Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Quyền chọn luật của các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật một số nước kinh nghiệm cho pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
------------***------------

PHẠM VŨ THÙY VI
MSSV: 1853801090094

QUYỀN CHỌN LUẬT CỦA CÁC BÊN TRONG
QUAN HỆ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGỒI
HỢP ĐỒNG CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI THEO
PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC - KINH NGHIỆM
CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2018 - 2022

Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Lê Hồi
ThS. Trịnh Thị Kim Loan

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
------------***------------

PHẠM VŨ THÙY VI
MSSV: 1853801090094

QUYỀN CHỌN LUẬT CỦA CÁC BÊN TRONG
QUAN HỆ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGỒI


HỢP ĐỒNG CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI THEO
PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC - KINH NGHIỆM
CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2018 - 2022

Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Lê Hồi
ThS. Trịnh Thị Kim Loan

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng
tác giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Lê Hồi và ThS. Trịnh
Thị Kim Loan, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ quy định về trích dẫn, chú thích
tài liệu tham khảo. Tác giả xin chịu hồn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả

Phạm Vũ Thùy Vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Giải thích


1

BLDS

Bộ luật Dân sự

2

BLHH

Bộ luật Hàng hải

3

BTTH

Bồi thường thiệt hại

4

BTTHNHĐ

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

5

ĐƯQT

Điều ước quốc tế


6

GQTC

Giải quyết tranh chấp

7



Hợp đồng

8

HKDD

Hàng không dân dụng

9

Luật Xung đột năm Luật Áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố

10

2010

nước ngoài năm 2010 của nước CHND Trung Hoa

Quy chế Rome II


Regulation (EC) No 864/2007 of the European
Parliament and of the Council of 11 July 2007 on the
law applicable to non-contractual obligations

11

TPQT

Tư pháp quốc tế

12

Tuyên bố số 1

US First Restatement of Conflict of Laws (First
Restatement) of 1934

13

Tuyên bố số 2

US Second Restatement of Conflict of Laws (Second
Restatement) of 1971

14

XĐPL

Xung đột pháp luật


15

YTNN

Yếu tố nước ngoài


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG
QUAN HỆ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG ...........................7
1.1. Khái quát về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi ..7
1.2. Khái quát về xung đột pháp luật trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng ...............................................................................................................10
1.2.1. Khái niệm và nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng .............................................................................................10
1.2.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng .............................................................................................12
1.3. Nguồn luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng...............................................................................................25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................28
CHƯƠNG 2: QUYỀN CHỌN LUẬT CỦA CÁC BÊN TRONG QUAN HỆ BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ
QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM ..........................................................29
2.1. Kinh nghiệm từ pháp luật một số nước về quyền chọn luật của các bên
trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài .....29
2.1.1. Pháp luật Liên minh Châu Âu ..................................................................29
2.1.2. Pháp luật Hoa Kỳ .....................................................................................37
2.1.3. Pháp luật Trung Quốc...............................................................................41
2.2. Pháp luật Việt Nam về quyền thoả thuận chọn luật của các bên trong quan

hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngồi và một số kiến
nghị ........................................................................................................................46


2.2.1. Pháp luật Việt Nam về quyền thoả thuận chọn luật của các bên trong quan
hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi ...........................46
2.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền chọn luật của
các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi
............................................................................................................................48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................59
KẾT LUẬN ..............................................................................................................60


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhu cầu giao lưu hợp
tác quốc tế cũng trở nên cấp thiết làm cho số lượng các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi nói chung trong đó có quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
(BTTHNHĐ) có yếu tố nước ngồi (YTNN) nói riêng cũng gia tăng. Khi quan hệ
BTTHNHĐ có YTNN phát sinh, với sự tồn tại của nhiều hệ thống pháp luật khác
nhau cùng có thể được áp dụng thì hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra là tất yếu.
Từ đó đặt ra yêu cầu cho cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết một tranh chấp
BTTHNHĐ có YTNN là phải lựa chọn được hệ thống pháp luật thích hợp áp dụng
để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật (XĐPL).
Ở Việt Nam hiện nay, các vụ việc liên quan tới tranh chấp phát sinh ngồi hợp
đồng (HĐ) có yếu tố nước ngồi khơng cịn là vấn đề quá mới mẻ và đã có các quy
định pháp luật điều chỉnh. Tư pháp quốc tế (TPQT) Việt Nam đã ban hành hệ thống
các quy phạm xung đột để xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh quan hệ BTTHNHĐ

có yếu tố nước ngồi. Ngồi ra, pháp luật Việt Nam còn ban hành các quy phạm điều
chỉnh một số quan hệ BTTHNHĐ đặc thù có yếu tố nước ngoài như BTTHNHĐ liên
quan đến tàu bay, tàu biển, BTTHNHĐ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ... Điểm đáng chú
ý là pháp luật Việt Nam đã ghi nhận quyền chọn luật để giải quyết tranh chấp (GQTC)
của các bên trong quan hệ BTTHNHĐ có YTNN tại Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015,
đây là thay đổi lớn nhất về mặt quy định pháp luật so với BLDS 2005. Tuy nhiên, vì
là lần đầu tiên ghi nhận vấn đề này, những quy định của BLDS 2015 về quyền chọn
luật khi GQTC BTTHNHĐ vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa cụ thể, thiếu các quy
định về hình thức, thời điểm chọn luật của các bên; không quy định phạm vi áp dụng
của nguồn luật được lựa chọn;... Do vậy, các quy định của pháp luật Việt Nam vẫn
chưa thể đáp ứng được các yêu cầu đề ra, cũng như chưa đảm bảo được khả năng
thực hiện quyền chọn luật của các bên trong quan hệ BTTHNHĐ trên thực tế.


2

Từ những lý do trên, tác giả thực hiện đề tài này nhằm mục đích làm sáng tỏ
những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền thỏa thuận chọn luật của các bên
trong quan hệ BTTHNHĐ có YTNN trên cơ sở so sánh với pháp luật một số quốc
gia, cũng như tìm hiểu về thực tiễn áp dụng các quy định này trong việc điều chỉnh
các quan hệ BTTHNHĐ có YTNN. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị
cho việc hoàn thiện những quy định điều chỉnh quan hệ BTTHNHĐ có YTNN tại
Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài này, có một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả đã
được cơng bố. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu này được chia thành hai nhóm
sau đây:
Thứ nhất, nhóm các cơng trình nghiên cứu về quyền thoả thuận chọn luật
trong tư pháp quốc tế:
Vũ Thị Hương - Lê Hồng Sơn (2015), “Hình thức và thời điểm thỏa thuận lựa

chọn pháp luật của các bên trong tư pháp quốc tế Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 19 (299)/Kỳ 1, tháng 10/2015, tr. 32 - 35.
Đỗ Văn Đại (2013), “Quyền lựa chọn pháp luật trong tư pháp quốc tế Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 2 + 3 (234 + 235) Kỳ 2 tháng 1 năm 2013,
tr. 46 - 55.
Nguyễn Đức Việt (2019), “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp
quốc tế dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí Luật học,
số 3/2019, tr. 84 - 100.
Ngơ Quốc Chiến (2014), “So sánh một số quy định chung của tư pháp quốc tế
Bỉ và Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 15(271), tháng 8/2014, tr. 55 64.


3

Nguyễn Đức Vinh (2017), “Bàn về vấn đề tự do chọn luật áp dụng điều chỉnh
quan hệ trách nhiệm ngoài hợp đồng trong pháp luật Liên minh Châu Âu”, Tạp chí
Khoa học pháp lý Việt Nam, số 01(104)/2017, tr. 41 - 46.
Võ Hưng Đạt (2013), “Quyền lựa chọn luật áp dụng theo pháp luật Liên minh
Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tọa đàm Quyền công dân trong
các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi trong pháp luật của Liên minh Châu Âu,
TP. Hồ Chí Minh, tr. 59 - 70.
Nhóm các cơng trình này đã phân tích về quyền tự do thỏa thuận chọn luật của
các bên trong quan hệ BTTHNHĐ có YTNN, về các điều kiện để thỏa thuận chọn
luật của các bên có hiệu lực pháp luật. Các cơng trình này cũng so sánh quy định của
pháp luật Việt Nam với Quy chế số 864/2007 của Liên minh Châu Âu về luật áp dụng
đối với nghĩa vụ ngoài hợp đồng (Quy chế Rome II) và pháp luật của một số quốc gia
châu Âu khác như Bỉ, Đức, Áo,... để tìm ra những điểm bất cập trong pháp luật Việt
Nam, từ đó đưa ra định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề
chọn luật của các bên trong quan hệ BTTHNHĐ có YTNN. Tuy nhiên, nhóm cơng
trình trên hầu hết nghiên cứu so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với pháp

luật một số quốc gia châu Âu, chưa thật sự nghiên cứu đến pháp luật của một số quốc
gia khác như Hoa Kỳ hay các quốc gia trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật
Bản.
Thứ hai, nhóm các cơng trình nghiên cứu về ngun tắc giải quyết xung đột
pháp luật về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung:
Lê Thị Nam Giang - Nguyễn Lê Hoài - Phan Hoài Nam (2022), Tư pháp quốc
tế (Tái bản lần thứ 5, có sửa đổi và bổ sung), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Tư pháp
quốc tế, Đỗ Thị Mai Hạnh, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.


4

Ngơ Kim Hồng Ngun - Lê Trần Thu Nga (2013), “Nguyên tắc chung trong
việc giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy
tắc Rome II và Bộ luật Dân sự Việt Nam (2005)”, Tọa đàm Quyền công dân trong
các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi trong pháp luật của Liên minh Châu Âu,
TP. Hồ Chí Minh, tr. 93 - 101.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Tái bản lần
thứ 3, có sửa đổi, bổ sung), Trần Minh Ngọc - Vũ Thị Phương Lan, NXB Tư pháp.
Đỗ Phương Lan (2016), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp
quốc tế Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nhóm các cơng trình này đã phân tích những quy định trong pháp luật Việt
Nam về xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ BTTHNHĐ có YTNN một
cách rất bao quát, tổng hợp đầy đủ các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng trong
cả trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật lẫn trường hợp các bên khơng có thỏa
thuận chọn luật. Tuy nhiên, các cơng trình trên vẫn chưa đi sâu vào phân tích thực
trạng của pháp luật Việt Nam đã đạt được những thành cơng hay cịn tồn tại những
hạn chế gì, đồng thời cũng mới chỉ có sự liệt kê, đánh giá các điều khoản quy định về

cùng lĩnh vực BTTHNHĐ trong văn bản pháp luật của các quốc gia khác, chưa có sự
nghiên cứu so sánh một cách cụ thể về các quy định giữa pháp luật Việt Nam với
pháp luật của các quốc gia đó.
Với tình hình nghiên cứu trên, tác giả chọn thực hiện đề tài “Quyền chọn luật
của các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngồi
theo pháp luật một số nước - Kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam” với định hướng
nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong
quan hệ BTTHNHĐ khi các bên có thỏa thuận chọn luật. Từ đó, nghiên cứu so sánh
quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước điển hình như Liên
minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra định
hướng nhằm hồn thiện các quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam về quyền chọn
luật của các bên trong quan hệ BTTHNHĐ.


5

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện với những mục đích: (i) Làm rõ những vấn đề lý luận
về giải quyết xung đột pháp luật về BTTHNHĐ có YTNN; (ii) Phân tích các quy định
của pháp luật Việt Nam về quyền thỏa thuận chọn luật của các bên trong quan hệ
BTTHNHĐ có YTNN; (iii) Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Liên minh
Châu Âu, pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Trung Quốc về quyền thỏa thuận chọn luật
của các bên trong quan hệ BTTHNHĐ có YTNN; (iv) Tìm ra điểm tương đồng và
khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật các nước;
(v) Đóng góp giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về quyền chọn
luật của các bên trong quan hệ BTTHNHĐ có YTNN.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu đề tài với những phạm vi nghiên cứu cụ thể sau:
Dưới góc độ lý luận: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận trong giải quyết

xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngồi như:
lý luận về xung đột pháp luật, các nguyên tắc và nguồn luật áp dụng để giải quyết
xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi.
Dưới góc độ quy định của pháp luật: Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp
luật Việt Nam về quyền thỏa thuận chọn luật của các bên trong quan hệ bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài. So sánh những quy định về vấn đề này
của pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước, cụ thể là: Pháp luật Liên Minh Châu
Âu, pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật Trung Quốc. Từ đó đánh giá những thành công
và hạn chế về mặt quy định pháp luật, đồng thời đưa ra đóng góp hồn thiện quy định
của pháp luật Việt Nam về quyền chọn luật của các bên trong quan hệ bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngồi.


6

Dưới góc độ thực tiễn: Đề tài nghiên cứu một số vụ việc thực tiễn tại liên minh
Châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc để minh chứng và làm sáng tỏ các quy định của
pháp luật.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các quy định pháp luật đối với quan hệ BTTHNHĐ có
YTNN theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Trung
Quốc. Cụ thể là các quy định về quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng để GQTC của
các bên trong quan hệ BTTHNHĐ và một số quy định hạn chế quyền thỏa thuận chọn
luật của các bên trong BTTHNHĐ đối với những lĩnh vực đặc thù.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận về xung đột
pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ BTTHNHĐ có YTNN. Đề
tài cũng làm rõ thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về quyền chọn luật của
các bên khi GQTC trong lĩnh vực BTTHNHĐ. Đồng thời, trên cơ sở so sánh với pháp
luật các nước, đề tài đóng góp định hướng hồn thiện pháp luật Việt Nam.

6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của khóa
luận bao gồm hai chương:
Chương 1: Lý luận chung về xung đột pháp luật trong quan hệ bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
Chương 2: Quyền chọn luật của các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng theo pháp luật một số quốc gia và pháp luật Việt Nam.


7

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG
QUAN HỆ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
1.1. Khái qt về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (BTTHNHĐ) là một loại
trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác1. Như vậy, có thể hiểu trách
nhiệm BTTHNHĐ là một chế định của pháp luật dân sự có tính cưỡng chế đối với
người gây thiệt hại có đủ năng lực hành vi dân sự, được áp dụng trong trường hợp
các thiệt hại phát sinh không dựa trên cơ sở hợp đồng đã được thỏa thuận giữa các
bên hoặc tuy có tồn tại hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc
về nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã ký kết2.
Trong bối cảnh phát triển và hội nhập mạnh mẽ về kinh tế nói riêng và về
nhiều khía cạnh của đời sống xã hội nói chung, nhu cầu giao lưu hợp tác quốc tế là
một nhu cầu cấp thiết. Điều này làm cho số lượng các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi (YTNN) trong đó có quan hệ BTTHNHĐ có YTNN cũng gia tăng. Chẳng hạn
việc phát sinh những trường hợp người gây thiệt hại và người bị thiệt hại mang quốc
tịch của những quốc gia khác nhau, hoặc cũng có thể người gây thiệt hại, người bị
thiệt hại cùng mang quốc tịch của một quốc gia nhưng hành vi gây thiệt hại lại xảy ra
trên lãnh thổ của một quốc gia khác,... Lúc này, những quan hệ BTTHNHĐ kể trên

khơng cịn chịu sự điều chỉnh của duy nhất một hệ thống pháp luật nữa, mà có thể
chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau. Vì về
mặt lý luận, xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và từ
đó kéo theo là sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia có liên quan

1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Tái bản lần thứ 1), Đỗ

Thị Mai Hạnh, NXB. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 537.
2

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi và bổ sung), Đỗ Văn Đại, NXB. Hồng Đức - Hội Luật gia
Việt Nam, tr. 435 - 436.


8

trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có YTNN, thì khi một quan hệ BTTHNHĐ có
YTNN phát sinh liên quan đến bao nhiêu quốc gia thì đồng thời xuất hiện bấy nhiêu
hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh. Những quan hệ
BTTHNHĐ có YTNN đó sẽ do ngành luật TPQT điều chỉnh.
Pháp luật Việt Nam hiện hành khơng có quy định riêng về quan hệ BTTHNHĐ
có YTNN. Vì vậy, trên cơ sở quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi tại
khoản 2 Điều 663 BLDS 2015, thì một quan hệ BTTHNHĐ có YTNN phát sinh khi
có một trong những yếu tố dưới đây:
(i) Thứ nhất, có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân
nước ngoài.

Yếu tố nước ngoài được xác định trong trường hợp này dựa trên cơ sở quốc
tịch của các chủ thể tham gia quan hệ BTTHNHĐ.
Trong một quan hệ pháp luật bao giờ cũng có hai bên hoặc có thể nhiều bên,
theo quy định tại điểm a khoản 2 là chỉ cần một trong các bên tham gia quan hệ là cá
nhân hoặc pháp nhân nước ngồi, khơng nhất thiết phải cả hai bên hoặc nhiều bên, là
cá nhân hoặc pháp nhân nước ngồi. Quan hệ BTTHNHĐ đó sẽ được coi là quan hệ
BTTHNHĐ có YTNN3.
(ii) Thứ hai, các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam
nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngồi.
Căn cứ này khơng dựa vào dấu hiệu quốc tịch của chủ thể để xem xét yếu tố
nước ngoài mà căn cứ vào sự kiện pháp lý. Trong quan hệ BTTHNHĐ thì sự kiện
pháp lý ở đây được hiểu là sự kiện gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài...

3

Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB. Công an Nhân dân, tr. 1035.


9

Hành vi làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ phải là hành vi trái pháp luật4.
Hành vi trái pháp luật được thực hiện tại nước ngoài gây ra thiệt hại làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp này thì không bắt buộc các chủ thể
phải không cùng quốc tịch, nơi cư trú hay trụ sở. Chỉ cần hành vi trái pháp luật được
thực hiện tại nước ngoài gây ra thiệt hại hoặc hành vi trái pháp luật được thực hiện ở
trong nước nhưng hậu quả thực tế của hành vi này lại phát sinh tại nước ngồi thì
quan hệ bồi thường thiệt hại (BTTH) đó cũng được coi là BTTHNHĐ có YTNN.
(iii) Thứ ba, các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam

nhưng đối tượng của quan hệ dân sự ở nước ngoài.
Ở đây yếu tố nước ngoài được xác định dựa vào đối tượng của quan hệ dân sự
chứ không dựa vào quốc tịch của chủ thể hay nơi tồn tại quan hệ dân sự BTTHNHĐ
như hai trường hợp kể trên. Đối tượng trong trường hợp này được hiểu là hành vi trái
pháp luật được thực hiện và hệ quả là thiệt hại xảy ra, trong đó, thiệt hại có thể bao
gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và
lợi ích hợp pháp khác theo Điều 584 BLDS 20155. Trong trường hợp hành vi trái
pháp luật được thực hiện trong nước nhưng thiệt hại thì khơng chỉ dừng lại tại quốc
gia đó mà lại xảy ra tại nước ngồi thì lúc này quan hệ dân sự này đã trở thành quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Khi đó khơng phải chỉ có pháp luật của quốc gia nơi
hành vi trái pháp luật được thực hiện mà có thể pháp luật của quốc gia nơi có thiệt
hại xảy ra cũng có thể được áp dụng để điều chỉnh bởi quyền lợi hay lợi ích của cá
nhân hoặc pháp nhân của quốc gia này đã bị ảnh hưởng.
Như vậy, căn cứ theo Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi là nghĩa vụ dân sự của một chủ thể không
căn cứ theo một thỏa thuận dân sự hoặc một hợp đồng dân sự có liên quan, phát sinh
4

Lê Thu Hường (2011), Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng

có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật
- Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 18.
5

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (1), tr. 540.


10

khi có hành vi trái pháp luật, mà theo đó gây ra các thiệt hại về mặt vật chất hoặc tinh

thần cho các chủ thể khác đồng thời thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây: (i)
Quan hệ có sự tham gia của ít nhất một chủ thể là: cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
(ii) Sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài; (iii) Thiệt hại xảy ra ở nước ngoài6.
1.2. Khái quát về xung đột pháp luật trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng
1.2.1. Khái niệm và nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng
Thuật ngữ “xung đột” bắt nguồn từ chữ Latinh là Collistio, đó là hiện tượng
xảy ra khi phát sinh cùng một vấn đề nhưng các quy phạm pháp luật khác nhau lại
quy định khác nhau hoặc các hệ thống pháp luật khác nhau quy định theo cách khác
nhau. Theo từ điển pháp luật, “xung đột pháp luật” là sự khác biệt về pháp luật giữa
các bang hoặc các quốc gia khác nhau khi có một vụ việc, một giao dịch xảy ra liên
quan đến hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau7.
Các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do TPQT điều chỉnh sẽ ln
là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi, có thể các chủ thể trong quan hệ có quốc
tịch khác nhau, hoặc các bên trong quan hệ cùng là công dân Việt Nam, pháp nhân
Việt Nam nhưng hành vi trái pháp luật gây thiệt hại được thực hiện ở nước ngoài hay
hậu quả của hành vi trái pháp luật ở nước ngồi. Chính yếu tố nước ngoài của quan
hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong TPQT quốc tế đã dẫn đến các quan hệ
này ln mang tính phức tạp cao, bởi trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền
giữa các quốc gia, quan hệ BTTHNHĐ có YTNN liên quan đến bao nhiêu quốc gia
thì đồng thời có bấy nhiêu hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh.
6

Đỗ Phương Lan (2016), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam, Luận văn Thạc

sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 18 - 21.
7

Nguyễn Lê Hoài (2015), Hoàn thiện các quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam về hợp đồng - kinh nghiệm


từ pháp luật của một số nước, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.
12.


11

Tuy nhiên, xuất phát từ những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những
quan điểm pháp lý khác nhau mà pháp luật giữa các quốc gia có thể quy định khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau khi cùng điều chỉnh một quan hệ pháp luật cụ thể.
Đây là hai nguyên nhân chủ yếu đã làm xung đột pháp luật về BTTHNHĐ nảy sinh.
Khi xung đột pháp luật xuất hiện thì mỗi quốc gia phải có cách thức giải quyết xung
đột phù hợp vừa đảm bảo lợi ích của các bên, vừa phù hợp với lợi ích của quốc gia
mình cũng như thơng lệ chung của các nước8.
Như vậy, xung đột pháp luật về BTTHNHĐ là hiện tượng có hai hay nhiều hệ
thống pháp luật của các quốc gia khác nhau, có những quy định khác nhau, cùng có
thể điều chỉnh một quan hệ BTTHNHĐ có yếu tố nước ngồi9.
Xung đột pháp luật nói chung và xung đột pháp luật về BTTHNHĐ nói riêng
là một vấn đề pháp lý lớn, một hiện tượng pháp luật mang tính quốc gia và quốc tế,
một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng của TPQT hiện đại. Một quan hệ
BTTHNHĐ có yếu tố nước ngồi phát sinh, việc áp dụng hệ thống pháp luật của các
quốc gia khác nhau sẽ có thể dẫn đến những cách thức giải quyết khơng giống nhau,
thậm chí có những trường hợp có thể trái ngược hoàn toàn. Những quy phạm pháp
luật trong pháp luật các nước có thể quy định khác nhau như: điều kiện bồi thường,
nguyên tắc bồi thường, các loại thiệt hại phải bồi thường, cách xác định thiệt hại, mức
bồi thường, thời hiệu được bồi thường, các trường hợp được miễn trách nhiệm...
Chẳng hạn, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần dựa vào
những yếu tố cấu thành trách nhiệm. Hiện nay, quan điểm về các yếu tố này giữa
pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước trên thế giới tương đối giống nhau nhưng
cũng có một số điểm khác biệt. Theo pháp luật của các nước theo hệ thống án lệ như

Anh, Hoa Kỳ thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng phát sinh khi có đủ
bốn yếu tố: (1) có sự tồn tại một nghĩa vụ (duty); (2) có sự vi phạm nghĩa vụ (breach
of duty); (3) có mối quan hệ nhân quả (causation) giữa thiệt hại và hành vi vi phạm;

8

Lê Thu Hường, tlđd (4), tr. 24 - 26.

9

Lê Thu Hường, tlđd (4), tr. 25.


12

(4) có thiệt hại thực tế xảy ra (injury). Tương tự, pháp luật của Cộng hoà Liên bang
Đức, theo khoản 1 Điều 823 Bộ luật dân sự cũng quy định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đủ bốn yếu tố. Trong khi đó, Bộ luật dân sự
của Cộng hoà Pháp quy định ba yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng: yếu tố lỗi, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả và kể từ năm 1880 Bộ
luật quy định về trách nhiệm dân sự mà khơng cần có yếu tố lỗi10. Hoặc sự khác biệt
về năng lực chịu trách nhiệm BTTH, Điều 20 BLDS 2015 quy định người thành niên
là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, và người thành niên mới được xem là có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ, tuy nhiên, đoạn 1 Điều 18 Bộ Luật dân sự Trung Quốc
2020 quy định: “Công dân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thu nhập từ lao động là
nguồn chính để ni sống bản thân được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”11.
Như vậy, theo luật Trung Quốc người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khơng chỉ
là công dân từ đủ 18 tuổi trở lên. Do có những khác biệt như vậy, nên vấn đề đặt ra
là phải lựa chọn luật của quốc gia nào để điều chỉnh nhằm đảm bảo lợi ích của các
bên, cũng như đảm bảo các nguyên tắc chung của TPQT. Giải quyết được vấn đề này

có nghĩa là đã giải quyết được xung đột pháp luật về BTTHNHĐ, thực hiện được một
nhiệm vụ quan trọng của TPQT.
1.2.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng
trong pháp luật dân sự của mỗi quốc gia trên thế giới, tuy nhiên khi xung đột pháp
luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh, mỗi quốc gia khác nhau sẽ áp
dụng nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật khác nhau. Để giải quyết xung đột
pháp luật về BTTHNHĐ, cần phải lựa chọn hệ thống pháp luật thích hợp trong các
hệ thống pháp luật có liên quan để điều chỉnh quan hệ đó. Quan hệ BTTHNHĐ được

10

Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Tư pháp quốc tế (Tái bản lần thứ 3, có sửa đổi, bổ sung),

Trần Minh Ngọc - Vũ Thị Phương Lan, NXB Tư pháp, tr. 438 - 439.
11

Điều 18 BLDS Trung Quốc 2020.


13

điều chỉnh bởi cả hai nguồn luật là Điều ước quốc tế (ĐƯQT) và pháp luật quốc gia.
Tuy nhiên, khác với các lĩnh vực như hợp đồng hay quyền sở hữu trí tuệ... Trong
quan hệ BTTHNHĐ, các quy phạm thực chất thống nhất rất ít, ở lĩnh vực này chủ
yếu được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột. Các Điều ước quốc tế mang tính
tồn cầu điều chỉnh vấn đề này, cũng chủ yếu được xây dựng trong lĩnh vực hàng
không quốc tế và hàng hải quốc tế; thêm vào một số điều ước quốc tế khu vực và
song phương12. Nhìn chung, vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ

BTTHNHĐ có YTNN thuộc về các quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia. Do
đó, phương pháp xung đột là phương pháp được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực này,
thể hiện qua một số nguyên tắc sau đây:
(i) Pháp luật của quốc gia nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại (Lex loci delicti).
Nguyên tắc lex loci delicti được hiểu là hành vi gây thiệt hại xảy ra ở quốc gia
nào thì pháp luật của quốc gia đó sẽ được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật
về BTTHNHĐ. Đây là hệ thống pháp luật có mối liên hệ mật thiết với quan hệ
BTTHNHĐ có YTNN, vì việc có hành vi gây thiệt hại là một trong các căn cứ làm
phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ, vậy nên pháp luật nơi xảy ra hành vi làm căn cứ
phát sinh trách nhiệm hồn tồn có thể được áp dụng để giải quyết quan hệ đó. Là
một nguyên tắc được áp dụng rộng rãi, có thể tìm được quy định về lex loci delicti
trong các văn bản như: khoản 2 Điều 133 Luật TPQT Thụy Sỹ 1987 quy định “nếu
bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại khơng có nơi cư trú thường xun trong cùng một
tiểu bang, thì những khiếu nại về BTTHNHĐ được điều chỉnh bởi luật của tiểu bang
mà hành vi gây thiệt hại được thực hiện”, khoản 1 Điều 34 Bộ luật TPQT Thổ Nhĩ
Kỳ 2007 cũng quy định: “Các nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật gây
thiệt hại sẽ được điều chỉnh bởi luật pháp của quốc gia nơi hành vi đó được thực
hiện”, Điều 44 Luật Áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (gọi

12

Lê Thị Nam Giang - Nguyễn Lê Hoài - Phan Hoài Nam (2022), Tư pháp quốc tế (Tái bản lần thứ 5, có sửa

đổi và bổ sung), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 269 - 270.


14

tắt là Luật Xung đột năm 2010) cũng quy định “Luật tại nơi xảy ra hành vi gây thiệt
hại sẽ áp dụng điều chỉnh trách nhiệm pháp lý đối với hành vi đó”...

Nguyên tắc “Lex loci” - một thuật ngữ latinh có nghĩa là “luật của một địa
điểm”13 nói chung có nguồn gốc từ thuyết địa tính, ngun tắc lễ nhượng quốc tế và
học thuyết “quyền được trao”14. Các nguyên tắc và học thuyết truyền thống này đưa
ra quan điểm rằng một quốc gia có quyền quy định luật lệ cho các giao dịch hoặc sự
kiện diễn ra trên lãnh thổ của mình. Các quy phạm này có hiệu lực tuyệt đối trên
phạm vi lãnh thổ quốc gia, đồng thời có hiệu lực đối với các chủ thể cư trú trên phạm
vi lãnh thổ đó mà khơng phụ thuộc vào quốc tịch của họ. Khi hành vi vi phạm làm
phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ xảy ra trên lãnh thổ một quốc gia, thì chỉ áp dụng
luật của quốc gia đó để giải quyết. Các bên trong vụ việc là người mang quốc tịch
khác có thể có những quyền nhân thân chủ quan được quốc gia công nhận, nhưng
việc công nhận các “quyền được trao” cũng không phải là nghĩa vụ của họ15. Vì vậy,
khi sự kiện pháp lý làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ đã xảy ra trên lãnh thổ
quốc gia nào, thì phải áp dụng pháp luật quốc gia đó để giải quyết, dù các bên trong
quan hệ BTTHNHĐ đó mang quốc tịch nước ngồi và địa vị giữa các quốc gia là
bình đẳng.
Trong vụ kiện Griffith v. United Airlines, Inc (1965)16, Tòa án tại bang
pennsylvania cũng đã áp dụng nguyên tắc lex loci delicti. Cụ thể, vào ngày 11 tháng
7 năm 1961, George Hambrecht, một cư dân của Pennsylvania, lên một chuyến bay
của United Airlines tại Philadelphia để đến Arizona. Máy bay gặp nạn ở Colorado,
và Hambrecht - người thân của nguyên đơn, đã thiệt mạng.

13

Nguyên tắc luật nơi phát sinh các quyền cụ thể là luật điều chỉnh quyền của các bên tham gia tố tụng, xem

tại truy cập ngày 10/06/2022.
14

“vested rights doctrine” - Xem án lệ Myers v. Hayes International Corp., 701 F. Supp. 618 (M.D. Tenn.


1988).
15

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (1), tr. 85 - 89.

16

Lex Loci Delicti Rejected In Torts Conflicts Of Law - Griffith v. United Airlines, Inc., 25 Md. L. Rev. 238,

1965, Xem tại: truy cập ngày 12/06/2022.


15

United Airlines, một tập đồn có văn phịng chính ở Illinois và hoạt động kinh
doanh thường xuyên ở Pennsylvania, đã bị kiện ở Pennsylvania theo luật về BTTH
do tính mạng bị xâm phạm của Pennsylvania. Vụ kiện này nhằm vào bị đơn là hãng
hàng không và một số nhân viên của hãng, họ bị cáo buộc vi phạm trách nhiệm đảm
bảo an tồn vận chuyển trên khơng khi máy bay đưa người thân của nguyên đơn đến
Arizona. Nguyên đơn cáo buộc rằng vi phạm phát sinh từ việc vận hành và quản lý
máy bay cẩu thả. Theo quy định của Pennsylvania cho phép, các thiệt hại được bồi
thường sẽ bao gồm cả khoản thu nhập tiềm năng mà đáng ra người bị thiệt hại có thể
kiếm được trong tương lai nếu khơng xảy ra tai nạn. Tịa án xét xử cho rằng vì
Colorado là địa điểm của hành vi cẩu thả dẫn đến tai nạn máy bay, luật của bang này
sẽ được áp dụng để điều chỉnh - chứ không phải Luật của Pennsylvania. Luật về
BTTH do tính mạng bị xâm phạm của Colorado lại không cho phép BTTH đối với
các khoản thu nhập tiềm năng của người bị nạn; do đó, tịa án cấp dưới đã bác bỏ u
cầu BTTH của nguyên đơn.
Phải đến khi nguyên đơn kháng cáo, Tòa án tối cao của Pennsylvania mới đảo
ngược phán quyết tòa án cấp dưới và bác bỏ học thuyết xung đột pháp luật lâu đời

của Hoa Kỳ là lex loci delicti - luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại.
(ii) Pháp luật của quốc gia nơi phát sinh hậu quả (Lex loci damni).
Theo nguyên tắc lex loci damni, pháp luật của nước nơi xảy ra hậu quả của
hành vi gây thiệt hại sẽ được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Trong quy định của khoản 1 Điều 4 Quy chế
Rome II của EU thì đây là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt để giải quyết xung đột pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ngoài ra, khoản 2 Điều 133
Luật TPQT Thụy Sĩ 1987, hay khoản 2 Điều 34 Luật TPQT Thổ Nhĩ Kỳ 2007 cũng
quy định theo hướng nếu hành vi gây thiệt hại và hậu quả của hành vi đó xảy ra ở hai
quốc gia khác nhau, thì luật của quốc gia nơi phát sinh hậu quả sẽ được áp dụng để
GQTC. Với những nước áp dụng nguyên tắc này thì hệ thống pháp luật có mối liên


16

hệ gắn bó nhất với quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng chính là pháp luật
của nước phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại17.
Ví dụ, trong các tranh chấp liên quan đến BTTHNHĐ do các hành vi liên quan
đến Internet, thực tiễn xét xử tại Pháp cho thấy TA xác định thẩm quyền dựa theo nơi
thiệt hại xảy ra và bằng tiêu chí “khả năng truy cập” các thơng tin từ Internet. Điển
hình là vụ án Castellblanch SA v Champagne Louis Roederer SA vào năm 2004 giữa
nguyên đơn là một công ty Pháp, khởi kiện một công ty Tây Ban Nha dựa trên một
nguyên tắc được Tịa án Cơng lý châu Âu giải thích trong án lệ Shevill18 vào năm
1993. Theo đó, Tồ Phá án Pháp cho rằng thẩm quyền của TA Pháp đối với tranh
chấp là hợp lý dựa trên quy định tại khoản 3 Điều 5 Công ước Brussels 1968 (sau này
là khoản 2 Điều 7 Nghị định Brussels I Recast) khi xác định thẩm quyền theo nơi
thiệt hại đã xảy ra hoặc có thể xảy ra, bởi vì một khi các trang web có thể truy cập
được từ Pháp và các khách hàng Pháp có thể tương tác được trên website đó thì thiệt
hại xảy ra trên lãnh thổ Pháp là điều hồn tồn có thể xảy ra19.
Ngồi việc tạo nên sự chắc chắn về mặt pháp lý, quy định trên còn đảm bảo

được sự thuận lợi cho người bị thiệt hại, bởi lẽ, luật được áp dụng là luật nơi thiệt hại
xảy ra, đây là nguồn luật được xem là có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với người bị
thiệt hại. Vì khi áp dụng nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi (lex loci delicti), người
bị thiệt hại không thể lường trước được hành vi của người gây hại và thơng thường,

17

Lê Thị Nam Giang - Nguyễn Lê Hồi - Phan Hoài Nam, tlđd (12), tr. 270 - 271.

18

Case C-68/93 liên quan đến tranh chấp bồi thường thiệt hại về tội phỉ báng của một tờ báo được phát hành ở

một số quốc gia thành viên EU. Án lệ này đã viện dẫn lại nguyên tắc trong án lệ Bier BV v Mines de potasse
d’Alsace, Case 21/76, [1976] ECR 1735 và giải thích rõ hơn về việc xác định thẩm quyền trong trường hợp
thiệt hại xảy ra ở nhiều quốc gia. Theo đó, TA nơi thiệt hại xảy ra chiếu theo án lệ Bier BV v Mines de potasse
d’Alsace được hiểu là nơi mà bên gây thiệt hại được thành lập, nơi thiệt hại phát sinh hoặc nơi mà hành vi phỉ
báng được cấu thành và đưa vào lưu thông. Xem tại: website về cơ sở dữ liệu luật của EU />
(truy

cập

ngày

25/06/2022).
19

Phan Hoài Nam (2018), Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngồi tại Tòa án Việt

Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 95 - 96.



17

nơi này khơng có ý nghĩa đối với người bị thiệt hại. Nếu áp dụng kiểu hệ thuộc luật
nơi thiệt hại xảy ra (lex loci damni), người bị thiệt hại dễ dàng quản lý đối với thiệt
hại. Nói cách khác, nếu dựa theo luật nơi thực hiện hành vi, luật được xác định thiên
về bảo vệ lợi ích cho người gây thiệt hại, còn nếu dựa theo luật nơi hậu quả xảy ra,
luật được xác định sẽ thiên về bảo vệ quyền lợi cho người bị thiệt hại20.
(iii) Pháp luật do các bên thỏa thuận lựa chọn (Lex voluntatis).
Hiện nay, trên thế giới, pháp luật của nhiều quốc gia lựa chọn nguyên tắc lex
voluntatis là nguyên tắc được ưu tiên áp dụng đầu tiên để giải quyết vụ việc bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi. Nguyên tắc này được hiểu là
các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn luật để điều chỉnh quan hệ BTTHNHĐ
phát sinh giữa họ.
Chẳng hạn quy định của pháp luật Trung Quốc tại Điều 44 Luật áp dụng đối
với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung
Hoa ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2010 như sau: “... Sau khi xảy ra hành vi gây
thiệt hại ngoài hợp đồng, các chủ thể có liên quan tự thỏa thuận việc lựa chọn pháp
luật để áp dụng, thì áp dụng theo pháp luật được họ lựa chọn”21. Tiêu biểu hơn là quy
định tại khoản 1 Điều 14 Quy chế Rome II: “Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn pháp
luật áp dụng đối với nghĩa vụ ngoài hợp đồng...”.
Trong cuốn chuyên khảo của mình xuất bản năm 1993, hai chuyên gia hàng
đầu của Pháp về TPQT đã khẳng định “giới hạn trong lĩnh vực hợp đồng trong thời
gian dài, quyền lựa chọn pháp luật ngày nay đã dần dần xâm nhập vào các ngành luật
khác”22. Pháp luật của một số quốc gia châu Âu lẫn châu Á cho thấy quyền lựa chọn
pháp luật đã vượt xa lĩnh vực truyền thống là hợp đồng. Bộ luật TPQT Bỉ 2004 được
một tác giả khẳng định “đã dành một vị trí rất rộng cho quyền lựa chọn pháp luật.

20


Phan Hoài Nam, tlđd (19), tr. 153.

21

Đỗ Phương Lan, tlđd (6), tr. 21.

22

Henri BATIFFOL và Paul LAGARDE, Traité de droit international privé, LGDJ 1993, phần số 269.


18

Xuất phát từ tự do ý chí trong pháp luật thực chất về hợp đồng, sự phát triển này đã
được dự báo trong quan hệ vợ chồng trong hôn nhân, thừa kế... Sự đột phá được thể
hiện trong lĩnh vực ly hơn, bồi thường thiệt hại hay phát hành tín phiếu”23. Ở châu Á,
Luật TPQT Trung Quốc 2010 cũng được một tác giả cho rằng “Luật này của Trung
Quốc đã dành vị trí rất ưu ái cho nguyên tắc tự do lựa chọn pháp luật đối với các bên”
và ngoài quy phạm xung đột truyền thống áp dụng nguyên tắc tự do lựa chọn pháp
luật của các bên trong lĩnh vực hợp đồng, các quy định sau cũng cho phép các bên
lựa chọn pháp luật điều chỉnh: khoản 2 Điều 16 về đại diện theo ủy quyền; Điều 18
về thỏa thuận trọng tài; Điều 24 về quan hệ tài sản của vợ chồng; Điều 26 về thuận
tình ly hơn; Điều 37 về vật quyền đối với động sản; Điều 44 về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng; Điều 47 về được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật và thực
hiện cơng việc khơng có ủy quyền; Điều 50 về bồi thường thiệt hại do xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ....24
Khơng thể phủ nhận rằng lựa chọn pháp luật áp dụng là một trong những vấn
đề trọng tâm của xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế. Hầu hết các học giả và tịa
án đều cơng nhận nguyên tắc rằng các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi

nói chung có thể thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp phát
sinh, và luật được lựa chọn sẽ điều chỉnh mối quan hệ của họ. Đó là lý do tại sao
nhiều ý kiến từ các tác giả đều có chung nhận định rằng các bên trong quan hệ
BTTHNHĐ ngày càng được trao quyền chọn luật một cách rộng rãi hơn. Tuy nhiên,
quyền lựa chọn của các bên cũng không được vi phạm các điều khoản bắt buộc, khơng
nhằm mục đích lẩn tránh pháp luật, và luật được lựa chọn phải có liên quan chặt chẽ
đến quan hệ dân sự đang có tranh chấp25.

23

Jean-Yves CARLIER, Le Code belge de droit international privé, Revue critique de droit international privé

2005, tr. 11 và tiếp theo.
24

Đỗ Văn Đại (2013), “Quyền lựa chọn pháp luật trong tư pháp quốc tế Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập

pháp, số 2 + 3 (234 + 235) Kỳ 2 tháng 1 năm 2013, tr. 48.
25

Joseph Singer, A Pragmatic Guide to Conflicts, 70 B. U. L. REV, 1990, tr. 731.


19

Án lệ Bier v. Mines de Potasse d’Alsace cho thấy các bên có quyền thỏa thuận
chọn luật áp dụng để giải quyết một tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng sau khi thiệt
hại đã xảy ra. Công ty Mines de Potasse d’Alsace của Pháp đã thải muối dư vào sông
Rhin. Do đó, một cơng ty làm vườn Hà Lan - sử dụng nước từ sơng Rhin cho mục
đích tưới tiêu - đã buộc phải lắp đặt một hệ thống lọc nước. Cơng ty Hà Lan đã kiện

cơng ty Pháp địi bồi thường thiệt hại trước Tòa án Hà Lan. Ở giai đoạn đầu của vụ
kiện, mỗi bên đều muốn áp dụng luật của nước mình. Tuy nhiên, cuối cùng các bên
thỏa thuận áp dụng luật của Hà Lan - lex fori vì mục đích thuận lợi hơn cho q trình
tố tụng26.
(iv) Pháp luật nơi cư trú thường xuyên của các bên đương sự (Lex domicilii).
Một nguyên tắc cũng thường được sử dụng để xác định luật áp dụng giải quyết các
tranh chấp BTTHNHĐ trong trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi
cư trú tại cùng một quốc gia, đó là nguyên tắc lex domicilii - luật nơi cư trú. Tùy vào
quan điểm của từng nước mà Luật nơi cư trú có thể hiểu là Luật của nước có nơi cư
trú thường xuyên hay Luật của nước có nơi cư trú cuối cùng của chủ thể bị thiệt hại
hoặc chủ thể gây ra thiệt hại. Nguyên tắc này cũng được thừa nhận áp dụng trong
pháp luật của nhiều quốc gia như khoản 1 Điều 132 Luật Tư pháp quốc tế Thụy sĩ
1987 “Nếu bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú thường xuyên ở cùng
một bang, các yêu cầu về BTTHNHĐ sẽ được điều chỉnh bởi luật của bang đó”, Điều
44 Luật Tư pháp quốc tế Trung quốc 2010 cũng quy định “nếu các bên có chung nơi
cư trú thường xuyên, thì luật tại nơi cư trú thường xun đó sẽ được áp dụng để
GQTC về trách nhiệm BTTHNHĐ”...27
Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại là các cá nhân có cùng nơi cư
trú, hoặc là các pháp nhân có cùng nơi thành lập tại một nước thì pháp luật của nước
đó được áp dụng. Quy định này dựa vào căn cứ nhân thân của các bên để xác định
26

Nguyễn Đức Vinh (2017), “Bàn về vấn đề tự do chọn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ trách nhiệm ngoài

hợp đồng trong pháp luật Liên minh Châu Âu”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 01(104)/2017, tr. 43.
27

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (1), tr.550.



×