Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thế nào là tiếp thị di dộng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.98 KB, 5 trang )

Thế nào là tiếp thị di dộng
Mobile marketing, hay gọi
nôm na là tiếp thị di động, đang phát triển nhanh chóng nhờ những tiến bộ công
nghệ. Không chỉ thụ động thừa hưởng những kết quả sáng tạo của công nghệ di
động, mà ngược lại, ngành công nghiệp di động đã và đang cố gắng tạo thêm nhiều
công cụ mới cho các nhà kinh doanh để thực hiện các chương trình marketing của
mình một cách hiệu quả.
Mobile Marketing là một hình thức mở rộng của SMS Marketing, ngoại trừ SMS
chiếm đến 95%, các hình thức nâng cao như MMS, PSMS, WAP sẽ góp phần tăng
thêm các giá trị thông tin khi được gửi đi .


Theo Hiệp hội Mobile Marketing là “việc sử dụng các phương tiện không dây là
công cụ chuyển tải nội dung và nhận lại các phản hồi trực tiếp trong các chương
trình truyền thông marketing hỗn hợp”. Hiểu một cách đơn giản hơn, đó là sử dụng
các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ cho các hoạt động marketing.

Hệ thống mobile marketing

Để thực hiện được một chương trình Mobile marketing, đòi hỏi rất nhiều đơn vị
tham gia, vì đây là một lĩnh vực cần có cả sự tác động của kỹ thuật. Tuy nhiên, có
thể chia làm 4 thành phần chính là:
 Sản phẩm và Dịch vụ: Bao gồm các công ty (chủ nhãn hiệu), các đại lý
quảng cáo, các nhà cung cấp nội dung.
 Đơn vị cung cấp ứng dụng di động: Là các đơn vị cung cấp ứng dụng và
công nghệ để thực hiện được một chương trình Mobile marketing.
 Kết nối: Bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ mạng.
 Các phương tiện truyền thông: Bao gồm báo chí, truyền hình, internet,
email…; các nhà bán lẻ, các chương trình marketing trực tiếp… Thực chất
đây chính là môi trường của một hệ thống Mobile marketing.
Hiệu quả: Mobile marketing là một công cụ phù hợp trong các mục tiêu sau đây


của marketing:
 Thứ nhất, đó là tăng mức độ nhận biết nhãn hiệu đối với khách hàng.
 Thứ hai, tạo ra một cơ sở dữ liệu về những mối quan tâm của khách hàng.
 Thứ ba, định hướng sự chú ý của khách hàng vào các sự kiện hoặc các hoạt
động mua bán, làm tăng doanh số bán hàng.
 Thứ tư, làm tăng sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu.

Hiệu quả của Mobile marketing, trước tiên có thể nhìn thấy ngay ở số lượng khách
hàng sử dụng điện thoại di động ngày nay. Theo số liệu thống kê của Yankee
Group, hiện có khoảng 2,4 tỷ thuê bao di động trên thế giới. Còn ở Việt Nam, số
thuê bao di động đến giữa năm 2007 cũng đạt xấp xỉ 20 triệu thuê bao, và con số
này sẽ còn tăng mạnh. Quan trọng hơn, điện thoại di động là phương tiện (gần như
duy nhất) ở bên cạnh các vị khách hàng suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong
tuần. Liệu có phương tiện nào trong số báo chí, truyền hình, đài phát thanh,
internet,… có thời gian “sở hữu” khách hàng lâu đến thế? Thêm vào đó, dựa trên
cở sở dữ liệu khách hàng mà các nhà cung cấp mạng có được việc giao tiếp với
khách hàng thông qua điện thoại di động có thể được cá nhân hóa.

Đến đây, xin bạn đừng hiểu nhầm việc giao tiếp với khách hàng chỉ đơn giản là
những đoạn tin nhắn giới thiệu sản phẩm – đôi khi được xếp vào tin nhắn rác – mà
các khách hàng thỉnh thoảng vẫn nhận được. Ngược lại, việc gửi thông tin cũng
như các hoạt động giao tiếp khác với khách hàng nên có sự đồng ý từ trước. Ngoài
ra, trong một chương trình truyền thông hỗn hợp, các phương tiện thông tin di
động sẽ hỗ trợ đắc lực cho các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình,
phát thanh, đặc biệt là khả năng liên lạc trực tiếp, duy trì mối quan hệ gắn bó với
khách hàng. Trong số các phương tiện truyền thông, thư trực tiếp hay gọi điện
thoại cho khách hàng cũng có thể làm được điều này nhưng với chi phí tốn kém
hơn nhiều so với việc sử dụng điện thoại di động hiện nay.

Các phương tiện ứng dụng cho Mobile marketing


Các ứng dụng có thể đưa vào hoạt động Mobile marketing ngày càng phát triển,
tuy nhiên, đôi khi có thể bạn sẽ cảm thấy “đau đầu” với đủ loại ứng dụng và những
từ viết tắt của chúng, hoặc không biết ứng dụng nào là tốt nhất cho chương trình
marketing của bạn.

SMS – Tin nhắn văn bản: Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất. Công ty bạn
có thể sử dụng SMS để gửi cho khách hàng thông tin về các sản phẩm mới, chương
trình khuyến mại mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật,… những nội dung này có
thể phát triển ra rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự sáng tạo của công
ty.

Tuy nhiên, có một điểm hạn chế là số ký tự cho phép của một tin nhắn SMS hiện
nay chỉ là 160 ký tự. Vì thế bạn sẽ phải cân nhắc thật kỹ về nội dung thông tin gửi
đi. Mặt khác, việc gửi tin nhắn cũng nên được sự đồng ý trước của khách hàng, nếu
không, tin nhắn của công ty sẽ bị xếp vào dạng “tin rác” và làm phản tác dụng của
chương trình marketing.

PSMS: Đây là một dạng phát triển hơn của SMS, có mức phí cao hơn tin nhắn văn
bản thông thường và thường được sử dụng để kêu gọi khách hàng tham gia vào
một trò chơi dự đoán nào đó, hoặc để bán các dịch vụ như nhạc chuông, hình nền
cho điện thoại di động.

MMS: Tin nhắn đa phương tiện, bao gồm cả văn bản, hình ảnh và âm thanh đi
cùng tin nhắn. Hình thức này mới chỉ được sử dụng một vài năm trở lại đây cho
các chương trình marketing của một số hãng lớn trên thế giới. Lý do dễ hiểu là vì
chi phí cho tin nhắn MMS lớn hơn và không phải khách hàng nào của bạn cũng có
chức năng gửi/nhận tin nhắn MMS trên điện thoại. Tuy nhiên, hiệu quả nó đem lại
có thể khá bất ngờ.


WAP: Có thể hiểu đơn giản đó là những trang web trên điện thoại di động. Tương
tự như những trang web được xem trên internet, bạn có thể đưa thông tin về công
ty hay các sản phẩm dịch vụ của công ty mình lên những trang wap này, hoặc phổ
biến hơn là các thông tin hỗ trợ khách hàng.

Video xem trên điện thoại di động: Tương tự như tin nhắn MMS, tác động của
video đối với khách hàng có thể khá bất ngờ nhưng hình thức này khó áp dụng vì
sự hạn chế của cơ sở hạ tầng công nghệ ở nhiều nước chưa cho phép, cũng như số
thiết bị có thể xem được video di động cũng chưa nhiều.

×