Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng vndoc com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.08 KB, 5 trang )

Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng
Trên cơ sở độc quyền phát hành tiền, ngân hàng trung ương thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho
nền kinh tế thơng qua việc cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian và kiểm sốt q trình tạo
tiền của các ngân hàng trung gian – khách hàng của ngân hàng trung ương.
* Ngân hàng trung ương mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian
Thông thường, các ngân hàng trung gian không sử dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay mà
duy trì một mức dự trữ nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán. Dự trữ gồm tiền mặt tại quỹ
và tiền gửi tại ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác. Bất cứ một ngân hàng trung gian
nào cũng đều phải mở tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng trung ương. Tiền gửi đó gồm 2 loại:
* Tiền gửi dự trữ bắt buộc
Tiền gửi dự trữ bắt buộc áp dụng bắt buộc đối với các ngân hàng trung gian có huy động vốn
tiền gửi của cơng chúng. Mức dự trữ cao hay thấp tùy theo quy định của ngân hàng trung ương
trong từng thời kỳ cho phù hợp với chính sách tiền tệ.
Mục đích của việc bắt buộc dự trữ này là để giới hạn mức tín dụng tối đa mà ngân hàng trung
gian có thể cung cấp, tránh trường hợp các ngân hàng trung gian huy động được bao nhiêu cho
vay bấy nhiêu dẫn đến mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền và
nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc tập trung dự trữ của ngân hàng trung gian tại ngân hàng trung
ương còn là một phương tiện để ngân hàng trung ương có thêm quyền lực điều khiển hệ thống
ngân hàng, thực thi chính sách tiền tệ.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của thị trường tiền tệ, các hình thức bảo hiểm tiền gửi ra đời đã
giảm bớt khả năng xảy ra nhu cầu rút tiền bất thường.Vì vậy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày càng
giảm ở hầu hết các quốc gia. Hiện nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường được đề cập đến với tư cách
là cơng cụ của chính sách tiền tệ.
* Tiền gửi thanh tốn
Ngồi tiền gửi dự trữ bắt buộc, các ngân hàng trung gian cịn gửi thêm khoản tiền gửi thanh tốn
tại ngân hàng trung ương.Mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên giữa các
ngân hàng với nhau và để điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc khi cần. Bên cạnh đó, các ngân hàng
trung gian mở tài khoản thanh tốn tại ngân hàng trung ương cịn giúp ngân hàng trung ương có
thể tận dụng nguồn vốn tạm thời dư thừa của các ngân hàng trung gian để thực hiện các chức
năng của mình.
* Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian


Ngân hàng trung ương thực hiện cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian nhằm đảm bảo cho
nền kinh tế đủ phương tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kỳ nhất định. Mặt khác, thơng
qua đó để điều tiết lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ.
Trong q trình hoạt động, các ngân hàng trung gian sử dụng vốn tập trung, huy động được để
cho vay đối với nền kinh tế. Khi xuất hiện nhu cầu vay tiền ngân hàng trung ương làm phương


tiện thanh toán, các ngân hàng này được ngân hàng trung ương cấp tín dụng theo những điều
kiện nhất định, phù hợp yêu cầu chính sách tiền tệ.
Hoạt động cho vay từ ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng trung gian là một nghiệp vụ
phát hành. Xét ở góc độ đó, ngân hàng trung ương có vai trị chủ động trong q trình cho vay.
Tuy nhiên, khơng phải lúc nào ngân hàng trung ương cũng có thể chủ động được, mà có những
trường hợp ngân hàng trung ương thụ động trong việc cho vay, đó là khi cần phải cứu các ngân
hàng trung gian thoát khỏi bờ vực phá sản do mất khả năng thanh toán. Do hoạt động chính của
ngân hàng trung gian là đi vay để cho vay và hoạt động này không phải bao giờ cũng thuận lợi.
Những đợt rút tiền ồ ạt của dân chúng vì nhiều lý do (chẳng hạn: Lãi suất trở nên thấp so với lạm
phát, khách hàng mất lòng tin vào ngân hàng,…) dễ làm cho ngân hàng trung gian mất khả năng
thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng trung gian không thể thu hồi tiền cho vay về kịp để
chi trả, khơng cịn chỗ vay mượn nào khác, tìm đến ngân hàng trung ương vay tiền như là một
phương cách cuối cùng. Trong trường hợp này ngân hàng trung ương đóng vai trị là người cho
vay cuối cùng đối với các ngân hàng trung gian.
Tuy nhiên cần phải để ý: Nếu ngân hàng trung ương dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho các ngân
hàng trung gian thì sẽ tạo cho ngân hàng trung gian tâm lý ỷ lại, làm cho độ rủi ro trong hoạt
động ngân hàng tăng cao. Chẳng hạn, nếu một ngân hàng trung gian biết được ngân hàng trung
ương sẽ cấp tín dụng cho nó khi gặp khó khăn, ngân hàng trung gian này sẽ chấp nhận nhiều rủi
ro hơn trong kinh doanh vì cho rằng ngân hàng trung ương sẽ cho vay trong trường hợp xấu nhất.
Đặc biệt là những ngân hàng lớn (đây là những ngân hàng mà sự phá sản của nó có thể gây nên
một sự khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Đây là một điều nguy hiểm cho nền kinh tế. Do vậy ngân
hàng trung ương cần rất thận trọng, khơng sử dụng thường xun vai trị người cho vay cuối
cùng của mình.

Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian bằng nhiều phương pháp khác
nhau:
- Tái chiết khấu
Ngân hàng trung ương mua lại những phiếu nợ chưa đến hạn mà ngân hàng trung gian đã chiết
khấu cho khách hàng trước đây để hưởng lợi tức tái chiết khấu, nhưng thực ra thông qua nghiệp
vụ này mà ngân hàng trung ương có thể giúp cho các ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu thanh
toán, đồng thời ngân hàng trung ương thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế theo yêu
cầu của chính sách tiền tệ. Trong nghiệp vụ tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu là công cụ quan
trọng hàng đầu, có thể tác động đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng trong nền
kinh tế.
- Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng trung gian.
- Cho vay bù đắp vốn trong thanh toán liên ngân hàng.
* Ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán của các ngân hàng
Gắn với nghiệp vụ phát hành tiền, nghiệp vụ gửi tiền và cho vay đối với các ngân hàng trung
gian, ngân hàng trung ương là đầu mối thanh toán tiền ngân hàng, giúp cho các ngân hàng trung


gian thực hiện thơng suốt trong quan hệ thanh tốn với nhau xuất phát từ sự phát triển dịch vụ
thanh toán phục vụ khách hàng của họ
Hoạt động của Trung tâm thanh toán gắn liền với sự phát triển dịch vụ thanh toán của các ngân
hàng trung gian, tạo lập mạng lưới thanh tốn liên hồn trong phạm vi cả nước, cùng với việc cải
tiến, hiện đại hóa cơng nghệ thanh tốn có ý nghĩa quyết định cho việc tập trung các luồng chu
chuyển tiền tệ vận động qua ngân hàng.
Nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng trung ương được tiến hành bằng các phương thức:
* Thanh toán từng lần
Ngân hàng trung ương thực hiện thanh toán theo yêu cầu của các ngân hàng trung gian căn cứ
trên chứng từ và lệnh chi của họ.
Mỗi khi có nhu cầu thanh toán, các ngân hàng trung gian gửi các chứng từ thanh tốn đến ngân
hàng trung ương u cầu trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho ngân hàng thụ hưởng.
* Thanh toán bù trừ

Ngân hàng trung ương là trung tâm tổ chức thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng, kể cả kho bạc
nhà nước.
Việc thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng được tiến hành định kỳ hoặc cuối mỗi ngày làm việc.
Việc thanh toán được dựa trên cơ sở trao đổi các chứng từ thanh toán nợ kèm theo bảng kê khai
thanh toán bù trừ của các ngân hàng hoặc thực hiện bù trừ thông qua hệ thống vi tính, số dư cuối
cùng được thanh tốn bằng cách trích tài khoản của người phải trả nợ tại ngân hàng trung ương.
* Ngân hàng trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng
Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng, cụ thể:
- Ngân hàng trung ương thẩm định và cấp giấy chứng nhận hoạt động cho ngân hàng trung gian.
- Ngân hàng trung ương quy định nội dung, phạm vi hoạt động kinh doanh và các quy chế
nghiệp vụ đòi hỏi các ngân hàng trung gian phải tuân thủ, các hệ số an tồn trong q trình hoạt
động của ngân hàng trung gian.
- Ngân hàng trung ương điều tiết các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trung gian bằng
những biện pháp kinh tế và hành chính. Chẳng hạn như ngân hàng trung ương quy định tỷ lệ dự
trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, ban hành chính sách lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí áp dụng
trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trung gian,…
- Ngân hàng trung ương thanh tra và kiểm soát thường xuyên và toàn diện các hoạt động của
toàn bộ hệ thống ngân hàng, áp dụng các chế tài trong các trường hợp vi phạm pháp luật nhằm
đảm bảo cho cả hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn và có hiệu quả.
Ngân hàng trung ương quyết định đình chỉ hoạt động hoặc giải thể đối với các ngân hàng trung
gian trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc mất khả năng thanh toán.

Ngân hàng trung ương là ngân hàng của nhà nước


Chức năng này của ngân hàng trung ương thể hiện ở một số điểm:
Ngân hàng trung ương thuộc sở hữu nhà nước.
Ban hành các văn bản pháp quy theo thẩm quyền của mình về tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại
hối và ngân hàng; kiểm tra thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan.
Mở tài khoản, nhận và trả tiền gửi của Kho bạc nhà nước.

Tổ chức thanh toán cho Kho bạc nhà nước trong quan hệ thanh toán với các ngân hàng.
Làm đại lý cho Kho bạc nhà nước trong một số nghiệp vụ.
Bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại hối, các chứng từ có giá.
Cung cấp tín dụng và tạm ứng cho Ngân sách nhà nước trong những trường hợp cần thiết.
Thay mặt nhà nước quản lý các hoạt động tiền tệ - tín dụng và thanh toán đối nội, đối ngoại của
đất nước.
Ngân hàng trung ương thay mặt chính phủ ký kết các hiệp định tiền tệ, tín dụng và thanh tốn
với nước ngồi và tham gia với cương vị là thành viên của một số tổ chức tài chính tiền tệ quốc
tế.


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×