Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hồ nước huyền thoại Crater (Mỹ) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.73 KB, 3 trang )

Hồ nước huyền thoại
Crater (Mỹ)
Truyền thuyết hồ Crater gắn liền với những năng lực thần thánh như lời đồn đại
của thổ dân châu Mỹ Klamath. Theo họ, hồ Crater là nơi thiêng liêng được tạo
thành từ cuộc giao chiến của hai vị thần. Nó đã tàn phá núi lửa Mazama và trở
thành hồ Crater, thánh địa của thổ dân Klamath.
Cách đây khoảng 7.700 năm, các thổ dân Klamath từng sống tại đây. Người ta tìm
thấy những lớp tro dưới chân núi Mazama phía Bắc và Đông của hồ Crater những
vật dụng thô sơ mà họ từng sử dụng trong săn bắn và sinh hoạt. Không chỉ có cảnh
quan thiên nhiên hùng vĩ, hồ Crater còn có sức hấp dẫn riêng nhờ những truyền
thuyết hoang đường khác.

Nguồn gốc kỳ lạ

Hồ Crater hay công viên Quốc gia Crater nằm ở vùng trung tâm phía Nam của tiểu
bang Oregon (Mỹ). Xưa kia, nước hồ có màu xanh dương đậm và trong trẻo nên
còn được gọi là “hồ Xanh”. Nhà thám hiểm người Mỹ John Wesley Hillman tìm
thấy hồ Crater đầu tiên vào năm 1853, nhưng trước đó thổ dân da đỏ bắc Mỹ đã
phát hiện ra nó.

Với những thổ dân, hồ nước là nơi linh thiêng nên họ muốn giữ kín bí mật này. Họ
tin rằng, nếu người nào nhìn chằm chằm vào mặt hồ có thể bị chết hay gặp tai họa.
Truyền thuyết của bộ tộc Klamath còn nói về những nguồn gốc siêu nhiên và bí
mật khác của hồ Crater mà một du khách đã từng chứng kiến. Chuyện kể rằng, một
người Ấn Độ từng thám hiểm độ sâu đến rợn người của hồ khi nó bị khô hạn. Ông
phát hiện dưới đáy hồ có những khe nứt, ụ đất, cục đất lớn và một chất có màu
giống như vàng nhưng không dám mang về sợ bị trừng phạt.

Lại có truyền thuyết cho rằng, ngày 01/08/1865, hai thợ săn trong nhóm làm đường
của pháo đài Klamath đã tìm ra hồ Crater. Viên sĩ quan Orsen Stern, người đầu tiên
không phải người gốc Mỹ đã leo xuống miệng núi lửa để đến hồ Crater. Sau đó,


thuyền trưởng F.B Sprague cùng tham gia và đặt tên cho nó là “hồ Huyền thoại”.

Tháng 07 /1869, nhà báo Jim Sutton cùng một số người đến thám hiểm hồ bằng
buồm. Mặc dù hồ có nhiều tên khác nhau, nhưng tên gọi sau cùng của hồ là Crater
do Jim Sutton nghĩ ra. Ông còn lấy tựa bài viết của mình là “hồ Crater”, nội dung
bài báo viết về cuộc khám phá của ông về hồ nước huyền thoại này.

Ngày 22/05/1902, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ ra đạo luật công nhận hồ Crater là
công viên quốc gia thứ sáu của nước Mỹ.

Vùng đất thần thánh

Ly kỳ hơn cả là câu chuyện về trận chiến giữa hai vị thần Skell và Llao. Thần Llao,
thủ lĩnh linh thiêng hồ Crater và thần Skell thủ lĩnh vĩ đại của xứ Klamath Marsh ở
phương Nam. Họ là những nhân vật huyền thoại bất tử của núi Llao và núi Skell
Head. Hai vị thần đều sống tại hồ Crater. Môn đồ của họ là những vị thần có hình
thú như cáo, nai và chim bồ câu.

Họ thường cùng nhau vui đùa trên đỉnh núi Llao, nhưng sau đó các nhóm bắt đầu
xảy ra tranh chấp và chiến tranh bùng nổ. Thần Skell bị giết gần chân núi. Những
môn đồ của thần Llao liền lấy trái tim của thần Skell mang về núi Llao ăn mừng
chiến thắng. Tuy nhiên, những môn đồ của thần Skell nhanh trí đánh cắp trái tim và
hoàn trả nó trong cơ thể thần Skell để ông ta có thể tái sinh.

Trong trận chiến sau cùng, thần Llao bị giết. Thần Skell ra lệnh cắt nhỏ thi thể đối
phương và ném xuống hồ cho cá và quỷ dữ ăn thịt. Những sinh vật trong hồ vốn
trung thành với thần Llao, vì thế khi ném thi thể của thần Llao xuống nước thần
Skell đã đánh lừa chúng bằng cách hét lớn: “Ta ném xuống hồ những cánh tay của
thần Skell”. Nhưng khi đầu thần Llao được ném xuống, các sinh vật dưới biết đó là
đầu của thủ lĩnh nên không dám chạm đến. Nơi đầu của thần Llao bị ném nay trở

thành hòn đảo Phù Thủy và linh hồn của ông vẫn còn vất vưởng quanh núi Llao.

Cuối cùng, để mang lại hòa bình cho trái đất còn tối tăm, thần Skell hóa phép thành
hồ nước có màu xanh tuyệt đẹp là hồ Crater

×