Bài kiểm tra môn Luật Dân sự chuyên sâu
Đề bài: Ông Ri và bà Bé kết hôn hợp pháp năm 1965, có 5 người con
chung là: Thủy, Khánh, Liên, Dung và Hùng. Năm 1969, ông Ri được người bạn
tên Đức cho căn nhà tại 652 xa lộ Hà Nội, khu phố 1, Phước Long B, quận 9,
thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1972 ông Ri sống chung như vợ chồng với bà
Tính nhưng khơng đăng ký kết hơn, sinh được 4 người con là: Quỳnh, Trang,
Quyên, Tuấn. Ông Ri và bà Tính sống trong ngơi nhà tại số 652 xa lộ Hà Nội từ
năm 1972 cho đến khi ông Ri chết. Trong q trình chung sống, ơng bà đã sửa
chữa, cải tạo lại ngơi nhà nói trên. Năm 2006, ơng Ri chết không để lại di chúc.
Ngày 02/01/2017 bà Bé khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định căn nhà 652 nói trên
là tài sản chung của bà Bé và ông Ri và yêu cầu chia tài sản thừa kế của ơng Ri.
Tuy nhiên bà Tính cho rằng thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết nên bà không
đồng ý với yêu cầu chia di sản của bà Bé. Được biết bà Bé không chung sống
với ông Ri kể từ năm 1972.
Hãy lập luận cho yêu cầu chia di sản thừa kế của bà Bé trên cơ sở quy định
của pháp luật dân sự.
Bài làm:
* Về quan hệ hôn nhân:
Ơng Ri và bà Bé kết hơn hợp pháp năm 1965 nên bà Bé là vợ hợp pháp của
ông Ri. Mặc dù bà Bé không chung sống với ông Ri kể từ năm 1972 nhưng bà
Bé là vợ kết hôn hợp pháp, quan hệ hôn nhân của hai người vẫn tồn tại, chưa
được Tịa án giải quyết ly hơn nên bà Bé vẫn là vợ hợp pháp của ơng Ri.
Ơng Ri chung sống như vợ chồng với bà Tính từ năm 1972 nhưng không
đăng ký kết hôn. Thời điểm này, Luật hơn nhân gia đình năm 1959 chưa có hiệu
lực tại miền Nam (có hiệu lực ngày 25/3/1977), do hồn cảnh lịch sử nước ta
nên trước khi Luật Hôn nhân gia đình năm 1959 có hiệu lực ở miền Bắc (ngày
13/01/1960) và có hiệu lực ở miền Nam thì việc có nhiều vợ, nhiều chồng ở hai
miền khơng bị pháp luật cấm mà thừa nhận, nên bà Tính cũng là vợ của ông Ri.
Theo quy định tại điểm a, mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định của pháp luật thừa kế năm 1990 quy định: “Trong trường hợp một
người có nhiều vợ (trước ngày 13/01/1960 ngày công bố Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1959 đối với Miền Bắc; trước ngày 25/3/1977 ngày công bố danh mục
văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước đối với Miền Nam và
đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở Miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà
việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng Bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả
các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại,
người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ…”. Nghĩa
là đối với trường hợp có nhiều vợ trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam thì tất cả
Bài kiểm tra môn Luật Dân sự chuyên sâu
các người vợ đều được xem là vợ hợp pháp và đều được quyền hưởng thừa kế
tài sản của chồng.
Như vậy, trong trường hợp này ơng Ri có hai người vợ hợp pháp là bà Bé
và bà Tính.
* Về tài sản:
Năm 1969, ông Ri được người bạn cho căn nhà tại 652 Xa lộ Hà Nội. Lúc
này Luật Hơn nhân gia đình năm 1959 chưa có hiệu lực tại miền Nam nên mặc
dù lúc này ông Ri và bà Bé đã kết hôn nhưng đây là tài sản riêng của ông Ri.
Đến ngày 25/3/1977, Luật hơn nhân gia đình năm 1959 có hiệu lực tại miền
Nam, theo quy định tại Điều 15 thì vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và
sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới. Như vậy, thời điểm
nay, tài sản riêng của ông Ri chuyển thành tài sản chung vợ chồng gồm ơng Ri,
bà Bé và bà Tính.
* Về chia di sản thừa kế:
- Thời hiệu chia di sản thừa kế:
Tại điểm d khoản 1 Điều 688 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Thời hiệu được áp dụng theo qui định của Bộ luật này”.
Tại khoản 1 Điều 623 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thời hiệu
để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm
đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế...”.
Theo khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì: “Từ ngày 01/01/2017,
Tịa án áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật
dân sự số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời
hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động”,
Đồng thời, tại Án lệ số 26/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao thông qua ngày 17/10/ 2018 và được công bố theo Quyết định
số 269/QĐ-CA ngày 06/11/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ở phần
Giải pháp pháp lý đã nêu: “… xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu
chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990. Thời
hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân
sự số 91/2015/QH13”.
Như vậy, ông Ri chết năm 2006, đến ngày 02/01/2017 (sau ngày Bộ luật
Dân sự năm 2015 có hiệu lực), bà Bé mới khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế
của ông Ri nên Tòa án sẽ áp dụng thời hiệu theo Bộ luật Dân sự năm 2015 là 30
Bài kiểm tra môn Luật Dân sự chuyên sâu
năm đối với nhà, đất tại 652 Xa lộ Hà Nội. Vì vậy, thời hiệu khởi kiện yêu cầu
chia thừa kế di sản của ơng Ri vẫn cịn.
* Người được hưởng di sản thừa kế:
Hàng thừa kế thứ nhất của ông Ri gồm: bà Bé, bà Tính và các con gồm
Thủy, Khánh, Liên, Dung, Hùng, Quỳnh, Quang, Quyên và Tuấn (dữ liệu đề bài
không nêu tên bố mẹ đẻ của ông Ri, nên xem như các cụ đã chết).
* Đường lối chia di sản thừa kế:
Do trong q trình chung sống ơng Ri, bà Tính có cải tạo sửa chữa nhà tại
số 652 Xa lộ Hà Nội nên phần sửa chữa sẽ được khấu trừ khi chia tài sản chung
và chia di sản thừa kế. Phần sửa chữa này của ông Ri ½, bà Tính ½.
Sau khi trừ phần sửa chữa giá trị nhà, đất sẽ chia tài sản chung thành 3
phần gồm ơng Ri, bà Bé, bà Tính.
Di sản để lại của ơng Ri gồm ½ phần sửa chữa nhà + 1/3 giá trị nhà, đất
(trừ phần sửa).
Di sản ông Ri để lại sẽ được chia đều cho các hàng thừa kế thứ nhất gồm
11 kỷ phần. Các con mỗi người hưởng 1 kỷ phần, bà Bé 1 kỷ phần + 1/3 giá trị
nhà, đất (trừ phần sửa), bà Tính 1 kỷ phần + 1/3 giá trị nhà, đất (trừ phần sửa) +
½ phần sửa chữa.
Bà Tính hiện quản lý, sử dụng ngôi nhà từ năm 1972 đến nay; đồng thời,
phần được hưởng có giá trị lớn nhất nên sẽ nhận hiện vật và thối trả cho các
đồng thừa kế còn lại; cịn nếu bà Tính khơng có khả năng thối trả hoặc các
đương sự thỏa thuận giao cho 01 trong những người con nào đó; hoặc thỏa thuận
khác nhưng khơng trái đạo đức và pháp luật, thì Tịa án ghi nhận sự thỏa thuận
của các đương sự và giao hiện vật như nội dung đã thỏa thuận./.