Tải bản đầy đủ (.docx) (223 trang)

Đánh giá đa dạng di truyền và xây dựng quy trình nhân giống cây trà hoa vàng (camellia spp ) thu thập tại quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.29 MB, 223 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG QUANG BÍCH

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ XÂY DỰNG
QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG CÂY TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA spp.) THU THẬP TẠI QUẢNG NINH

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP- 2018


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG QUANG BÍCH

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ XÂY DỰNG
QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG CÂY TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA spp.) THU THẬP TẠI QUẢNG
NINH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY
TRỒNG MÃ SỐ: 9620110

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
THẢO TS. NGUYỄN VĂN PHÚ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu
trong luận án là hoàn toàn trung thực, khách quan, chƣa từng đƣợc tập thể, cá nhân
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã
đƣợc cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận án đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Nghiên cứu sinh

Đặng Quang Bích

i


LỜI CẢM ƠN

Sau hơn 03 năm học tập, nghiên cứu tại Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, trong
q trình thực hiện luận án tại bộ môn Sinh lý Thực vật và bộ môn Công nghệ Sinh học
thực vật, nhờ sự hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ của các thầy cơ giáo, cùng các cán bộ tại
phịng thí nghiệm của bộ môn, với sự nỗ lực, học tập, nghiên cứu của bản thân, tơi đã
hồn thành luận án nghiên cứu của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Quản lý đào tạo Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, khoa Công nghệ Sinh học và các thầy
cô giáo đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam.

Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Phƣơng Thảo; TS. Nguyễn Văn Phú đã tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo và hỗ trợ tơi trong
suốt q trình học tập cũng nhƣ nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đinh Trƣờng Sơn, Ths. Ninh Thị
Thảo, Ths. Nguyễn Thị Thùy Linh; TS. Hoàng Hải Hà; Ths. Phạm Thị Thu Hằng đã tận
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập cũng
nhƣ nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới các em sinh viên cùng toàn thể bạn bè
và các anh, chị đang thực tập tại phịng thí nghiệm bộ mơn Sinh lý Thực vật, bộ mơn
Cơng nghệ Sinh học thực vật và phịng thí nghiệm Hóa sinh khoa Cơng nghệ Thực
phẩm đã hợp tác, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những ngƣời thân luôn động
viên, hỗ trợ và tạo động lực cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018.

Tác giả

Đặng Quang Bích


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i


Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

x

Trích yếu luận án

xi

Thesis abstract

xiii

PHẦN 1. MỞ ĐẦU


1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2

1.3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3

1.4.

Những đóng góp mới của luận án

3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1.

Giới thiệu về chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.)

4

2.1.1.

Nguồn gốc chi trà Camellia

4

2.1.2.

Đặc điểm hình thái thực vật học chi trà Camellia

5

2.1.3.

Đặc điểm phân bố chi trà Camellia

8


2.1.4.

Sơ lƣợc lịch sử phát hiện và sự phân bố trà hoa vàng (Camellia spp.)

2.2.

Những nghiên cứu về chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.)
trên thế giới

2.2.1.

2.3.1.

13

Nghiên cứu về giá trị sử dụng, thực trạng khai thác chi trà Camellia và
trà hoa vàng (Camellia spp.) trên thế giới

2.3.

13

Những nghiên cứu về đa dạng di truyền và nhân giống chi trà Camellia
và trà hoa vàng (Camellia spp.)

2.2.2.

10


20

Những nghiên cứu về chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.)
trong nƣớc

26

Những nghiên cứu về đa dạng di truyền, nhân giống chi trà Camellia và
trà hoa vàng (Camellia spp.)

26


2.3.2.
2.4.

Giá trị sử dụng, thực trạng khai thác chi trà Camellia và trà hoa vàng
(Camellia spp.) trong nƣớc

33

Một số đặc điểm về trà hoa vàng Camellia spp. tại Quảng Ninh

38

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

41

3.1.


Đối tƣợng nghiên cứu

41

3.2.

Vật liệu nghiên cứu

41

3.3.

Nội dung nghiên cứu

42

3.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

42

3.4.1.

Phƣơng pháp thu thập mẫu, mơ tả đặc điểm hình thái và xác định thành
phần hàm lƣợng một số hợp chất

3.4.2.


Phƣơng pháp đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cây trà hoa vàng thu
thập đƣợc bằng kỹ thuật chỉ thị phân tử

3.4.3.
3.4.4.

hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh

47

Phƣơng pháp xử lý số liệu

58

59

Hàm lƣợng một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong lá và nụ hoa cây
trà hoa vàng (Camellia spp.) thu thập tại tỉnh Quảng Ninh

4.2.

59

Thu thập nguồn gen và đánh giá đặc điểm hình thái thực vật cây trà hoa
vàng (Camellia spp.) tại Quảng Ninh.

4.1.2.

59


Thu thập nguồn gen cây trà hoa vàng tại tỉnh Quảng Ninh và đánh giá
đặc điểm hình thái thực vật và hóa sinh của chúng

4.1.1.

44

Phƣơng pháp nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây trà

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.

42

65

Đánh giá đa dạng di truyền mẫu giống trà hoa vàng thu thập đƣợc bằng
kỹ thuật chỉ thị phân tử

75

4.2.1.

Kết quả phân tích đa dạng kiểu hình mẫu giống trà hoa vàng thu thập

76

4.2.2.

Kết quả phân tích đa dạng di truyền mẫu giống trà hoa vàng bằng chỉ thị

RAPD và ISSR

78

4.3.

Xây dựng qui trình nhân giống cây trà hoa vàng

86

4.3.1.

Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây trà hoa vàng

87

4.3.2.

Xây dựng quy trình nhân giống vơ tính cây trà hoa vàng bằng phƣơng
pháp giâm cành

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

105
119

5.1.

Kết luận


119

5.2.

Kiến nghị

119


Danh mục các cơng trình khoa học đã cơng bố liên quan đến luận án

121

Tài liệu tham khảo

122

Phụ lục

143


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt (tiếng Anh)

AFLP

Amplified Fragment Length Polymorphism.


BLAST

Basic Local Alignment Search Tool.

BA

Benzyl adenine

C

Catechin

CF

Caffeic acid

CV(%)

Coefficient of variation (%)

CR

Coumarin

Ct

Công thức

Cs


Cộng sự

CP

Cổ phần

CK

Chất khô

C00

Chu vi gốc

DPPH

2,2 - Diphenyl -1 - picrylhydrazyl

D00

Đƣờng kính gốc

D1.3

Đƣờng kính thân ngang ngực

Đc

Đối chứng


EC

Epicatechin

EGCG

Epigallocatechin 3-gallate

ECG

Epicatechin 3-gallate

GA3

Gibberellic acid

HSN

Hệ số nhân

HPLC

High performance Liquid Chromatography

Hvn

Chiều cao vút ngọn

IUCN


International Union for Conservation of Nature

ISSR

Inter Simple Sequence Repeat.

IBA

Indol butyric acid

Ki

Kinetin

LSD0.05

Least significant different 5%

MS

Murashige and Skoog


MAS

Marker Assisted Selection

ND


Nƣớc dừa

NCBI

National Center for Biotechnology information.

PCR

Polymerase Chain Reaction.

PCA

P - Coumaric acid

QC

Quercetin

RES

Resveratrol

RAPD

Random Amplified Polymorphism DNA.

RFLP

Restriction Fragment Length Polymorphism.


RP

Resolving power

RT

Rutin

VA

Vanilic acid

SSR

Simple Sequence Repeat.

SLA

Salicylic acid

Tm

Nhiệt độ gắn mồi.

THT

Than hoạt tính

TB


Trung bình

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WPM

Wooden plant medium

α – NAA

Axit α - naphtyl axetic


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1.

Danh sách 25 mẫu giống trà hoa vàng dùng trong đánh giá đa dạng di truyền 41

3.2.

Chế độ gradient với 2 kênh A và kênh B


44

3.3.

Danh sách mồi sử dụng trong RADP và ISSR

44

3.4.

Thành phần phản ứng RAPD - PCR và ISSR - PCR

46

3.5.

Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR

46

4.1.

Kết quả tính chiều cao vút ngọn trung bình cây trà hoa vàng của 12 tuyến
thu thập

4.2.

60

Kết quả tính đƣờng kính gốc trung bình cây trà hoa vàng của 12 tuyến

thu thập

61

4.3.

Các chỉ tiêu về lá cây trà hoa vàng của 12 tuyến thu thập

63

4.4.

Danh sách mẫu lá và nụ hoa trà hoa vàng thu thập tại Quảng Ninh đƣợc
sử dụng cho phân tích hợp chất có hoạt tính sinh học

4.5.

Hàm lƣợng catechin C, EC, EGCG, ECG, rutin và quercetin trong lá trà
hoa vàng

4.6.

70

Hàm lƣợng catechin C, EC, EGCG, ECG, rutin và quercetin trong nụ hoa
trà hoa vàng

4.8.

68


Hàm lƣợng phenolic CF, PCA, SLA, VA, resveratrol và coumarin trong
lá trà hoa vàng

4.7.

66

73

Hàm lƣợng phenolic CF, PCA, SLA, VA, resveratrol và coumarin trong
nụ hoa trà hoa vàng

74

4.9.

Đa hình của 25 mẫu giống trà hoa vàng dựa trên chỉ thị RAPD và ISSR

80

4.10.

Hệ số tƣơng đồng di truyền của 25 mẫu giống trà hoa vàng

83

4.11.

Hiệu quả tạo nguồn vật liệu ban đầu từ đoạn cành mang mắt ngủ


88

4.12.

Ảnh hƣởng của vật liệu nuôi cấy tới hiệu quả tạo nguồn vật liệu ban đầu

90

4.13.

Ảnh hƣởng của tổ hợp BA và GA3 tới sự nảy mầm của hạt trà hoa vàng

92

4.14.

Ảnh hƣởng của môi trƣờng nền tới sự sinh trƣởng của chồi trà hoa vàng

94

4.15.

Ảnh hƣởng của tổ hợp các chất điều tiết sinh trƣởng tới khả năng nhân
nhanh chồi in vitro cây trà hoa vàng

95


4.16.


Ảnh hƣởng của nƣớc dừa tới khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây trà
hoa vàng

4.17.

Ảnh hƣởng của hàm lƣợng môi trƣờng đến khả năng ra rễ của chồi in
vitro cây trà hoa vàng

4.18.

99

Ảnh hƣởng của giá thể đến khả năng thích nghi của cây in vitro ngồi
vƣờn ƣơm

4.19.

98

101

Ảnh hƣởng của tuổi cây in vitro tới khả năng thích nghi của cây ngoài
vƣờn ƣơm.

103

4.20.

Ảnh hƣởng của biện pháp xử lý đến tỷ lệ sống của cành giâm trà hoa vàng


106

4.21.

Ảnh hƣởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cành giâm trà hoa vàng

108

4.22.

Ảnh hƣởng của α-NAA đến tỷ lệ ra rễ của cành giâm trà hoa vàng

109

4.23.

Ảnh hƣởng của chế phẩm giâm chiết cành đến tỷ lệ hom giâm tạo chồi

111

4.24.

Ảnh hƣởng của thời vụ giâm đến khả năng ra rễ của cành giâm cây trà
hoa vàng

4.25.

Ảnh hƣởng của che sáng đến sinh trƣởng của cây con trà hoa vàng trong
giai đoạn vƣờn ƣơm


4.26.

114

Ảnh hƣởng của số lần bón phân đến sinh trƣởng của cây trà hoa vàng
trong vƣờn ƣơm

4.27.

113

115

Ảnh hƣởng của thời gian đảo bầu đến sinh trƣởng của cây giống trong
giai đoạn vƣờn ƣơm.

117


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

2.1.

Hình dạng chóp lá


7

2.2.

Hình dạng gốc lá

7

2.3.

Quả hình cầu (A: C. hakodae), hình cầu dẹt (B: C. petelotii) và khi mở để
lộ trụ quả (C: C. tamdaoensis)

4.1.

Hoa, quả, cây trà hoa vàng thu thập tại tuyến số 1 Khe Sút, Hoành Bồ,
Quảng Ninh

4.2.

8
64

Lá, hoa, quả và cây trà hoa vàng thu thập tại Hoành Bồ, Quảng Ninh,
mẫu Csp1

77

4.3.


Sơ đồ sự tƣơng đồng của 25 mẫu giống trà hoa vàng dựa trên kiểu hình

77

4.4.

Ảnh điện di sản phẩm phản ứng mồi RAPD02 với 25 mẫu trà hoa vàng

79

4.5.

Sơ đồ quan hệ di truyền của 25 mẫu giống trà hoa vàng dựa trên chỉ thị
phân tử RAPD và ISSR

4.6.

Đoạn cành mang mắt ngủ đƣợc khử trùng bằng NaOCl 7% bị nhiễm nấm
sau 1 tuần nuôi cấy

4.7.

100

Ảnh hƣởng của giá thể tới khả năng thích nghi cây in vitro ngồi vƣờn
ƣơm sau 12 tuần nuôi cấy

4.12.


97

Ảnh hƣởng của hàm lƣợng mơi trƣờng ni cấy tới q trình ra rễ in
vitro cây trà hoa vàng sau 12 tuần nuôi cấy

4.11.

93

Ảnh hƣởng của các tổ hợp chất điều tiết sinh trƣởng đến khả năng nhân
nhanh chồi in vitro trà hoa vàng sau 4 tuần nuôi cấy

4.10.

91

Ảnh hƣởng của tổ hợp BA và GA3 tới quá trình nảy mầm của hạt trà hoa
vàng sau 2 tuần nuôi cấy

4.9.

89

Cây nảy mầm từ hạt trà hoa vàng đƣợc khử trùng bằng NaOCl 7% sau 12
tuần nuôi cấy

4.8.

84


102

Ảnh hƣởng của tuổi cây in vitro tới khả năng thích nghi của cây ngồi
vƣờn ƣơm (10 tuần sau khi ra cây)

104

4.13.

Sơ đồ quy trình nhân giống in vitro cây trà hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh

105

4.14.

Sơ đồ quy trình nhân giống in vivo cây trà hoa vàng

118


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Đặng Quang Bích
Tên Luận án: “Đánh giá đa dạng di truyền và xây dựng quy trình nhân giống cây trà
hoa vàng (Camellia spp.) thu thập tại Quảng Ninh”
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9620110
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa đƣợc cơ sở dữ liệu về đặc điểm thực vật, hóa sinh và mức độ đa
dạng di truyền trà hoa vàng thu thập ở Quảng Ninh, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu

và phát triển cây trà hoa vàng thành nguồn dƣợc liệu mới;
- Xây dựng quy trình nhân giống cây trà hoa vàng (Camellia spp.) với hệ số
nhân giống cao, chất lƣợng cây giống tốt, đồng đều phục vụ bảo tồn và phát triển cây
thuốc quý này ở qui mô công nghiệp.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
1) Thu thập nguồn gen, đánh giá đặc điểm hình thái thực vật và hóa sinh cây trà
hoa vàng phân bố tại Quảng Ninh;
2) Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cây trà hoa vàng thu thập đƣợc bằng
kỹ thuật chỉ thị phân tử;
3) Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây trà hoa vàng.
Vật liệu nghiên cứu.
Là các mẫu lá, hoa, quả, hạt, đoạn thân và cây trà hoa vàng đƣợc thu thập tại
tỉnh Quảng Ninh và một số khu vực có cây trà hoa vàng phân bố.
Các phƣơng pháp nghiên cứu:
(1) Phƣơng pháp thu thập mẫu (Hoàng Chung, 2006; Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007;
Nguyễn Bá, 2007); (2) Phƣơng pháp mơ tả hình thái và so sánh hình thái (Hồng Thị
Sản và Hồng Thị Bé, 2005; Nguyễn Nghĩa Thìn, 2009); (3) Phƣơng pháp kế thừa; (4)
Phƣơng pháp xác định thành phần hàm lƣợng một số hợp chất thứ cấp, áp dụng
phƣơng pháp phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) đƣợc mô tả theo Ang et al.
(2013) để đánh giá thành phần, hàm lƣợng hợp chất sinh học trong trà hoa vàng; (5)
Phƣơng pháp đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị ISSR và RAPD. Kỹ thuật PCR
đánh giá đa dạng di truyền sử dụng 8 chỉ thị ISSR và 45 chỉ thị RAPD đƣợc thực hiện
trên máy PCR (Eppendorf ). Phản ứng PCR bao gồm các thành phần tiêu chuẩn trong đó
sử dụng nồng độ dung dịch đệm theo khuyến cáo của nhà sản xuất, 0,2 mM dNTPs,
0,25 mM MgCl2, 0,5 µM mồi, 0,05 đơn vị enzyme/µl. Phản ứng PCR đƣợc thực hiện
với chu kỳ nhiệt nhƣ sau: 94°C - 3 phút, (94°C - 30 giây, Tm - 30 giây, 72°C - 2 phút) x
40 chu kỳ, 72°C
- (5 - 7) phút (Valdemar et al., 2004; Oliveira et al., 2010). Xử lý số liệu: Xây dựng sơ
đồ đa dạng di truyền bằng phần mềm NTSYS 2.1; (6) Phƣơng pháp nghiên cứu kỹ thuật



nhân giống vơ tính in vitro cây trà hoa vàng gồm các phƣơng pháp: phƣơng pháp khử
trùng mẫu, phƣơng pháp nuôi cấy khởi động, phƣơng pháp nhân nhanh chồi in vitro,
Phƣơng pháp tạo cây hoàn chỉnh in vitro, Phƣơng pháp ra cây ngoài vƣờn ƣơm
(Murashige and Skoog, 1962); (7) Phƣơng pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng
kỹ thuật giâm hom cây trà hoa vàng gồm các phƣơng pháp: phƣơng pháp lấy hom,
phƣơng pháp cắt hom, phƣơng pháp xử lý và cắm hom, phƣơng pháp theo d i và thu
thập số liệu; (8) Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm, phƣơng pháp xử lý số liệu theo
chƣơng trình Excel và IRRISTART 5.0.
Kết quả chính và kết luận
1) Đã xác định đƣợc đặc điểm hình thái của cây trà hoa vàng thu thập tại Quảng
Ninh. Đây là cây bụi, thân gỗ nhỏ, có rễ cọc, sống dƣới tán cây khác, phân cành thấp, lá
to, bóng, mép có răng cƣa, hoa lƣỡng tính màu vàng tƣơi, quả hình cầu dẹt, màu xanh
có từ 1 tới 9 hạt. Dựa trên các đặc điểm hình thái, có thể xác định đƣợc các mẫu trà hoa
vàng nghiên cứu thuộc chi Camellia L.
2) Kết hợp các kết quả phân tích: (1) Đánh giá kiểu gen của 25 mẫu trà hoa vàng
bằng chỉ thị phân tử RAPD và ISSR; (2) Đánh giá đặc điểm hình thái; (3) Phân tích
các hợp chất có hoạt tính dƣợc lý cho thấy: Các mẫu giống trà hoa vàng có sự tƣơng
đồng cao về kiểu hình, đa dạng về kiểu gen và khả năng tích lũy hàm lƣợng các hợp
chất có hoạt tính dƣợc lý.
3) Đã xây dựng thành cơng quy trình nhân nhanh in vitro cây trà hoa vàng, xác
định đƣợc môi trƣờng và điều kiện nuôi cấy phù hợp cho từng giai đoạn ni cấy cụ
thể. Quy trình cho tỷ lệ tái sinh chồi từ hạt cao 100%, hệ số nhân chồi đạt 4,7 chồi/lần,
tỷ lệ chồi ra rễ 100%, chất lƣợng cây in vitro tốt, giá thể ra cây phù hợp cho tỉ lệ cây
sống đạt tỷ lệ 93,75%. Kết thúc giai đoạn vƣờn ƣơm, cây giống trà hoa vàng sinh
trƣởng và phát triển tốt.
4) Đã xây dựng thành công quy trình sản xuất cây giống trà hoa vàng bằng kỹ
thuật giâm hom. Quy trình sử dụng hom giống đƣợc lấy từ cành bánh tẻ trên cây mẹ
thành thục trồng tại Ba Chẽ, Quảng Ninh và giá thể giâm là cát. Hom giống và giá thể

đƣợc xử lý với Viben C, sau đó sử dụng dung dịch α-NAA ở nồng độ 2000 ppm để xử
lý hom giâm nhằm kích thích tạo rễ. Vụ thu là thời vụ thuận lợi cho sự tái sinh của cành
giâm với tỷ lệ hom ra rễ đạt 60%, tỷ lệ bật chồi là 56,6% sau 90 ngày giâm hom. Việc
tƣới phân bón tổng hợp cho cây bầu trong vƣờn ƣơm với liều lƣợng 2 lít/1m 2 với tần
suất tƣới là 5-10 ngày một lần là phù hợp cho sinh trƣởng của cây con, đảm bảo chất
lƣợng cây giống. Sử dụng biện pháp đảo bầu cây với tần suất 20 - 30 ngày một lần
không những giảm chi phí sản xuất mà cịn đảm bảo chất lƣợng cây giống cho đến khi
xuất vƣờn.


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Đang Quang Bich
Thesis title: "Assessment of genetic diversity and establishment of the process of
propagation of yellow-flower tea (Camellia spp.) collected in Quang Ninh province"
Major: Crop Science
Code: 9620110
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To systematize the databases on plant characteristics, biochemistry and genetic
diversity of yellow-flower tea, which shall serve as a basis for the research and
development of yellow-tea trees into new sources of medicines;
- Establishing the process of propagation of yellow-flower tea (Camellia spp.)
with high multiplication coefficient and good quality seedlings for the preservation and
development of this precious medicinal plant on an industrial scale.
Materials and Methods
The research contents include
1) Collecting the gene resource of yellow-flower tea from Quang Ninh province
and evaluating their morphology and biochemical characteristics;
2) Evaluating the genetic diversity by using molecular marker techniques;
3) Researching on some technical measures to propagate yellow-flower tea tree.

Research materials
Leaf, flower, fruit, seed, stem and yellow-flower tea plant were collected in Quang
Ninh province and some areas where yellow-flower tea trees grow.
Methodology
(1) sample collection (Hoang Chung, 2006; Nguyen Nghia Thin, 2007; Nguyen
Ba, 2007); (2) Morphology and morphological comparison (Hoang Thi San and Hoang
Thi Be, 2005; Nguyen Nghia Thin, 2009); (3) inheritance method; (4) Determination of
content of some secondary compounds. Application of high-performance liquid
chromatography (HPLC) method described by Ang et al. (2013) to evaluate
composition, content of biological compounds in yellow flower tea; (5) Genetic
diversity assessment using ISSR and RAPD directives. Genetic diversity evaluation
using eight ISSR directives and 45 RAPD directives were performed on PCR
(Eppendorf). PCR responses consisted of standard components which used the
manufacturer's recommended buffer concentrations, 0,2 mMdNTPs, 0,25 mM MgCl2,
0,5 μM primers, 0,05 units enzyme/μl. The PCR reaction was performed with the
following thermal cycles: 94° C - 3 minutes, 94° C - 30 seconds, Tm - 30 seconds, 72°
C - 2 minutes) x 40 cycles, 72° C - (5 - 7) minutes (Valdemar et al., 2004; Oliveira et
al., 2010). Data processing: Building genetic diversity diagram using


NTSYS 2.1 software; (6) The in vitro propagation of clonal propagation in yellowflower tea tree includes the following methods: sample sterilization method, starter culture
method, in vitro shoot multiplication method, complete in vitro, method of nursing
outside the nursery (Murashige and Skoog, 1962); (7) In vivo clonal propagation
technique, yellow- flower tea includes the following methods: cutting method, cutting
method, method of cutting and cutting, method of monitoring and collecting numbers
whether; (8) Method of experimental lay-out, data processing using Excel and
IRRISTART 5.0.
Main findings and conclusions
1) The morphological characteristics of yellow tea were identified in Quang Ninh.
This is a shrub, small woody, with pile roots, live under other trees, low branches, big

leaves, shadows, serrated edges, bright yellow hermaphroditic flowers, flat spherical,
blue colour from 1 to 9 seeds. Based on morphological characteristics, the samples of
Camellia L. can be identified.
2) Combining the analytical results: (1) Genotyping of 25 yellow and green tea
samples by RAPD and ISSR; (2) morphological characterization; (3) Analysis of
pharmacologically active compounds showed that yellow-flower tea samples exhibited
high phenotypic similarity, genetic diversity and ability to accumulate the compounds
that contain pharmacological activity
3) The in vitro rapid growth of yellow-flower tea trees has been successfully
established, and the culture conditions have been established for each specific stage of
culture. The procedure for seed regeneration rate from 100% seedlings, shoot
multiplication ratio of 4,7 shoot/times, 100% root-shoot growth rate, good in vitro
seedling quality, suitable seedling ratio. The survival rate was 93,75%. At the end of the
nursery stage, the yellow flower tea seedlings grow and develop well.
4) The production process of yellow-flower tea seedlings has been successfully
developed using cuttings technique. A sharp knife was used to cut the middle of the
branches of the noodles on the mother tree (of yellow-flower tea) in Ba Che, Quang
Ninh Province to grow seedlings. Cuttings and media were treated with Viben C,
cuttings were then immersed in a solution of α-NAA at 2000 ppm to stimulate root
formation. The best setting is the sand bed. Seasonal cuttings are favourable for the
regeneration of cuttings is the autumn crop. After 90 days cuttings, the rate of cuttings is
60%, the rate of shoot cuttings is 56,6%. At the nursery stage, NPK fertilizer (20-20-20)
Grow more concentration of 0,5% for potted plants in nurseries with the dose of 2 litres
/1m2 with the frequency of irrigation is 5-10 days. Once it is suitable for the growth of
seedlings, ensure quality seedlings. It is possible to use the method of invasive planting
with the frequency of every 20-30 days to reduce production costs, ensure quality
seedlings until the garden.


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trà hoa vàng (Camellia spp.), thuộc họ chè (Theaceae), là loài thực vật
quý hiếm có giá trị làm cảnh và có giá trị chữa bệnh. Cho đến nay trà hoa vàng
chỉ đƣợc tìm thấy ở một số vùng thuộc Trung Quốc, Việt Nam và đã đƣợc ghi
vào sách đỏ (Trần Ninh và Hakoda, 2009; George and Anthony, 2013). Trà hoa
vàng có tinh dầu, polyphenol, các alkaloid, các vitamin, các nguyên tố nhƣ Se,
Ge, Mo, Mn, Zn (Qin et al., 2008), có tác dụng trong việc phòng và chữa một số
bệnh nhƣ: cao huyết áp, kiết lị, lở loét và một số bệnh ngoài da khác. Những năm
gần đây, việc kiểm nghiệm dƣợc lý đầu tiên của trà hoa vàng đã đƣợc tiến hành
trên động vật và đã cho kết quả khả quan. Thử nghiệm trên chuột cho thấy, dịch
chiết từ lá và hoa của cây trà hoa vàng có khả năng ức chế tế bào tiền ung thƣ
gan (Li et al., 2007). Nghiên cứu khác của Chen et al. (1993) và Qin et al. (2008)
đã chỉ ra rằng trà hoa vàng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm lƣợng lipid máu,
rất tốt cho bệnh cao huyết áp do khả năng làm giảm và điều hòa huyết áp, tăng
cƣờng hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ. Trà hoa vàng còn chứa các hợp chất
polyphenol chống oxy hóa cao hơn so với các loại trà khác (Qin et al., 2008;
Lixia et al., 2011). Các flavonids, polyphenol, polysaccharide, trong trà hoa vàng
có tác dụng chống viêm, ức chế ung thƣ gan, chống q trình oxi hóa, điều chỉnh
lipid huyết thanh giảm và kích thích sự thèm ăn và đặc biệt là khơng có tác dụng
phụ (Chen et al., 2009; Lin et al., 2013; Wei et al., 2015). Có thể nói, trà hoa
vàng là cây dƣợc liệu rất quý, rất cần đƣợc bảo tồn, phát triển và khai thác hiệu
quả nguồn gen.
Trà hoa vàng là nguồn dƣợc liệu quý nên những năm gần đây, trà hoa
vàng phân bố ở Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung đang trong tình
trạng khai thác quá mức do chƣa có biện pháp quản lý, sử dụng và bảo tồn phù
hợp nên các quần thể trà hoa vàng trong tự nhiên giảm mạnh, sự phân bố cũng bị
thu hẹp (Trần Ninh và Hakoda, 2010; Ngô Thị Minh Duyên và cs., 2011; Đỗ Văn
Tuân, 2013-2016, Nguyễn Văn Việt và cs., 2017). Do đó, rất cần thiết phải có
biện pháp bảo tồn nguồn gen trà hoa vàng. Một trong những thông tin làm cơ sở
cho việc quản lý, bảo tồn nguồn gen là sự đa dạng di truyền nguồn gen của cây

trà hoa vàng. Tuy nhiên, các thông tin về đa dạng di truyền nguồn gen trà hoa
vàng phân bố ở nƣớc ta cịn ít, đa số các loài trà hoa vàng đƣợc phân loại dựa

1


theo hình thái (Trần Ninh và Hakoda, 2010; Ngơ Thị Thảo và cs., 2016). Chính
vì vậy, những phân tích đa dạng di truyền dựa trên sự kết hợp giữa phân tích kiểu
hình và chỉ thị phân tử nhƣ RAPD hoặc ISSR sẽ góp phần làm đa dạng nguồn
thơng tin và do vậy sẽ hỗ trợ rất hiệu quả trong phân tích đa dạng nguồn gen trà
hoa vàng.
Bên cạnh cơng tác bảo tồn nguồn gen thì việc khai thác và phát triển
nguồn gen cũng là nhiệm vụ quan trọng, đóng góp thiết thực vào việc phát triển
kinh tế xã hội đặc biệt tại vùng khó khăn về kinh tế. Đối với cây trà hoa vàng, thì
việc xây dựng quy trình nhân nhanh nhằm nhanh chóng cung cấp cây giống cho
sản xuất sẽ khơng những góp phần duy trì đƣợc tập đồn nguồn gen mà cịn góp
phần khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn gen trà hoa vàng quý phục
vụ phát triển kinh tế xã hội của các vùng trồng cây trà hoa vàng nhƣ Quảng
Ninh.
Thời gian gần đây, các biện pháp nhân giống truyền thống nhƣ giâm cành,
ghép cành và ghép cây con cũng đƣợc sử dụng để nâng cao năng suất số lƣợng
cũng nhƣ chất lƣợng cây giống trà hoa vàng đƣợc trồng tại Quảng Ninh. Đây là
những biện pháp nhân giống trà hiệu quả, tuy nhiên nó lại bị hạn chế bởi một số
yếu tố nhƣ: tốc độ nhân chậm, khơng có sẵn vật liệu trồng thích hợp, phụ thuộc
vào thời vụ, tỉ lệ sống kém ở vƣờn ƣơm, khó khăn trong q trình tạo rễ từ cành
giâm (Smith and Hood, 1995; Mondal et al., 2004).
Việc ứng dụng chỉ thị phân tử để phân loại, đánh giá đa dạng di truyền cây
trà hoa vàng phân bố ở Quảng Ninh và sử dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro trong
nhân giống sẽ khơng chỉ góp phần cung cấp thêm thông tin khoa học để bảo vệ
nguồn gen mà còn là phƣơng thức hiệu quả để phát triển nguồn dƣợc liệu phục

vụ công nghiệp dƣợc. Xuất phát từ những lý do trên, việc thực hiện đánh giá đa
dạng di truyền cây trà hoa vàng và xây dựng quy trình nhân giống vơ tính cho
cây trà hoa vàng Quảng Ninh làm cơ sở cho ứng dụng trong nhân giống ở quy
mô lớn là cấp thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa đƣợc cơ sở dữ liệu về đặc điểm thực vật, hóa sinh và mức
độ đa dạng di truyền trà hoa vàng thu thập ở Quảng Ninh, làm cơ sở cho công tác
nghiên cứu và phát triển cây trà hoa vàng thành nguồn dƣợc liệu mới;
- Xây dựng quy trình nhân giống cây trà hoa vàng (Camellia spp.) Ba Chẽ,
Quảng Ninh với hệ số nhân giống cao, chất lƣợng cây giống tốt, đồng đều phục
vụ bảo tồn và phát triển cây thuốc quý này ở qui mô công nghiệp.


1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các mẫu giống trà hoa vàng (Camellia spp.) đƣợc thu thập chủ yếu từ tỉnh
Quảng Ninh, trong thời gian 3 năm từ 2014 đến 2017.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thu thập nguồn gen cây trà hoa vàng tại Quảng Ninh, đánh giá một số
đặc điểm thực vật, hóa sinh và đa dạng di truyền ở mức độ hình thái và phân tử
của chúng, trên cơ sở so sánh với một số nguồn gen thu thập từ địa phƣơng khác
trong và ngoài nƣớc;
- Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống vơ tính cây trà hoa vàng Ba
Chẽ, Quảng Ninh cho vật liệu triển vọng bằng kỹ thuật giâm hom và kỹ thuật
nhân giống in vitro.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án đã bổ sung các tƣ liệu khoa học mới về mức độ đa dạng di
truyền nguồn gen, đặc điểm thực vật và hóa sinh cây trà hoa vàng
(Camellia spp.) thu thập tại Quảng Ninh;
- Đã xây dựng đƣợc quy trình nhân giống in vitro và in vivo cho loài trà

hoa vàng (Camellia spp.) thu thập tại Ba Chẽ, Quảng Ninh.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thông tin khoa học mới về đa
dạng di truyền, đặc điểm thực vật, hóa sinh của cây trà hoa vàng (Camellia spp.)
ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học mới có
giá trị về khả năng nhân giống in vitro cây trà hoa vàng (Camellia spp.) thu thập
tại Quảng Ninh;
- Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy về chi Camellia nói chung và lồi trà hoa vàng (Camellia spp.) nói
riêng.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài cung cấp dữ liệu phân tử nguồn gen, đặc điểm thực vật, hóa sinh
cho các chƣơng trình chọn tạo giống trà hoa vàng tại Quảng Ninh, góp phần
bảo tồn cũng nhƣ phát triển loài trà hoa vàng (Camellia spp.);
- Đề xuất đƣợc quy trình nhân giống vơ tính lồi trà hoa vàng (Camellia
spp.) thu thập tại Ba Chẽ, Quảng Ninh.


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI TRÀ CAMELLIA VÀ TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA SPP.)
2.1.1. Nguồn gốc chi trà Camellia
Chi Camellia có dạng cây bụi là chi thực vật có hoa trong họ Theaceae và
có nguồn gốc ở Đông Á. Chi Camellia đƣợc Linnaeus đặt theo tên của nhà
truyền giáo dòng Kamel, ngƣời đầu tiên trồng hoa hồng Nhật Bản ở châu Âu,
một nhà thực vật học và là một thầy tu. Trong hệ thống phân loại Naturae năm
1735, Linnaeus đã đặt tên Camellia tsubaki cho loài thực vật đƣợc tìm thấy ở
Nhật Bản là tsubaki và sau này đƣợc ông đặt tên là Camellia japonica trong tác

phẩm “Giống loài thực vật”, đây đƣợc xem là loài trà đâu tiên trong chi
Camellia (Mondal, 2011).
Theo Mondal (2011) trung tâm nguồn gốc của chi Camellia nằm ở phía
nam và tây nam Trung Quốc, các lồi Camellia trên thế giới có nguồn gốc tập
trung chính tại các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông nằm giữa khu vực
kinh độ 85° W (kinh Tây) và 150° E (kinh Đông) và vĩ độ 37° N (Đông - Tây) và
10° S, nhƣng sự phân bố trong khu vực này không đồng đều. Một số lồi,
C. japonica và C. lancelolata có nguồn gốc từ Nhật Bản, Philippines cũng nhƣ
Indonesia.
Theo Nguyễn Duy Chính (2005) chi trà Camellia có nguồn gốc từ vùng
nhiệt đới và bán nhiệt đới (subtropical) tại Ðông và Nam Châu Á - chủ yếu là
Trung Hoa, Hải Nam, Ðài Loan và Ðông Nam Á - thuộc họ trà (tea plant) có tên
khoa học là Theaceae có 42 chủng lồi và mỗi lồi có nhiều giống khác nhau.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam hiện nay nhƣ Nguyễn
Duy Chính (2005), Võ Thái Dân (2006), Lê Quốc Doanh (2006), Trần Ninh và
Hakoda (2009), Nguyễn Hữu La (2011) thì chi Camellia có nguồn gốc ở khu vực
Assam, Ấn Độ sang Miến Điện, Vân Nam - Trung Quốc, phía Bắc Việt Nam và
Thái Lan. Từ đó chia ra làm hai nhánh, một đi xuống phía Nam, và một đi lên
phía Bắc, trung tâm là vùng Vân Nam - Trung Quốc. Điều kiện khí hậu ở đây
đƣợc cho là phù hợp với chi Camellia sinh trƣởng quanh năm (Lê Quốc Doanh,
2006; Nguyễn Hữu La, 2011). Hiện vẫn còn mâu thuẫn liên quan tới số lƣợng
loài đang tồn tại trong chi Camellia, với 82 loài đã đƣợc mô tả vào năm 1958 bởi
Sealy (Sealy, 1958), sau đó 200 lồi đƣợc mơ tả bởi Zhijian et al., (1988) và gần
đây vào năm 2002 Mondal đã mô tả và phân loại hơn 325 loài (Mondal, 2002).


2.1.2. Đặc điểm hình thái thực vật học chi trà Camellia
Trong hệ thống phân loại thực vật chi trà Camellia đƣợc xếp loại nhƣ sau:
Vị trí phân loại (IUCN Red List, 2015.1)
Ngành: Tracheophyta

Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Theales
Họ: Theaceae
Chi: Camellia
Loài: Camellia spp.
Đặc điểm thực vật học chi Camellia theo mô tả của Nguyễn Duy Chính
(2005) là cây có lá xanh quanh năm, mọc thấp, cao khoảng 3 đến 4 mét, thân
trơn, lá bóng hình bầu dục hoặc hơi trịn, cạnh có răng cƣa, hoa mọc ở trên đầu
cành hay nách ngang lá, có màu đỏ, trắng, vàng, tía.
Theo Chang and Bartholomew (1984) đặc điểm thực vật học của chi
Camellia có dạng cây bụi thƣờng xanh, chiều cao có thể đạt tới 7,5 m, độ cao
trung bình thƣờng 2 - 3,5 m, chiều rộng tán trung bình 2 - 3 m, lá có màu xanh
đậm có chiều dài 10 cm, hoa có nhiều màu từ trắng, đỏ, hồng, vàng, có đƣờng
kính từ 7 - 14 cm thƣờng nở từ tháng 9 tới tháng 4 năm sau, thụ phần nhờ ong là
chủ yếu. Lá có cuống lá, có vân đối xứng, mép lá thƣờng có răng cƣa, có lơng, lá
rụng dai dẳng. Hoa lƣỡng tính có từ 2 tới 12 cánh xếp thành từ 2 tới 6 hàng, hạt
hình cầu hoặc hình đa giác.
Trong cuốn các loài trà của vƣờn quốc gia Tam Đảo, đặc điểm hình thái
của chi trà Camellia đƣợc Trần Ninh và Hakoda (2009) mô tả cụ thể nhƣ sau:
- Đặc điểm dạng sống
Các loài trà thuộc chi Camellia là cây thân gỗ nhỏ có lá xanh quang năm,
các lồi có hình dạng cây bụi nhƣ Camellia gilberti, C. sinensis var. sinensis, các
lồi có hình dạng thân gỗ nhỏ nhƣ C. amplexicaulis, C. crassiphylla, C. hakodae,
C. hirsuta, C. petelotii, C. phanii, C. tienii các lồi có hình dạng thân cây gỗ
trung bình nhƣ C. kissi, C. sinensis var assamica. Các loài Camellia
amplexicaulis, C. crassiphylla và C. hakodae có chồi và cành non nhẵn khơng có
lơng. Có lơng dày ở chồi và cành non là các loài Camellia caudata, C. hirsuta và
C. vietnamemsis, ở lồi Camellia gilbert có lơng thƣa hơn. Các cành già trƣởng
thành của các loài trà trong chi Camellia đều nhẵn và khơng có lơng.



- Đặc điểm hình thái lá
Các lồi trà trong chi Camellia có lá mọc cách, thƣờng khơng có lá kèm.
Phần lớn các lồi có cuống lá ngắn, có gân lõm sâu trên mặt cuống. Độ dài của
cuống lá giao động từ 2 mm đến 25 mm. Cuống lá ngắn 2 mm phổ biến ở loài
Camellia caudate; cuống lá dài đến 25 mm phổ biến ở loài Camellia
crassiphylla. Cuống lá đều nhẵn ở phần lớn các loài trong chi ngoại trừ một số
lồi có lơng ở mức độ khác nhau nhƣ Camellia caudata, C. hirsute, C. pubicosta
và C. vietnamensis. Phiến lá của các lồi phần lớn có hình bầu dục, hình thn
trứng hay hình trứng ngƣợc. Chóp lá của các lồi thƣờng tù hoặc nhọn, nhiều
lồi có đi lá. Gốc lá có hình nêm hẹp, hình nêm rộng ở các lồi Camellia
caudate,
C. petelotii và C. tamdaoensis; gốc lá hình gần trịn ở các lồi C. crassiphylla, C.
hirsuta hoặc có tai ơm lấy cành ở lồi Camellia amplexicaulis và C. tienii. Kích
thƣớc của phiến lá có sự khác nhau rất lớn giữa các lồi trong chi, từ 5,5 x 2,5
cm là kích thƣớc phổ biển của loài Camellia caudata đến những lá có kích thuốc
lớn 26 x 12 cm phổ biến ở lồi Camellia amplexicaulis và C. tienii; cịn ở hầu hết
các loài chiều dài lá dao động trong khoảng 10 - 20 cm. Tuy nhiên, hình dạng và
kích thƣớc lá của cùng một loài phụ thuộc nhiều vào ngoại cảnh. Cùng một loài
nhƣng nếu sinh trƣởng ở các vùng khác nhau, trong các điều kiện sinh thái khác
nhau thì hình dạng và kích thƣớc lá của chúng cũng có thể rất khác nhau. Mép lá
của các loài trà trong chi Camellia đều có răng cƣa, hình thái răng cũng có sự
khác nhau giữa các lồi trong chi, có răng cùn ở Camellia gilberti; răng nhọn,
nhỏ và dày ở Camellia amplexicaulis, C. rubriflora và C. hakodae. Chất lá cũng
có sự khác nhau giữa các loài, với thể dạng da mỏng ta gặp ở Camellia caudata,
tƣơng đối dày ở C. pubicosta, C. gilberti cho đến dày và đanh ở Camellia
crassiphylla và
C. hakodae. Với hình thái mặt trên lá thƣờng xanh sẫm và bóng, khơng có lơng
gặp ở các lồi Camellia crassiphylla, C. hakodae và C. phanii, có phủ ít lơng dọc
theo gân chính ta gặp ở các loài Camellia caudata, C. hirsuta, C.

kissi,
C. vietnamensis. Hình thái mặt dƣới lá thƣờng màu xanh sáng, xanh hơi vàng và
nhẵn ta gặp ở loài Camellia furfuracea, C. tamdaoensis hoặc có lơng ta gặp ở các
lồi Camellia gilberti, C. hirsuta, C. rubriflora, C. sinensis var. assamica. Theo
Trần Ninh và Hakoda (2009) thì ở các lồi có hoa màu vàng mặt dƣới lá thƣờng
có nhiều điểm tuyến màu đen. Gân giữa ln lộ rõ, thƣờng thì lõm sâu ở mặt trên


và nổi rõ ở mặt dƣới nhƣ ở các loài Camellia kissi, C. vietnamensis gân chính và
các gân bên thƣờng không nổi rõ.


A. Chóp lá nhọn (C. tamdaoensis)
B. Chóp lá có mũi nhọn (C. amplexicaulis)
C. Chóp lá có đi (C. caudata)

Hình 2.1. Hình dạng chóp lá
Nguồn: Trần Ninh và Hakoda (2009)

A. Gốc lá hình nêm (C. tamdaoensis)
B. Gốc lá trịn (C. hakoda)
C. Gốc lá hình tim có tai (C. tienii.)

Hình 2.2. Hình dạng gốc lá
Nguồn: Trần Ninh và Hakoda (2009)

- Đặc điểm hình thái hoa
Hoa của các lồi trà trong chi Camellia thuộc loại hoa đều và lƣỡng tính.
Ở lồi Camellia furfuracea hoa mọc đơn độc hoặc tập hợp thành cụm 2 - 5 hoa ở
đầu cành hay nách lá nhƣ ở các lồi Camellia amplexicaulis và C. gilberti. Kích

thƣớc của hoa ở các lồi khác nhau là khác nhau, đƣờng kính hoa của Camellia
gilberti là khoảng 1 cm, trong khi hoa của Camellia hakodae có đƣờng kính khi
nở là 6 - 8 cm. Theo Trần Ninh và Hakoda (2009) tất cả hoa Camellia nói chung
đều có cuống, mặc dù ở một số lồi cuống hoa rất ngắn nên trơng dƣờng nhƣ
khơng cuống (Camellia furfuracea). Chiều dài cuống hoa thƣờng dao động từ 4
đến 8 mm nhƣng cũng có trƣờng hợp chiều dài cuống hoa lên tới 10 - 15 mm
nhƣ ở loài Camellia amplexicaulis, C. phanii và C. tienii. Ngoài ra số lƣợng
cánh hoa cũng thay đổi từ 4 đến 19 ở các loài khác nhau là khác nhau. Loài
Camellia gilberti với 4 cánh hoa, lồi Camellia phanii có tới 14 - 19 cánh. Các
lồi khác có số lƣợng cánh hoa dao động từ 5 đến 14. Sự dao động không chỉ xảy
ra ở các lồi khác nhau mà có thể xảy ra ngay trên cùng cá thể của một loài nên
con số này khơng có ý nghĩa đặc biệt trong phân loại (Trần Ninh và Hakoda,
2009). Theo nhƣ mô tả của Trần Ninh phần gốc của cánh hoa thƣờng hợp nhau
thành ống. Bộ nhị gồm nhiều nhị dao động từ 20 đến 250 và thƣờng ngắn hơn
cánh hoa. Phần lớn các lồi có bộ nhụy gồm 3 lá nỗn, chỉ một số ít lồi có bộ
nhụy gồm 4 hay 5 lá noãn nhƣ Camellia hakodae, C. tienii. Các lá noãn hợp
thành bầu trên có số ơ thƣờng tƣơng ứng với số lá nỗn. Số lƣợng vịi nhụy
thƣờng tƣơng ứng với số lá noãn.


- Đặc điểm hình thái quả
Theo mơ tả của Trần Ninh quả của các loài trong chi Camellia thƣờng là
dạng quả nang, hình cầu hoặc hình cầu dẹt hay hình trứng. Kích thƣớc của chúng
cũng khác nhau giữa các lồi thay đổi từ 2 đến 5 cm nhƣ Camellia caudata, C.
crassiphylla, còn


×