Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ĐỒ ÁN NHẬP MÔN KỸ THUẬT IN Đề tài Thiết kế quy trình sản xuất “ Hóa học & ứng dụng số lượng 2000 cuốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.17 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC
-----    -----

ĐỒ ÁN NHẬP MÔN KỸ THUẬT IN
Đề tài: Thiết kế quy trình sản xuất “ Hóa học & ứng dụng “ số
lượng 2000 cuốn.

Giảng viên: PGS. Hoàng Thị Kiều Nguyên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Nga
Mssv: 20212262

Hà Nội, năm 2022


Đồ án nhập môn kỹ thuật in

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM.............................................................................. 4
1. GIỚI THIỆU ẤN PHẨM ................................................................................................................... 4
2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ẤN PHẨM............................................................................................... 4
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ ....................................................................... 5
1.

PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ IN ............................................................................. 5

2. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CHẾ BẢN ............................................................................................ 6
2.1

CTF – COMPUTER THE FLIM........................................................................................... 6



2.2

CTP – COMPUTER TO PLATE .......................................................................................... 6

2.3

Nhận xét ................................................................................................................................... 7

CHƯƠNG III. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ........................................................................ 8
1.

SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN .................................................................................................................. 8

2.

GIẢI THÍCH TỪNG CƠNG ĐOẠN........................................................................................... 11
2.1

Q trình chế bản ................................................................................................................. 11

2.2 Quy trình in ................................................................................................................................. 13
2.3 Quy trình gia cơng: ..................................................................................................................... 14
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ THIẾT BỊ CHÍNH CHO CƠNG ĐOẠN .......................................................................... 16
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................. 18

2



Đồ án nhập môn kỹ thuật in

MỞ ĐẦU
Louisa May Alcott từng nói: “Sách hay, cũng như bạn tốt, ít và được lựa
chọn; chọn lựa càng nhiều, thưởng thức càng nhiều”. Sách được coi là một
người bạn thân thiết của con người. Sách là món ăn tinh thần, mang cho
chúng ta cảm giác thoải mái, thư thái sau những áp lực cuộc sống. Sách là
nguồn tri thức bất tận của nhân loại, là nơi ta lưu trữ và là phương tiện
truyền đạt những kiến thức của các nền văn minh trên thế giới dến với tất
cả mọi đọc giả. Sau cả ngàn năm thừa kế và phát triển, sách thay đổi nhiều
về cả hình thức và số lượng. Sách nói, sách điện tử ngày càng phát triển
nhưng những cuốn sách in truyền thống vẫn được các độc giả yêu thích.
Theo Cục Xuất bản, In và Phát hành, trong báo cáo tổng kết cuối năm
2020,toàn ngành xuất bản trên 33.000 đầu sách với 410 triệu bản sách,
doanh thu ước tính 2.700 tỷ đồng , bằng 97% so với 2019 (do tác động của
dịch bệnh Covid-19). Như vậy ta có thể thấy sự tăng lên không ngừng cả về
số lượng đầu sách và tái bản đã chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của
ngành. Điều đó địi hỏi về một thiết kế quy trình sản xuất ấn phẩm là rất cần
thiết để bố trí nhân cơng, thiết bị, vật liệu, từ đó giảm giá thành sản phẩm,
tăng năng suất lao động. Và trong đồ án này, em đã có cơ hội tìm hiểu và
thiết kế quy trình sản xuất ấn phẩm “Hóa học & Ứng dụng”.
Đồ án gồm những nội dung sau:
Chương 1: Phân tích đặc điểm sản phẩm.
Chương 2: Phân tích lựa chọn cơng nghệ.
Chương 3:Thiết kế quy trình cơng nghệ.
Chương 4: Một số thiết bị chính cho cơng đoạn.

3



Đồ án nhập mơn kỹ thuật in

CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM
1. GIỚI THIỆU ẤN PHẨM
Ấn phẩm “Hóa học & ứng dụng” có tiếng anh “Journal of chemistry and
application” là tạp chí của Hội hóa học Việt Nam số chuyên đề 3(43)/2018. Đây
là một cuốn tạp chí khoa học (scientific journal), là tài liệu tham khảo, thảo luận
về vấn đề chuyên môn, học thuật được viết bởi các chuyên gia trong lĩnh vực
hóa học nghiên cứu. Các bài báo trong tạp chí “ Hóa học & ấn phẩm” ( tạp chí
học thuật ) phức tạp và có cấu trúc chặt chẽ hơn nhiều so với các bài báo trong
các tạp chí thơng thường. Đọc giả mà ấn phẩm hướng đến cũng là các chuyên
gia, các học giả hoặc sinh viên trong lĩnh vực hóa học
2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ẤN PHẨM
“Hóa học & Ứng dụng” thuộc thể loại tạp chí khoa học (scientific journal) hay
cịn được gọi là tạp chí học thuật (scholarly/academic journal) hoặc tạp chí có
bình duyệt (peer reviewed journal).
Kích thước 18,8cm x 26,2cm
Cách lề trên 2cm, lề trái 1,8cm , lề phải 1cm , lề dưới 0,8cm.
Cỡ chữ đa dạng kích thước (cả chữ in thường và chữ in hoa ), chữ đứng ~99%,
~ 1% chữ nghiêng, in thường ~ 90%, in đậm ~ 10%, sử dụng nhiều font chữ
khác nhau.
Khoảng 90-95% chữ, 5-10% ảnh ( bao gồm cả các biểu đồ )
Đặc điểm ảnh: hình ảnh được in đen trắng, có kích thước đa dạng, chủ yếu là
nhỏ
Hình thức gia cơng: liên kết bằng keo (đóng khơng khâu ): gấp các tờ in, bắt các
tay sách, phay gáy, vào bìa với keo nhiệt, xén 3 mặt.
Ruột: 80 trang, in 1 màu, sử dụng giấy Ford trắng, định lượng 70g/m2, độ trắng
ISO khoảng 80%.
Bìa: bìa mềm, 4 trang, in nhiều màu 4/4 , sử dụng giấy Couche định lượng
khoảng 150g/m2, cán mờ. Giấy có độ sáng chuẩn ISO 98%.

Mực in đậm, rõ nét, bền.

4


Đồ án nhập mơn kỹ thuật in

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ
1. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ IN

“Hóa học & Ứng dụng” mang đặc điểm của một cuốn tạp chí khoa học , với
một chất lượng vừa phải, không cần quá đẹp, không yêu cầu cao về hình ảnh
quá chất lượng sắc nét, sản lượng lớn ( 2000 cuốn ) và có giá thành rẻ, trung
bình thì in Offset là một lựa chọn đối với doanh nghiệp.
Phương pháp in offset thích hợp với giấy có độ sáng chuẩn ISO từ 80% trở lên,
định lượng giấy khoảng 40-300 gms.
Ấn phẩm có độ phân giải cao do có các chi tiết nhỏ, hình ảnh, đồ thị phần ruột
và sự chuyển màu liên tục ở phần bìa sách. Với phương pháp in offset có thể
đáp ứng in với đồ họa có độ phân giải, phân điểm ảnh cao, in được nhiều màu
và đủ màu trong 1 lượt.
In offset không cần xấy khơ giữa các màu và dễ dàng kiểm sốt màu sắc.
In offset là hoàn hảo cho các dự án có số lượng lớn (2000 bản sao giống hệt
nhau trở lên). Đồng thời, trong in offset giá mỗi đơn vị giảm khi số lượng tăng
lên.
- In offset là phương pháp rẻ nhất để sản xuất các bản in chất lượng với số
lượng lớn. Với những sản phẩm cần in ấn thương mại thì in offset là lựa
chọn hồn tồn phù hợp. Vì tính chất của phương pháp in này là sử dụng
các bản in cố định, nên nếu in càng nhiều thì giá thành càng giảm mà hình
ảnh vẫn giữ chất lượng. Khơng chỉ vậy, in offset cịn tiết kiệm đáng kể
chi phí về mực in. Thời gian chuẩn bị phức tạp và khá lâu. Thông thường

mất khoảng gần 1h để lên được một bài in chuẩn.
Như vậy, nhìn mặt bằng chung, phương pháp in Offset là lựa chọn tối ưu và
hiệu quả nhất để in ấn phẩm “Hóa học & Ứng dụng” :
- Có thể in với số lượng lớn ( Cụ thể khi bạn in từ 500 bản trở lên thì bắt
buộc phải dùng offset. Hơn nữa bạn càng in nhiều thì giá thành lại càng
rẻ. )
- Màu sắc chuẩn, gần như 100% chính xác theo tờ mẫu.
- Thời gian in nhanh, có thể in 1000 bản chỉ trong vòng 30 phút.
- Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng,
vật liệu in ( bao gồm cả giấy Forder và giấy Couches ).
5


Đồ án nhập môn kỹ thuật in

- Tiết kiệm chi phí in, mang lại hiệu quả kinh tế tốt.
2. LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ CHẾ BẢN
Hiện này, trong in offset cơng nghệ chế bản CTP và CTF ngày càng được phổ
biến và sử dụng rộng rãi tại các xưởng in.
2.1 CTF – COMPUTER THE FLIM
Quy trình của cơng nghệ chế bản CTF bao gồm các bước :
+ Dữ liệu sẽ được nhập vào máy tính
+ Xử lý, Dàn trang trên máy tính
+ Xuất ra phim hoặc giấy scan
Hiện tại với cơng nghệ CTF, nó được dùng trong các cơng ty in, các xưởng in
từ quy mô lớn đến nhỏ sử dụng. Cơng nghệ CTF gồm 3 loại khác nhau: CTF có
sử dụng giấy scan, công nghệ CTF xuất phim khổ bản in và công nghệ CTF
xuất phim theo từng trang.
2.2 CTP – COMPUTER TO PLATE
Computer to plate: Gồm 3 thành phần cơ bản: bản in, máy tính, hệ thống ghi

hình giúp ghi trực tiếp dữ liệu từ máy tính bản in mà bỏ bớt khâu phim trung
gian là flim. Sau khi thực hiện ghi hình xong, bản in sẽ được hiển thị trên hệ
thống máy in. Sau đó ta chỉ cần lắp và in ấn như thông thường là được. Việc bỏ
qua khâu trung gian giúp người dùng kiểm soát được chất lượng của bản in, hạn
chế tối đa những rủi ro trong quá trình in, chẳng hạn như sự chồng màu định vị.
Lí do nên chọn cơng nghệ chế bản CTP:
-

Giảm thiểu rủi ro và hư hỏng nhờ vào việc cắt bớt khâu trung gian.
Dễ dàng định vị chồng màu một cách chính xác.
Dễ nhận ra hư hỏng và điều chỉnh nhanh chóng.
Giảm thời gian thực hiện, tăng năng suất.
Tiết kiệm chi phí sản xuất do khơng cần dùng các nguyên – vật liệu trung gian:
băng dính, mica, giấy scan, phim…
Loại bỏ bớt rác thải, hoá chất gây độc hại môi trường như dung dịch hiện
flim.
Giảm bớt số lượng lao động chân tay nên tiết kiệm chi phí sản xuất.
6


Đồ án nhập môn kỹ thuật in

-

Với loại công nghệ này chúng ta sử dụng T’ram FM và XM nên bản in có chất
lượng tương đối cao. Và độ phân giải cũng được nâng cao hơn nữa, nó có thể
đạt đến 600dpi.

Nhược điểm của cộng nghệ CTP:
-


Chi phía đầu tư máy móc cao
Sản phẩm in có có giá thành cao
Địi hỏi thợ in có tay nghề

2.3 Nhận xét
Qua 2.1 và 2.2 chúng ta có thể nhận thấy cơng nghệ chế bản CTP có nhiều ưu điểm
vượt trội hơn so với công nghệ chế bản CTF cho công đoạn chế bản.
Như vậy, tổng kết lại chương 2, em lựa chọn cho mình những cơng nghệ cho quy trình
sản xuất ấn phẩm như sau:
-

Công nghệ in: Offset
Công nghệ chế bản: CTP – Computer to plate
Cơng đoạn in: in bìa sách trên máy in Offset tờ rời 4 màu, in ruột sách trên máy
in Offset tờ rời 1 màu.
Công đoạn gia công: gấp tờ in, bắt các tay sách, phay gáy, vào bìa bằng keo
nhiệt, xén ba mặt.

7


Đồ án nhập môn kỹ thuật in

CHƯƠNG III. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ
1. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN
Khách đưa file
đã dàn, sách
mẫu


Nhận file

File
Kiểm tra file
File đã kiểm tra
In thử

File hoàn chỉnh
Bình bản điện tử
File bình bản
Rip
File phân điểm, tách màu
Ghi hiện bản
Khn in
Kiểm tra bản
Khn in hồn thiện đạt u cầu

8


Đồ án nhập môn kỹ thuật in

Máy in, giấy in,
mực in, chất phụ
gia...

Chuẩn bị in
Hệ thống in sẵn sàng
Căn chỉnh, in thử
Tờ in thử

Ký bông

Tờ mẫu bông
Chuẩn bị in
Hệ thống sẵn sàng
In sản lượng
Tờ in
Kiểm tra, đếm
Tờ in đạt yêu cầu và đủ

9


Đồ án nhập môn kỹ thuật in

Tờ in ruột NTK sẵn sàng
gia cơng

Tờ in bìa NTN sẵn
sàng gia cơng

Gấp

Pha cắt

Tờ bìa

Tay sách
Bắt tay


Cán màng

Ruột sách

Bìa đã cán

Vào bìa keo nhiệt

Thành phẩm
Xén 3 mặt

Thành phẩm hồn chỉnh
KCS, đóng gõi

Gói thành phẩm

10


Đồ án nhập mơn kỹ thuật in

2. GIẢI THÍCH TỪNG CƠNG ĐOẠN
2.1 Q trình chế bản
Nhận file đã dàn, sách mẫu:
Khách hàng gửi file đã dàn trang sẵn cùng với sách mẫu đã hồn thiện.
Kiểm tra file: kiểm tra, sốt lỗi file của khách hàng xem có đúng với mẫu
khách đưa, có đáp ứng điều kiện thiết bị in hay khơng.
o Kiểm tra hình ảnh (kích thước, chất lượng ảnh, độ phân giải, màu sắc ),
số trang, chữ ( font chữ, kích thước chữ ... ), bố cục trong các trang, ...
có đúng với mẫu khách yêu cầu chưa, có phù hợp với thiết bị in không.

Nếu không, cần tiến hành trao đổi và thống nhất sửa đổi với khách hàng
nếu cần.
o Thực hiện kiểm tra trên máy tính.
o File nhận của khách hàng có định dạng tif, word, excel, ps,... đều phải
chuyển sang PDF.
In thử: ( có thể là in đen trắng trên khổ A4) để kiểm tra lỗi chính tả, bố cục
hình ảnh, bố cục trang in, cách sắp xếp thứ tự trang in hợp lí chưa để kịp thời
chỉnh sửa.
o Mục đích: In thử để đọc sốt lỗi, nếu có lỗi sẽ quay lại bước trước đó để
sửa. Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi hết lỗi. Kết quả cuối cùng
cho ra file hoàn chỉnh.
o Sử dụng máy in thử laser.
Bình bản điện tử : Ghép các trang in lên khuôn khổ 1 tờ in. Tùy vào từng sản
phẩm ta chọn thông số phù hợp:
o 5 tay sách, 16 trang trên 1 tờ in.
o Đầu vào: file PDF hoàn chỉnh
o Đầu ra: các file PDF tương ứng với 10 file bình ruột in nó trở khác , 1
file bình bìa in nó trở nó

11


Đồ án nhập môn kỹ thuật in

12


Đồ án nhập mơn kỹ thuật in

RIP: Là q trình phân điểm ảnh.

o Trong công đoạn này thực hiện tách màu một tờ in sẽ tách ra thành 4
màu C,M,Y,K tương đương 4 file định dạng Tif Image. ( file đã phân
điểm, tram hóa )
o Đầu vào: file pdf ( file bình bản nhiều màu)
o Đầu ra : file tif 1 bit ( file tách màu đã chia các điểm, tram hóa )
Ghi hiện bản:
o Ghi bản là q trình chuyển điểm in lên bản in để tạo khuôn in. Đưa bản
đã được phủ 1 lớp nhạy sáng qua máy ghi bản, nơi nào có phần tử in thì
sẽ xảy ra phản ứng. Mỗi màu ghi 1 bản.
o Hiện bản là q trình loại bỏ những phần tử khơng in bằng cách đưa bản
đã ghi qua dung dịch hiện, phần tử không in sẽ bị tẩy đi và ta được
khuôn in hồn chỉnh. ( xử lí các phần tử in và các phần tử không in )
o Ra bản in hồn thiện là khn in.
Kiểm tra bản: kiểm tra chất lượng bản in, có thể tút sửa.
Bản in sau khi đã được ghi hiện cần phải được kiểm tra xem bản in có bị xước
khơng, có bị bám bụi khơng, phần nội dung ghi trên bản có bị lỗi khơng, ...
nếu xảy ra lỗi có thể tiến hành tút sửa. Nhằm mục đích thu được khn in hồn
thiện và đạt yêu cầu.
Dùng gôm để gôm lại bản ( 1 lớp để bảo quản bản).
2.2 Quy trình in
Chuẩn bị in:
o Máy in: Vệ sinh máy, vệ sinh lu, lắp bảng, kiểm tra thiết bị, kiểm tra
xung quanh máy ( phía trên các cụm in, khoảng cách giữa các cụm in,
sàn máy)
o Kiểm tra bàn điều khiển trung tâm, khí nén, bơm dầu, hệ thống cấp giấy
ra sản phẩm, ...
o Bản in: Nhận và kiểm tra từ khâu chế bản. Kiểm tra đúng tên sản phẩm.
Kiểm tra sơ bộ các lỗi nhận biết được bằng mắt như: xước, cong, vênh,...
o Giấy in: Nhận giấy đã xén theo yêu cầu. Kiểm tra số lượng, loại giấy,
định lượng, kích cỡ. Làm tơi giấy trước khi vào máy.

o Mực in: Chuẩn bị đúng loại mực cần in, vệ sinh các đường ống dẫn mực
o Các vật tư khác như : dung dịch ẩm, dầu…
Căn chỉnh: điều chỉnh máy, thiết bị, mực, áp lực in, ẩm nước, khuôn in đặt
lệch,...

13


Đồ án nhập môn kỹ thuật in

In thử: Máy đã được điều chỉnh sơ bộ, tiến hành đưa giấy in thử và tiếp tục
điều chỉnh máy cho đến khi sản phẩm đảm bảo đúng theo yêu cầu. Kết quả thu
được tờ in thử đạt yêu cầu.
Ký bông: Sau một số lần in thử và căn chỉnh ta được sản phẩm đạt tiêu chuẩn
sẽ tiến hành kí bơng. Người kí bơng có thể là khách hàng hoặc quản đốc phân
xưởng. Từ đó ta có tờ ký bơng ( tờ mẫu bơng ) làm chuẩn cho những tờ in sau
trong quá trình in sản lượng.
In sản lượng:
o Là quá trình in lấy số lượng theo đúng yêu cầu của khách hàng. In số
lượng lớn, tốc độ cao.
o Sau khi có tờ ký bông, thực hiện lại bước chuẩn bị in, căn chỉnh như
trước đó, hệ thống sẵn sàng, tiến hành đưa giấy vào in số lượng lớn, tốc
độ cao theo lệnh sản xuất.
Kiểm tra, đếm: Trong quá trình in sản lượng, kiểm tra xác suất để có thể kịp
thời phát hiện sai sót từ đó điều chỉnh lại màu, áp lực in, ẩm nước,... đảm bảo
chất lượng cho sản phẩm in ra. Sau khi in sản lượng cần phải đếm số lượng tờ
in, loại bỏ tờ in hỏng.
2.3 Quy trình gia cơng:
Ruột:
Gấp: đưa tờ in lớn gấp thành khổ thành phẩm và sắp xếp thứ tự trang đúng với

thứ tự trong tay sách: gấp 3 vạch

Bắt tay: Là quá trình xếp các tay riêng lẻ xếp chồng lên nhau theo đúng thứ tự
từ tay 1 -> tay 2 -> tay 3-> tay 4-> tay 5.
Bìa:
Pha cắt:
o Là quá trình cắt khổ giấy in thành khổ nhỏ hơn để tiến hành gia công
bước tiếp theo.
14


Đồ án nhập mơn kỹ thuật in

o Sau khi có tờ in bìa, ta tiến hành cắt tờ bìa in khổ lớn làm 4 tờ bìa in có
kích thước khổ nhỏ hơn để tiến hành cán mờ.
Cán màng:
o Là quá trình gia cơng bằng cách phủ lên bề mặt ngồi ấn phẩm một lớp
nhựa polyme mỏng nhờ lực ép và nhiệt độ thích hợp nhằm đảm bảo chất
lượng tốt nhất (tăng độ dày, độ bền màu, chống xước,…) cũng như tăng
tính thẩm mỹ và độ bền của thành phẩm cuối cùng.
o Ở đây ta dùng cán màng mờ, Đây là kỹ thuật sử dụng loại màng trong
suốt, có độ mịn lên bề mặt ấn phẩm. Khác với màng bóng, loại mạng
mờ này khơng có màu sắc tươi tắn, khơng phản chiếu và cũng khơng
bắt sáng.
Vào bìa keo nhiệt:
o Là q trình liên kết ruột và bìa với nhau bằng keo nóng.
o Các tay sách sau khi được bắt thành ruột được cho vào máy vào bìa, ở
đây máy tiến hành phay gáy, bơi keo và vào bìa tự động.
Xén 3 mặt: Là quá trình xén phầm giấy thừa (phần chừa xén), làm gọn các
cạnh sách, đưa sách về khổ thành phẩm hồn chỉnh.

Thành phẩm sau khi được vào bìa, cần tiến hành xén 3 mặt gồm: cạnh trên,
cạnh dưới, và cạnh lề phải.
KCS và đóng gói: Là q trình đếm và sắp xếp các sản phẩm đã hoàn chỉnh,
đảm bảo đúng yêu cầu khách hàng, sau đó đóng vào thùng. Được thực hiện
thủ công.

15


Đồ án nhập môn kỹ thuật in

CHƯƠNG IV. MỘT SỐ THIẾT BỊ CHÍNH CHO CƠNG ĐOẠN

16


Đồ án nhập môn kỹ thuật in

KẾT LUẬN

17


Đồ án nhập môn kỹ thuật in

TÀI LIỆU THAM KHẢO

18




×