Tải bản đầy đủ (.pdf) (270 trang)

Luận án phát triển năng lực đánh giá sự kiện cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (vận dụng qua chương trình lịch sử việt nam từ năm 1858 đến năm 1918

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.57 MB, 270 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sử học nói chung, kiến thức mơn Lịch sử (LS) nói riêng bao giờ cũng có hai
phần: phần “sử” và phần “luận”. Phần sử là những sự kiện (SK), hiện tượng đã xảy
ra, gắn liền với thời gian, không gian, nhân vật, diễn biến nhất định. Nó là kết quả
của q trình khai thác, xử lí SK để khơi phục lại bức tranh quá khứ, biết LS diễn ra
như thế nào một cách chân thật nhất. Phần luận là những đánh giá, giải thích, nhận
xét bình luận của đời sau về LS, giúp cho chúng ta hiểu được tính logic, mối liên hệ
bản chất bên trong của các SK. Lí luận và phương pháp dạy học (PPDH) LS đã chỉ
ra rằng: sử và luận thống nhất với nhau, nghĩa là LS diễn ra như thế nào thì phải
đánh giá như thế ấy. Điều đó mách bảo cho giáo viên (GV) trong dạy học lịch sử
(DHLS) ở trường trung học phổ thông (THPT) phải đảm bảo nguyên tắc mọi SK,
hiện tượng LS quan trọng đều phải được đánh giá và mọi đánh giá, giải thích phải
xuất phát từ các SK, hiện tượng khách quan, chân thực mà các học sinh (HS) biết
được. Ví dụ: HS đánh giá triều Nguyễn tích cực hay tiêu cực, khen hay chê xuất
phát từ SK nào? Căn cứ vào đâu?... Nói cách khác, phát triển năng lực (NL) đánh
giá sự kiện (ĐGSK) LS cho HS trong DHLS ở trường THPT từ lâu đã được lí luận
dạy học bộ mơn chú trọng.
Tiếc rằng với việc DHLS ở trường THPT hiện nay, phát triển NL ĐGSK cho
HS còn nhiều hạn chế. Một bộ phận GV khi tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức mới
vẫn nặng về thơng báo SK, trình bày, giảng giải hoặc giải thích và xen kẽ với trình
chiếu hình ảnh mà chưa chú trọng vào hướng dẫn HS phát triển các NL như: tìm
hiểu LS, nhận thức và tư duy LS, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, tự chủ và tự
học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo,... Khi dạy học, nhiều GV
cũng chưa chú trọng vào hướng dẫn HS ĐGSK, hoặc việc đánh giá cịn mang tính
áp đặt, chủ quan, không xuất phát từ nguồn sử liệu, không phát huy tư duy độc lập
của HS,… “Nhồi nhét một mớ kiến thức vừa nặng về học thuộc ghi nhớ vừa nặng
về tuyên truyền nhưng lại không biết vận dụng vào đâu. Việc kiểm tra vẫn chủ yếu
là thuộc lòng, nhận biết gây ra sự nhàm chán cho HS”[121]. Đây là một trong


những lí do dẫn đến nhiều HS khơng cịn hứng thú, khơng mặn mà với việc tìm tịi,


2
khám phá khi học tập LS. Tóm lại, thực tiễn DHLS phản ánh với việc ĐGSK LS,
thầy lúng túng, trò cũng lúng túng, phụ thuộc vào đánh giá của người khác nên phát
triển NL này cho HS (và ở mức độ nhất định cho cả GV) là điều cần thiết.
Trong chương trình LS dân tộc ở trường THPT (chương trình 2006 và chương
trình 2022), lịch sử Việt Nam (LSVN) từ năm 1858 đến năm 1918 có một vị trí
quan trọng, trang bị cho HS nhiều SK, chủ đề và chuyên đề chuyên sâu như: Các
giai đoạn thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam;
Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX; Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và
chiến tranh giải phóng dân tộc trong LSVN (trước Cách mạng tháng Tám năm
1945), Một số cuộc cải cách lớn trong LSVN (trước năm 1858). LSVN 1858 – 1918
gắn liền với LS triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong LS dân tộc,
nhiều biến cố, hiện tượng, nhân vật cần được đánh giá thấu đáo và như vậy, có ưu
thế giúp HS phát triển NL ĐGSK. Trong quá trình dạy học LSVN từ 1858 – 1918,
GV cần phải hướng dẫn HS ĐGSK, bảo đảm đúng quy trình, dựa trên các cơ sở, căn
cứ khoa học nhằm giúp HS học tập LS hứng thú hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.
Xuất phát từ cơ sở và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Phát triển
năng lực đánh giá sự kiện cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT
(Vận dụng qua chương trình Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918)” làm
đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lí luận và PPDH mơn LS, mã số 62.14.01.11.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển NL ĐGSK cho
HS trong DHLS ở trường THPT.
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài liên quan đến lí luận và phương pháp (PP)
DHLS, nội dung kiến thức áp dụng và địa bàn khảo sát, thực nghiệm sư phạm (TNSP).
- Về lí luận và phương pháp dạy học (PPDH): Đề tài tập trung vào nghiên cứu
và đề xuất các biện pháp phát triển NL ĐGSK cho HS trong DHLS ở trường THPT,

hình thức dạy học nội khóa.
- Về nội dung kiến thức áp dụng: Luận án vận dụng qua TNSP LSVN từ năm
1858 đến năm 1918, lớp 11 ở trường THPT (chương trình 2006 và chương trình
2022). Trong chương trình 2006, tác giả chọn bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng


3
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1873) để TNSP tại thành phố Hồ Chí
Minh và một số tỉnh Nam Bộ.
- Về địa bàn khảo sát, TNSP: thông qua khảo sát, điều tra, dự giờ, xin ý kiến
chuyên gia, thăm quan thực tiễn việc DHLS ở nhiều trường THPT trên cả nước,
trong đó tập trung vào các trường THPT ở phía Nam1.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc phát triển NL ĐGSK cho HS
trong DHLS ở trường THPT, đề tài sẽ xác định nội dung, tiêu chí đánh giá NL
ĐGSK cho HS trong DHLS ở trường THPT. Từ đó, đề xuất các biện pháp sư phạm
phù hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành mục đích nghiên cứu, luận án tập trung vào các nhiệm vụ
cụ thể:
- Làm rõ những vấn đề lí luận về PPDH phát triển NL trong môn LS, NL
ĐGSK trong DHLS ở trường THPT.
- Điều tra, khảo sát thực trạng phát triển NL ĐGSK cho HS trong DHLS ở
trường THPT qua phiếu điều tra, khảo sát, phỏng vấn, dự giờ, xin ý kiến chuyên
gia, xêmina luận án,...
- Tìm hiểu nội dung, chương trình, SGK LS năm 2006 và SGK LS chương
trình 2022 ở trường THPT, trong đó tập trung vào LSVN (1858 – 1918) để xác định
những nội dung cần khai thác, xác định yêu cầu cần đạt về mặt kiến thức, nội dung
LS có thể phát triển NL ĐGSK cho HS.

- Xác định nội dung và tiêu chí đánh giá NL ĐGSK cho HS trong DHLS ở
trường THPT.
- Đề xuất các biện pháp sư phạm phù hợp để phát triển NL ĐGSK cho HS
trong DHLS ở trường THPT và tiến hành TNSP để khẳng định tính khả thi của đề
tài nghiên cứu, làm cơ sở cho kết luận và khuyến nghị.
1

Các tỉnh/ thành phía Nam liên quan đến địa bàn khảo sát của luận án gồm: Hồ Chí Minh, Bến Tre, Bình
Phước, Bình Dương, Long An, Đồng Nai.


4
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở PP luận nghiên cứu của đề tài dựa theo quan điểm chủ nghĩa Mác –
Lênin về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà
nước Việt Nam về giáo dục và giáo dục LS.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng nhiều PP nghiên cứu và cách thức tiếp cận khác nhau, như
các PP LS và lôgic, lịch đại và đồng đại, PP sử dụng tư liệu gốc, PP liên ngành,...
Tuy nhiên, luận án thuộc ngành Giáo dục học, nên luận án tập trung vào 4 nhóm PP
nghiên cứu đặc trưng sau:
- Nhóm PP nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các nguồn tài liệu của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng (định hướng cho việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ), tài
liệu Giáo dục học, Tâm lí học, PP luận sử học, Giáo dục LS; nghiên cứu chương
trình, SGK LS (chương trình 2006 và chương trình 2022) để làm cơ sở cho việc
thực hiện đề tài...
- Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn: các PP điều tra, khảo sát thông qua xây dựng
bảng hỏi, phỏng vấn, dự giờ chuyên môn, quan sát thực nghiệm, xin ý kiến chuyên
gia,... Những PP này sẽ giúp tác giả luận án làm rõ những vấn đề thực tiễn ở chương 2.

- Nhóm các PP TNSP: TNSP từng phần và toàn phần những biện pháp về phát triển
NL ĐGSK cho HS trong DHLS ở trường THPT, vận dụng vào LSVN (1858 – 1918).
- PP toán học thống kê: tập hợp và xử lí số liệu thu được từ điều tra, khảo sát
và TNSP để rút ra nhận xét, kết luận và kiến nghị.
5. Giả thuyết khoa học
Việc phát triển NL ĐGSK cho HS trong DHLS ở trường THPT sẽ góp phần
nâng cao chất lượng DH bộ mơn, hồn thành mục tiêu dạy học nếu GV xác định
được nội dung, tiêu chí đánh giá NL ĐGSK LS, nội dung LS cần khai thác và đề
xuất được các biện pháp sử dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm của HS
địa phương.
6. Đóng góp của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần:


5
Thứ nhất, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của vấn đề phát triển NL ĐGSK
cho HS trong DHLS ở trường THPT (thơng qua xây dựng được cơ sở lí luận có tính
hệ thống).
Thứ hai, phác họa được bức tranh về thực trạng phát triển NL ĐGSK cho HS
trong DHLS ở trường THPT hiện nay, đặc biệt là các tỉnh phía Nam.
Thứ ba, xác định được nội dung và tiêu chí đánh giá NL ĐGSK cho HS trong
DHLS ở trường THPT.
Thứ tư, đề xuất được các biện pháp sư phạm phù hợp phát triển NL ĐGSK cho HS
trong DHLS ở trường THPT đã được kiểm chứng qua TNSP từng phần và tồn phần
(vận dụng qua Chương trình Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918).
7. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn:
- Ý nghĩa khoa học: góp phần làm phong phú thêm lí luận và PP dạy học bộ
mơn LS ở trường THPT, nhất là về vấn đề NL ĐGSK cho HS trong DHLS.
- Ý nghĩa thực tiễn: giúp GV dạy học môn LS nhận thấy được tầm quan trọng

của vấn để phát triển NL ĐGSK cho HS trong DHLS ở trường THPT; cung cấp cho
GV LS, nghiên cứu sinh và học viên cao học chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ
mơn LS về nội dung, các tiêu chí đánh giá và biện pháp phát triển NL ĐGSK cho
HS trong DHLS; kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ được tác giả vận dụng trực
tiếp vào quá trình đào tạo GV LS ở Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh. Luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho những ai quan tâm,
muốn tìm hiểu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được
chia làm 4 chương sau:
Chương 1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển NL ĐGSK cho HS
trong DHLS ở trường THPT
Chương 3. Các biện pháp phát triển NL ĐGSK cho HS trong DHLS ở trường
THPT. Thực nghiệm từng phần
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm toàn phần


6

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Phát triển NL ĐGSK cho HS trong DHLS ở trường THPT là một vấn đề quan
trọng, còn mới, chưa có nhiều tài liệu đề cập, giải quyết. Trên cơ sở tiếp cận các
nguồn tài liệu khác nhau ở các thời kì khác nhau, trên thế giới và trong nước, chúng
tôi xin giới thiệu tổng quan việc nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án gồm hai
nhóm: những nghiên cứu về SK, ĐGSK trong nghiên cứu và DHLS; những nghiên
cứu về NL và phát triển NL ĐGSK cho HS trong DHLS.
1.1. Những nghiên cứu về sự kiện và đánh giá sự kiện trong nghiên cứu và dạy

học lịch sử
1.1.1. Ở nước ngồi
Liên Xơ trước đây và Liên bang Nga ngày nay là nơi có nền học thuật phát
triển lâu đời và ảnh hưởng đáng kể đến Việt Nam. Nếu như ở các nước tư bản, Lí
luận và PP DHLS là một bộ phận của Giáo dục học thì ở Liên Xô, được tách ra
thành một chuyên ngành riêng. Nhiều sách, tài liệu LS và giáo dục LS của Liên Xô
đã được Tổ tư liệu của Đại học Sư phạm Hà Nội dịch sang tiếng Việt, trở thành
nguồn tài liệu q giá cho nhiều cơng trình khoa học.
Năm 1963, Ban nghiên cứu LS Đảng của Trung ương biên soạn quyển Các tác
giả kinh điển của chủ nghĩa Mác bàn về Khoa học LS được Nhà xuất bản (Nxb) Sự
thật, nay là Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành. Sách gồm tập hợp những lí luận kinh điển
của các nhà khoa học như Mác, Ăng-ghen, Lênin, Stalin có tác dụng “soi sáng” cho
việc nghiên cứu và giảng dạy LS. Liên quan trực tiếp đến SK và ĐGSK trong nghiên
cứu và giảng dạy LS có thể kể đến những lời chỉ dẫn giá trị sau:
“1. Khi phân tích bất cứ một vấn đề xã hội nào, yêu cầu tuyệt đối của chủ
nghĩa Mác là đặt vấn đề trong phạm vi LS nhất định, phân tích tình hình cụ thể.
2. Để giải quyết vấn đề khoa học xã hội, điều chắc chắn nhất, cần thiết nhất,
quan trọng nhất là không quên mối liên hệ LS cơ bản.
3. Xem xét những vấn đề LS và kinh tế xã hội phức tạp, phải biết nắm điển
hình, nắm chủ thể.


7
4. Phải biết so sánh, phân tích và tổng hợp, xuyên qua hiện tượng mà nhìn thấy
bản chất, tìm ra mối liên hệ nhân quả.
5. Quá trình suy nghĩ logic từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với quá trình LS
hiện thực. Sự nhất trí giữa PP logic và PP LS” [6;tr.480 – 481]
Những tài liệu nghiên cứu về SK LS có thể nói khá nhiều. Năm 1978,
A.Guaxavor và B.Radaer có quyển Tìm hiểu cách mạng khoa học kĩ thuật, được Lê
Thanh Giang, Lê Quỳnh Anh dịch, Vũ Cao Đàm hiệu đính, Nxb Khoa học và kĩ

thuật ấn hành nghiên cứu về SK cách mạng khoa học kĩ thuật trên các khía cạnh:
bản chất, đặc trưng, xu hướng,…Cùng năm, E.Ia.Polianxki có quyển LS kinh tế các
nước ngồi Liên Xơ, tập 2 – thời kì tư bản chủ nghĩa, tập 3 – thời kì đế quốc chủ
nghĩa (những năm 1870 – 1917), Nxb Khoa học xã hội ấn hành, nghiên cứu về các
nước tư bản chủ nghĩa trên các bình diện đặc trưng, thời kì đế quốc chủ nghĩa, các
tổ chức độc quyền, sự trành trướng xâm lược,…Năm 1987, Nicolai Vơrơncóp có
quyển sách Lêningrat 900 ngày đêm phong tỏa (1941 – 1944), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh ấn hành nghiên cứu về SK cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân
Lêningrát trước cuộc tấn công của Đức quốc xã.
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, nhiều cơng trình của các nhà sử học không chỉ
nghiên cứu về SK LS thế giới mà còn nghiên cứu về SK chiến tranh Việt Nam (được
nhiều nhà nghiên cứu dịch sang tiếng Việt và xuất bản). Đơn cử ví dụ, quyển LS Hà
Nội của tác giả Philippe Papin do Nxb Mỹ thuật ấn hành, quyển Hà Nội giai đoạn
(1873 – 1888) của Audré Massan do Nxb Hà Nội ấn hành; quyển Nhìn lại quá khứ Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam của Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Robert S.McNamara được Nxb Chính trị quốc gia ấn hành (nói về những nguyên
nhân Mỹ thất bại trong chiến tranh Việt Nam và những bài học Mỹ cần rút ra qua
cuộc chiến tranh này); quyển Tại sao Việt Nam? của tình báo Mỹ Archimedes L. A.
Patti cung cấp một góc nhìn về LSVN thập niên 40 của thế kỉ XX.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu của các nhà sử học nước ngoài về SK và
ĐGSK LS khá nhiều. Hầu hết các cơng trình đều bắt đầu với bối cảnh LS, mổ xẻ
diễn biến SK với những mối quan hệ chằng chéo, phức tạp như bản thân hiện thực
LS của SK đó và kèm theo những nhận định và đánh giá về SK LS.


8
1.1.2. Ở Việt Nam
SK được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực như Tốn học, Văn học, Địa
lí,…Trong Tốn học, SK được đề cập gồm những dấu ấn trong lĩnh vực Toán học
hoặc những SKLS Toán học nổi tiếng được sử dụng như một tình huống có vấn đề,
dẫn nhập vào lí thuyết Tốn học. Trong lĩnh vực Văn học sử, SK được đề cập đến

trong nhiều tác phẩm, văn bản tự sự. Bài viết Khái niệm SK trong văn bản tự sự của
Thu Trang dẫn lại nhận định của nhà văn G.Gennette khi đề cập đến tầm quan trọng
của SK trong văn bản tự sự: “Tự sự là trình bày một SK hay một chuỗi SK có thực
hay hư cấu, bằng phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tự sự.”[134]. Địa lí
học và Chính trị học là những lĩnh vực có liên quan gần gũi với Sử học, SK đề cập
đến trong những lĩnh vực này phục vụ cho lí thuyết khoa học chun mơn. Ví dụ:
với Địa lí học, SK đổi mới năm 1986 được sử dụng như sự dẫn nhập vào lí thuyết
về các thành phần kinh tế, về kinh kế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
với Chính trị học, các giai đoạn nguyên thủy, cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại
được đào sâu nghiên cứu để phục vụ cho lí thuyết về hình thái kinh tế - xã hội.
Những cơng trình nghiên cứu về SK và ĐGSK trong nước cũng phong phú, đa
dạng. Cơng trình nghiên cứu về LSVN hoặc LS thế giới dưới dạng thông sử gồm hệ
thống nhiều tập. Nổi tiếng nhất và được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên chuyên
ngành LS và sư phạm LS có thể kể đến Đại cương LSVN (tồn tập hoặc chia làm ba
tập) của nhóm tác giả Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm và Lê Mậu Hãn hoặc hệ
thống sách LS thế giới cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại của nhóm tác giả Lương
Ninh, Đặng Quang Minh, Nguyễn Gia Phu, Nghiêm Đình Vỳ,… Năm 2017, Viện
Sử học biên soạn và ấn hành bộ sách LSVN 15 tập có thể được xem là thành tựu lớn
trong việc nghiên cứu và biên soạn quốc sử.
Năm 2015, Đinh Xuân Lâm có quyển Phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở
Việt Nam, do Nxb Giáo dục Việt Nam ấn hành. Sách gồm tập hợp nhiều bài viết của
tác giả được chia làm bốn phần. Phần thứ năm: Mấy vấn đề tư liệu, sử liệu học và
nguyên tắc đánh giá nhân vật LS có bài Một số u cầu có tính nguyên tắc của vệc
đánh giá nhân vật LS đề cập 4 tiêu chí khi đánh giá nhân vật LS bao gồm: “phải có
đầy đủ các tư liệu về cuộc đời và hành trang của người đó [44;tr.601]; phải đặt nhân
vật đó vào đúng thời đại mà người đó sống và hoạt động, bám sát những điều kiện


9
cụ thể tác động đến nhân vật LS [44;tr.601]; cần đối chiếu với yêu cầu của thời đại

nhân vật LS đó sống và hoạt động [44;tr.602]; thái độ khách quan, trung thực, một
sự tỉnh táo, khoa học, và cũng không thể thiếu một cái tâm trong sáng, thấu tình đạt
lí, và phải luôn luôn nắm vững đâu là mặt chủ yếu [44;tr.602].
Tóm lại, lí luận SK và ĐGSK trong những cơng trình nghiên cứu LS trong
nước vẫn chưa đạt đến trình độ khái qt bởi mục đích nghiên cứu của các cơng
trình này là làm rõ một vấn đề LS chứ không phải nhằm hướng dẫn người đọc cách
đánh giá về một SKLS. Khơng nhiều cơng trình rút ra điểm khái quát như Đinh
Xuân Lâm trong tác phẩm đã dẫn lưu ý người nghiên cứu sau cách đánh giá một
SKLS. Suy cho cùng, các nhà nghiên cứu sau vẫn có thể khái quát lại lí luận về
cách ĐGSK LS qua những cơng trình nghiên cứu LS này.
Với việc dạy học bộ mơn LS ở trường phổ thơng, SK đóng vai trò quan trọng.
Các nhà sử học và giáo dục LS nhận định: SK là khơng khí của việc nghiên cứu và
giảng dạy LS. Khơng khó để tìm thấy các giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên
ngành LS đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến SK và ĐGSK trong DHLS.
* Trong các giáo trình và sách chuyên khảo:
Trước hết phải kể đến Giáo trình PP DHLS của Trần Văn Trị, Phan Ngọc
Liên, Hoàng Trọng Hanh, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cường lần đầu được Nxb
Giáo dục ấn hành năm 1961 (Tập 1), năm 1966 (Tập 2), bổ sung, phát triển qua các
năm 1976, 1978, 1980,… Trong ấn phẩm năm 1966, các nhà giáo dục đã đề cập
những quan điểm có tính chất “cương lĩnh” mà khi đối sánh với những định hướng
giáo dục ngày nay, ta thấy vẫn mang “hơi thở” thời cuộc. Ví dụ: trong chương II:
Các phương châm giảng dạy LS ở trường phổ thông, các tác giả nêu yêu cầu: 1.
Phương châm “giảng dạy tinh và chắc” và 2. Giảng dạy LS gắn liền với cuộc sống.
Lí luận sử học đã chỉ ra việc giảng dạy phải đi từ tìm hiểu SK đến khái qt lí luận.
Việc ĐGSK LS cũng phải tuân theo quy luật này. Tuy nhiên, trong phần 1. Phương
châm “giảng dạy tinh và chắc”, các tác giả đã chỉ rõ những quy luật cần giúp HS
khái quát lí luận trong DHLS. Ngày nay, gắn liền nội dung giảng dạy, kiểm tra đánh
giá với bài học là một yêu cầu bắt buộc các khâu trong quá trình dạy học. Ngay
trong phần 2. Giảng dạy LS gắn liền với cuộc sống, các tác giả ngoài việc nêu rõ
quan niệm còn đề xuất hai biện pháp để liên hệ việc giảng dạy với đời sống, cụ thể:



10
- Liên hệ, so sánh những sự việc và con người thời nay với những sự việc và
con người thời xưa cùng loại hoặc có điểm tương tự để làm sáng tỏ thêm những sự
việc và con người đời nay, đồng thời nâng cao thêm tác dụng giáo dục.
- Phân tích nội dung, ý nghĩa của SKLS
Đến năm 1992, Giáo trình PP DHLS được các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần
Văn Trị (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Cơi, Nguyễn Hữu Chí, Phan Thế
Kim, Phạm Hồng Việt tiếp tục bổ sung, phát triển, Nxb Giáo dục ấn hành, tái bản
năm 1998, 1999, 2000, 2001. Từ năm 2002, Giáo trình PP DHLS được các tác giả
Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi biên soạn, Nxb Đại học Sư
phạm ấn hành, tái bản qua các năm 2003, 2009, 2010, 2012,… cho đến nay.
Trong ấn phẩm mới nhất của quyển Giáo trình PP DHLS, tập 1, 2 năm 2012,
Nxb Đại học Sư phạm ấn hành, có sửa chữa, bổ sung, lí luận về SKLS được trình
bày khá rõ ràng, cụ thể trong chương V. Hình thành tri thức LS cho HS. Theo đó,
con đường hình thành tri thức LS cho HS bắt đầu từ cung cấp SKLS. Trịnh Đình
Tùng trong bài giảng cho lớp nghiên cứu sinh bổ sung thêm tính tương đối, bên
cạnh tính q khứ, tính khơng lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống, tính thống nhất giữa
sử và luận đã được đề cập trong giáo trình. Việc xác định đặc điểm của SKLS đóng
vai trị là cơ sở, nền tảng cho quá trình hướng dẫn HS ĐGSK. Năm 2014, Vũ Quang
Hiển và Hồng Thanh Tú có quyển PP dạy học môn LS ở trường THPT hệ thống
hóa các nhóm PP DHLS ở trường THPT.
Năm 1970, Châu Long và Lê Kim Ngân trong cơng trình Sử học nhập môn (Sử
học PP luận), dùng cho sinh viên năm nhất của Đại học Văn khoa trình bày nhiều nội
dung liên quan đến những vấn đề cơ bản của sử học nói chung và SKLS nói riêng
như: ích lợi của sử học, vấn đề sưu tầm tài liệu, phê khảo tài liệu LS,…
Cũng năm 1970, Viện Sử học có cơng trình Mấy vấn đề PP luận sử học, Nxb
Khoa học Xã hội ấn hành. Cơng trình gồm tập hợp bài viết của nhiều tác giả, đi sâu
vào những vấn đề căn cốt của PP luận sử học như Phan Ngọc Liên, Chiêm Tế với

Chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa khách quan trong cơng tác sử học (là những đặc
tính quan trọng khi ĐGSK), Văn Tạo với Vận dụng tốt PP LS và phưng pháp logic để
nâng cao hơn nữa chất lượng công tác sử học của chúng ta (hai PP quan trọng, có
quan hệ mật thiết khi ĐGSK LS, ngoài ra bài viết cũng đề cập những sai lầm khi vận


11
dụng chưa tốt hai hương pháp này sẽ dẫn đến: mất khả năng phát hiện vấn đề, giải
quyết vấn đề của công tác sử học; tách rời quá khứ, hiện tại và tương lai, gạt bỏ khả
năng tiên đoán tương lai của công tác sử học; gạt bỏ chức năng tổng kết kinh nghiệm,
phát hiện quy luật, chỉ đạo thực tiễn, cải tạo thế giới của khoa học LS… đến nay vẫn
còn giá trị chỉ đạo khi ĐGSK).
Năm 1974, Nguyễn Thế Anh có quyển Nhập mơn PP sử học, Nxb Sài Gòn ấn
hành. Năm 2018, quyển sách được nhà sách Khai tâm kết hợp với Nxb Tri thức tái
bản với tiêu đề PP sử học – Những nguyên tắc căn bản. Nhiều vấn đề căn bản, nền
tảng liên quan đến SK và ĐGSK được thể hiện xuyên suốt toàn bộ quyển sách như
tinh thần sử học ngày nay, mục đích của sự nghiên cứu LS, định nghĩa một SKLS,
vai trò của sử gia, vai trò của sử liệu, thời gian và không gian trong nghiên cứu LS,
giá trị của sự thật tìm ra bởi sử học, làm quen với PP phê khảo tài liệu…
Năm 1981, Viện Sử học có quyển Sử học Việt Nam trên con đường phát triển,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội ấn hành đã tổng kết mấy chục năm nghiên cứu của từng
vấn đề của nền sử học. Liên quan đến SK và ĐGSK có thể đề cập đến bài viết Khoa
học LS trong mấy chục năm qua của Văn Tạo tổng kết những thành tựu của 15 vấn đề
sử học, làm cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cứu sử học nói chung, ĐGSK LS nói riêng,
đáng chú ý có vấn đề 10: Phê phán, bác bỏ quan điểm phản động nhằm bôi nhọ, xuyên
tạc LSVN, uốn nắn nhận thức sai lầm, lệch lạc về LSVN, vấn đề 11: Sưu tầm, chỉnh lí,
phiên dịch và công bố nguồn sử liệu và vấn đề 12: PP luận sử học. Ngoài ra, Phạm
Xuân Nam với Về những vấn đề PP luận trong công tác sử học của chúng ta mấy chục
năm qua và Chương Thâu với Về công tác sưu tập và công bố các nguồn sử liệu đã đi
sâu vào hai vấn đề căn bản nhất của ĐGSK là PP luận và nguồn sử liệu.

Năm 1987, Lê Văn Sáu, Trương Hữu Quýnh và Phan Ngọc Liên có quyển
Nhập mơn sử học (Đã được Hội đồng sách của Bộ Giáo dục giới thiệu làm sách
dùng chung cho các trường Đại học Sư phạm). Những vấn đề lí luận trong sách đã
trở thành nền tảng tư tưởng cho nhiều giáo trình lí luận sử học, PP luận sử học, cũng
như PP DHLS. Các chương III: Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật LS
được vận dụng vào học tập và nghiên cứu LS, chương IV: Sử liệu học và chương V:
Đại cương về niên đại và lịch học góp phần quan trọng trong việc định hướng quan
điểm, thời gian và sử liệu – những vấn đề cơ bản và trọng tâm trong ĐGSK LS.


12
Năm 1995, Văn Tạo có quyển PP LS và PP logic do Viện sử học Việt Nam
xuất bản. Nội dung sách rộng lớn hơn tiêu đề của quyển sách, bên cạnh đề cập đến 2
PP cơ bản của sử học – PP LS và PP logic (phần II), liên quan đến SK cũng như
ĐGSK có các cơng đoạn trong nghiên cứu như tìm nguồn thơng tin, xử lí thơng tin,
viết và công bố kết quả,… cũng là những bước căn bản trong đánh giá một SKLS.
Ngồi ra, cơng trình cũng chỉ ra những “căn bệnh” thường thấy ở người nghiên cứu
và cũng dễ thấy ở HS như chủ nghĩa đồ thức, chủ nghĩa minh họa LS, chủ nghĩa
“đóng màu” LS,…
Những quan điểm, tầm quan trọng và một số khía cạnh khác của NL được nhiều
nhà khoa học đề cập đến tản mạn trong một số sách chuyên khảo. Năm 1996, quyển
Đổi mới việc dạy, học LS lấy HS làm trung tâm được Hội Khoa học LSVN ấn hành,
gồm tập hợp bài viết của nhiều tác giả. Trịnh Đình Tùng trong bài Đổi mới PP dạy,
học LS ở trường phổ thông theo hướng hoạt động hóa người học đã đề cập phát triển
NL khi nêu: “Tuy nhiên làm thế nào để phát huy được NL hoạt động độc lập (tác giả
in nghiêng) của HS trong dạy học thì lại khơng đơn giản” [32; tr.35]. Cũng năm 1996,
trong bài viết Đổi mới, cải tiến và nâng cao việc dạy, học LS ở trường trung học
chuyên ban, Phan Ngọc Liên cho rằng: “Hiện nay cịn khá phổ biến một quan niệm
khơng đúng là dạy, học chỉ nhằm mục đích chủ yếu cung cấp kiến thức, chứ không
chú ý đến vấn đề rèn luyện kĩ năng. Trang bị kiến thức và kĩ năng mới xác định được

giá trị của việc dạy, học LS” (tác giả bài viết in nghiêng) [34; tr.13], mà theo định
nghĩa NL của CTGDPT tổng thể năm 2018, NL liên quan chặt chẽ đến việc huy động
kiến thức, kĩ năng. Hai tác giả Nguyễn Thị Côi, Phạm Thị Kim Anh trong bài viết
chung Xác định nội dung, PP dạy-học phù hợp với các chương trình sách giáo khoa
(SGK) LS ở trường phổ thông trung học hiện nay cũng đề cập đến việc bồi dưỡng,
phát triển cho HS NL tự giải quyết vấn đề: “Trên cơ sở lĩnh hội kiến thức ấy, HS
được rèn luyện và nâng cao các kĩ năng học tập, đặc biệt là rèn luyện khả năng độc
lập suy nghĩ, sáng tạo, NL tự giải quyết vấn đề cho HS” [34; tr.36].
Năm 1997, Phan Thế Kim có tài liệu chuyên đề giảng dạy thạc sĩ chuyên ngành
PP DHLS mang tên Phát triển NL nhận thức và giáo dục hành động cho HS. Tài liệu
gồm hai phần. Liên quan đến ĐGSK LS có thể kể đến phần thứ hai: Biện pháp sư
phạm tiếp cận LS qua các tư liệu trong DHLS ở trường THPT để phát triển nhận


13
thức và hành động cho HS. Đáng chú ý là các biện pháp tiếp cận hiện thực quá khứ
như tiếp cận SKLS, tiếp cận nhân vật LS, tiếp cận bản đồ LS và hướng dẫn cách trình
bày một vấn đề LS. Tài liệu cung cấp những gợi ý, cách suy nghĩ, gợi mở khi đánh
giá một vấn đề LS. Năm 1999, Phan Thế Kim cũng có tập bài giảng Nhập môn sử
học (lưu hành nội bộ). Trong tập bài giảng, liên quan đến SKLS có thể đề cập đến
quan niệm về SKLS cùng các đặc điểm của nó, tiếp theo vấn đề sử liệu cùng với các
đặc điểm của từng loại sử liệu. Phần cuối cùng là trình tự nghiên cứu một cơng trình
LS, đây có thể xem là một sự gợi ý cho GV trong việc hướng dẫn HS nghiên cứu
khoa học LS - đang là một nhiệm vụ của GV công tác ở nhà trường phổ thông.
Năm 1999, hai tác giả Phan Ngọc Liên và Trịnh Đình Tùng có quyển Phát huy
tính tích cực của HS trong DHLS ở trung học cơ sở (THCS) (Sách bồi dưỡng thường
xuyên chu kì 1997 – 2000 cho GV THCS) tái bản lần 1 có sửa chữa và bổ sung. Trong
phần Những biện pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực của HS trong học tập LS,
tác giả Trịnh Đình Tùng nhận định: “SKLS là cơ sở của nhận thức LS. “Khơng khí LS”
của giờ học phải tạo ra bởi sự sống động của các SKLS”. Tuy nhiên, tác giả cũng cho

rằng việc DHLS khơng chỉ dừng lại ở đó mà phải “giúp các em từng bước từ SKLS mà
khám phá bản chất của SK, hiện tượng hay quá trình LS; từ đó hình thành thế giới quan
khoa học, nhân sinh quan cách mạng, giáo dục tư tưởng, tình cảm, bồi dưỡng truyền
thống cách mạng”[61;tr.53]. Năm 1999, Kiều Thế Hưng trong quyển Hệ thống thao tác
sư phạm trong DHLS ở trường phổ thông trung học cũng đề cập: “Nhận thức LS xét
đến cùng là nhận thức bản chất của SK” [24;tr.18], song khơng dừng lại ở đó mà “phải
khai thác giá trị của SKLS cho việc giáo dục thế giới quan và nhân sinh quan của HS,
là vận dụng việc hiểu biết quá khứ vào thực tiễn cuộc sống” [24;tr.21]. Trong chương
thứ ba: Thao tác sư phạm từ nhận thức đến thực tiễn DHLS, tác giả cũng cung cấp
những chỉ dẫn cụ thể cho việc sử dụng thao tác sư phạm trong làm bài tập, kiểm tra, rất
hữu dụng cho GV thiết kế bài tập để giúp HS ĐGSK LS.
Năm 2006, các tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Đặng Văn Hồ và
Trần Quốc Tuấn có quyển Nhập mơn Sử học (Giáo trình Đại học Sư phạm), Nxb
Đại học Sư phạm ấn hành. Liên quan đến SKLS có thể đề cập đến các nội dung như
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – cơ sở cho sự nhận thức, PP LS và
PP logic trong nghiên cứu, học tập LS,…


14
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Cơi với cơng trình Các con đường, biện pháp
nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông, tái bản năm 2008, 2016, cho rằng nét
riêng trong nhận thức của HS trong quá trình học tập LS là “xuất phát từ SK, từ
việc tri giác tài liệu, GV hướng dẫn HS tạo biểu tượng, nắm được các khái niệm LS,
từ đó rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm của quá khứ để HS vận dụng vào cuộc
sống, phục vụ cho hiện tại” [15;tr.9]. Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Côi cùng các
cộng sự tác giả Trần Quốc Tuấn, Trần Đức Minh có quyển Giáo trình Các hình thức
tổ chức DHLS ở trường trung học cơ sở. Trong tiểu mục VI. Nâng cao hiệu quả bài
học LS ở trường THCS, tác giả nhận định việc lựa chọn nội dung bài học phải đảm
bảo tính khoa học, vừa sức thể hiện ở “khả năng lựa chọn những SK cơ bản, chính
xác, rõ ràng nhất” [14;tr.70] và “Tính khoa học thể hiện qua cách đánh giá, giải

thích, tìm ra bản chất của các SK, hiện tượng LS và phải đảm bảo những nguyên tắc
của PP luận sử học: thể hiện quan điểm LS, tránh “hiện đại hóa” đi đến xun tạc,
bóp méo LS”… [14;tr.70]. Đây chính là định hướng cho việc lựa chọn và hướng
dẫn HS ĐGSK LS.
Năm 2008, tác giả Hà Văn Tấn có quyển Một số vấn đề lí luận sử học, Nxb
Đại học Quốc gia ấn hành. Quyển sách gồm tập hợp nhiều bài viết của tác giả, liên
quan đến SK và ĐGSK có thể kể đến: Mấy suy nghĩ về PP LS và PP logic, LS, Sự
thật và Sử học, Một số vấn đề về Sử liệu học, Về các nguồn sử liệu… Những nội
dung này phản ánh những vấn đề cơ bản trong đánh giá một SKLS.
Năm 2009, các tác giả Phan Ngọc Liên, Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Cơi,
Nguyễn Đình Lễ, Trương Hữu Quýnh, Trịnh Đình Tùng và Nghiêm Đình Vỳ có quyển
PP luận sử học (Tái bản lần hai), Nxb Đại học Sư phạm ấn hành. Liên quan đến SK và
ĐGSK có thể đề cập đến phần thứ tư: Một số quan điểm PP luận Mácxit – Lêninnit về
nhận thức LS, mục III. Từ nhận thức SK đến nhận thức quy luật LS, trong đó trình bày
quan niệm về “SK” và “SKLS”, nội dung và tính chất của SKLS, phân loại SKLS.
Khác với khoa học tự nhiên, SKLS không thể được nhận thức trực tiếp qua các thí
nghiệm, mà hầu hết phải nhận thức gián tiếp qua các nguồn sử liệu. Trong chương VI:
Sử liệu học, tác giả đã trình bày quan niệm, phân loại và giá trị mỗi loại sử liệu. Điều
quan trọng là cách đánh giá các nguồn sử liệu này. Vấn đề xác minh và phê phán tư
liệu được tiến hành qua nhiều bước như phê phán phân tích (xác định tính xác thực của


15
tư liệu, xác định thời gian ra đời của tư liệu, xác định địa điểm ra đời của tư liệu, xác
định tác giả của tư liệu, xác định động cơ phản ánh của tư liệu, xác định vấn đề văn bản
của tư liệu, phân tích tính logic của tư liệu, phê phán SK của tư liệu, đánh giá sự đúng
đắn, đầy đủ và giá trị khoa học khách quan của tư liệu) và phê phán tổng hợp có đối
tượng. Đây là những vấn đề căn bản trong ĐGSK LS.
Năm 2012, quyển Sử học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tồn
cầu hóa: Những vấn đề lí luận và PP tiếp cận của nhiều tác giả được viết cho hội

thảo cùng tên. 68 tham luận là 68 vấn đề căn bản, nền tảng của lí luận sử học – đóng
vai trị là kim chỉ nam cho hoạt động hướng dẫn HS ĐGSK LS. Nguyễn Thị Côi
trong bài viết Vai trò của sử học đối với sự phát triển của đất nước thời kỳ hội nhập
quốc tế đã chỉ ra 4 vai trò của Sử học trong giai đoạn hiện nay, có tác dụng định
hướng cho hoạt động hướng dẫn HS ĐGSK: “hoạch định đường lối, chính sách phát
triển đất nước phù hợp với quy luật khách quan của LS [45;tr.28]; cung cấp những
bài học kinh nghiệm quý giá trong xây dựng và bảo vệ đất nước [45;tr.30]; trang bị
kiến thức tinh hoa của văn hóa nhân loại của dân tộc để học hỏi, giao lưu [45;tr.31],
giáo dục các thế hệ người Việt Nam về truyền thống, bản sắc dân tộc để khơng bị
hịa tan khi hội nhập với thế giới, khu vực [45;tr.31]”. Trịnh Định Tùng trong bài
viết Để sử học gần hơn với hiện thực nhận định: “nếu nhà sử học có được nguồn sử
liệu phong phú, chính xác, có PP luận và PP nghiên cứu đúng đắn, có PP trình bày
khoa học thì kết quả nghiên cứu sẽ đến gần hơn, phản ánh trung thực hơn với hiện
thực LS” [45;tr.199]. Đây là những điểm đáng lưu ý khi hướng dẫn HS ĐGSK LS.
Năm 2018, Phạm Xuân Hằng và Đinh Thị Thùy Hiên với cơng trình Đại
cương Sử liệu học và các nguồn sử liệu chữ viết LSVN do Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội ấn hành. Cơng trình đi sâu vào hệ thống sử liệu chữ viết cũng là nguồn sử liệu
được sử dụng phổ biến ở trường phổ thơng. Đóng góp lớn của quyển tài liệu chính
là việc “phát hiện, lựa chọn, giải mã và phê phán sử liệu” (chương III) cụ thể, chi
tiết và hệ thống, hỗ trợ đắc lực cho GV hướng dẫn HS ĐGSK LS thông qua nguồn
sử liệu. Cùng năm, Nguyễn Văn Ninh có cơng trình Hệ thống tư liệu gốc trong
DHLS ở trường phổ thơng đi vào một loại hình tư liệu có tính xác thực và mang giá
trị cao, phục vụ cho cấp phổ thơng – đó là tư liệu gốc. Đây là tài liệu hữu ích trong
việc xây dựng các biện pháp khai thác sử liệu ngoài SGK để hướng dẫn HS ĐGSK.


16
1.2. Những nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực đánh giá sự kiện cho
học sinh trong dạy học lịch sử
1.2.1. Ở nước ngoài

Năm 1996, Xavier Roegiers với quyển Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế
nào để phát triển NL ở nhà trường, được Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị
dịch, Nxb Giáo dục ấn hành. Tài liệu đề cập đến những vấn đề lí luận chung về NL
như nhóm các mục tiêu lại thành NL cần đạt, nhận biết các NL cần lĩnh hội và cho
NL đó trọng số lớn hơn, lập bảng mục tiêu cho mỗi NL,… góp phần nhận thức rõ
hơn về lí luận dạy học theo định hướng phát triển NL.
Năm 2017, Ghada Ahmed Al-qoutSchool of Social Sciences, Al-Imam
Muhammad Ibn Saud Islamic University, Saudi Arab có bài viết Historical
Research Skills Development in Light of a Training Program for Secondary Stage
History Teachers (Phát triển kĩ năng nghiên cứu LS dưới ánh sáng của chương trình
đào tạo cho GV LS ở giai đoạn trung học). Trong bài viết, tác giả giới thiệu những
kĩ năng nghiên cứu LS trong một số cơng trình có tác dụng giúp GV nâng cao kĩ
năng nghiên cứu LS của bản thân.
Trên Cổng thông tin điện tử của trường Đại học Colorado, Mỹ có giới thiệu hệ
thống các NL cốt lõi trong nghiên cứu LS và hai bảng rubric giá trị xoáy vào NL lập
luận để ĐGSK LS và NL trình bày báo cáo ĐGSK LS thuộc chương trình đào tạo
Thạc sĩ. Liên quan đến các NL hỗ trợ cho việc ĐGSK có thể kể đến các NL với các
mơ tả mức độ sau (xem chi tiết: />NL 1.) Lập luận ban đầu, phân tích phê bình và tính phức tạp của lập luận
bằng văn bản và thảo luận bằng miệng (Trình bày một lập luận ban đầu, phức tạp với
phân tích phê bình hiệu quả cao; Trình bày một lập luận phức tạp, sâu sắc với đủ phân
tích phê bình; Lập luận cơ bản được trình bày rõ ràng nhưng phân tích và lập luận tối
thiểu; Cố gắng đưa ra một lập luận / tuyên bố, nhưng với ít phân tích hoặc lập luận
đầy đủ; Không xác định được một lập luận / tun bố cụ thể; ít hoặc khơng có phân
tích được trình bày)
NL 5.) Thể hiện sự rõ ràng của tư tưởng và tư duy phản biện trong cách tổ
chức, hình thức, khung và phát triển các lập luận (Thể hiện sự rõ ràng của tư tưởng
và phân tích phê bình phức tạp trong một sự phát triển thuyết phục của một lập luận


17

có tổ chức; Thể hiện sự rõ ràng của suy nghĩ và phân tích phê bình trong một hình
thức có tổ chức; Thể hiện một số tư duy phản biện dưới hình thức rõ ràng, có tổ
chức; Truyền đạt các ý tưởng cơ bản và phân tích khơng rõ ràng; Khơng thể truyền
đạt các ý tưởng và phân tích cơ bản trong một hình thức có tổ chức, rõ ràng)
Trong đó, các mức độ trong các mơ tả thấp dần từ 1 đến 5. Các NL với từng
mô tả trong các mức độ này chính là cơ sở để xây dựng các tiêu chí đánh giá về phát
triển NL đánh giá trong DHLS.
Những tài liệu về SK và ĐGSK sử dụng trong DHLS của Liên Xô được dịch
sang tiếng Việt sử dụng khá phổ biến, nhất là các tác giả luận văn, luận án. Năm
1962, I.Ia.lerner có quyển Bài tập nhận thức, Nguyễn Cao Lũy và Văn Chu dịch,
Viện chương trình và PP –Bộ Giáo dục xuất bản. Tuy chỉ vỏn vẹn gần 40 trang song
tài liệu thực sự cung cấp nhiều gợi ý hay cho nhà sư phạm trong việc thiết kế các
bài tập để phát triển NL ĐGSK. Ví dụ, GV có thể thiết kế bài tập nhận thức theo nội
dung vấn đề, theo PP khoa học LS… Lí luận DHLS đã chỉ rõ: Bài tập nhận thức là
điều kiện cần cho sự phát triển tư duy HS nói chung, trong đó có việc đưa ra nhận
định, đánh giá về SK.
Năm 1971, A.G.Cơvaliốp trong quyển Tâm lí học cá nhân, tập II, do nhiều tác
giả dịch, Nxb Giáo dục Hà Nội ấn hành, đã dành hẳn chương XII: Năng lực để nói
riêng về lĩnh vực này, trên 4 khía cạnh: (1) khái niệm NL, (2) tư chất và NL, (3) mối
quan hệ qua lại giữa NL và các thuộc tính khác của cá nhân, (4) sự phát triển NL.
Trong phần (4), tác giả cũng chỉ ra 4 điều kiện chung khi hình thành NL HS. Phần
(1) lược qua LS của vấn đề NL đã chỉ ra rằng những cơng trình có giá trị nhất về
NL đã có trong giai đoạn 1936 – 1941, tiêu biểu là B.M.Têplôp. Tiếp đó, NL
chun mơn đã được nghiên cứu rất kĩ lưỡng với những đại diện cụ thể:
- Những vấn đề lí luận chung về NL có B.G.Ananhép, X.L.Rubinstêin,
A.N. Lêơnchiep, N.X.Lâytex, V.N. Miaxisốp, A.G.Cơvaliốp, G.X.Cơchiuc,
U.V.Xamarin v.v…
- NL tốn học có V.A.Crutetxki, V.N.Miaxisơp,
- NL văn học có A.G.Cơvaliốp, V.P.Iaguncơva,
- NL tạo hình có V.I.Kiriencơ, A.G.Cơvaliốp,

- NL học tập vó A.A.Bơđaliơp,


18
- NL sư phạm có F.N.Gơnơbơlin, N.V.Cuzmina,
- NL tổ chức có A.G.Cơvaliốp , L.P.Umanxki,
Năm 1973, N.G. Đai-ri với Chuẩn bị giờ học LS như thế nào? được Đặng
Bích Hà và Nguyễn Cao Luỹ dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội ấn hành. Đóng góp lớn
nhất của quyển sách là sơ đồ mang tên tác giả - Sơ đồ Đai-ri. Sơ đồ Đai-ri đã mở ra
gợi ý cho GV rằng bên cạnh việc khai thác triệt để kiến thức SGK và những nội
dung trong SGK mà HS có thể tự học để lĩnh hội, GV cịn có thể tự mình tìm tịi,
khai thác tài liệu ngoài SGK để giúp HS ĐGSK LS.
Năm 1975, I.F.Kharlamop với Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế
nào được Đỗ Thị Trang và Nguyễn Ngọc Quang biên dịch, xuất bản tập I năm 1978
và tập II năm 1979; V.Okon với Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề do Tổ tư
liệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội biên dịch, Phạm Hoàng Gia chọn lọc, hiệu
đính và giới thiệu, năm 1976; quyển Dạy học nêu vấn đề của I.Ia.Lecne do Phan Tất
Đắc dịch, xuất bản năm 1977, đề cập đến một mô hình dạy học có ưu thế lớn trong
việc phát huy tính tích cực của HS là dạy học nêu vấn đề.
Năm 1976, M.Alêcxêep, V.Onhisuc, M.Crugliăc, V.Zabôtin và X.Vecxcle với
Phát triển tư duy HS (Hoàng yến dịch, Nguyễn Ngọc Quang hiệu đính và giới
thiệu), Nxb Giáo dục ấn hành. Quyển sách gồm 5 bài viết liên quan trực tiếp đến
vấn đề phát triển tư duy cho HS: Logic học trong công tác của GV, Lĩnh hội tri thức
dưới ánh sáng của logic học và tâm lí học, Tri thức và tư duy, Phát triển tư duy
logic và Phát triển tư duy biện chứng. Tư duy và ĐGSK LS có mối quan hệ chặt
chẽ, mật thiết với nhau. Thông qua các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so
sánh, đối chiếu, trừu tượng hóa, khái quát hóa mà HS đánh giá được SKLS. Ngược
lại, thơng qua q trình ĐGSK, các thao tác tư duy của HS ngày càng được củng cố,
rèn luyện, trở nên vững chắc.
Năm 1977, quyển Những cơ sở của Lí luận dạy học, tập 1 và 2 của Viện Hàn

lâm Khoa học giáo dục Liên Xô và Viện Lí luận và LS giáo dục học (Giáo sư tiến sĩ
giáo dục học B.P.Êxipôp chủ biên) được Nguyễn Ngọc Quang dịch, Nxb Giáo dục
ấn hành, cung cấp những chỉ dẫn cơ bản, nền tảng trong việc dạy học. Trong tập 1,
các tác giả đã làm rõ những khía cạnh trong thao tác tư duy như: đặc điểm sự phát
triển của phân tích và tổng hợp, điều kiện hình thành những khái quát hóa đúng đắn,


19
đặc điểm của sự trừu tượng hóa, sự tác động qua lại giữa tư duy cụ thể và tư duy
trừu tượng… làm cơ sở cho việc đánh giá và ĐGSK LS.
Năm 1981, quyển sách LS là gì của N.A.Êrơphêep được tập thể cán bộ giảng
dạy khoa LS Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I dịch, Phan Ngọc Liên hiệu đính và
Lý Trần Q biên tập. Q trình phát triển của PP DHLS đã phản ánh PP giảng dạy
ngày càng tiệm cận với PP nghiên cứu. Việc giảng dạy LS ở trường phổ thông
không phải nhằm cung cấp cho HS những nhận định, đánh giá sẵn có mà HS phải tự
khám phá, phát hiện kiến thức, làm công việc của một nhà sử học. Chương III.
Công việc của nhà sử học đề cập đến những đặc điểm của SKLS, chẳng hạn: “đặc
điểm đầu tiên là tính chất rất phức tạp của nó” [47;tr.82], “đặc điểm quan trọng của
SKLS cịn là sự liên quan chặt chẽ của nó với SKLS khác” [47;tr.82], “tính chất
mn màu mn vẻ của các SK” [47;tr.83], “cịn một đặc điểm nữa của SKLS là nó
kết hợp trong bản thân mình cái riêng và cái chung” [47;tr.83].
Ở các nước tư bản Âu – Mỹ, những cơng trình nghiên cứu về việc DHLS khá
phong phú và đồ sộ, cung cấp những chỉ dẫn, gợi ý cho việc xây dựng các biện pháp
ĐGSK LS cho HS. Năm 1991, Bernard Bailyn với On the Teaching and Writing of
History (Về việc dạy và viết LS), được ấn hành bởi University Press of New
England, Hanover, New Hampshire. Cuốn sách là sự trả lời của Giáo sư Bailyn
xoay quanh các vấn đề của việc dạy và học LS, mở đầu là câu hỏi rất cơ bản: LS là
gì? Việc cân bằng giữa giảng dạy và học tập LS như thế nào?...là những lí luận sử
học cơ bản cần phải giải quyết để ĐGSK.
Năm 1997, Jon Nichol và Jacqui Dean với History 7–11 Developing primary

teaching skills (LS 7 – 11 Phát triển kĩ năng giảng dạy tiểu học) được Routledge ấn
hành ở Anh và Mỹ. Một PP rất hữu dụng và hấp dẫn được nhóm tác giả nêu ra là tổ
chức điều tra LS với HS như những nhà khoa học, những thám tử nhí. Rõ ràng, cách
tiếp cận này sẽ giúp tích cực hóa nhận thức HS hơn rất nhiều so với việc bị động
trong ghi nhớ ngày tháng.
Năm 1999, Kathleen W.Craver với Using Internet Primary Sources to Teach
Critical Thinking Skills in History (Sử dụng các nguồn chính của Internet để dạy
các kĩ năng tư duy phê phán trong LS), Greenwood Press ấn hành ở Anh và Mỹ.
Việc ĐGSK khơng nằm ngồi sự tư duy. Sách giúp người GV LS hiểu rõ hơn tư


20
duy phản biện và việc áp dụng tư duy phản biện vào học tập LS. Hơn 20 năm trôi
qua kể từ khi sách được ấn hành, nhiều địa chỉ Internet trong 150 chủ đề mà sách
liệt kê đã khơng cịn truy cập được song giá trị của cơng trình ở chỗ bộ câu hỏi mà
mang tính định hướng trong khai thác tài liệu Internet, là gợi ý tuyệt vời để xây
dựng PP webquest – Tìm kiếm trên mạng trong ĐGSK LS trong bối cảnh hiện nay.
Bảng 1.1. Các câu hỏi cần trả lời khi khai thác nguồn sử liệu [107; tr.11 – 12]
Mẫu đánh giá tài liệu
1. Xác định tài liệu này. Ai đã viết nó? Loại tài liệu gì? Khi nào nó được viết?
Nó được viết ở đâu?
2. Tài liệu là một nguồn chính hay phụ?
3. Quan điểm của tác giả của nguồn (tài liệu) là gì?
4. Tại sao hoặc vì mục đích gì mà tài liệu được viết? Làm thế nào để đánh giá
tính xác thực và độ tin cậy của nó?
5. Tài liệu phản ánh bối cảnh LS của nó đến mức độ nào (các giá trị và kinh
nghiệm của khoảng thời gian)?
6. Tài liệu nói về cái gì (chủ đề)?
7. Tài liệu được sắp xếp hoặc cấu trúc như thế nào?
8. Tài liệu phỏng đoán điều gì?

9. Tài liệu bỏ sót cái gì? Điều gì cịn thiếu? Tài liệu ẩn giấu điều gì?
10. Kết luận dự kiến nào bạn có thể đưa ra dựa trên tài liệu này?
11. Những tài liệu khác hỗ trợ hoặc bổ sung cho tài liệu này là gì?
12. Những câu hỏi nào bạn muốn hỏi dựa trên tài liệu này?
Năm 1999, Grant Bage với Narrative Matters: Teaching and Learning History
through Story (Các vấn đề tường thuật: dạy và học LS thông qua câu chuyện), Falmer
Press xuất bản ở Anh, Mỹ, Canada. Tường thuật là một biện pháp truyền thống thuộc
nhóm PP dùng lời theo lí luận và PP DHLS. Trong việc ĐGSK, sách cung cấp những
gợi ý trong lựa chọn, phê bình, dịch truyện và sử dụng câu chuyện trong chương trình
giảng dạy, hỗ trợ GV định hướng giá trị câu chuyện cho HS trong DHLS.
Năm 2002, William W.Cutler với A Competency-Based Approach To teaching


21
History Surveys (NL – dựa trên tiếp cận khảo sát giảng dạy LS) đề cập đến một số
NL chuyên môn cần phát triển cho HS như: NL tái tạo quá khứ LS, NL hiểu và giải
thích LS, NL phân tích và đánh giá, phê phán LS.
Năm 2003, trong History and Citizenship Education (Chương trình LS và
Giáo dục cơng dân) của Québec- Canada, một số NL chuyên môn được đề cập như
NL xem xét hiện tượng xã hội từ góc độ LS, NL sử dụng PP LS để giải thích các
hiện tượng xã hội, NL tăng cường thực hiện quyền công dân thông qua nghiên cứu
LS. Stéphanie Demers trong The Quebec History and Citizenship Education
Curriculum and the Benchmarks of Historical Thinking (BHT): Convergence and
Divergence (Chương trình LS và Giáo dục cơng dân của Quebec và Chuẩn tư duy
LS: sự giống nhau và khác nhau), trên cơ sở lập bảng so sánh 3 NL trong chương
trình Quebec với 6 chuẩn tư duy LS: thiết lập ý nghĩa LS, sử dụng bằng chứng
nguồn gốc, xác định sự liên tục và thay đổi, phân tích ngun nhân và hậu quả, có
những nhận thức LS, hiểu được các khía cạnh đạo đức của LS, tác giả rút ra một số
điểm giống nhau và khác nhau.
Năm 2002, Robert Phillips với Reflective Teaching of History 11–18

Continuum Studies in Reflective Practice and Theory (Dạy học phản xạ LS 11-18
Nghiên cứu liên tục trong phản xạ Thực hành và lí thuyết), Continuum ấn hành tại
Anh, Mỹ, tái bản vào các năm 2005, 2006, 2007. Sách cung cấp những chỉ dẫn để
kích thích sự hứng thú của HS trong học tập LS thơng qua việc gây tị mị, lúc thì
làm cho việc học LS trở nên dễ dàng, lúc thì làm cho việc dạy học LS đầy thách
thức. Đây là điều kiện tiên quyết cho việc ĐGSK, có ý nghĩa quan trọng trong việc
kích thích người học tiếp nhận và xử lí SKLS cần đánh giá.
Năm 2003, S.P. Pathak với The Teaching of History The Paedo-centric
Approach (Tiếp cận DHLS lấy HS làm trung tâm), Kanishka Publishers xuất bản tại
Ấn Độ. Sách cung cấp những chỉ dẫn trong việc tìm hiểu SK (xác định khơng gian,
thời gian) và PP hữu ích ĐGSK (PP sử dụng SGK, PP trả lời câu hỏi, PP dự án, PP
đơn vị, PP nguồn,…).
Năm 2003, S.G.Grant với quyển History Lessons, Teaching, Learning, and
Testing in U.S. High School Classroom (Bài học LS, dạy, học và kiểm tra trong lớp


22
học ở trường trung học Mỹ), Lawrence Erlbaum Associates (Luân Đôn – Anh) xuất
bản. Liên quan đến ĐGSK, tác giả lưu ý GV cần biết con đường nhận thức LS của
HS, và nêu yêu cầu GV cần phải hiểu những gì HS biết và đánh giá những gì HS
biết, thơng qua đó lắng nghe và giúp đỡ để HS cải thiện việc học của mình.
Năm 2003, Chris Husbands, Alison Kitson và Anna Pendry với
Understanding history teaching (Thấu hiểu việc giảng dạy LS), được Open
University (Mỹ) ấn hành. Sách không đề cập cụ thể đến SK và ĐGSK mà giúp
người nghiên cứu có cái nhìn vĩ mơ về việc giảng dạy thông qua thấu hiểu việc giáo
dục LS, người GV LS và chương trình LS trong nhà trường.
Năm 2004, Keith C.Barton và Linda S.Levstik với Teaching History for the
Common Good (DHLS vì lợi ích chung), Lawrence Erlbaum Associates, Publishers ấn
hành tại Anh. Việc ĐGSK phải dựa trên quan điểm, lập trường, cách tiếp cận nhất định,
sách cung cấp góc nhìn khi ĐGSK: quan điểm văn hóa xã hội về giáo dục, dân chủ đại

nghị và chủ nghĩa dân chủ nhân văn, vấn đề xác định lập trường (lập trường đạo đức,
lập trường phân tích), vấn đề đồng cảm trong nhận thức quan điểm.
Năm 2007, Martin Hunt, Gail Wake, Simon Goodwin, Steve Guscott,
Christopher Chambers, Yvonne Sinclair, Alison Stephen, Bill Smith và Ian Dicksee
với quyển sách A Practical Guide to Teaching History in the Secondary School
(Hướng dẫn thực hành giảng dạy môn LS ở trường THCS) được Routledge (Anh)
xuất bản, đồng thời cũng được xuất bản ở Mỹ và Canada. Liên quan đến SK và
ĐGSK trong DHLS có thể kể đến chương 5: giúp người học quán triệt quan điểm
LS khi biết đặt SK trong q trình phát sinh, phát triển của nó, chương 6 đi vào mối
quan hệ nhân – quả là logic cơ bản nhất và đặc trưng của các SKLS, chương 7 đi
vào tâm điểm của việc nghiên cứu và giảng dạy LS đó là diễn giải (hay giải thích)
LS và chương 9 sử dụng công nghệ thông tin như một tri thức công cụ để nâng cao
hiệu quả, chất lượng DHLS.
Năm 2007, Bhuvan Garg với Teaching of history (Giảng dạy LS), được ấn hành
bởi Rajat Publication, New Delhi (Ấn Độ). Đánh giá từng loại SK là giá trị của sách
đối với việc nghiên cứu SK, ĐGSK thông qua việc chỉ dẫn DHLS thế giới, LS địa
phương, LS thế kỉ XX, cách giải quyết các xung đột trong nghiên cứu – dạy học LS.


23
Năm 2008, Ian Philips với Teaching History Developing as a Reflective
Secondary Teacher (DHLS như một GV THCS thực thụ), Sage ấn hành ở Mỹ, Anh,
Ấn và Singapore. Việc ĐGSK không nằm ngoài việc phát triển tư duy LS. Vấn đề
này không chỉ nằm ở nội dung sách mà nằm trong cả cách xây dựng cấu trúc của
sách. Sách phản ánh quan điểm tiến bộ “học qua làm”, quan sát ví dụ cụ thể để khái
quát hóa: áp dụng các ý tưởng dạy và học tích cực trong giảng dạy, kĩ năng tư duy:
học cách học, tiếp cận kĩ năng tư duy, tổ chức và ghi lại tư duy, sử dụng quá khứ để
hiểu hiện tại: sử dụng hiện tại để đến gần quá khứ,…
Năm 2009, John F. Lyons với Teaching History Online (Giảng dạy LS trực
tuyến) được Routledge (Anh) xuất bản, đồng thời cũng được xuất bản ở Mỹ và

Canada. Quyển sách đề cập đến tất cả các khía cạnh của việc DHLS ở dạng online
(trực tuyến). Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, đây thực sự
là tài liệu tham khảo hữu ích. Riêng với khía cạnh đánh giá SKLS, quyển sách cung
cấp một PP có thể vận dụng để phát triển NL ĐGSK phản ánh sự ứng dụng cơng
nghệ thơng tin như Webquest – Tìm kiếm trên mạng.
Năm 2011, Ian Davies với Debates in History Teaching (Tranh luận về giảng
dạy LS), Routledge ấn hành ở Anh, Mỹ và Canada. Quyển sách gồm tập hợp 22 bài
viết của nhiều tác giả về xoay quanh lí luận chung về tranh luận, và vận dụng tranh
luận trong DHLS. Sách hỗ trợ để xây dựng PP tranh luận - rất hữu ích trong tổ
chức, hướng dẫn HS ĐGSK trong DHLS.
Năm 2012, trên Cổng thông tin giáo dục song ngữ của New Zealand - Te Kete
Ipurangi2, với bộ môn LS, Giảng dạy các ý tưởng và các NL chính3 được chia làm 3
cấp độ cần đạt và 6 nội dung trong từng cấp độ được xếp từ dễ đến khó, đơn giản
đến phức tạp, được mô tả chi tiết và gắn với thực tế của đất nước New Zealand, thể
hiện rõ dạy học theo định hướng NL. Cùng năm, The Historical Thinking Project
(Dự án tư duy LS) với báo cáo Assessment of historical thinking (Đánh giá tư duy
LS) cũng dẫn lại 3 nhóm NL chun mơn bộ mơn của Chương trình LS Quebec,
2

Một sáng kiến của Bộ Giáo dục, nó cung cấp cho các trường học và sinh viên New Zealand thông tin,
nguồn lực và tài liệu giảng dạy phong phú để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao thành tích HS và
nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ GV và quản lý trường.
3
27-7-2017


24
đồng thời cũng cho rằng có sự tương đồng giữa 3 NL, 10 hoạt động trí tuệ trong
chương trình LS Quebec và 6 khái niệm trong Dự án tư duy LS.
Năm 2013, Richard Paul, Linda Elder, Rob Niewoehner, Meg Gorzycki trong

loạt cơng trình về tư duy của mình như Historical thinking – Bringing critical
thinking explicitly into the heart of historical study (Cẩm nang tư duy LS - mang tư
duy phản biện vào tâm điểm của nghiên cứu LS), The thinker’s guide to engineering
reasoning based on critical thinking concepts & tools (Cẩm nang tư duy kĩ thuật
dựa trên các khái niệm và công cụ tư duy phản biện), The thinker’s guide to ethical
reasoning based on critical thinking concepts & tools (Cẩm nang tư duy đạo đức
dựa trên các khái niệm và công cụ tư duy phản biện), The thinker’s guide for
students on how to study and learn a discipline using critical thinking concepts &
tools (Cẩm nang tư duy học tập và nghiên cứu dựa trên các khái niệm và công cụ tư
duy phản biện),… do nhóm tác giả Hồng Nguyễn Đăng Sơn chuyển ngữ, Bùi Văn
Nam Sơn hiệu đính, Nxb Tổng hợp TP.HCM ấn hành năm 2016 đều chỉ rõ 8 cấu
trúc cơ bản của mọi tư duy gồm: purpose (mục đích), question at issue (vấn đề đang
đề cập), information (thơng tin), interpretation and inference (diễn giải và suy luận),
concepts (các khái niệm), Assumptions (các giả định), implications and
consequences (các hàm ý và hệ luận) và point of views (góc nhìn). Theo mục tiêu
của CTGDPT môn LS năm 2022, phát triển tư duy cho HS có thể nói là tâm điểm,
thuộc nhóm thành phần NL nhận thức và tư duy LS và việc vận dụng tư duy để
ĐGSK cũng trở nên cấp thiết.
Năm 2015, Körber, Andreas với Historical consciousness, historical
competencies – and beyond? Some conceptual development within German history
didactics (Ý thức LS, NL LS - và xa hơn? Một số sự phát triển khái niệm trong các
bài giảng của LS Đức) đề cập đến giảng dạy LS theo định hướng NL (Competencyorientated history teaching) và các mức độ của NL LS: NL xác định vấn đề
(competencies inquiring), NL sử dụng PP LS (competencies in applying historial
mothed), NL về các chủ đề LS (historial subject matter competencies), NL định
hướng LS (competencies in historial orientation).
Năm 2009, Mark Garner, Claire Wagner và Barbara Kawulich với Teaching


25
Research Methods in the social sciences (PP nghiên cứu giảng dạy trong khoa học

xã hội), Ashgate xuất bản ở Anh. Sách cung cấp những chỉ dẫn về PP luận, làm cơ
sở, nền tảng cho việc nghiên cứu, dạy LS, nhất là đối với việc ĐGSK.
1.2.2. Ở Việt Nam
Nếu như viết về SK và ĐGSK trong nghiên cứu và DHLS đã được đề cập từ
rất sớm thì việc nghiên cứu về NL, phát triển NL ĐGSK cho HS trong nghiên cứu
và DHLS chưa có nhiều cơng trình đề cập. Trong khoảng gần mười năm trở lại đây,
đổi mới PPDH theo hướng phát triển NL đã được khẳng định thì mới xuất hiện
những cơng trình, tài liệu viết về vấn đề này.
Những tài liệu về NL và phát triển NL ĐGSK LS trong nghiên cứu rất ít cơng
trình đề cập. Bởi lẽ, vấn đề NL chủ yếu được các nhà khoa học giáo dục nghiên cứu
để vận dụng vào trong dạy học các bộ môn khoa học ở trường phổ thông.
Năm 2006, Nguyễn Hải Châu và Nguyễn Xuân Trường trong quyển Đổi mới
PP dạy học và kiểm tra đánh giá môn LS 10, định hướng phát triển NL được đề cập
rất rõ ràng. Cụ thể, nguyên tắc đầu tiên trong đổi mới CTGDPT – Quán triệt mục tiêu
giáo dục, nhóm tác giả cho rằng: “Chương trình và SGK của giáo dục phổ thông phải
là sự thể hiện cụ thể mục tiêu giáo dục quy định trong Luật giáo dục với những phẩm
chất và NL được hình thành và phát triển trên nền tảng kiến thức và kĩ năng chắc
chắn với mức độ phù hợp với từng đối tượng ở các cấp học, bậc học” [17,tr.5]. Với
luận điểm này, nhóm tác giả vừa chỉ ra yếu tố tiên quyết đối với đổi mới CTGDPT –
bám vào mục tiêu giáo dục, vừa chỉ ra được nền tảng của việc hình thành NL (và cả
phẩm chất) là dựa trên kiến thức, kĩ năng. Cụm từ “phù hợp với từng đối tượng” cho
thấy việc chú trọng tính vừa sức trong giáo dục. Trong nguyên tắc thứ 5. Đáp ứng yêu
cầu phát triển của từng đối tượng HS, nhóm tác giả viết: “Phát triển NL của mỗi cá
nhân, góp phần phát hiện và bồi dưỡng các tài năng tương lai của đất nước…”
[17,tr.6] mà hiểu theo thuật ngữ của dự thảo CTGDPT mới năm 2017 chính là phát
triển NL đặc biệt (hay năng khiếu) chỉ có ở một số HS. Trên cơ sở đề cập việc phát
triển NL đã được sớm chú ý trên thế giới: “các nhà giáo dục thế giới đã khẳng định
vai trò quyết định của việc hình thành các NL cho người học, trong đó các kết quả
của những đề án nghiên cứu về NL ở Anh, Đức, Úc,… nhấn mạnh các NL chìa khóa:



×