư trú là nơi người đó đang sống
(điều 52 khoản 2 BLDS).
Việc xác định nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng
trong quan hệ pháp luật dân sự. Xác định nơi cư trú là cơ sở để xác
định việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, như nơi mở thừa kế,
nơi để tống đạt các giấy tờ, nơi được xác định các thẩm quyền của
Toà án giải quyết các vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng
Dân sự năm 2004, ...
5.

Giám hộ
12


Giám hộ là chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự nhằm mục đích
để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Chế định
giám hộ được quy định ở mục 4, Chương III Phần thứ nhất BLDS năm
2005 với 16 điều (từ Điều 58 đến Điều 73). Quy định về giám hộ trong
BLDS 2005 thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội đối với
người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt cần được sự trợ giúp của
những người thân thích trong gia đình, của các cơ quan, tổ chức và của
xã hội; nâng cao tinh thần trách nhiệm, khuyến khích phát huy tinh thần

tương thân tương ái giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau giữa những người thân
thích trong gia đình và trong cộng đồng xã hội.
5.1.

Khái niệm
Khái niệm tại khoản 1, điều 58, Bộ luật Dân sự 2005 tương tự

tại khoản 1, điều 46, Bộ luật Dân sự 2015, quy định: “Giám hộ là việc
cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã
cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của
Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc
chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”.
Cũng tại điều này, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định thêm tại
khoản 2 và 3: “Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu
họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch”.
Từ đó phạm vi của bộ luật được mở rộng hơn, cụ thể hơn, áp dụng
được tốt hơn trong đời sông xã hội
13


5.2.

Người được giám hộ
Ngoài những quy định về người giám hộ đã được quy định sẵn


có trong Bộ luật Dân sự 2005 gồm :
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha,
mẹ.
- Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành
vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha,
mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên
bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc,
giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
Đối với cá nhân, Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung một số cơ chế pháp
lý mới, hợp lý để bảo vệ tốt hơn quyền của những người yếu thế về năng
lực hành vi dân sự, đặc biệt là chế độ giám hộ đối với người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi. Cụ thể được bổ sung tại điểm d, khoản 1, điều 47:
“Người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.
5.3.

Người giám hộ

Người giám hộ là người thay mặt cho người được giám hộ trong
các quan hệ pháp luật dân sự và chăm sóc, giáo dục người giám hộ.
5.4.

Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Theo điều 60, Bộ luật Dân sự 2005, để một cá nhân trở thành
người giám hộ cần có đầy đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong

các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản
của người khác;
14


- Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Trong đó khoản 3 đã được cụ thể hóa chi tiết hơn tại các khoản 3
và 4, điều 49, Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, người có điều kiện cần thiết
bảo đảm thực hiện việc giám hộ:
“Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người
khác.
Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con
chưa thành niên”.
5.5.

Các hình thức giám hộ
Các hình thức giám hộ về cơ bản vẫn được giữ nguyên trong

các điều khoản trong Bộ luật Dân sự 2005. Các hình thức giám hộ

Hình thức giám hộ

gồm

Giám hộ đương nhiên của người
chưa thành niên
Giám hộ đương nhiên
Giám hộ đương nhiên của người

mất năng lưc hành vi dân sự

Giám hộ cử

15


6.

Thông báo tìm người vắng mặt tại nơi cu trú, tuyên bố mất tích,
tuyên bố chết
Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích (chết) hoặc

Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích (chết) phải được gửi
cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên
bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
6.1.

Tuyên bố cá nhân mất tích
6.1.1. Khái niệm và điều kiện

Tuyên bố mất tích là việc Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố
một cá nhân mất tích khi có đủ những điều kiện luật định. Điều kiện để
tuyên bố cá nhân mất tích bao gồm:
- Có yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan.
- Điều kiện về mặt thời gian: được quy định tại điều 78, Bộ luật Dân
sự 2005 tương ứng điều 68, Bộ luật Dân sự 2015.
- Về mặt thủ tục: Việc tuyên bố cá nhân mất tích phải được thông
báo tìm kiếm công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
theo quy định của Pháp luật tố tụng dân sự.

6.1.2. Hậu quả của việc tuyên bố cá nhân mất tích:
Về mặt tài sản: tài sản của người bị tuyên bố mất tích được giao
cho cá nhân, tổ chức quản lý theo quy định của pháp luật, vấn đề này
được quy định tại Điều 75 BLDS 2005 tương ứng điều 69, Bộ luật Dân
sự 2015.
Về mặt nhân thân: Nếu người vợ hoặc chồng của người bị tuyên
bố mất tích muốn ly hôn thì phải làm thủ tục ly hôn với người bị tuyên
bố mất tích theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp
luật tố tụng dân sự.
6.2. Tuyên bố chết
6.2.1. Khái niệm và điều kiện
16


Tuyên bố chết là việc Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố một
cá nhân là đã chết theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên
quan khi có những đủ điều kiện luật định:
-

-

Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
Điều kiện về thời gian: Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố
mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức
xác thực là còn sống. Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể
từ khi chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn
sống. Bị tai nạn hoặc thảm họa thiên tai mà sau một năm kể từ
ngày tai nạn hoặc thảm họa thiên tai chấm dứt vẫn không có tin
tức là cònsống, Trường hợp cuối cùng có quyền yêu cầu tòa án
tuyên bố cá nhân chết là cá nhân biệt tích năm năm liền trở lên,

không có tin tức xác thực là còn sống.
Về mặt thủ tục, việc yêu cầu tuyên bố cá nhân chết phải thông báo
tìm kiếm công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo
quy định của Pháp luật tố tụng dân sự. o Hậu quả pháp lý của việc
tuyên bố cá nhân chết. Về mặt tài sản của người bị tuyên bố chết
thì được chia cho những người thừa kế của người này theo quy
định của pháp luật thừa kế. Về măt nhân thân: Được giải quyết
như đối với một người đã chết, người vợ hoặc chồng của người bị
tuyên bố chết có thể kết hôn với người khác mà không phải làm
thủ tục ly hôn như tuyên bố cá nhân mất tích.
Về tuyên bố chết (Điều 71 Khoản 1 điểm c) còn sửa đổi, bổ sung:

Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn
hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là
còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 68 BLDS
quy định sau 01 năm).
III.

Kết luận
Như vậy, trong chương cá nhân – chủ thể của pháp luật dân sự, Bộ

luật Dân sự 2015 không chỉ cụ thể hóa nhiều điều, khoản trong Bộ luật
Dân sự 2005 chi tiết, rõ ràng hơn giúp việc hiểu và áp dụng Bộ luật Dân
sự trong đời sống thuận tiện hơn mà bộ luật còn đưa ra thêm nhiều
những điều khoản mới, thiết thực phù hợp với tình hình phát triển của
17


quốc gia. Được thay đổi một cách toàn diện có hệ thống, các điều luật chi
phối, bao quát các mặt của đời sống cá nhân – chủ thể của pháp luật dân

sự, mở rộng quy phạm mà pháp luật ảnh hưởng, cải thiện trật tự, an
toàn xã hội. Không chỉ dừng lại ở đó, Bộ luật Dân sự 2015 là bộ luật đầu
tiên trong lịch sử công nhận quyền chuyển đổi giới tính của công dân. Đó
thực sự là một bước tiến lớn, một thay bước ngoặt táo bạo được đông
đảo bạn bè quốc tế đánh giá cao. Qua đó không chỉ sự phù hợp, bao quát
của bộ luật trong thời kì hội nhập mà từ đó còn thể hiện sự văn minh
trong nhận thức của công dân Việt Nam. Một bộ luật với nhiều thành
công hứa hẹn khi được chính thúc áp dụng chính thức bắt đầu từ ngày
01/01/2017.

18


IV.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2015.
2. Bộ luật Dân sự 2005.
3. Các websites: wattpad.com, noichinh.vn, thuvienphapluat.vn,
moj.gov.vn,…

19



×