Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn học kết cấu THÉP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.03 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC KẾT CẤU THÉP 1
PHẦN LÝ THUYẾT:
1. Kết cấu thép là gì? Ưu, nhược điểm, phạm vi áp dụng và các yêu cầu chung đối với kết cấu
thép?
2. Cách phân loại thép xây dựng. cấu trúc và thành phần hóa học của thép. Nêu ra các số hiệu
thép và giải thích ý nghĩa các ký hiệu của chúng.
3. Biểu đồ kéo của thép và các giai đoạn làm việc. giải thích biểu đồ kéo của thép thông qua cấu
trúc tinh thể của thép. Các đặc trưng cơ học chủ yếu của thép xây dựng.
4. Tính toán kết cấu thép theo phương pháp trang thái giới hạn.
5. Tính toán các cấu kiện cơ bản: chịu kéo đúng tâm, chịu uốn, chịu nén đúng tâm, chịu kéo lêch
tâm, chịu nén lệch tâm.
6. Cấu tạo và tính toán liên kết hàn đối đầu dung đường hàn đối đầu: chịu lực trục, chịu mô men
và lực cắt.
7. Cấu tạo và tính toán liên kết ghép chồng dùng đường hàn góc chịu lực trục.
8. Cấu tạo và tính toán liên kết hàn có bản ghép dung đường hàn góc chịu lực trục.
9. Cấu tạo và tính toán liên kết hỗn hợp dùng cả đường hàn đối đầu và đường hàn góc chịu lực
trục.
10. Tính toán liên kết hàn góc chữ T: chịu mô men, chịu mô men và lực cắt.
11. Cấu tạo chung của bu lông. Các loại bu lông dùng trong kết cấu thép.
12. Sự làm việc chịu trượt của liên kết bu lông thô, thường, tinh:các giai đoạn làm việc, xác định
khả năng chịu cắt và ép mặt của bu lông.
13. Sự làm việc chịu trượt của liên kết bu lông cường độ cao. Xác định khả năng chịu trượt của
bu lông cường độ cao.
14. Sự làm việc của bu lông khi chịu kéo.
15. Các hình thức cấu tạo của liên kết bu lông. Nguyên tắc bố trí bu lông.
16. Tính toán liên kết bu lông: chịu lực trục, chịu mô men, chịu mô men và lực cắt.
17. Cấu tạo và sự làm việc của đinh tán và liên kết đinh tán. Tinh toán liên kết đinh tán
18. Các loại dầm và hệ dầm chủ yếu. phân tích ưu, nhược điểm của từng loại.
19. Trình tự chon và kiểm tra tiết diện dầm hình chữ I.
20. Trình tự chon và kiểm tra tiết diện dầm hình chữ I tổ hợp hàn.
21. Tại sao phải thay đổi tiết diện dầm tổ hợp theo chiều dài. Cách thức thực hiện.


22. ổn định tổng thể của dầm thép:hiện tương, nguyên nhân, cách kiểm tra.
23. Mất ổn định cục bộ của các phân tố dầm tổ hợp là gì? Trình tự kiểm tra ra sao?
24. Trình bày cấu tạo và tính toán sườn gối của dầm:sườn gối đầu dầm,và sườn gối ở gần đầu
dầm.
25. Các loại tiết diện cột đặc chịu nén đúng tâm. Phân tích ưu nhược điểm của từng loại.
26. Trình tự chọn và kiểm tra tiết diện cột đặc, tiết diện chữ I định hình chịu nén đúng tâm.
27. Trình tự chọn và kiểm tra tiết diện cột đặc, tiết diện chữ I tổ hợp hàn chịu nén đúng tâm.
28. Các loại tiết diện cột rỗng chịu nén đúng tâm. Cách cấu tạo tiết diện. phân tích ưu nhược điểm
của từng loại.
29. Trình bày sự làm việc và công thức tính toán của cột rỗng đối với trục thực.
30. Trình bay cách chọn và kiểm tra tiết diện cột rỗng bản giằng( loại 2 nhánh) chịu nén đúng
tâm.
31. Trình bay cách chọn và kiểm tra tiết diện cột rỗng thanh bụng ( loại 2 nhánh) chịu nén đúng
tâm.
32. Trình bày cấu tạo và cách tính toán các loại chân cột chủ yếu.
33. Phân loại dàn thép. Các dạng dàn và hệ thanh bụng thường dùng. Các kich thước chính của
dàn mái.
34. Nêu tác dụng và cách bố trí các loại giằng trong dàn mái
35. Trình tự chon và kiểm tra tiết diện các thanh dàn chịu kéo đúng tâm, chịu nén đúng tâm.
PHẦN BÀI TẬP.
1. Tính toán liên kết hàn: liên kết đối đầu, liên kết ghép chồng, liên kết có bản ghép, liên kết
hỗn hợp, liên kết chữ T.
2. Tính toán liên kết bu lông va liên kết đinh tán chịu lực trục, chịu mô men, chịu mô men
và lực cắt.
3. Chọn và kiểm tra tiết diện dầm chữ I định hình.
4. Chọn và kiểm tra tiết diện dầm chữ I tổ hợp hàn.
5. Chọn và kiểm tra :sườn gối đầu dầm,và sườn gối ở gần đầu dầm.
6. Chọn và kiểm tra tiết diện cột đặc chữ I định hình chịu nén đúng tâm.
7. Chọn và kiểm tra tiết diện cột đặc chữ I tổ hợp hàn chịu nén đúng tâm.
8. Kiểm tra tiết diện cột rỗng bản giằng và cột rỗng thanh bụng chịu nén đúng tâm.

9. Chọn và kiểm tra tiết diện thanh dàn (dạng tiết diện 2 thép góc ghép).

×